Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơn Hà Nguy Biến

01/12/201309:04(Xem: 3235)
Sơn Hà Nguy Biến

 

 chuamotcot

 

SƠN HÀ NGUY BIẾN

 

                                                                                                                                                                                                 

       Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!

       Phật Giáo Việt nam có truyền thống từ ngàn xưa là gắn bó, sát cánh cùng dân tộc trong mọi thăng trầm của Tổ Quốc, lúc hưng thịnh, khi suy vong, bao nhiêu phen giặc giã, Phật Giáo không bao giờ khoanh tay đứng ngoài, nên những bậc Danh Tăng thời Lê, Lý, Trần như các Ngài Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Viên Thông, Trần Nhân Tông v.v… đã cống hiến trọn đời cho Đạo Pháp và Dân Tộc. Các Ngài là những người thực sự quan tâm đến đời sống của dân chúng, bắt mạch được cái nhu cầu đích thực của các thành phần trong xã hội để phục vụ.

       Chúng ta kính ngưỡng các Ngài qua các hạnh nguyện Bồ Tát, vì các Ngài đã không ngừng phục vụ chúng sinh (Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ).

      Thời nay theo gót những dấu chân vĩ đại, chỉ có những bậc tu hành chân chính, dũng cảm hơn người như Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Cụ Lê Quang Liêm v.v….. Các Ngài vì quá thương dân mà không biết khuất phục, không biết nãn lòng, làm sao chịu đựng được hàng triệu dân lành đang bị đàn áp, khốn khổ, mà các Ngài có thể ngồi yên (thuần túy tu hành)!

      Làm sao có thể tĩnh tâm tọa thiền (mũ ni che tai) khi nghe những tiếng kêu cứu xé ruột của dân oan đang vang vọng ngoài đường ngày nầy qua tháng khác, dội vào cửa Tam Bảo!  Làm sao có thể tĩnh tọa khi Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trên vùng biển của Tổ Tiên!  Làm sao có thể tĩnh tọa được khi người Tàu ồ ạt vào đào xới Tây nguyên?  Làm sao có thể an tâm khi biết bọn Hán tặc cướp lấy Hoàng Sa, Trường Sa, một phần cơ thể của Việt Nam!  Làm sao có thể ngồi yên nín lặng  khi nhìn thấy bọn Hán tặc đưa dân tràn ngập trên mọi miền đất nước từ Bắc tới Nam. Thủ đoạn Hán hóa Việt Nam thành Tỉnh, Quận của bọn Trung cộng, họ đã tiến hành một cách ngang ngược, xấc xược trước dư luận quốc tế, trước sự dũng cảm của dân tộc ta yêu chuộng hòa bỉnh, đã đứng lên chống giặc Tàu cộng xâm lăng đất nước Việt Nam.

      Thưa cùng Quốc dân Đồng bào Việt Nam yêu quí ! Ai cũng có thể hiểu: “Chủ yếu Giáo Pháp Phật là phát triển lòng Đại Bi Tâm, Lợi Tha Vô Ngại.” Nếu chư Tăng khước từ hai nguyên lý căn bản nầy là khước tư Phật Giáo. Họ cũng không còn tin vào luật nhân quả. Họ không hiểu được rằng: “ Những bất hạnh của Đồng bào và vận mệnh của Tổ quốc có liên quan (tương duyên) đến sự sống còn của Phật giáo Việt nam. Cho nên việc đầu tiên của chư Tăng là phục vụ chúng sinh (Tình dân tộc, nghĩa đồng bào). Ngoại trừ điểm nầy ra phải chăng là kẻ nói dối. Người tu hành biết nghĩ đến đồng bào (Đàn Việt) như là mạch nguồn “Đại Ân Sũng” để phụng hiến vào tiến trình tu học của mình. Nếu không có Đồng bào (Đàn Việt) cúng dường thì người Tu sĩ sẽ không có phương tiện xây chùa, đúc chuông, tạc tượng và cũng không có cơ hội tu hành yên ổn, tĩnh tâm khi đất nước bị xâm lăng…. do vậy, người tu (Tăng Sĩ) lúc nào cũng phải nghĩ đến công ơn tín chủ, đàn na. Người nhận lãnh phải thể hiện bằng cả tấm lòng và hành động cụ thể. (Món vay món trả phải đồng. Người dâng vật quí là mong phước lành), nên chi pháp cúng ngọ hằng ngày và trước khi thọ thực, chư Tăng đều tụng bài nguyện:

Hai tay bưng bát cơm đầy.

Công lao khó nhọc bao người làm nên.

Ân sâu xin nguyện đáp đền.

Lòng thường cổi mở đi trên cuộc đời.

Hoặc là:   

    Bát cơm ai sắm cực lòng.

Ta ăn phải nhớ tấm công ơn người.

………………………………………

        Do vậy mà chúng tôi, những người Tu sĩ Phật Giáo, đứng trước tình trạng “Đất Nước Lâm Nguy, Dân Tình Thống Khổ”, bởi ách nạn cộng sản độc tài đảng trị, hèn hạ, cúi đầu bán nước cho Trung cộng, dâng biển đảo, núi rừng cao nguyên cho bọn Hán tặc Tàu cộng, hoành hành trên Quê Hương Đất Tổ của chúng ta. Than ôi ! Than ôi !!

      Những lời tâm huyết trên đây đã ràn rụa sau những tháng ngày ngập tràn nước mắt, âm thầm không thốt lên lời để trình bày cùng ai! Nhưng nỗi ấm ức nghẹn ngào nuốt lệ dài lâu!  buộc lòng tôi ghi lên trang giấy, vì không nén được niềm đau thống thiết, úp mặt trên mảnh Y Vàng thấm nguồn lệ nóng nồng cay!

       Xin ơn trên tha tội.!. Xin lỗi Chư Tôn Đức Tăng Ni và các bậc thức giả, cùng đồng bào thân mến muôn phương nơi hải ngoại cùng quốc nội thứ lỗi cho.!.

                                                  

                                                Tại Pháp Duyên Tịnh xá

                                         Thành phố Fresno, trọng đông 2013

 

                                         Tỳ kheo Thích Giác Lượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5469)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7038)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6283)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4652)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4698)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3883)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4430)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5625)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4607)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
10/04/2013(Xem: 7731)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]