Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

23/05/201321:10(Xem: 8116)
Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo
dailetuongniem

VĂN TƯỞNG NIỆM THÁNH TỬ ĐẠO
TT. Thích Huệ Phước
lieuquanhue_03

Nhớ lại 50 năm trước:
Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở
Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày:
Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ
Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
Rồi:
Ai hay nổi, đêm rằm kéo đi dự thính, đài phát thanh máy tắt, khiến gây nên sấm dậy đất bằng
Lớp người khó nổi đón ngăn, màn bạo lực bủa giăng, đành luống chịu xương rời, thịt nát
Thảm thương thay!
Bảy, tám em chết oan, chết ức, em gãy xương, em nát óc, xót can trường khốn thở, khốn than
Mấy mươi người sống tật, sống tàn, kẻ hỏng trán, kẻ trầy da, thắt gan dạ nổi lòng chua xót
Pháp nạn bủa trùng! Tăng Già Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo:
Bình bát nghỉ, trượng tích rơi, nguyện tuyệt thực khiến bao người tuyệt thực
Bất bạo động tỏa nguồn uy lực, Quảng Đức Thánh Tăng lửa đỏ kết tim hồng
Thượng tọa Tiêu Diêu, Đại Đức Quảng Hương hành Dược Vương cúng dường chánh pháp
Thầy Thanh Tuệ, Đại Đức Thiện Mỹ, Đại Đức Nguyên Hương, Sư Cô Diệu Quang rạng ngời giáo sử, thiêu thân mình cho Phật pháp xương minh
Sau tiếp nối có Quách Thị Trang, Yến Phi, Không Gian xá gì thân mạng
Tất cả 57 vị Thánh Tử Đạo anh linh, được Giáo Hội tri ân tưởng niệm
Và còn bao Thánh tử âm thầm cho Phật Giáo trường tồn
Trong đó áo lam dấn thân vô úy, cùng thầy, cùng anh thân mạng chẳng xá gì
Vẫn can cường trong từng bước chân đi, ngồi an nhiên trong từng thời tuyệt thực
Đau đớn thay!
Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh
Bao thể phách chia lìa trăm mảnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật còn cầm, một lòng son sắt
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn
Là Phật Tử hết lòng hộ pháp, dầu trăm cay ngàn đắng vẫn không từ
Phận làm con vì đạo bỏ mình, càng áp bức lại càng thêm dũng khí
Tinh thần ấy, thiêng liêng bất diệt, quyển vàng giáo sử lưu danh
Công đức kia bồi đắp về sau, đạo hạnh nêu gương chói lọi.
Và rồi:
Truyền thống nhà lam lớp đi lớp đến, giáo sử lưu truyền khắc dạ tri ân
Hơn 70 năm vẫn sáng trong ngần, chẳng lay chuyển giữa dòng đời trong đục
Không sợ dọa, sợ hù, ngại khổ, lòng trung kiên sáng tỏ đất trời
Cuộc đời danh lợi, lợi danh, tình lam truyền thống nguyện hành nhẫn kham.
Dẫu biết rằng
Thế sự vô thường, sắc thị không, không thị sắc, ngàn thu minh nguyệt vẫn còn gương
Và tin tưởng
Thiện giáng tường, ác giáng ương, chín lớp thanh thiên thường có mắt.
Hôm nay:
Gặp kỳ giai tiết, đốt nén hương lòng
Nương theo dưới bóng từ tôn, phúng kinh tiến bạc.
Kính nguyện chư Tôn Linh:
Trực vãng đến Tây Phương, Lạc Quốc tiêu diêu
Thây dẫu mất mà tinh thần đâu dễ mất.
Nguyện chư Tôn Linh:
Dương làm sao, âm làm vậy, hãy đinh ninh giữ đạo thâm huyền
Sống thời khôn, thác thời thiêng, xin chứng giám tấc lòng chân thật.
Ô hô! thương thay! Mặc nhiên thu chấp.

TT. Thích Huệ Phước
(TTVHPG Liễu Quán)

MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3883)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3554)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3641)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 4850)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3389)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4079)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4405)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8090)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 6601)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 14408)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567