Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam

02/07/201722:21(Xem: 5260)
Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam


chuamotcot
CHẤN HƯNG
 PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

Lê Nguyên Thảo 

Thành kính tưởng nhớ Ôn Già LamBáo Quốc

 

LỜI NÓI ĐẦU 

Tôi viết “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” không phải từ một nhà học giả, nhà nghiên cứu, mà từ trái tim. Tôi lớn lên dưới nhịp thở mái chùa, dưới bóng Từ BiTrí Tuệ và Hùng lực của Đức Phật. Và đây là những gì tôi từng được học hỏi, từng nghe thấy và từng cảm xúc tận đáy lòng.

Lịch sử đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam không thể nào quên những bậc Tăng già chống thiền trượng kiến lập những triều đại vàng son thịnh trị.

Chúng ta không thể nào không nhớ đến những bậc tiền bối nhìn thấy sự suy đồi Đạo Pháp mà lên tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Việt Nam; không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức mà ngọn lửa, trái tim đã thành hào quang và sự bất diệt trong lòng dân tộc, nhân loại.

Chúng ta không thể nào quên hình ảnh chư tôn Hòa thượng trưởng lão khi bước xuống đường, nói vào một chính quyền tàn bạo rằng: tăng ni và phật tử  Việt Nam nhất quyết bảo vệ đạo - pháp bằng con đường dân tộc, bất bạo động.

Một vị thầy tôi đã nói: những gì chúng ta làm cho Đạo Pháp tức là làm cho dân tộc và làm cho dân tộc là làm cho Đạo Pháp.

Đó là Việt Nam và Phật giáo - Phật giáo và Việt Nam, như một nhà văn hóa từng lên tiếng.

Hòa thượng Thích Trí Quang nói: “Tôi nguyện đem xương máu trang trải cho Phật - Pháp. Nếu chết, như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không phải vì bạo lực này kém bạo lực khác”.

Con đường dân tộc, bất bạo động của Phật giáo Việt Nam cũng là con đường hóa giải đem lại hòa bình cho đất nước mà cố Tăng thống Thích Tịnh  Khiết, Hòa thượng Thích `Thiện Hoa chủ xướngChư tônđã ra đi về Niết Bàn khi “Cờ ai đang xóa đang bày” trong văn điếu của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương.

Đức Phật và Phật Giáo Việt Nam; không ai nói khác hơn được. Chúng ta nhất tâm đảnh lễ Chư Lịch ĐạiTổ Sư, tưởng nhớ thánh tử đạo đã hiến dâng cuộc đời vì Phật giáo Việt Nam, vì dân tộc; công đức còn mãi với Đạo Pháp, với non sông đất nước.

 

Khởi đầu và phát triển - xuất phát từ 3 miền

Sau gần một thế kỷ suy đồi, tàn lụi dưới chế độ thực dân Pháp và thừa sai; với ngọn gió canh tân Phật giáo Tàu, Nhật Bản và các nước Á Châu, Phật giáo Việt Nam bắt đầu một công cuộc chấn hưng.

Cuộc canh tân Phật giáo Tàu do Đạo Sư Thái Hư chủ xướng trong bối cảnh đất nước này đang được tư tưởng duy tân của Khang Hữu ViLương Khải Siêu tạo sinh khí mới, tiếp theo với cách mạng Tam Dân chủ nghĩa do lãnh tụ Tôn Dật Tiên sáng lậplãnh đạoĐại sư Thái Hư bấy giờ là cây đại thụ của Phật giáo Tàu; ông thực hiện cuộc hiện đại hóa Phật giáo với tư tưởng nền tảng: cách mạng giáo lýcách mạng giáo chế và cách mạng giáo sản. Ông cho xuất bản nguyệt san “Hải - Triều - Âm” làm cơ quanluận thuyết cổ xúy cho con đường cách mạng Phật giáo Tàu, tờ báo này gây tác động mạnh mẽ đến tư tưởng chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Bộ “Thái Hư Toàn Thư” là một công trình luận tạng đồ sộ mà ông để lại cho Phật giáo Tàu và cũng là bộ sách có giá trị to lớn đối với nền Phật học Việt Nam cận đại. Năm 1934, vị đại sư này đã sang thăm Phật giáo Việt Nam, để lại hai câu đối “Pháp luân tự địa đông tây chuyển - Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông” nơi chánh điện chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Khởi đầu từ năm 1920, chư tăng ni và Phật tử đi tiên phong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Namđã mở ra các trường Phật học Gia giáo khắp Nam Trung Bắc để đào tạo tăng ni, tổ chức các buổi giảng kinhthuyết pháp cho Phật tửSự nghiệp chấn hưng Phật giáo bắt đầu từ miền Nam, các trường gia giáo Phật học phải kể đến là trường Phật học Gia giáo Tuyên Linh tỉnh Bến Tre do tổ Khánh Hòa trụ trì; chùa Phi Lai ở Chợ Voi Châu Đốc của Tổ Chí Thiền; chùa Chư ni Giác Hoa tỉnh Bạc Liêu; chùa Kim Huê, Vạn An, Phước Long tỉnh Sa Đéc; chùa Long An ở Trà Ôn Cần Thơ do Tổ Khánh Anh trụ trì. Miền Trung có trường Phật học Gia giáo chùa thập Tháp Di Đà tỉnh Bình Định; chùa Bát NhãTừ Quang tỉnh Phú Yên, chùa Thiên Ấn, Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi. Miền Bắc tại chùa Sở, Bút ThápBồ Đề ở Hà Nội.  Chư tăng ni đã cùng nhau lập Hội Lục Hòa làm nền tảng cho công cuộc vận độngchấn hưng Phật Giáo. Vị đứng đầu sự nghiệp có ý nghĩa này là Tổ sư Khánh Hòa, đã đi khắp miền Nam gặp gỡ Tăng già và Phật tử vận động chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Tổ Khánh Hòa ủy nhiệm cho thầy Thiện Chiếu cùng một phái đoàn Tăng ni Phật tử lên đường vận động ở miền Trung và Bắc, đạt được thành quảbước đầu đáng kể.

Tổ sư Khánh Hòa là bậc cao tăng uyên thâm cả cựu học lẫn tân học. Ngài nhận định; muốn chấn hưngđạo pháp thì phải chỉnh đốn Tăng giàkiến lập Phật học đường, dịch và xuất bản kinh sách bằng Việt ngữ. Tổ sư cho xuất bản tạp chí “Pháp Âm” làm tiếng nói hoằng pháptruyền thông công cuộc chấn hưng Phật giáo. Trong khi đó, thầy Thiện Chiếu tổ chức tờ báo “Phật Hóa Tân Thanh Niên” và xuất bản “Phật học Tùng thư”, được giới trí thức có tư tưởng tân tiến ủng hộ.


to-khanh-hoa

Tổ sư sinh ngày 22 tháng 4 Mậu Dần (1878) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thế danh là Lê Văn Hiệp. Thân sinh là cụ Lê Văn Chất và thân mẫu bà Thị Nương, thuở nhỏ Tổ sư học với cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu tại quê nhà. Năm 18 tuổi, Lê Văn Hiệp xin quy ypháp danh Như Trí và xuất giathọ pháp với Tổ sư Thích Chơn Tánh vào ngày rằm tháng 3 năm Bính Thân (1896). Sau đó đến tham học với Hòa thượng Thích Chánh Tâm ở chùa Kim Cang thuộc làng Bình Cang, Thủ Thừa, Tân An (tức tỉnh Long An), pháp hiệu là Khánh Hòa; bấy giờ được làm Giám chúng tăng chúng tu họctại tự viện này. Kế tiếp lại đến tham học với Hòa thượng Bửu Quang - chùa Long Triều, làng Tân Nhật, chợ Đệm, Thủ Thừa, Tân An (Long An). Năm 1907, sau thời gian tham học, dân làng Tân Hương, Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre thỉnh về trụ trì chùa Tiên Linh. Từ đó, Tổ sư Khánh Hòa phát khởi tâm nguyện chấn hưng Phật giáo. Năm 1926, ngài chủ giảng Phật pháp tại trường hạ chùa Long Phước ở tỉnh Trà Vinh. Quan huyện sở tại Hội Long tỉnh này Huỳnh Thái Cửu là người có tâm lớn, thỉnh mời Ngài và chư sơn môn Tăng già đến dự tiệc chay, nhân đó đưa đề án phát huy Phật giáo, mở hội Phật học và trường Phật học. Năm 1927, Đinh Mão, Tổ sư Khánh Hòa cùng với chư tôn Hòa thượng Huệ QuangTừ Nhẫn, Chơn Huệ đi Quy Nhơn, Bình Định. Ngài làm chủ giảng ở trường hạ chùa Long Khánh. Dịp này, vào tháng 5 năm 1927, thầy Thiện Chiếu vừa vận động chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc vào đến, cùng hòa hợp tăng với phái đoàn của Tổ sư ở miền Nam ra. Năm 1930 Tổ sư thành lập Liên đoàn Học xã, chỉ tồn tại sau ba tháng vì nhiều nghịch duyên bên ngoài.

Năm 1929, thầy Thiện Chiếu bàn giao trụ trì chùa Linh Sơn ở Sài Gòn về cho Tổ sư Khánh Hòa; khi ấy Commis Trần Nguyên Chấn, tòng sự tại Tòa đốc lý Sài Gòn và con rể ông này là Phạm Ngọc Vinh đã lập tâm chiếm đoạt ngôi chùa làm sở hữu riêng. Ngài vân tập chư tôn Hòa thượng Thích Huệ Quang(Trà Vinh), Từ Nhẫn (Long An), Chơn Huệ (Mỹ Tho), Thiện Chiếu (Sài Gòn), Commis Trần Nguyên Chấn (Tòa đốc lý Sài Gòn), Phật tử Thái Bình Ngô Văn Chương để hội nghị về việc thành lập Phật họcđường, Thư xã Phật học và lập hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào ngày 27 tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1929). Sau đó, ngài vân du khắp Nam Kỳ và Trung Kỳ, sang Cambodia vận động công cuộc chấn hưngPhật giáo.

Tổ sư Khánh Hòa xuất bản báo “Pháp Âm”, phát hành số đầu tiên vào ngày 31-8-1929; do chính Ngài đứng làm chủ nhiệm. Tôn chỉ của tờ báo được ghi rõ bên trên trang bìa là Tự giácGiác thaTừ biBác ái theo đúng chánh pháp đức Phật. Báo được in ở Nhà xuất bản Thạnh Mậu, Sài Gòn vào thời bấy giờ. Tòa trị sự và phát hành đặt tại chùa Sắc tứ Linh Thứu thuộc làng Thạnh Phú, Xoài Hột, Mỹ Tho tỉnh Định Tường, nơi Tổ sư Khánh Hòa trụ trì. Ban biên tập gồm những tên tuổi, ngoài Tổ sư Khánh Hòa, có Hòa thượng Thích Bích Liên, các cư sĩ Nguyễn Khoa Tùng, Minh Châu Tử, Hoàng Phi Long. Bài vở gồm trước hết là “mấy lời bày tỏ” viết để kêu gọi Tăng ni Phật tử đóng góp công đứctịnh tài tịnh vật mở Thư xã (Phật học) và Phật học đường; “Bàn về học hội” kêu gọi lập hội Phật họcchấn hưng Phật giáo Việt Nam; “Phật giả” xã luận bàn về Phật tính trong Phật giáo; “Tự trần và hành trình nhật ký” là bài viết của Tổ sư Khánh Hòa nêu lên tâm nguyện chấn hưng Phật giáo, mở tòng lâm học đường và Phật họchội. Tổ sư tự thuật cuộc hành trình vận động khắp Trung, Nam Kỳ và sang tận Cambodia; bài nói về các vấn đề căn bản như quy y ngũ giớiăn chayniệm Phật, trì tụng, sám hốiphát nguyện; “Phật giáo luân lý học” được dịch từ nguyên tác chữ Hán về tư tưởng triết học Phật giáo; “Ai tri âm đó biết cho ai” đặt câu hỏi và trả lời về việc thành lập Thư xã (Phật học); bài thơ lục bát và hai bài đường luật nhan đề “chúc mừng Phật học Thư xã”. Tổ sư Khánh Hòa viết trong bài Tự trần như sau: “... Phật giáo suy đồi là bởi Tăng đồ thất học ...” và cho biết vào tháng 2 năm Đinh Mão (1927) tình cờ gặp sa môn Thiện Chiếu mà bấy giờ đương là tọa chủ chùa Linh Sơn ở Sài Gòn, trong thời gian ngài mòn dép cỏ gặp gỡ chư sơn môn Tăng già để vận động công cuộc chấn hưng Phật giáo.

