Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tiếc thương cố Hòa thượng Thích Minh Châu

07/09/201208:04(Xem: 8140)
07. Tiếc thương cố Hòa thượng Thích Minh Châu


Tiếc thương cố Hòa thượng Thích Minh Châu

(Giáo sư Trần Văn Khê)

Mặc dầu biết rằng Hòa thượng Minh Châu sức rất yếu, tuổi rất cao, lại thân bịnh không còn sinh hoạt được như xưa, thì việc thầy viên tịch là lẽ thường của sanh tử. Nhưng khi nghe tin thầy từ nay đã vĩnh viễn ra đi, không còn có thể đến thăm thầy tại thiền viện Vạn Hạnh nữa, tôi cảm thấy nhói tim mà không cầm được giọt lệ. Trong giây phút xúc động bồi hồi, tâm trí đưa tôi quay ngược dòng thời gian trẻ về thời quá khứ, lúc tôi mới bắt đầu gặp và biết đến thầy năm 1965 tại Valras Plage (Pháp quốc). Tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe báo tin thầy Minh Châu - một vị cao tăng của nước Việt Nam đặc biệt đến gặp tôi tại Valras vì có việc rất cần, muốn tìm tôi để cùng thảo luận...

tvk_01
GS.Trần Văn Khê nhận món quà lưu niệm từ HT.Thích Minh Châu sau buổi thuyết trình về âm nhạc dân tộc tại Đại học Vạn Hạnh (1974)
- Ảnh tư liệu của GS.TS Trần Văn Khê

Trong lúc đang bận rộn rất nhiều việc ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp và Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO, công việc lại không có liên quan đến những Phật sự của Phật giáo, bản thân tôi cũng không phải là Phật tử, cho nên tôi không hiểu có việc gì quan trọng mà một vị thầy lớn như thầy Minh Châu lại tìm đến tận nước Pháp xa xôi này. Khi gặp mặt, thầy Minh Châu cho tôi biết rằng thầy sắp lập một Viện Đại học Vạn Hạnh, mà trong đó thầy định sẽ có một khoa về Việt Nam học (chuyên dạy về văn hóa Việt Nam) song song với việc giảng dạy Phật học cho hàng Tăng Ni, Phật tử. Thầy muốn mời tôi về cộng tác với thầy và đảm nhiệm việc giảng dạy Âm nhạc truyền thống tại viện này. Tôi rất cảm động khi nhớ lại hình ảnh thầy Minh Châu không hề quản ngại gian khổ, lặn lội đường xa hàng ngàn cây số, bay từ Việt Nam sang Paris, rồi từ Paris phải đổi 2 lần xe lửa đến Valras Plage để tìm một người cộng sự mà thầy nghĩ là đắc lực, ngỏ lời mời tôi về dạy học tại Việt Nam. Tôi rất kính phục việc làm của thầy Minh Châu, không những lo nghĩ cho việc giáo dục - đào tạo về Phật học mà còn lo nghĩ về vấn đề văn hóa dân tộc, muốn tinh thần dân tộc luôn luôn song hành cùng đạo pháp. Tuy nhiên, trong thời điểm đó, từ việc nghiên cứu âm nhạc đến việc giao dịch quốc tế trong lãnh vực âm nhạc của tôi đang tiến triển rất tốt, và một khi công việc của tôi được giới chuyên môn nhìn nhận, thì tôi sẽ có cơ hội để góp tiếng nói của mình giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam một cách hữu hiệu, đồng thời có thể góp phần làm cho thế giới hiểu được giá trị văn hóa Việt Nam. Thầy Minh Châu nghe vậy rất thông cảm với ý định của tôi là không về Việt Nam được trong lúc này.


tvk_02

"Tôi vô cùng xúc động trước những đối xử với tôi hết sức đặc biệt và nồng hậu…"
- GS.TS Trần Văn Khê nhớ lại. (ảnh chụp năm 1974 tại đại học Vạn Hạnh - tư liệu của tác giả)


