Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

09/04/201314:21(Xem: 53947)
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

 

lichsu-bia
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Huế thực hiện
Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1999

--o0o--

Lời giới thiệu[^]

Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.

Kể từ ngày tác giả Phật giáo nam lai khảo và Trần văn Giáp cho công bố những thành quả nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Phật giáo Việt Nam, bộ môn lịch sử Phật giáo Việt Nam dần dần được nhiều người chú ý và để tâm tra khảo_1. Kết quả là sự ra đời cuốn sử đầu tiên Việt Nam Phật giáo sử lược trình bày lịch sử Phật giáo từ khởi nguyên cho đến những năm đầu của thập niên 1940_2. Nó thể hiện một nổ lực tổng hợp tất cả tư liệu Phật giáo cho tới thời ấy. Tuy nhiên, do những hạn chế lịch sử về quan niệm và phương pháp luận nghiên cứu, tác giả sách này chưa triển khai hết những ưu điểm của các tư liệu và dữ kiện mà ông sở hữu.

Hơn ba mươi năm qua, dẫu có một số phát hiện_1 đầy khởi sắc đã được công bố, vẫn chưa có một nổ lực tổng kết sơ bộ về tình hình tư liệu của một giai đoạn Phật giáo nhất định, trong giai đoạn đó. Trước năm 1975, một số sách xuất bản về lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ra đời_2 với những mục đích khác nhau, nhưng tất cả chúng phần lớn ít có giá trị sử liệu khoa học, chỉ lập lại chủ yếu những gì mà các công trình nghiên cứu trước đã xuất bản. Thậm chí, đôi khi những tư liệu bất xác và những đánh giá sai lầm vẫn tiếp tục được sử dụng, làm cho những gì đã sai càng sai thêm. Đương nhiên, thỉnh thoảng cũng có một vài đóng góp đạt đến trình độ khoa học nào đó, song ưu điểm ấy chưa được khai thác hết.

Trước tình hình nghiên cứu trên, việc tiến hành biên tập một bộ lịch sử Phật giáo Việt nam trở nên cần thiết cho việc tìm hiểu lịch sử dân tộc ta. Để biên tập, chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề liên hệ đến vấn đề lập trường và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử dân tộc, từ đó coi lịch sử Phật giáo như một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta nghiên cứu lịch sử dân tộc qua những phương diện có liên hệ với Phật giáo Việt Nam. Cho nên, phương pháp của chúng tôi là phương pháp lịch sử tổng hợp, sử dụng tư liệu từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau.

Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi khởi sự biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ năm 1972. Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đại. Mỗi một giai đoạn có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó.

Thời kỳ đầu này đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên đất nước ta, cách thức tiếp thu tư tưởng và nhận thức Phật giáo của nhân dân ta. Nó sẽ cho chúng ta thấy Phật giáo đối với dân tộc ta là gì, đã có những đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam như thế nào. Những vấn đề này chưa được những người nghiên cứu chú ý tra khảo đúng mức. Hy vọng tập sách này bổ khuyết một phần nào những thiếu sót mà những công trình nghiên cứu trước để lại.

Mùa Phật đản Phật Lịch 2543-1999
Lê Mạnh Thát.

Phàm Lệ [^]

1. Tư liệu sử dụng trong tác phẩm này chủ yếu lấy từ các nguồn viết bằng chữ Hán. Cho nên, để người đọc tiện theo dõi, chúng tôi có một số qui định sau:

2. Về phía Phật giáo, chúng được trích dẫn từ bản in Đại chính tân tu đại tạng kinh viết tắt ĐTK. Bản này được in đi in lại nhiều lần, nhưng số quyển số trang số dòng vẫn thống nhất với nhau. Sau chữ viết tắt ĐTK có con số La mã là chỉ số của một tác phẩm trong một quyển. Thí dụ quyển 3 của ĐTK có Lục độ tập kinh, Tạp thí dụ kinh, soạn tập bách duyên kinh v.v... Cho nên, khi ghi ĐTK 152 là chỉ Lục độ tập kinh, còn ĐTK 200 là chi Soạn tập bách duyên kinh.

3. Về phía tư liệu Trung Quốc, chúng tôi sử dụng bản in của bộ Tứ Bộ bị yếu, trừ những trường hợp có ghi khác đi.

4. Về số từ, sách chữ Hán mỗi tờ thưòng có 2 mặt a và b, trong khi ĐTK mỗi tờ lại có ba cột ngang a, b và c. Số đi trước các mặt a, b hay c là chi số, số đi sau là chỉ số dòng.

5. Về các tư liệu bằng chữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và tiếng Hán hiện đại, chúng tôi có ghi đầy đủ xuất xứ.