Từ năm 1934 - 1935, ngài đến tỉnh Trà Vinh thành lập Lưỡng Xuyên Phật học hội, sau khi từ bỏ Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội và báo Từ Bi Âm ra số cuối cùng 45 ngày 01-2-1933.

Năm 1939, Tổ sư kiêm Viện chủ và giám đốc ni trường Phật học Vĩnh Bửu. Ngài tịch vào ngày 19-6-1947 tại chùa Tuyên Linh, tỉnh Bến Tre.

Thầy Thiện Chiếu tên thật là Nguyễn Văn Tài, lấy tên hiệu Xích Liên, sinh năm 1898 tại xã Long Hựu, tỉnh Gò Công. Dưới công đức khởi xướng của Tổ Khánh Hòa, thầy Thiện Chiếu là người hoạt động rất tích cực trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Ông được bổ xứ trụ trì chùa Linh Sơn mà sau đó là Hội sở của Nam kỳ nghiên cứu Phật học hội từ năm 1926 đến 1929 lúc tuổi đời còn rất trẻ. Ông hăng say cổ xúy con đường cách mạng Phật giáo Việt Nam, chủ trương Tăng ni phải tinh thông nội điển lẫn ngoại điển nhằm phát huy đạo pháp và phục vụ dân tộc, chống thực dân Pháp, giành lấy độc lập dân chủ cho nước nhà. Tư tưởng và hành động của ông khiến cho chính quyền thực dân Pháp trục xuất ông khỏi chùa Linh Sơn nhưng ông vẫn liên tục hoạt động cho đến lúc mất vào năm 1974. Trong cuốn sách “Tại sao tôi đã cảm ơn đạo Phật” do Nam Cường xuất bản tại Mỹ Tho năm 1936, ông cực lực phê phán tư tưởng duy tâm; ông lý luận: “... hoặc thay đổi luôn học thuyết, cũng như bỏ hẳn đạo Phật, theo cái chủ nghĩa khác mặc dầu miễn đạt được cái mục đích chung “chúng sanh hết khổ được vui”, ấy mới là người học Phật, nghĩa là không trái với cái tôn chỉ của Đức Phật Thích Ca Mậu Ni”. Năm 1936, ông đến Kiên Giang, Rạch Giá dùng chùa Tam Bảo ở đây, cùng hợp lực với Hòa thượng Thích Trí Thiền thành lập Hội Phật học Kiêm tế, thực tiễn không chỉ hoạt động Phật giáo mà còn kiêm luôn các hoạt động thế tục theo đường lối tân tăng của Phật giáo Nhật Bản. Một tạp chí lấy tên Tiến Hóa là cơ quan ngôn luận tuyên truyền chủ trương, đường lối của Hội Phật giáo Kiêm tế, tòa soạn đặt tại Chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Chùa là nơi ông hoạt động chống thực dân Pháp nhưng cũng là nơi ông dùng tuyên truyền cách mạngtheo đường lối của tổ chức Đông Dương Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.

Hòa thượng Thích Trí Thiền bị thực dân Pháp bắt giam và chết ở Côn Đảo năm 1945.

Vào đầu thập kỷ 1930, Hòa thượng Thích Huệ Đăng thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông tại tỉnh Bà Rịa, xuất bản tạp chí “Bát Nhã Âm” làm cơ quan truyền bá Phật pháp, phát hành khắp ba miền Việt Nam. Tạp chí do Phật tử Đỗ Phước Tâm, tự Minh Khánh làm chủ nhiệm, tòa soạn đặt tại chùa Thiên Bửu, Bà Rịa.

Hòa Thượng Thích Huệ Đăng tục danh Lê Quang Hòa, sinh năm 1873, Quý Dậu, nhằm năm Tự Đức 26, tại làng An Đông, xã Bình Khê, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Vào khi kinh đô Huế thất thủ, Hòa thượng tham gia phong trào Cần Vương theo Mai Xuân Thưởng chống thực dân Pháp ở quê nhà tỉnh Bình Định. Năm 1887, ông tạm lánh vào tỉnh Bà Rịa, đến 1900, gặp tổ Long Hòa cổ tự là Hải Hội Chánh - Niệm. Năm 1901 đến tham học với tổ Trí Hải chùa Thiên Thai sơn thạch tự ở sông Cầu tỉnh Phú Yên; sau 3 năm thì trở lại Long Hòa cổ tự thọ Cụ túc giới, pháp hiệu là Huệ Đăng. Năm 1905, Hòa thượngtìm lên núi Dinh tịnh tu sau ngày thọ tang tổ Hải Hội Chánh - Niệm viên tịch. Năm 1908, Hòa thượng làm Yết ma tại giới đàn chùa Châu-viên tỉnh Bà Rịa. Năm 1910, Hòa thượng dựng chùa Thiên Thai trên núi Dinh. Năm 1913 làm đường đầu Hòa thượng tại giới đàn chùa Phước Linh tỉnh Bà Rịa. Năm 1915, thể theo thỉnh cầuHòa thượng đến trụ trí chùa Bà Lang Lệ ở Cái Tàu thượng, tỉnh Sa Đéc. Năm 1929 Hòa thượng đứng ra trùng tu chùa Long Hòa tỉnh Bà Rịa sau ngày khai sơn chùa 200 năm. Năm 1933 dựng Thiên Bửu tháp ở chùa Thiên Thai. Năm 1935, Hòa thượng thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông, trụ xứ tại chùa Long Hòa tỉnh Bà Rịa và xuất bản nguyệt san Bát Nhã âm. Năm 1941 trở lại quê nhà, lên núi ông Đốc thuộc xã Phú Phong huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định lập chùa Thiên Tôncho đến 1943 thì trở vào hoằng pháp ở chùa Thiên Thai tỉnh Bà Rịa. Từ năm 1944 Hòa thượng thường trụ xứ tại chùa Thiên Tôn và viên tịch tại đây vào ngày 11.7.1953 tức năm Quý Tỵ. Tác phẩm diễn nôm của Ngài gồm có: Kinh Vu Lan nghĩa, Kinh Di Đà nghĩa, Bát Nhã tâm kinh nghĩa, Tịnh Độ chánh tông, Sám Thảo-Lư.

Vào năm 1930, Liên đoàn Học xã ra đời do công đức sáng lập của Tổ Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải, các Hòa thượng Nguyễn Chánh Tâm, Viên Giác. Đây là hình thức một Phật học đường khởi đầu tổ chức tại chùa Long Hoa tỉnh Vĩnh Bình; sau đó tổ chức tại chùa Thiên Phước ở Cần Thơ và đến chùa Viên Giác tỉnh Bến Tre. Từ năm 1932, Tương tế Phật học hội ở tỉnh Sóc Trăng và Long Xuyên Phật giáo Lưỡng hữu hội ở tỉnh Long Xuyên nối tiếp được thành lập.

Về Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội, ra đời vào tháng 9 năm 1931, đặt hội sở tại chùa Linh Sơn 149 đường Douaument, (tức đường Cô Giang), Sài Gòn. Hội này quy tụ hầu hết Tăng già khắp miền Nam; từ Bến Tre, Trà Vinh, Rạch Giá, Sa Đéc, Châu Đốc, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mâu, Biên Hòa... trụ cột là 13 vị sáng lậpđứng đầu là Tổ Khánh Hòa, trú trì chùa Tuyên Linh, tỉnh Bến Tre đến Hòa thượng Thích Từ Phong, trú trì chùa Liên Trì tỉnh Bến Tre; Hòa thượng Thích Huệ Quangtrú trì chùa Long Hòa tỉnh Bến Tre và quý Hòa thượng Thích Trí Thiềntrú trì chùa Tam Bảo tỉnh Rạch Giá, Hòa thượng Thích Chánh Quảtrú trì chùa Kim Huê tỉnh Sa Đéc, Yết ma Thiện Dư, trú trì chùa Bửu Long tỉnh Định Tường, Mỹ Tho cùng các đạo hữu Trần Nguyên Chấn, Nguyễn Văn Cẩn, Huỳnh Văn Quyền, Trần Văn Khuê, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Nhơn và Lê Văn Phổ. Bảng điều lệ hoạt động đã được Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký ban hành ngày 26 tháng 8 năm 1931 và chính quan chức nầy đứng làm Chánh Hội trưởng danh dự. Hội xuất bản tạp chí Từ-Bi-Âm làm cơ quan hoằng dương chánh pháp, do Hòa thượng Thích Khánh Hòa làm chủ nhiệm; chủ bút và phó chủ bút là quý Hòa thượngThích Bích Liên và Thích Liên Tôn; ông Phạm Ngọc Vinh làm chủ nhơn, ông Trần Nguyên Chấn giữ chức quản lý, ông Nguyễn Văn Nhơn phụ trách thủ bổn. Ông Dương Văn Thắng làm tiến sư và các trợ bút gồm Thích Huyền Ý, Giác NhậtThiện DungTrí Độ, Nhựt Chánh.

Bán nguyệt san Từ Bi Âm, cơ quan ngôn luận hoằng dương Phật pháp của Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học hội được Thống Đốc Nam Kỳ ký cấp giấy phép vào ngày 31-4-1931; trụ sở đặt tại chùa Linh Sơnthuộc trụ sở Hội. Nội dung báo gồm những bài dịch về kinh luật luận in làm nhiều kỳ, bài về lược sử đức Phật Thích Ca, các vị đại Bồ Tátlịch đại Tổ Sư Tây Thiên Đông Độ và tiểu sử các cao tăng Phật giáo Việt Nam. Những bài khác nói về giáo lý Phật giáonghi lễ; mục văn uyển, truyện ngắn mang ý nghĩachuyển tải lời dạy của Đức Phật.

Báo ra số đầu tiên vào ngày 1-1-1932 và sau gần 2 năm liên tục xuất bản, Hòa thượng Thích Khánh Hòa từ chức Chủ nhiệm, Hòa Thượng Nguyễn Chánh Tâm được mời thay thế. Đây cũng là thời điểm chư tôn Hòa Thượng sáng lập Nam Kỳ nghiên cứu Phật học từ bỏ khỏi hội này. Tờ báo từ đó chỉ do Comis Trần Nguyên Chấn và con rể Phạm Ngọc Vinh hoàn toàn định đoạttồn tại cho đến tháng 8.1945 sau hơn 200 số báo được xuất bản.

Cùng với chư TăngNi giới cũng xuất hiện trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Nam Kỳ nghiên cứuPhật học hội ra đời với báo Từ Bi Âm xuất bản, Ni sư Thích Nữ Diệu Tịnh đã đóng góp công đức mở đầu của Ni giới với việc dịch và ấn tống kinh Vu Lan, Phổ MônPháp Bảo Đàn. Trên báo Từ Bi Âm từ năm 1933 đến 1936, đăng các bài viết của Ni sư về hiện trạng Phật giáo Việt Nam và kêu gọi chấn hưngPhật giáo, tổ chức ni đoàn, thực hành sự bình đẳng nữ giới nói chung, gây nhiều sự chú ý trong dư luậnvề Phật giáoĐồng thời Ni sư Thích Nữ Diệu Tịnh còn diễn thuyết về Phật học, cổ xúy chấn hưng Phật giáo theo sự khởi xướng của chư tôn Hòa thượng Đại Đức Tăng. Đó là các bài giảng tại Chùa Linh Sơnhôm khai nhóm đại hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học hội, diễn văn tại cuộc lễ khánh thành chùa Hải Ân tại xã Tân Sơn nhì tỉnh Gia Định, nơi Ni sư làm trụ trì.