Tuy vẫn tiếp tục ở bên Pháp, nhưng năm 1967, khi Nhà xuất bản Labergerie muốn thực hiện một Bách khoa Từ điển về “Âm nhạc tôn giáo trên thế giới”, trong nước ta lại đang thời kỳ chiến tranh nên không có một chuyên gia nào đồng ý gởi một bài về âm nhạc tôn giáo tại Việt Nam, thì tôi được Ban Biên tập khẩn khoản yêu cầu tôi viết một bài về âm nhạc Phật giáo để Việt Nam có thể góp mặt với các quốc gia khác trong từ điển. Ngoài sự giúp đỡ trực tiếp của hai thầy Thích Nhất Hạnh và Thích Thiện Châu đang có mặt tại Paris, còn có sự giúp đỡ từ phía Việt Nam của thầy Thích Minh Châu khi thầy yêu cầu Ban Nghiên cứu Đại học Vạn Hạnh gởi cho tôi những tư liệu về nghi lễ Phật giáo.

Đến năm 1974, khi có dịp ghé lại đất nước Việt Nam trong lúc đi dự hội nghị bên Úc châu, tôi đã được thầy Minh Châu mời thuyết trình về “Âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam” tại Đại học Vạn Hạnh, cùng với sự tham dự của các vị tu sĩ, nhân sĩ trí thức và báo giới Saigon lúc bấy giờ. Lần đó, tôi được đích thân thầy Minh Châu trao tặng món quà kỷ niệm và mời tôi cùng uống trà đàm đạo sau buổi diễn thuyết.

Trong câu chuyện trà đàm với thầy Minh Châu, tôi mới bắt đầu biết thêm về quá trình tu tập của thầy, từ lúc thầy sang Ấn Độ du học và đỗ bằng tiến sĩ Phật học, cùng ý định của thầy phiên dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt những bộ Kinh tạng Phật giáo có giá trị cao.

Trong những lần đi dự hội nghị quốc tế về Phật học, có lẽ thầy thường nhắc tới tôi như một người bạn thân nên khi sang Mông Cổ với tư cách Trưởng đoàn Hội đồng Quốc tế Âm nhạc, sau khi tiếp tôi thì Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học tại Ulan Bator có nhờ tôi chuyển giao tới thầy Minh Châu lời thăm hỏi nồng hậu mà nói rằng: “Tôi biết rằng Giáo sư là một người bạn thân của Hòa thượng Thích Minh Châu nên tôi nhờ Giáo sư chuyển lời hỏi thăm của tôi đến Hòa thượng”.

tvk_03

Nhận lời mời của HT.Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh, năm 1974, GS. TS Trần Văn Khê đã đến thuyết trình về "Âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam"
- Ảnh tư liệu của tác giả

Sau khi nước nhà thống nhứt, mỗi năm tôi đi điền dã về nước đều có đến thăm thầy Minh Châu để nói qua kết quả tôi đã thâu thập được trong mỗi việc làm của mình. Thầy Minh Châu rất quan tâm. Đến khi tôi ngỏ ý muốn dựng lại một nghi lễ cúng ngọ đúng theo phong cách Phật giáo miền Trung thì thầy Minh Châu sẵn sàng liên hệ một dàn nhạc biết biểu diễn Đại nhạc, Tiểu nhạc theo phong cách cung đình Huế và đích thân thầy Minh Châu chủ lễ. Thầy đã phái thầy Tịnh Quang giải thích cho tôi tường tận mỗi bài tán, tụng được dùng trong nghi lễ và tôi được phép ghi âm ghi hình tất cả thời cúng ngọ. Nhờ vậy mà tôi hiểu rõ chi tiết nội dung và ý nghĩa của thời cúng. Sau buổi làm việc, tôi được mời thọ trai với thầy Minh Châu tại chùa. Thầy Tịnh Quang tiếp tôi đến chiều để trả lời cho tôi về những điều tôi muốn biết trong nghi lễ Phật giáo.