6. Về các tư liệu tiếng Phạn và Pali, chúng tôi sử dụng cách đánh số tiêu chuẩn của loại tư liệu này. Nghĩa là theo chương hồi và số câu thơ, hoặc van xuôi thì theo số trang. Thí dụ, khi trích dẫn Mahabharata, chúng tôi ghi 1. 1. 35 là chỉ câu thơ 35 của hồi thứ nhất thuộc chương thứ nhất.

7. Về các tư liệu Hán Nôm nước ta, chúng tôi ghi rõ xuất xứ.


Mục lục[^]

. Sư Phật Quang và di tích đầu tiên của Phật giáo Việt Nam
. Phật Quang, nhà truyền đạo Phật đầu tiên vào Việt Nam
. Chữ Đồng Tử, người Phật tử Việt Nam đầu tiên
. Uất Kim Hương, Hoa cúng Phật
. Thành Nê Lê và đoàn truyền đạo thời Vua A Dục . Bối cảnh văn hóa tín ngưỡng thời Hùng Vương
. Bài Việt ca và ngôn ngữ Việt thời Hùng Vương
. Lục độ tập kinh
. Ngôn ngữ Việt
. Quan niệm về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam
. Quan niệm chữ Nhân
. Tín ngưỡng
. Lịch sử Việt Nam
. Tư tưởng quyền năng
. Quan niệm về Hạnh
. Lý tưởng Bồ Tát
. Phê phán Nho giáo
. Về nguyên nhân mất nước
. Về việc thành lập Lục độ tập kinh
. Về cựu tạp thí dụ kinh
. Cựu tạp thí dụ kinh và văn học Việt Nam
. Tạp thí dụ kinh
. Vấn đề niên đại và ngôn ngữ trong Tạp thí dụ kinh.
. Việc xuất hiện của Phật Pháp Vân
. Phật Pháp Vân của Cổ châu lục
. Truyện Man Nương của Lĩnh Nam Trích Quái
. Dị biệt của hai truyền bản
. Niên đại Khâu Đà La
. Phép tu đứng một chân
. Cổ châu lục và Lý Tế Xuyên
. Pháp Vân cổ tự bi ký
. Viên Thái và đức Phật Pháp Vân thời Lê
. Cơ chế bản địa hóa
. Sự xuất hiện của Mâu Tử Lý hoặc luận trong các thư tịch
. Các quan điểm hiện đại về Mâu Tỷ Lý hoặc luận
1. Quan điểm của Lương Khải Siêu
2. Quan điểm của Tokiwa Daijo
3. Quan điểm của Matsumoto Bunzato
4. Quan điểm của H. Maspéro, Fukui Jojun và E. Zũrcher
5. Quan điểm của Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích và Dư Gia Tích
. Về Niên đại Lý hoặc Luận
. Cuộc đời và tên tuổi Mâu Tử
. Nội dung Lý hoặc luận
. Khương Tăng Hội ở Việt Nam
. Khương Tăng Hội và Trung Quốc
. Sự nghiệp phiên dịch và trước tác
. Thủy hưng lục và Trúc Đạo Tổ
. Tình hình chính trị
. Về Đạo Thanh
. Về Đào Hoàng
. Về Cương Lương Tiếp
. Nội dung Pháp Hoa tam muội
. Về Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy
. Về Kỳ Vực
. Quan hệ giữa Kỳ Vực, Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy
. Xu hướng Phật giáo quyền năng
. Sáu lá thư
. Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử
. Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch
. Về tác giả và soạn niên của Sáu lá thư
. Về Đạo Cao
. Về Pháp Minh
. Về Lý Miễu
. Huệ Lâm và lý do ra đời của 6 lá thư
. Niên đại của Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu
. Về Hiền Pháp sư
. Nội dung cuộc khủng hoảng
. Những đóng góp của Sáu lá thư
- Về nghệ thuật
- Về âm nhạc
- Về văn học
- Về lịch sử Phật giáo
- Về lịch sử chính trị
- Về lịch sử tư tưởng
a. Về cuộc đời Huệ Lâm
b. Về Quân thiện luận
c. Phản ứng trí thức đương thời về Quân thiện luận
d. Những vấn đề tranh cãi
. Cuộc đời Đàm Hoằng
. Tiên sơn và chùa Tiên sơn
. Tư tưởng tịnh độ
. Đàm Hoằng và Quân thiện luận.
a. Về Huệ Thắng
b. Về Đạo Thiền
c. Về nền nghệ thuật Tiên Sơn
. Về Trí Bân
. Về Hàn thực tán phương



---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4617)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5017)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 6399)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 5611)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4147)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4256)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3502)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 3956)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5102)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4230)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567