Ni sư Thích nữ Diệu Tịnh thế danh Phạm Thị Thọ, sinh năm 1910 tại tỉnh Gò Công, thuộc dòng họ Phạm đăng thế phiệt của Nam Kỳ. Năm 1930 Ni sư thọ đại giới Tỳ kheo ni tại đại giới đàn do Hòa ThượngThích Từ Phong (Như Nhãn), chùa Giác Hải làm đường đầu. Ni sư tu hành chuyên tinh giới luậttinh thông kinh luận. Những bài viết và bài giảng của Ni sư đã đánh thức hàng ni chúng và nữ phật tử thời bấy giờ, đóng góp công đức vào phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Sau Ni sư, thấy có các Ni sư Thích Nữ Diệu Ngôn, Thích Nữ Diệu Minh xuất hiện trên báo Từ Bi Âm với các bài viết về vấn đề nữ giới hiện thờinữ giới với việc hoằng phápĐặc biệt nữ cư sĩ Tâm Đăng trên báo Từ Bi Âm số 133 vào năm 1937 có bài viết đặt vấn đề mạnh mẽ: “Vậy thử hỏi hết thảy Phật giáo đồ trong ba Kỳ ngày nay ai là người vào trong nhà thổ, quán rượu mà thân tâm thanh tịnh như chỗ đạo trường được chưa ? Ai là người thấy sắc không mê sắc, nghe tiếng mà không mê tiếng được chưa ? ... “. Diệu Quang trong bài viết trên báo Từ Bi Âm số 140, nói về “hiện trạng Phật giáo đồ ở nước ta hiện nay”, cụ thể như việc “mượn danh Phật giáo làm nghề sinh nhai”.

Các Phật tử tại Trà Vinh thỉnh Tam Tạng thánh điển bằng chữ Hán tại Chợ Lớn hiến cúng vào hội và Tổ Khánh Hòa đã hiến ngôi chùa lập thành Pháp bảo phường và Duyệt kinh thất làm nơi thờ và nghiên cứutam tạng. Chủ nhiệm tạp chí “Từ Bi Âm” Hòa Thượng Nguyễn Chánh Tâm (Thích Thiện Quang) là trụ trìchùa Thiên Phước ở Trà Ôn, Cần Thơ đã ký tờ nguyện cúng 15 năm huê lợi về 3 mẫu 5 sào ruộng hạng nhất đăng bộ tại làng Hạnh Tân, tổng Bình Lễ tỉnh Cần Thơ cho Nam Kỳ nghiên cứu Phật học Hội “để trợ giúp sự hành động Từ Bi Âm và nuôi tăng đồ học đạo...”.

Chính vì sự kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp đã đưa đến việc Tổ Khánh Hòa và chư tôn Hòa thượng từ bỏ Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học, lấy lục tỉnh làm địa bàn Phật sự, cho ra đời Hội Lưỡng Xuyên Phật học vào năm 1934 thành lập do nghị định số 2286 ký bởi Thống đốc Nam kỳ Pages, để tiếp tục duy trì công cuộc chấn hưng Phật giáo. Hội đặt hội sở tại chùa Long Phước tỉnh Trà Vinh do đạo hữu Huỳnh Thái Cửu đứng làm Chánh Hội trưởng. Tổ Khánh Hòa làm chứng minh Pháp sưHòa thượng Thích Huệ Quang giữ Phật sự Chánh tổng lý kiêm giảng sư, Tổ Khánh Anh làm Đốc học sư, Hòa thượng Thích Diệu Pháp làm Phó tổng lý, Hòa thượng Thích Pháp Hải được bổ xứ trụ trìHòa thượng Thích Tâm Quang làm cố vấn cùng chư tôn Hòa thượng Liên TrìViên Giác, Kim Huê, Vạn An, Bửu Chung, Giác Hải. Các đạo hữu Phạm Văn Liêu làm Phó hội trưởng, Thái Phước và Trần Văn Giáclàm Chánh và Phó thủ bổn, Nguyên Văn Khoẻ và Sơn San kiểm soát viên, Phạm Văn Luông thư ký.

Hội Lưỡng Xuyên Phật học xuất bản tạp chí “Duy Tâm Phật học”, vào tháng 11/1935 do Hòa thượngThích Huệ Quang chủ nhiệm, tòa soạn đặt tại chùa Long Phước, Trà Vinh; Phật tử Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý.

Như tâm nguyện đã định, vì nhìn thấy sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam nên chư tôn đức đã quyết tâmtrùng hưng chánh pháp bằng cách tổ chức Giáo hội, ban giáo chỉ của chư tôn trưởng lão giáo hộituyên bố luật nghi Tăng già và Phật tử, mở Phật học đường giáo dưỡng Tăng ni làm mệnh mạch đạo pháp, xuất bản tạp chí Phật họclưu trữ và phiên dịch Tam Tạng kinh điển để nghiên cứu, hoằng dương giáo lý. Hội đã thỉnh Đại tạng kinh gồm cả Tục tạng, xuất bản tạp chí “Duy Tâm Phật học” do Đạo hữu Trần Huỳnh ở Sa Đéc làm chủ bút, mở pháp hội thuyết pháp đầu tiên vào 17-5-1935 và khai giảng Phật họcđường Lưỡng xuyên ban đầu với tên gọi Thích Học Đường; trong năm 1941, Hòa Thượng Thích Mật Thể đã từ Huế vào làm giáo thọChư tôn giáo phẩm nổi tiếng sau này như Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ, Huyền Quang, Quảng Liên ... đã từng học tại đây. Phật học đường duy trìcho đến tháng 4-1945 do công đức ủng hộ tài chánh của Phật tử Thái Văn Hiệp.

Vào năm sau, một Ni trường dành cho ni chúng được tổ chức tại chùa Vĩnh Bửu tỉnh Bến Tre do chính Tổ sư Khánh Hòa làm viện-chủ.

Sau các diễn biến của đất nước vào năm 1945, Hội An Nam Phật học ủy thác Hòa thượng Thích Thiện Hoa đang thọ pháp tại An Nam Phật học đường Báo Quốc trở về Nam vận động chuyển Phật họcđường vào Nam, Hòa thượng đã thành lập Phật học đường Phật Quang tại Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ hoạt động cho đến năm 1946 - 1947 khi cuộc chiến tranh Pháp - Việt bùng nổduy trì được lớp sau cùng đến năm 1952. Chư tôn giáo phẩm Thích Huệ Hưng, Tắc Phước, Thiền Tâm, Bửu Huệ, Tịnh Đức, Phước Cần, Thanh Từ, Hoàn Quan, Phước Hảo, Tịnh Viên và chư ni đã xuất thân từ Phật học đường này.

Sau Phật học đường Phật QuangHòa thượng Thích Trí Tịnh và Thích Quảng Minh lập Phật học đường Liên Hải ở Thủ Đức - Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Huyền Dung mở Phật học đường Mai Sơn và Sùng Đức; Hòa thượng Thích Trí Hữu từ Hội Phật học Đà Thành ở Đà Nẵng vào lập Phật học đường Ứng Quang tức chùa Ấn Quang - Sài Gòn. Những Phật học đường này là tiền thân của Phật học đường Nam Việt mở ra ở chùa Ấn Quang do Hòa thượng Thích Thiện Hòa quy về một mối. Đó là vào năm 1950, sau khi tham học ở miền Bắc trở về Nam, Hòa thượng tổ chức các Phật học đường Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang thành Phật học đường Nam Việt, đặt tại chùa Ấn Quang, 243 Sư Vạn Hạnh, Sài Gòn, do chính Hoà thượng làm Giám đốc. Đến năm 1953, chư tôn Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Quảng Minh, Nhật Liên trong Ban Trị sự Phật học đường mời Hòa thượng Thích Thiện Hòa từ Trà Ôn, Cần Thơ lên Sài Gòn cùng tham gia Phật sựHòa thượng được bổ xứ Đốc giáo Phật học đường, Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Phật học Nam Việt; trong khi Hòa ThượngThích Quảng Liên, Huyền Dung và Nhật Liên lên đường tham học ở nước ngoài.

Chư tôn Hòa thượng Thích Huệ Hưng Tắc Phước, Bửu Huệ, Tịnh ĐứcThiền Tâm, Đạt Bửu, Huyền ViNhất Hạnh, Thanh Từ, Từ Thông, Thuyền Ấn, Thiền Định, Chánh Tiến, Quảng Long, Hoàn Quan, Liễu Minh, Huệ Thới, Thắng Hoan, Đức Niệm... lần lượt đã tòng học tại Phật học đường Nam Việt.

Chư tôn Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Thiện Hoa mở ni trường cho ni chúng tòng học tại chùa Từ Nghiêm đường Bà Hạt ở Chợ Lớn Sài Gòn, sau dời về chùa Dược Sư đường Lê Quang Định, Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

Từ năm 1957, dưới công đức chủ trì của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, bấy giờ là Ủy viên Hoằng phápvà Giáo dục thuộc Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đã mở các khóa Như Lai sứ giả lên đường hoằng dương chính pháp khắp nơi ở miền Nam. Chư tôn Hoà thượng Thích Trường Lạc, Bửu Lai, Trí ChâuNhật Long, Hồng Tịnh, Hồng Đạo, Hiển Pháp, Huyền Quí, Hoằng Thông, Phước Hảo, Huệ Thành ... đã theo học các khóa học nầy, tổ chức tại chùa Pháp Hội - Sài Gòn. Theo học tại đây còn có các ni sưthuộc ni đoàn Phật giáo Việt Nam như ni sư Thích nữ Huệ Lãm, Vĩnh Bửu, Như Hoa, Như Huyền ...

Ngày 5-6-1951, một Đại hội Tăng ni Phật giáo miền Nam được tổ chức tại chùa Hưng Long, thành phố Sài Gòn. Đại hội này cho ra đời tổ chức Tăng già lấy tên là Giáo hội Tăng già Nam Việt, đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn; suy cử Hòa thượng Thích Đạt Thanh, chùa Giác Ngộ, Sài Gòn làm Pháp chủlâm thờiHòa thượng Thích Đạt Từ giữ Phật sự Tri sự trưởng và Hòa Thượng Thích Nhật Liên là Tổng thư kýGiáo hội Tăng già Nam Việt chính thức đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang, 243 đường Sư Vạn Hạnh, Sài Gòn. Lần Đại hội kỳ II tổ chức vào ngày 8-3-1953, suy cử Hòa thượng Thích Huệ Quang giữ Phật sự Pháp chủHòa thượng Thích Thiện Hòa là Tri sư trưởngĐại hội kỳ III vào ngày 31-3-1957, HT Thích Khánh Anh được bổ xứ làm Pháp chủđại hội này chính thức chuẩn y tổ chức Ni bộ Nam Việt vân tập ni chúng thành đoàn thể tu học và phụng hành Phật sự, trụ sở đặt tại chùa Từ Nghiêm, Sài Gòn.

Hòa thượng Thích Khánh Anh thuộc dòng thiền gia Lâm Tế Chúc Thánh; thế danh Võ Hóa, sinh năm Ất Mùi, 1895 tại xã Phổ Nhì, tổng Lạc Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1916, quy y thọ pháp tại chùa Cảnh Tiên thuộc tỉnh Quảng Ngãi, năm sau nhập tu tại chùa Quang Lộc, pháp danh Chơn Húy.

Năm 1925 thọ Đại giớipháp hiệu Khánh Anh và làm giảng sư Phật học tại quê nhà.

Năm 1927 vào miền Nam, tòng học tại trường Gia giáo chùa Giác Hoa, tỉnh Bạc Liêu, đến 1928 dạy Phật học ở tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1935 Hòa thượng cùng với Tổ sư Khánh Hòa, Hòa thượng Pháp HảiHuệ Quang... lập hội Lưỡng Xuyên Phật học đặt trụ sở tại chùa Long Phước tỉnh Trà Vinh, mở Phật học đường giáo dưỡng Tăng chúngHòa thượng cộng tác xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học, viết bài vở cổ xúy chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

1940, Hòa thượng là giáo thọ sư, dạy Tăng ni chúng tại chùa Thiên Phước, Tân Hương và tại Đại giới đàn chùa Linh Phong, Tân Hiệp thuộc tỉnh Long An. Năm 1942, Phật học đường Lưỡng Xuyên tạm đóng cửa vì thiếu tài chánh, Hòa thượng được bổ xứ trụ trì chùa Phước Hậu ở Trà Ôn tỉnh Cần Thơ; đến 1945 được Hòa thượng Thích Huệ Quang mời làm giáo thọ trường Gia giáo chùa Long Hòa, Tiểu Cần, Trà Vinh.