Đến năm 1997, trong khóa đào tạo Tăng Ni sinh thứ IV của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, với sự đề nghị của Ni sư Thích nữ Trí Hải, thầy Minh Châu tổ chức một buổi giảng đặc biệt của tôi về “Những nét đặc thù trong cách tán tụng theo nghi lễ Phật giáo miền Trung” cho tất cả Tăng Ni trong Học viện cùng tham gia. Có rất nhiều chư Tăng Ni, khách mời từ các chùa khác tới. Chính thầy Minh Châu chủ trì buổi giảng và giới thiệu tôi một cách rất nồng hậu.
Khi Hòa thượng Thích Thiện Siêu đến dưỡng bịnh tại Vạn Hạnh, tôi xin phép thầy Minh Châu được vào hậu liêu để gặp Hòa thượng thì thầy Minh Châu cùng đi theo tôi để nói chuyện với thầy Thiện Siêu. Cử chỉ của thầy làm cho tôi rất xúc động vì mỗi khi tôi có dịp đến thiền viện, thầy không bỏ qua một cơ hội để gặp gỡ và đàm đạo.

Khi Hòa thượng Thích Thiện Châu viên tịch, có một buổi lễ truy niệm Hòa thượng được tổ chức tại thiền viện Vạn Hạnh, tôi có đến dự nhưng lúc đó tôi từ Pháp về nên đến chùa mà vẫn mặc Âu phục. Trong chánh điện có bàn thờ để chính giữa với di ảnh của thầy Thiện Châu. Bên mặt, chư Hòa thượng đều vận y phục chỉnh tề. Phía bên trái, mấy hàng ghế dành cho đại diện chánh quyền và quan khách mặc Âu phục. Khi dự lễ, tôi ngồi vào hàng ghế dành cho những người khách mặc Âu phục, thì thầy Minh Châu liền cử một vị thị giả đến mời tôi sang bên hàng ghế dành cho chư Tăng để ngồi kế bên thầy. Tôi hơi ngại vì mình không phải là một tu sĩ Phật giáo, cũng không mặc y phục theo nghi lễ như quý thầy, nhưng thầy Minh Châu đã nói rằng: “Cái áo không quan trọng. Giáo sư là bạn thân của thầy Thiện Châu, lại là bạn thân của tôi, nên chỗ ngồi của Giáo sư phải là ở bên cạnh tôi”. Tôi vô cùng xúc động trước những đối xử với tôi hết sức đặc biệt và nồng hậu…

tvk_04

Đàm đạo với Hòa thượng Viện trưởng sau buổi thuyết trình

Và gần đây nhứt, vào ngày 20-10-2011, tại thiền viện Vạn Hạnh, nhân dịp khánh tuế lần thứ 94 của Hòa thượng Thích Minh Châu, tôi được mời tham dự buổi chiếu ra mắt bộ phim “Sen Vàng ngát Hương” nói về cuộc đời của thầy. Nhưng không ngờ rằng, lần đến Vạn Hạnh năm ngoái là lần mà thầy và tôi không gặp nhau, do sức khỏe quá kém. Và đến nay thì vĩnh viễn không còn gặp nữa…

Hôm nay nhớ lại những sự kiện đã qua, tôi không chỉ tiếc thương một vị cao tăng có đóng góp rất lớn cho Phật giáo Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam mà còn nhớ thương một người bạn tuy không thường gặp nhau nhưng luôn quý trọng và hiểu nhau như những người tri âm tri kỷ.

Trần Văn Khê kính bái biệt!

Bình Thạnh, đêm mưa tháng Bảy Vu lan năm Nhâm Thìn 1-9-2012
Trần Văn Khê
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5148)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5488)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7061)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6302)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4665)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4708)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3887)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4440)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5642)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4620)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]