Từ tháng 8 năm 1945 đến 1955 Hòa thượng nhập thất tại chùa Phước Hậu, Cần Thơ; Hòa thượng soạn sách “Khánh Anh văn sao”, gồm 3 tập giáo lý Phật học, sớ giảng và thi bút của Hòa thượng.

Năm 1955 hội Phật học Nam Việt cung thỉnh Hòa thượng Chứng Minh đạo sư. Vào ngày 31.3.1957 Đinh Dậu, Đại hội Giáo Hội Tăng già Nam Việt lần thứ III ở chùa Ấn Quang suy tôn Hòa thượng lên ngôiPháp Chủ, khi Hòa thượng Thích Huệ Quang đang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự hội nghịLiên Hữu Phật giáo thế giới viên tịch tại Tân Đề Lì, Ấn Độ. Ngày 10.9.1959, Giáo hội Tăng già Việt Namhội nghị tại chùa Ấn Quang suy tôn Hòa thượng lên ngôi Thượng thủHòa thượng thường trú tại Chùa Ấn Quang Chợ Lớn - Sài Gòn Xuân Tân Sửu 1961, Hòa thượng rời Ấn Quang, đến chùa Phước Hậu, rồi chùa Long An, Cần Thơ và thị tịch vào lúc 16 giờ ngày 30 tháng giêng năm Tân Sửu nhằm ngày 16.4.1961; trụ thế 66 năm, 45 hạ lạpGiáo hội Tăng già Việt Nam rước về chùa Ấn Quang và làm lễ trà tỳ tại An Dưỡng Địa Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn.

Tác phẩm Phật học của Hòa thượng gồm:

- Hoa  Nghiêm nguyên nhân luận
- Nhị khóa hiệp giải
- 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại sư
Tại gia cư sĩ luận
Duy thức triết học
Quy nguyên trực chỉ
- “Khánh Anh văn sao” 3 tập

Hội Phật học Nam Việt được thành lập do hội nghị vào ngày 25-2-1951 tại chùa Khánh Hưng ở Sài Gòn; nơi hội nghị cũng là trụ sở đầu tiên của Hội, về sau là chùa Phước Hòa, khu phố Bàn Cờ; cuối cùng là chùa Xá Lợi, đường Bà huyện Thanh Quan, Sài Gòn. Nhiệm kỳ đầu tiên do Phật tử Nguyễn Văn Khỏe là Bác sĩ Y khoa, giữ chức Hội trưởng; kế tiếp là Đại Đức Thích Quảng Minh, nhưng không lâu sau, vị Hội trưởng nầy đi tham học ở Nhật Bản, Hội Phật học Nam Việt đã mời Phật tử Chánh Trí Mai Thọ Truyền giữ Phật sự Hội trưởng cho đến năm 1970 khi ông tạ thế. Hội xuất bản tạp chí “Từ Quang” làm cơ quan thông tri Phật sự, tòa soạn đặt tại chùa Xá Lợi, do chính Chánh Trí Mai Thọ Truyền chủ nhiệm và hoạt động, phát triển cho tới năm 1975.

Tại miền Trung, An nam Phật học hội ra đời năm 1932 ở Huế do công đức sáng lập của Hòa thượngThích Giác Tiên, chùa Trúc Lâm và Bác sĩ Y khoa Lê Đình Thám, pháp danh Tâm Minh là người suốt đời vì dân tộc và Đạo pháp, Khâm sứ Yves Chatel ký nghị định thành lập số 2691 ngày 17.09.1932. Bản điều lệ ban đầu được in ở nhà in Đắc Lập - Huế. Chư tôn Hòa thượng Thích Phước Huệ chùa Thập Tháp Bình Định, Hòa thượng Thích Giác Nguyên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, Phước Hậu, Giác Bổn... làm Chứng minh Đạo sư cho hội nầy. Vào thời ấy văn bản hành chính chính là Nghị định 18 do ông Nguyễn Đình Hòe ký, đề ngày 16.10.1940, quy định về cách thờ tự trong các chùa thuộc Hội không thờ Ngọc HoàngNam TàoBắc ĐẩuThánh Mẫu..., thờ độc tôn đức Phật Thích ca giữa chính điện, như đã thấy tại chùa Từ Đàm Huế, nơi đặt trụ sở Hội An Nam Phật học. Bấy giờ ông Nguyễn Đình Hoè đứng làm Chánh Hội trưởng. An Nam là cương thổ triều đình Huế do thực dân Pháp bảo hộ, cùng với thuộc địa Nam Kỳ và Bắc kỳ nửa bảo hộ nửa thuộc địa. Tên gọi An Nam có nguồn gốc từ thời Bắc thuộc; nhà Đường đô hộ Việt Nam và lập An Nam đô hộ phủ.

Đại hội đồng An Nam Phật học hội bầu Ban Trị sự gồm Chánh và Phó hội trưởng, Chánh và Phó Chưởng quỹ, ba vị kiểm soát viên và hai vị cố vấn. Hội sở đặt tại chùa Trúc Lâm rồi Từ Quang và từ năm 1938 dời đến chùa Từ Đàm Huế.

Bảng Điều lệ An Nam Phật học hội sửa đổi mới, viết theo tiếng Pháp là “Société d’étude et d’exercice de la Religion Bouddhique de l’Annam, viết tắt là SEERBA, được vua Bảo Đại chuẩn y vào ngày 18 tháng 2 năm 1935. Hội tổ chức các tỉnh hội ở tỉnh, các chi hội ở huyện và các khuôn hội ở khu phố hay làng xã. Phật tử Tâm Minh Lê Đình Thám làm Chánh hội trưởng đầu tiên và chủ nhiệm tạp chí Phật học lấy tên Viên Âm làm cơ quan thông tri Phật sựhoằng dương chánh pháp.

An nam Phat Hoc hoi

Cùng hoạt động Phật sự khi phát khởi hội An Nam Phật học có các cư sĩ Ưng Bàng, Viễn Đệ, Bửu Bác, Ưng Bình, Lê Thanh Cảnh, Lê Quang Thiết, Lê Bá Ý, Tôn Thất Tùng, Trương Xướng, Nguyễn Khoa Toàn, Hoàng Mộng Lương...

Nguyễn Khoa Toàn hiệu Mai Trang sinh năm 1898 tại làng Vĩ Dạ thuộc đất thần kinh Huế, trong gia đìnhdanh gia vọng tộc, như Nguyễn Khoa Chiêm là một văn gia lỗi lạc đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Khoa Luận tức đại sư Viên Giácsáng lập chùa Ba-La-Mật ở Huế sau khi treo ấn từ quan, xuất gia tu hành theo hạnh giải thoátThân phụ của đại sư là Ngũ Phong Nguyễn Khoa Đạm, từng là Tế Tửu Quốc Tử giám triều đình Huế. Cư sĩ Nguyễn Khoa Toàn xuất thân từ trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp năm 1923. Nhưng ông nổi tiếng về hội họa, đoạt giải thưởng “Prix des Art Décoratifs de Paris” vào năm 1933, triển lãm hội họa tại Nhật Bản năm 1944, tại Hà Nội 1949, Thái Lan 1953 và Sài Gòn 1957. Ông giữ chức Tham tá bộ Học thuộc triều đình vua Bảo Đại ở Huế. Sau khi chiến tranh thế giớilần thứ 2 (1939 - 1945) kết thúc, ông tham gia thành lập Hội đồng tham nghị Trung phần, Hội Đồngnhiếp chính thuộc triều đình Huế và thành lập Bảo quốc quân, rồi giữ chức Tỉnh trường Thừa Thiên và Đốc lý thành phố Huế. Năm 1948 ông làm Chủ tịch Hội đồng tham nghị trong chính phủ quốc gia, là người tham gia cùng cựu hoàng Bảo Đại ký hiệp ước Hạ Long với chính phủ Pháp. Ông từng là Bộ trưởng Giáo dục và Thanh Niên kiêm Nghi lễtriệu tập Đại hội Giáo giới toàn quốc năm 1951, làm Đại sứ tại Thái Lan; về hưu năm 1955 và mất năm 1965, thọ 67 tuổi.

Nguyệt san Viên - Âm cơ quan hoằng pháp của An Nam Phật học hội được Khâm sứ Trung Kỳ cấp giấy phép ngày 30-6-1933, tòa soạn đặt tại số nhà 13 đường Champeau, Huế; số đầu tiên in vào ngày 01.12.1932. Chư tôn Hòa thượng Thích Giác Tiên, Giác Nhiên là Chứng minh đạo sư của Ban biên tập. Bài viết hầu hết do Tâm Minh Lê Đình Thám; những bài giảng ở chùa Từ Quang nơi Hòa thượng Thích Giác Bổn trụ trì, đều đăng trên mục diễn đàn của báo. Trong số ấy có các bài giảng của Hòa thượngThích Chánh Thống, hiệu Bích Phong, tác giả “Thủy Nguyệt Tòng sao” gồm toàn bộ văn thơ chữ Hán và Việt ngữ; được Đông Các Đại học sĩ, Thượng thư Thái Văn Toản (1885 - 1952) thỉnh làm trụ trì tự trưởng chùa Quy Thiện ở kinh đô Huế từ năm Đinh Sửu - 1937.

Năm 1940 khi đã lập Đoàn Phật tử Đức Dục, Ban biên tập nguyệt san Viên Âm được giao phó cho các đoàn viên của Đoàn này mà họ là những trí thức Phật tửhọc giả hết lòng vì dân tộc và đạo pháp thời bấy giờ. Các Phật tử ấy như các ông Nguyễn Hữu Quán, Phạm Hữu Bình, Lê Bối, Võ Đình Cường, Trần Đỗ Cung, Ngô Điền, Đinh Văn Nam, Đinh Văn Vinh, Ngô Thừa, Bửu Côn...

Đoàn Phật tử Đức Dục lập ra Phật học Tùng thư, soạn thảo và xuất bản sách Phật học dành cho thanh thiếu niên học hỏi, thư quán đặt tại chùa Từ Đàm Huế.

Chư tôn Hòa thượng Thích Mật Khế, Trí Độ, Mật Nguyện, Trí Thủ, Đôn Hậu, Mật Thể, Chánh Thống và Ni sư Thích Nữ Diệu Hương được mời làm giảng sư đoàn của An Nam Phật học hội thời bấy giờ.

Hòa thượng Thích Giác Tiên họ Nguyễn, pháp danh Trừng Thành hiệu Chí Thông, thuộc dòng Lâm TếChánh Tông đời thứ 42, sinh năm Canh Thìn 1880 tại làng Dạ Lê thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm lên 15 tuổi, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu ở kinh đô Huế, thọ pháp với Hòa thượngThích Tâm Tịnh. Vào năm 1903, theo thầy đến am Thiếu Lâm ở Tổ đình Tây Thiên, Huế tham học. Năm 1907 thọ giới tại giới đàn Vĩnh Gia, chùa Phước Lâm tỉnh Quảng Nam. Năm 1918 thiết lập giới đàn Từ Hiếu tại chùa Từ Hiếu tỉnh Thừa Thiên do Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh làm đàn đầu. Năm 1924 vân tậpđại tăng an cư kiết hạ tại chùa Từ Hiếu. Năm sau, được bổ xứ trụ trì Diệu Đế quốc tự. Đến khi Tỳ kheo ni Thích nữ Diên Trường lập chùa Trúc Lâm cung thỉnh Hòa thượng đến trụ trì, và đến năm 1926 trùng tu chùa Trúc Lâm. Năm 1930 mở Sơn Môn Phật học đường, thỉnh Hòa thượng Thích Phước Huệ từ Bình Định ra chủ giảng đặt nền móng cho phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung.

Tâm Minh Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu 1897, quê ở làng Đồng Mỹ, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là thứ nam của ông Lê Đỉnh và thứ thất Phan Thị Hiệu. Thân phụ của bác sĩ Lê Đình Thám nguyên là Đông Các Đại học sĩ sung Binh bộ thượng thư dưới triều vua Tự Đức. Cùng với anh trai là Lê Đình Dương, hai anh em đều đỗ y sĩ khóa đầu tiên năm 1915; đến năm 1919 ông tốt nghiệp Bác sĩ ngạch Y khoa Pháp quốc. Ông làm việc tại Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Hội An. Từ năm 1926 Tâm Minh Lê Đình Thám chuyên tâm nghiên cứu Phật giáo. Sau ngày đứng ra tổ chức lễ truy điệu nhà cách mạng Phan Chu Trinh, ông bị chính quyền Pháp chuyển đến nhiệm sở ở tỉnh Hà Tĩnh. Vào năm 1928, vì tài năng, ông được chuyển về Huế nhận nhiệm vụ Viện trưởng viện Pasteur. Cũng tại kinh đô Huế, ông đã tham bái Hòa thượng Thích Giác Tiên ở chùa Trúc Lâmquy y Tam bảopháp danh Tâm Minhpháp tự Châu Hải và thọ pháp với Hòa thượng Thích Phước Huệ từ chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định đang giảng dạy Phật - pháp ở kinh đô Huế. Đây là nhân duyên lớn để ông trở thành nhà hoạt độnghàng đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung. Năm 1933 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện Bài lao Huế, cũng là những năm ông bắt đầu đặt nền móng cho phong trào. Ông đã cùng với Chư tôn Hòa thượng cho ra đời An Nam Phật học hội, lập Phật học đường và xuất bản tạp chí ViênÂm để truyền bá Phật pháp, tổ chức đoàn thể thanh thiếu niên Phật tử. Ông thành lập Phật học tùng thư để biên soạn và xuất bản kinh luật luận làm phương tiện cho quần chúng học Phật. Ông dịch kinh Lăng Nghiêm từ Hán tạng ra Việt ngữ. Vào cuối năm 1945, ông trở lại quê nhà và được mời giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu 5 rồi ra Hà nội làm Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thế giới của Việt Nam. Ông mất ngày 7-3 Kỷ Dậu (1969) tại Hà Nội.

Thiền Sư Thích Mật Thể thế danh Nguyễn Hữu Kê sinh năm Nhâm Tý 1912 tại Nguyệt Biều, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên; trong dòng tộc có nguyên quán Gia miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1924 lúc vừa tròn 12 tuổi, xuất gia tu học ở chùa Diệu Hỷ, Huế thuộc phủ Hoằng Hóa vương triều Nguyễn. Sau đó đến thọ giáo với Hòa thượng Thích Giác Bổn, chùa Từ Quang vào năm 16 tuổi. Năm 1930 thọ giáo với Hòa thượng Thích Giác Tiên, chùa Trúc Lâm, được tổ sư cho thọ Sa di giới. Năm 1933, khi An Nam Phật học hội ra đời, thiền sư Thích Mật Thể trở thành giảng sư của hội và từ năm 1933 đến 1937 là giáo thọ tại các sơn môn học đường thuộc Tăng già tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1937, 1938 thiền sư tham học tại Phật học viện Tiêu Sơn bên Tàu. Năm 1941 được mời làm giáo thọ Phật học đường Lưỡng Xuyên tại miền Nam, cùng năm đó, thiền sư thọ đại giới tại giới đàn chùa Thiền Tôn, kinh đô Huế do Hòa thượng Thích Giác Nhiên đường đầuthiền sư là thủ sa di tại giới đànnày. Trong tác phẩm “Việt Nam Phật Giáo sử lược”, Thích Mật Thể viết “.... gần 15 năm lại đây, hiện tượng suy đồi ấy lại biểu diễn đến chỗ đồi bại; phần đông tăng già chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước xin bằng Tang Cang, trú trìsắc tứ... Ôi tinh thần Phật giáo đến đây đang hầu như tuyệt diệt!”. Năm 1945 được bổn sư là Hòa thượng Thích Giác Tiên bổ xứ trú trì tại chùa Phổ Quang ở Bến Ngự, kinh đô Huế.

Năm 1946 được bầu làm đại biểu quốc hội thuộc chính quyền kháng chiến, đồng thời làm Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thừa Thiên. Sau bữa cơm chay cuối cùng tại chùa Thế Chí, làng Đại Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên cùng các đồng sự pháp lữủy thác lại việc trông coi tờ báo “Giải thoát”; ông đã cùng tu sĩ Thiện Mãn và 4 cư sĩ Phật tử khác lên đường đến chiến khu ở Quảng Trị rồi ra miền Bắc. Những người còn lại trở về thành phố Huế gồm Đức Trạm là đệ tử của Hòa thượng Thích Trí Thủì; Mãn Giác, chùa Thiên Minh là một thi sĩ bút hiệu Huyền KhôngThiên Ân, chùa Châu Lâm. Mãn Giác và Thiên Ân sau đó đều đã du học lấy tiến sĩ văn chương tại Nhật Bản,  làm giáo sư tại các Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh và tại Hoa Kỳ.

Từ năm 1957 đến năm 1961, thiền sư Thích Mật Thể bị quản thúc tại một làng quê hẻo lánh ở tỉnh Nghệ An. Ông viết cuốn “Thế giới quan Phật giáo”,  tại đây dưới một mái tranh tồi tàn và với lệnh cấm không cho ai được tiếp xúc. Cuốn sách được tạp chí Vạn Hạnh do sự điều hành của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn xuất bản vào năm 1967. Thiền sư Thích Mật Thể mất tại nơi quản thúc vào năm 1967, an táng tại nghĩa trang tỉnh Nghệ An.

Phật tử Võ Đình Cường pháp danh Nguyên Hùng trở thành nhà hoạt động Phật giáo nổi tiếng cho đếnngày nay. Ông từng là Trưởng ban hướng dẫn Trung ương gia đình Phật tửtác giả của rất nhiều sách báo, tiểu thuyết về Phật giáo.

Đinh Văn Nam xuất giathọ pháp với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết chùa Tường Vân, Huế; sau nầy là Hòa thượng Thích Minh Châu, làm Viện trưởng viện Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1964 khi du học Tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ trở về.

Quốc sư  Hòa thượng Phước Huệ, chùa Thập Thâp Bình Định thế danh Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Quý Tỵ 1869 tại xê Phú Thănh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phụ thđn lă ông Nguyễn Chânh Niệm vă mẫu thđn lă bă Nguyễn Thị Lănh. Ngăi xuất gia học Phật văo năm lín 12 tuổi tại chùa Thập Phâp tỉnh Bình Định; thọ phâp với ngăi Quý Tỵ (hiệu Minh Lý), được phâp hiệu Phước Huệ, sau đó theo học với ngăi Từ Mẫn chùa Chđu Long lăng Tịnh Lđm, huyện Phù Cât, tỉnh Bình Định. Lín 19 tuổi được lăm Thủ khố chùa Thập Thâp vă 20 tuổi đến tỉnh Phú Yín theo học với ngăi Luật Truyền (tức Phâp Chuyín), thọ đại giới văo năm 1889. Khi bổn sư thị tịch, ngăi trở về chùa Thập Thâp, chuyín trì tu học 10 năm sau, tinh thông Phật phâp. Năm 1894 được bổ xứ trụ trì chùa Phổ Quang do tổ Minh Giâc Kỳ Phương lă đệ tử Tổ Nguyín Thiều khai sơn văo đời chúa Nguyễn Phúc Trăn, năm Tđn Sửu 1901 được bổ Tăng Cangchùa Thập Thâp. Năm 1908 được thỉnh mời mở câc khóa giảng Phật phâp tại hoăng cung triều đình Huế vă tại chùa Trúc Lđm. Câc triều vua Thănh Thâi, Duy Tđn, Khải Định tôn xưng lăm quốc sư. Năm 1920 trở về Bình Định, mở câc khóa nội điển Phật học tại chùa Thập Thâp, Long Khânh. Năm 1929, tại chùa Trúc Lđm Huế, Hòa thượng Giâc Tiín mở sơn môn Phật học đường, thỉnh mời ngăi lăm chủ giảng. Đến năm 1937, Tăng Cang Vạn Thănh thị tịch, ngăi trở về trú xứ chùa Thập Thâp lăm trụ trì, được thỉnh mời giữ chức Đốc giâo trường Phật học chùa Long Khânh; ngăi trùng tu Thập Thâp, khai sơn chùa Phước Long, lăng Phú Dương, huyện Bình Khí, tỉnh Bình Định. Văo thâng giíng năm Ất Dậu, 1945, ngăi thị tịch tại chùa Thập Thâp, thọ 76 tuổi đời, 56 hạ lạp.

Năm 1935 Hội An Nam Phật học tổ chức Đại lễ Phật đản, ngày mồng 8 tháng 4 Ất Hợi (nhằm ngày 10-3-1935) tại quốc tự Diệu Đế đường Bạch Đằng, Huế. Đích thân vua Bảo Đại cùng đại thần tham dự đại lễ nầy; có cả hoàng tử Lào nhân dịp đang ở thăm ngoại giao triều đình Huế. Buổi tối mồng 8 tháng tư có lễ phóng sanh đăng trên sông Hương. Ngày hôm sau Hội An Nam Phật học tổ chức phát chẩn cho người nghèo tại chùa Quan Thánh tức chùa Ông bên cạnh Diệu Đế quốc tự và tổ chức vui mừng Phật đản cho các em thiếu nhi tại chùa lân cận ở phía sau quốc tự Diệu Hỷ. Vua Bảo Đại hỷ cúng vào đại lễPhật đản 1.000 đèn lồng. Đặc biệt vào chiều ngày trước đại lễ, lễ rước Phật từ chùa Báo Quốc đến chùa Diệu Đế có đoàn đồng ấu gồm những em thiếu nhi nguyên trong Ban đồng ấu Nhã nhạc cung đình Huế, vừa đi rước Phật vừa hát bài ca mừng Phật đản theo điệu đăng đàn cung. Hoàng thái hậu Từ Cung tặng thưởng cho ban đồng ấu 50 ngàn đồng tiền để làm quà. Từ ngày ấy đoàn đồng ấu Phật tửnày được sinh hoạt tại chùa Phước Điền, gần chân cầu Đông Ba, Huế.

Sau một thời gian sinh hoạt, vào Đại lễ Phật đản năm 1943 đoàn thanh niên Phật tử Đức Dục đã quy tụ dưới một Đại hội tại trại trường đồi Quảng Tế, Huế. Đại hội đã cho ra đời tổ chức thanh thiếu niên Phật tử gọi là Gia đình Phật hóa phổ thuộc An Nam Phật học hội.

Tại chùa Từ Đàm, Huế, gia đình Phật - hóa phổ sau khi đã phát triển trên miền Bắc và miền Nam, tổ chức Đại hội vào ngày 24.4.1951, đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử Việt Nam - Đại hội thanh thiếu niên nhi đồng Phật giáo này chỉ diễn ra chưa đầy 1 tháng trước Đại hội thống nhất Phật giáo 3 miền lịch sử tổ chức tại chùa Từ Đàm, khai sinh ra Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Khi An Nam Phật hội học ra đời, vào năm 1933 Hòa thượng Thích Giác Tiên phái đệ tử của mình là Thích Mật Khế; bấy giờ đã thành giảng sư của hội nầy, mở An Nam Phật học đường tại chùa Vạn Phước gồm 50 tăng sinh dự bị xuất giaĐồng thời, năm 1935 Hòa thượng giao cho đệ tử Thích Mật Thể mở thêm An Nam Phật học đường tại chùa Quan Thánh tức chùa Ông bên cạnh quốc tự Diệu Đế rồi chuyển đến chùa Thánh Duyên ở núi Thúy Vân, Vinh Hiền, Vinh Lộc, tỉnh Thừa ThiênHòa thượngThích Mật Thể sau đó đã đến tham học tại Phật học viện Tiêu Sơn bên Tàu và trở về nước năm 1938. Sau cùng An Nam Phật học đường chính thức đặt ở chùa Báo Quốc Huế vào năm 1936, Hòa thượngThích Trí Độ được mời làm Đốc giáo. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Giám đốc Đạo hạnh. An Nam Phật học đường gồm những học tăng mà sau này là Chư tôn Hòa Thượng giữ mạng mạch chánh phápsuốt nhiều thời kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam như Hòa Thượng Thích Trí Quang, Thiện Minh, Trí Đức(Thiện Siêu), Hành Trụ, Trí Thuyên, Trí Tịnh, Trí Hữu, Trí Thành, Thiện Hòa, Thiện Hoa, Trí Nghiêm, Đức Nhuận, Tâm Hy... Lễ đặt đá xây dựng Phật học đường vào ngày 27-10-1938 do ông Nguyễn Đình Hoè chủ tọa và ông Nguyễn Đăng Khoa thuyết minh về ý nghĩa việc lập Phật học đường. Năm 1944 Hòa thượng Thích Trí Độ và bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám lập Đại tòng lâm Kim Sơn nằm trên đồi Bảo Sơn, tức chùa Kim Sơn ngày nay ở Huế. An Nam Phật học đường được chuyển lên địa chỉ mới và đổi thành Đại Tòng Lâm Phật học đường; Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Trí Quang, Thiên Minh, Trí Tịnh ... đã tòng học tại Đại tùng lâm Phật học nầy. Trường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trước diễn tiếncủa cao trào kháng chiến chống Pháp. Năm 1947, An Nam Phật học đường được củng cố trở lại tại chùa Báo Quốc như trước, Phật sự giám đốc do Hòa thượng Thích Trí Thủ nắm giữ khi Hòa thượngđược bổ xứ trụ trì ngôi quốc tự này; sau đó đổi thành Phật học đường Báo Quốc Huế và về sau cùng với Phật học đường Hải Đức Nha Trang do Hòa thượng Thích Trí Thủ kiêm Phật sự giám đốc. Từ năm 1963 các Phật học đường nói trên là hạt nhân của hệ thống các Phật học viện, nhằm giáo dưỡng Tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.

Trong tình hình chung của đất nước sau các biến cố vào năm 1945, Tăng ni và Phật tử Việt Nam hòa mình vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các hoạt động của An Nam Phật học hội khắp ba miền bị đình đốn, ngưng trệ. Vì tinh thần dân tộc yêu nước, vì lý tưởng phụng sự Đạo pháp, các Hòa thượng Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thiện Minh, ... đều có chân trong Ủy ban kháng chiến Trung Việt. Hòa thượng Thích Huyền Quang tham gia tổ chức Phật giáo yêu nước Liên khu 5 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Nhưng sau đó ông cùng nhiều tăng ni khác trở về về kinh đô Huế tiếp tục hoạt động Phật sựHòa thượng Thích Mật Thể, tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Lược (1942) được bầu vào quốc hội của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1946. Nhà sư tài hoa xuất sắc này đã ra đi khi còn rất trẻ tại một nơi hẻo lánh tỉnh Nghệ An. Hòa thượng Thích Trí Độ tham gia chính quyền ở Hà Nội. Tâm Minh Lê Đình Thám cũng theo chân thầy, được làm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình Việt Nam tại Hà Nội. Vị bác sĩ có công lớn lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đã khai sinh ra gia đình Phật hóa phổ, đoàn Phật tử Đức Dụctiền thân tổ chức Gia đình Phật tử Việt Namtiếp tục dịch kinh Thủ Lăng Nghiêm từ Hán tạng ra Việt ngữ. Kinh này con ông là Lê Đình Duyên, dân biểu hạ nghị viện của quốc hội chính quyền Sài Gòn ấn tống vào những năm đầu thập niên 1970.

Khi tình hình tạm thời ổn định, chính quyền Kháng chiến ở chiến khu miền Bắc và chính quyền Sài gòn ra đời, công cuộc chấn hưng Phật giáo được Tăng ni và Phật tử tiếp tục, các hội Phật học được duy trìcủng cố, tổ chức trở lạiGiáo hội Tăng già Bắc, Trung, Nam liên tiếp ra đời trong thời kỳ này. Các Giáo hội và hội Phật giáo đã gầy dựng nên một nền tảng mới truyền thừa lịch sử gần 2000 năm vì sự nghiệpdân tộc và đạo pháp.

Vào thời điểm này các nhà hoạt động Phật giáo miền Trung xuất bản tờ báo mang tên “Giải thoát” do Hòa Thượng Thích Bích Không chủ trương làm cơ quan hoằng dương chánh pháp, nhằm mục đíchnghiên cứu và áp dụng đạo Phật vào cuộc sống mới đang có nhiều đổi thay biến chuyển. Những năm 1946, 1947 còn có tạp chí “Giác ngộ” do một Phật tử tại Huế ấn hành trong bối cảnh đất nước đang gặp vận hội khó khăn; Tráng Đinh làm chủ nhiệm và Võ Đình Cường chủ bút.

Tâm Minh Lê Đình Thám đi vào chiến khu kháng chiến chống Pháp, An Nam Phật học hội được Hòa thượng Thích Đôn Hậu thay thế Phật sự Hội trưởng vào năm 1944. Nhưng đến năm 1946 thì hội tạm ngưng hoạt động.

Cho đến giữa năm 1948, An Nam Phật học hội hoạt động trở lại do công đức của Phật tử Chơn An Lê Văn Định cùng sự điều hành Phật sự của chư tôn Hòa thượng Thích Trí ThủTrí Quang, Thiện Minh, Đôn Hậu, Thiện Siêu.

Chơn An Lê Văn Định, sinh ngày 23-6 Quý Tỵ (04-8-1893) tại Vĩnh Điện Quảng Nam. Quê nội tại làng Hương Cần, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa ThiênThân phụ ông là quan đại thần Lê Văn Bá; ông xuất thân trường Hậu Bổ vào thời Pháp thuộc, được bổ làm Bố chánh tỉnh Bình Định, rồi Tuần vũ tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1944. Gia đình dòng dõi vốn theo Phật, ông là hội viên của An Nam Phật học hội và đoàn viên Phật tử Đức Dục. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3-1945, ông về hưu trí tại quê nội. Người kế nhiệm là Tuần vũ Nguyễn Bá Trác

An Nam Phật học hội được đổi thành Việt Nam Phật học hội, ban đầu hội sở tạm đặt tại 1B đường Champeau (Nguyễn Hoàng), Huế. Chơn An Lê Văn Định giữ Phật sự Chánh hội trưởng và đứng tên làm chủ nhiệm, tiếp tục xuất bản nguyệt san Viên  Âm làm cơ quan hoàng pháp; Hòa thượng Thích Trí Quang bấy giờ là chủ bút và Phật tử Tôn Thất Tùng quản lý tòa soạn. Hội lấy tôn chỉ hướng đạo con người theo ba phẩm cách Bi, Trí và Dũng được lấy từ giáo lý đức Phật. Về tổ chức, vẫn giữ như An Nam Phật học hội và khuôn hội, Niệm Phật đường là đơn vị tu tập nền tảng. Chư tôn Hòa thượngChứng minh Đạo sư được cung thỉnh như An Nam Phật học hội cũ. Chơn An Lê Văn Định mời cư sĩCao Hữu Đính làm Tổng thư ký hội.

Năm 1950, Đại hội đồng Việt nam Phật học hội bầu Hòa thượng Thích Đôn Hậu giữ Phật sự Chánh hội trưởng và năm sau, Phật sự nầy do Hòa thượng Thích Trí Thủ nắm giữ, kế tiếp là Hòa thượng Thích Trí QuangViệt Nam Phật học hội trở thành Hội Việt Nam Phật học Trung Việt. Từ đó về sau, Tổng trị sự của hội do Sơn môn Tăng già đảm nhiệm, liên tục làm cho hội Phật học phát triển lớn mạnh, lập ra chi hội khắp miền Trung và Cao nguyên, mang tầm mức quan trọng đối với quá trình chấn hưng Phật giáo Việt nam cho đến ngày nay. An Nam Phật học đường được củng cố thành Phật học đường Báo Quốc, Huế; là nơi đào tạo nhiều lớp tăng tài phục vụ đạo pháp và dân tộc. Hội mở trường học Phật giáo đầu tiên tại Huế mang tên Bồ Đề, làm nền tảng cho hệ thống giáo dục Phật giáo tại các trường Trung Tiểu học Bồ Đề và Viện Đại học Vạn Hạnh. Bên cạnh Phật học đường, Hòa thượng Thích Trí Thủ còn mở trường trung tiểu học Hàm Long tại khuôn viên chùa Báo Quốc, Huế.

Việc chấn chỉnh Tăng giàchấn hưng Phật giáo đã được khởi phát từ trước thời điểm thành lập An Nam Phật học hội ở kinh đô Huế cũ. Chư Sơn môn Tăng già tổ chức những khóa tu học, giảng dạy kinh luật luận vào kỳ an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng tại những đạo tràng chùa Thiên Hưng do Hòa thượngThích Huệ Pháp; chùa Tây Thiên do Hòa thượng Thích Tâm Tịnh; chùa Tường Vân do Hòa thượngThích Thanh Thái; chùa Trà Am do Hòa thượng Thích Viên Thành...

Chính từ đạo tràng chùa Thiên Hưng mà Hòa thượng Thích Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm đã đưa các đệ tử thọ pháp thành danh xuất sắc của mình như Mật Hiển, Mật Khế, Mật Nguyện, Mật Thể một thời đã từng đến đó theo học Phật pháp.

Đạo tràng chùa Tây Thiên là nơi Tổ đình; Tổ Tâm Tịnh khai sơn vào năm 1902 dưới danh hiệu Thiếu Lâm trượng thất, thuộc đời thứ 41 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1904 cải danh hiệu Thiếu Lâm Tự. Năm 1911, triều vua Duy Tân trùng kiến, hỷ cúng tôn tượng Đức Phật A Di Đà, tôn xưng danh hiệu Thiếu Lâm Phật Cung Tăng Xá. Năm 1933 triều vua Bảo Đại ban sắc tứ Tây Thiên Di Đà TựTổ Tâm Tịnh đã truyền đăng thọ pháp cho các đệ tử trở thành những bậc thạch trụ Tăng già của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Đó là Chư Tôn Đức Hòa thượng Thích Giác Nguyên (Tây Thiên), Giác Nhiên (Thiền Tôn), Giác Tiên (Trúc Lâm), Giác Bổn (Từ Quang), Giác Hải (Giác Lâm), Giác Hạnh (Vạn Phước), Giác Thanh tức Đôn Hậu (Thiên Mụ).

Dưới triều nhà Nguyễn vào thời các vua Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, đã thỉnh Hòa thượng Phước Huệchùa Thập Tháp tỉnh Bình Định giảng kinh Phật cho hoàng cung và dạy Phật học tại các chùa lớn ở kinh đô.

Năm Canh Ngọ, 1930, Hòa thượng Thích Giác Tiên lập Sơn môn Phật học đường tại chùa Trúc Lâm tại làng Dương Xuân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thỉnh Hòa thượng Thích Phước Huệ, từ chùa Thập Tháp Bình Định làm Đạo sư. Các đệ tử của Hòa thượng như Thích Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể là học tăng của trường Sơn môn mà sau này đã trở nên những bậc tăng tài của Phật giáo Việt NamPhật tử Tâm Minh Lê Đình Thám được dự học cùng các học tăng lớp này.

Sau Sơn môn học đường sơ cấp tại chùa Trúc LâmHòa thượng Thích Giác Tiên ủy thác cho Hòa thượng Thích Tịnh Khiết mở Sơn môn Học đường trung cấp tại chùa Tường Vân. Vào cuối năm Nhâm Thân 1932, Hòa thượng Thích Giác Tiên cùng với đệ tử Thích Mật Khế bấy giờ là tổng thư ký sơn mônTăng già tỉnh Thừa Thiêngiảng sư An Nam Phật học hội và bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám lập Sơnmôn Đại học tại chùa Trúc Lâm, sau đó chuyển đến chùa Tây Thiên (1935). Đây chính là đại học Phật học đầu tiền vào thời kỳ chấn hưng Phật giáoHòa thượng Thích Phước Huệ là Giáo thọ trưởng của hai trường nầy. Chư tôn Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đôn Hậu, Mật Hiển, Mật Nguyện, Chánh Thống, Vĩnh Thừa, Thiện Minh, Thiện TríQuảng Huệ ... vào năm 1934, và vào năm 1937 Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Thiện Hoa, từ miền Nam ra; đã từng học tại trường Đại học Phật giáo nầy. Chư tôn Hòa Thượng là những giáo phẩm được bổ xứ nhiều Phật sự mạng mạch trong trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ thời cận hiện đại.

dai hoc chua tay thien hue

Cùng được Hội Lưỡng Xuyên Phật học tuyển chọn ra học tại trường Phật học Tây Thiên và An Nam Phật học đường Báo Quốc còn có chư Hòa Thượng Thích Trường Lạc, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện, Bảo Ngọc, Chí Quang, Chánh Quang ... Chư tôn Hòa Thượng Thích Tâm Ấn, Tâm Thông, Thanh Thủy cũng được Hội Phật giáo Bắc kỳ đưa vào tham học trường An Nam Phật học tại chùa Báo Quốc - Huế.

Năm 1944, các Sơn môn học đường đều quy về một mối tại chùa Linh Quang, Huế. Hòa thượng Thích Trí Thủ được bổ xứ trụ trìđồng thời là Giám đốc Sơn môn học đường ở đây. Đến năm 1947 Sơn mônhọc đường tại chùa Linh Quang được đưa về chùa Báo Quốc, Huế và cùng với An Nam Phật học đường cũ củng cố thành Phật học đường Báo QuốcHòa thượng Thích Trí Thủ là trụ trì kiêm Giám đốc Phật học đường này. Sơn môn Tăng già Thừa Thiên từ năm 1943 do Hòa thượng Thích Quảng HuệTrụ trì chùa Thiên Minh ở Huế giữ Phật sự Chánh trị sự, kế nhiệm Hòa thượng Thích Trí Thủ, trụ sở tại chùa Linh Quang - Huế, tiếp nối cho tới khi lập Giáo hội Tăng già.

Giáo hội Tăng già Trung Việt thành lập vào mùa đông năm 1951, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được cung thỉnh làm Pháp chủ và Hòa thượng Thích Mật Hiển chùa Trúc Lâm là Trị sự trưởng; trụ sở Giáo hộiđặt tại chùa Linh Quang, Huế nơi Hòa thượng Thích Mật Nguyện được bổ xứ trụ trì. Từ đây về sau, Phật sự hoằng pháp từ giáo dưỡng Tăng niđào tạo tăng tài đến điều hành các hội Phật học đều do một mối Tăng già nắm giữ mạng mạch, càng làm tăng trưởng thêm tín tâm của mọi giới Phật tử vào đạo pháp.

Năm 1950, hội Phật học Trung Việt tại tỉnh Khánh Hòa do Hòa thượng Thích Thiên Minh làm Hội trưởng, lập ra Tăng học đường tại đây vào ngày 7-3-1952. Hòa thượng Thích Phước Huệ trụ trì chùa Hải Đức ở Huế hiến cúng chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa cho Giáo hội Tăng Già Trung Việt. Năm 1953 Tăng học đường trở thành Phật học đường Hải Đức Nha Trang. Phật sự Giám đốc Phật học đường này do Hòa thượng Thích Trí Thủ kiêm nhiệm cùng với Phật học đường Báo Quốc ở Huế. Sau năm 1954, đây là Phật học viện Trung phần tại Nha Trang.

Khi hội Phật học Trung Việt phát triển lên cao nguyên, Hòa thượng Thích Thiện Minh bấy giờ là xử lý Phật sự của hội, đã chỉ thị bổ xứ Hòa thượng Thích Từ Mãn trụ trì chùa Linh Sơn, thành phố Đà Lạt, thuộc tỉnh Tuyên Đức vào năm 1948. Nguyên chùa Linh Sơn do công đức xây dựng của cố Phật tử Võ Đình Dung; Hòa thượng Thích Trí Thủ là vị trụ trì đầu tiên vào năm 1947, kế tiếp là Hòa thượng Thích Diệu Hoằng. Cùng với Hòa thượng Thích Từ Mãn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đến đó để làm giảng sư cho Hội Phật học và Hiệu trưởng trường Tuệ Quang tại khu cây số 4 thành phố Đà Lạt cùng chủ bút Tạp chí Liên Hoa (Đà Lạt) mà Pierre Marti pháp danh Long Từ quản lý từ năm 1951 - 1954. Bấy giờ Chi hội Phật học Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Tuyên Đức đã được phát triển; ngôi chùa ở đây do Hòa thượng Thích Đức Thiệu, là trưởng tử của Hòa thượng Thích Trí Thủ làm trụ trì.

Suốt gần một thế kỷ, Tăng già Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ có tổ chức giáo đoàn hay giáo hộiChư tăng ni tu học và phụng hành Phật sự theo thanh quy môn pháitự viện của mình - Phong trào chấn hưng Phật giáo vừa khởi phát những năm đầu thập niên 1930, Tăng Già Phật giáo ở Huế gọi là Sơn môn Tăng già Thừa Thiên. Từ năm 1936, Sơn Môn tăng già nầy do Hòa Thượng Thích Trí Thủ Chánh trị sự, Hòa Thượng Thích Quảng Huệ làm Phó trị sự và do Hòa thượng Thích Mật Khế làm Tổng thư ký; chùa Linh Quang là trụ xứ của Sơn môn Tăng già tỉnh Thừa Thiên, cùng với Sơn môn Tăng già các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và Cao nguyên Lâm Viên hòa hợp Tăng thường kỳ theo luật Tăng giàtại chùa Linh Quang. Năm 1943, Hòa Thượng Thích Quảng Huệtrụ trì Chùa Thiên Minh kế nhiệm làm Chánh trị sự. Đến năm 1947, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết được suy tôn ngôi vị Pháp chủ Tòng LâmTrung Việt; danh xưng Tòng Lâm Trung Việt chính là tổ chức sơn môn Tăng già làm tiền thânCuối năm1951, Giáo hội Tăng già Trung Việt ra đời, vân tập toàn thể Sơn môn Tăng già miền Trung để củng cốmạng mạch Phật giáo. Đây là công hạnh hòa hợp Tăng của chư tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đôn Hậu, Mật Nguyện, Mật Hiển, Trí ThủGiáo hội suy tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết chùa Tường VânHuế làm Pháp chủHòa thượng Thích Mật Hiển là Trị sự trưởng, trụ sở tại chùa Linh QuangGiáo hộiTăng già Trung Việt xuất bản tạp chí “Liên Hoa” làm cơ quan thông tri Phật sựhoằng dương chánh phápHòa thượng Thích Đôn Hậu giữ Phật sự chủ nhiệm, Hòa thượng Thích Đức Tâm làm Thư ký tòa soạn và ni sư Diệu Không làm Quản lý. Cùng hoạt động Phật sự với Giáo hội Tăng già Trung Việt là hội Việt Nam Phật học Trung Việt, tiền thân là An Nam Phật học hội.

Ni chúng hàng đầu vào thời chấn hưng Phật giáo Miền Trung ở kinh đô Huế là sư bà Thích Nữ Diệu Hương; thế danh Nguyễn Thị Kiều, sinh năm Giáp Thân 1884 tại làng Dạ Lê hạ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm Kỷ Hợi 1899 được tuyển vào cung triều vua Thành Thái. Năm 1916 vua bị thực dân Pháp lưu đày cùng vua Duy Tân, bà xin xuất giathọ pháp với Hòa thượng Thích Thanh Thái chùa Tường Vân, Huế sau đó thọ giới Tỳ kheo ni tại giới đàn Từ Hiếu năm 1924, tu học ở chùa Trúc Lâm. Năm 1928 bà Hồ Thị Hạnh tức Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không sau nầy, lập ra chùa Diệu ViênSư bàDiệu Hương được mời làm trụ trì. An Nam Phật học hội ra đời, Sư bà được ban Chứng minh đạo sư ủy nhiệm tổ chức ni trường tại chùa Từ Đàm Huế. Ni chúng khắp nơi Bắc Trung Nam về theo học rất đông. Đến năm 1934 ni chúng ở đây lên tới 100 vị, ni trường được chuyển lên chùa Diệu Đức ở thôn Trường AnHương ThủyThừa Thiên do công đức hỷ cúng của bà Hồ Thị Hạnh tức Ni sư Diệu Không. Ni trường Diệu Đức được Hòa thượng Thích Phước Huệ chứng minh Đạo sưNi sư Diệu Hương được bổ xứ trụ trì. Quý ni sư Diệu KhôngDiệu Trí, Thể Quán, Cát Tường, Thể Thanh, Mandala và hầu hết ni đoàn Phật giáo ở miền Trung đều xuất thân tu học từ nơi đây. Sư bà Thích Nữ Diệu Hương tịch vào ngày 26 tháng giêng năm Tân Hợi, 1971, tháp được xây ở chùa Diệu Đức, Huế.

Trước đó đã có tỳ kheo ni Diên Trường, thế danh Hồ Thị Nhàn sinh năm 1863 tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Khi chồng qua đời, bà quy y Tam Bảo và xin xuất gia thọ pháp với Hòa thượng Thích Hải Thiệu, chùa Từ Hiếu ở Huế vào 1898. Năm 1910 bà thọ giới Tỳ kheo ni tại Đại giới đàn ở tỉnh Quảng Nam do Hòa thượng Thích Vĩnh Gia đàn đầu. Tỳ kheo ni Diên Trường lập chùa Trúc Lâm ở Huế, thỉnh Hòa thượng Thích Giác Tiên trụ trì. Chùa đã trở thành ngôi tòng lâm xuất phát công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Trung, nơi khai sinh ra An Nam Phật học hội, Sơn môn học đường mà vị đại sư trụ trì là trụ cột. Ni sư Diên Trường tịch vào ngày rằm tháng tư năm Ất Sửu 1925, tháp được xây trong khuôn viên chùa Trúc Lâm.

Trong khuôn khổ phát triển Phật giáo miền Trung, hội Phật học tỉnh Bình Định cũng ra đời ngay từ năm 1932 do công đức mạng mạch của chư tôn Hòa thượng Thích Phước Huệ, Phổ Huệ, Liên Tôn, Bích Liên, Trí Độ, Vĩnh Khánh, Thiên Đức..., hoạt động cho đến năm 1945. Từ năm 1930 chư tôn Hòa thượng Thích Phước Huệ, Long Khánh, Bạch Sa, Minh Tịnh, Thiên Đức ... đã thành lậpduy trì và giảng dạy các trường Phật học gia giáo. Đây cũng là nền tảng cho việc chấn hưng Phật giáo tại tỉnh Bình Định. Các cư sĩ Phật tử có công đức lớn đối với Hội Phật học tại tỉnh nhà là các ông Nguyễn Mạnh Trừng, Phan Thanh Khuyến, Lê Tư Bạch ... Một tu viện Phật giáo lấy tên tổ Nguyên Thiều được Hòa thượng Thích Huyền Quang lập nên để giáo dưỡng tăng chúng tại tỉnh Bình Định, tồn tại cho tới ngày nay.

Tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, có Hội Đà thành Phật học thành lập do nghị định 1057, Khâm sứ Trung kỳ Maurice Fernand Graffeuil ký ngày 14.05.1935 với tạp chí Tam Bảo được cấp phép xuất bản ngày 15.01.1937 làm cơ quan tuyên truyền chánh pháp Phật giáo do Hòa thượng Thích Bích Liên hội trưởng và chủ nhiệm. Hội An Nam Phật học chi hội Đà Nẵng được thành lập và một nhóm trí thứcPhật tử trực thuộc đã khởi công xây dựng ngôi chùa Pháp Lâm ở đường Ông Ích Khiêm thành phố Đà Nẵng vào năm 1936 làm trụ sở chi hội. Từ sau năm 1963, chùa đã trở thành trụ sở Giáo hội Phật giáotỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Chấn hưng Phật giáo ở miền Trung được các nhà cách mạng dân tộc nổi tiếng thời bấy giờ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng cổ xúy, ủng hộ. Cụ Phan Bội Châu khi bị thực dân Pháp quản thúc ở Bến Ngự, Huế từ năm 1925 cho đến khi mất vào năm 1940 đã có những bài báo viết về tư tưởng Phật giáo mang tính xã hội thời đạiđáp ứng con đường cách mạngdân tộc Việt Nam. Phan Chu Trinh còn chủ trương tích cực “phế Nho hưng Phật” để cách mạng xã hộichấn hưng đất nước. Phong trào còn có sự tham dự của thành phần quan lại triều  đình như Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Khoa Tân, Ưng Bình Thúc Gịa Thị, Nguyễn Khoa Toàn, Trương Xứng, Viễn Đệ, Lê Thanh Cảnh ...

Công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc do công đức lớn lao của Chư Tổ Thanh Hanh, (tức Vĩnh Nghiêm), Tuệ Tạng, Mật Ứng Thanh Âút (Trung Hậu) và Chư Tôn Hòa thượng Thích Tố Liên, Trí Hải... Năm 1930 Hòa thượng Thích Trí Hải (1906  - 1979) tự Thanh Thao cùng chư Tăng ở miền Bắc thành lập ra Tăng đoàn thanh niên lấy  tên là Lục Hòa Tịnh Lữ. Khi Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học và Hội An Nam Phật học ra đời ở Sài Gòn và Huế thì Lục Hòa Tịnh Lữ cùng bước đi theo con đường chấn hưng Phật giáoHòa thượng Thích Trí Hải cùng các pháp lư như Hòa thượng Thích Thái Hòa, Hải Châulên Hà Nội vận động chư Tăng ni nhưng rốt cục họ chỉ hòa hợp với một số cư sĩ Phật tử là viên chức chính quyền sở tại bấy giờ như các ông Lê Toại ở Sở Đốc lý Hà Nội, Trần Văn Giác ở Sở Thương Chính, Nguyễn Hữu Kha ở thư quán ấn quán Hòa Ký vào cuối năm 1932, lập ra Phật học Tùng thư tại chùa Mai Xá nhằm mục đích dịch và in những kinh sách Phật giáo bằng Việt ngữ để hoằng dương rộng rãi trong quần chúng. Vào tháng 5 năm 1934, nhằm ngày Phật đảnPhật học tùng thư chuyển địa điểm từ chùa Mai Xá về chùa Quán Sứ, Hà Nội. Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa lịch sử, được khởi xây từ thế kỷ 15 tại thôn An Tập, phường Cỗ Vũ, tổng Tiền Nghiêm sau đổi là Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương. Nguyên xưa ở đây là nơi tế thần cầu an hằng năm cho dân trong vùng, được gọi tên là xóm An Tập. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì thời vua Lê Thái Tông cho dựng “Quán Sứ” để làm nơi đón tiếp sứ thần các nước khác như Chiêm Thành, Ai Lao, Cao Miên, là những xứ sở có truyền thống tín ngưỡngPhật giáo. Vua cho dựng thêm chùa ở “Quán Sứ” để cho sứ thần các nước kia có nơi lễ Phật; chùa cũng được gọi là chùa Quán Sứtồn tại cho đến ngày nay ở số 73 Quán Sứ, Hà Nội.

Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha hiệu Thiều Chửu là một cư sĩ Bồ Tát tại gia, sinh năm Nhâm Dần, 1902 tại Trung Tự, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội. Năm lên 18 tuổi đã thấm nhuần giáo lý Đức Phậttham thiềnhọc đạo vào độ tuổi thanh xuân. Năm 26 tuổi, cư sĩ đã dịch nhiều bản kinh Phật từ Hán văn ra Việt ngữ. Từ năm 1932 đến 1933, ông dịch “Khóa hư lục’ của vua Trần Nhân Tông. Năm 1934 ông tham gia thành lập Hội Phật giáo Bắc kỳ và làm quản lý tạp chí Đuốc Tuệ của hội nầy. Năm 1936 ông đưa đề nghị Hội Phật giáo Bắc kỳ trùng tu chùa Quán Sứ, Hà Nội, sau đó ông được chỉ định quản lý công trình trùng tutheo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng, do tổ Vĩnh Nghiêm duyệt xét. Năm 1938 ông thành lập Hội truyền bá quốc ngữ cùng với các ông Nguyễn Văn Tố và Phan Thanh. Ông còn cùng với bà Hoàng Thị Uyên ở Hà Nội lập ra Hội Tế Sinh nhằm hoạt động từ thiện trong dân chúng. Năm 1941 được Hội Phật giáo Bắc Kỳ ủy thác lập Phật học đường tại chùa Phổ Quang nhằm giáo dưỡng Tăng ni. Tháng 12.1946 ông mang theo các em mồ côi cùng lên đường vào vùng kháng chiến chống Pháp, tham gia hội Phật giáo cứu quốc.

Năm 1954 bị đem ra đấu tố với tội danh “bóc lột các em mồ côi và Tăng ni Phật tử”. Vào ngày 15.6.1954 ông gieo mình tự tử trên thác sông Huống, gần chùa Huống, thọ 53 tuổi. Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha được sư bà chùa Phụng Thánh lập mộ tại chùa. Ông là tác giả bộ tự điển Hán Việt mà thường được gọi là tự điển Thiều Chửu thông dụng trong giới học giả, sinh viên. Cư sĩ quả là người suốt một đời phụng sự Phật phápphụng sự chúng sanh với tâm Bồ Tát với hạnh thanh tịnhan bần.

Năm 1934, Hội Phật giáo Bắc Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Quán  Sứ số 73 đường Richaud, Hà Nội do nghịđịnh 4283 của Thống sứ Bắc kỳ Auguste Tholande ký ngày 6.11.1934; Hội xuất bản tạp chí “Đuốc Tuệ” vào tháng 12-1935, giấy phép xuất bản cấp ngày 10.12.1934 do Nguyễn Năng Quốc chủ nhiệm, Hòa thượng Thích Trung thứ chủ bút cùng các tên tuổi Đồ Nam Tử, Thiều Chửu, Tố Liên, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Trân Hòa ... “Bồ Đề Tân Thanh”; “Tiếng Chuông Sớm” do nghị định xuất bản số 6169 đề ngày 31.01.1935, số đầu tiên ra ngày 15.06.1935 do Tăng cang sơn môn Linh Quang (Bà Đá) Đỗ Văn Hỷ chủ nhiệm sáng lập, chủ bút là Thiền sư Bảo Giám Trụ trì Chùa Đông Lâm ở Bắc Ninh và Phó là Trụ trì Chùa Bảo Phúc ở Hà Đông Nguyễn Quang Độ; nòng cốt là người ở hàng thứ 3, thế danh Đặng Văn Lợi Tăng trưởng Chùa Trấn QuốcTrụ trì ở Hà Đông Thanh Tùng quản lý, là cơ quan ngôn luận thông triPhật sựhoằng dương chánh pháp. Tạp chí Đuốc Tuệ do Lệ Thần Trần Trọng Kim làm trưởng ban biên tập. Hội mở Tăng học đường tại chùa Quán Sứ và ni trường tại chùa Bút Tháp Hà Nội. Tổ Thanh Hanh ở chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang được cung thỉnh làm Thiền gia Pháp chủ, do Nghị định số 4283 ngày 6-11-1934 của chính quyền tại Bắc Kỳ (thuộc  triều đình hoàng đế Bảo Đại) cho phép thành lập Hội này. Phật tử Nguyễn Năng Quốc, nguyên Tổng đốc Hà Nội đứng làm Hội trưởng với 32 hội viên sáng lập là các vị cư sĩ Phật tửhọc giả hữu  công trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc; có thể kể đến là Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Năng Quốc, Thiều Chửu, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Kế Bính, Lê Toại, Bùi Thiện Căn, Bùi Thiện Cơ, Tuệ Nhuận, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Văn Ngọc ... Vào ngày 18.11.1934, Hội nhóm đại hội đồng bầu ra Ban Quản trị và ngày 23.11.1934, nhân ngày vía Đức Phật Di Đà tổ chức lễ ra mắt. Nhân khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, học giả Trần Trọng Kim đã giảng đề tài “Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo” vào ngày 11-1-1936; sau đó là “Phật giáo đối với cuộc nhân sinh” và “Phật giáo tiểu thừa và đại thừa”.

Chủ trương gắn liền với xã hội, mang tính nhân gian, đi sâu vào quần chúng, Đồ Nam Tử và Thiện Chiếu đã có những bài đăng trên tạp chí Phật học Đuốc Tuệ của Hội Bắc Kỳ Phật giáo, cổ xúy cho tư tưởng có màu sắc xã hội này.

Năm 1937, hội Phật giáo Bắc Kỳ trùng tu chùa Quán Sứ, thỉnh Hòa thượng Thích Trừng Thanh (tức Tổ Trung Hậu) làm Trưởng ban kiến thiếtHòa thượng Thích Tuệ Tạng làm thủ quỹ. Vào ngày 26-6-1938 (nhằm ngày 29-5 năm Mậu Dần), Hội tổ chức lễ đặt đá với sự chứng minh của Tổ Liên Phái; Tổng đốc Hà Nội Hoàng Trọng Phu và Hội trưởng Nguyễn Năng Quốc tham dự cùng chư tôn Hòa thượngTăng niPhật tử miền Bắc. Chùa trùng tu trong thời gian 5 năm, đến ngày 13-9-1942 (4.8 năm Nhâm Ngọ) mới làm lễ an vị tôn tượng Đức Phật và khánh thành. Chùa đã trở thành trung tâm hoằng pháp của Phật giáo Bắc kỳ.

Liên tiếp những năm 1935 - 1936, nhiều chi hội Phật học tại nhiều huyện, tỉnh ở Bắc Việt được thành lập, như ở Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng ...

Trên tạp chí Phật học Đuốc Tuệ, Hòa thượng Thích Tố Liên đã viết rất nhiều bài vở nhằm vào ý tưởngsách tấn Tăng ni, cổ xúy chấn hưng nền Phật giáoCuối năm 1936 Hòa thượng đã vào Huế gặp gỡ, thanh đàm với Tâm Minh Lê Đình Thám thuộc Hội An Nam Phật học, tham bái Đại học Sơn môn Tây Thiên, Trường Sơn môn Tiểu học Trúc Lâm... Sau chuyến đi, Hòa thượng có bài viết tường trình trên báo Đuốc Tuệ về những hoạt động Phật sự đang diễn tiến tại miền Trung và Huế. Ngày 14-12-1936, Hòa thượng Thích Tố Liên đọc chúc từ khai giảng trường Phật học tại chùa Quán Sứ, Hà Nội thuộc Hội Phật giáo Bắc Kỳ.

Vào đầu năm 1937, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ thành lập Ban bảo trợ, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động Phật sự, đưa ra điều lệ gồm 12 điều; Ban Trị sự do Tổ Trung Hậu làm Trưởng ban, Ban Tài chính kiêm thủ quỹ do Tổ Hương Tích làm Trưởng Ban cùng Ban Bảo trợ. Tòa soạn báo Đuốc Tuệ ban đầu do ông Trần Trọng Kim làm Trưởng ban biên tập, được giao cho Hòa thượng Thích Tố Liên điều hành trực tiếp.

Ngày 01-7-1939, Hội Phật giáo Bắc Kỳ khánh thành thư viện tại chùa Quán Sứ, Hà Nội gọi là Đại phương thư viện; dự lễ có chư tôn Hòa Thượng Thích Trí Hải, Tố Liên và các ông Trần Văn Đại, Phó Hội trưởng Hội Phật học Bắc Kỳ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Quang Oánh, Lê Toại, Trần Văn Giáp, Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu Kha. Ngày 24 đến 26-3-1940, Hòa thượng Thích Tố Liên thuyết pháp đề tài “Phật giáo với nhân sinh” trước hơn 200 nam phụ lão ấu Phật tử nhân dịp lễ lạc thànhchùa Tích Phúc ở Hà Đông. Ngày 2-12-1940 chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương, nơi phát tích Tổ Huyền Quang đệ tam Tổ Trúc LâmHòa thượng Thích Tố Liên được Hội Phật học Bắc Việt cử về quản lý Phật tích nầy, mở trường Tòng Lâm Phật học bậc Tiểu học Côn SơnHòa Thượng là Trú trì chùa Côn Sơncho đến tháng 12 năm 1944, Hội Phật giáo Bắc Kỳ thỉnh Hòa thượng về trú xứ ở chùa Quán sứ Hà Nội.

Tháng 1-1945, 3 tổ chức Phật giáo là Hội Phật giáo Bắc kỳ, Phật giáo cứu quốc và Hội Phật tử Bắc Kỳ họp hội nghị lập ra Ủy ban chấp hành Tăng già Phật giáo Bắc hà với nhiệm vụ hòa hợp sơn môn Tăng già, các hội Phật học cùng chung lý tưởng từ bi cứu khổ của Đức Phậtthực hiện hoằng dương Phật phápphụng sự tổ quốc và cứu khổ cứu nạn. Ủy ban do Hòa thượng Thích Mật Ứng, chùa Quảng Bá, Hà Nội làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Tố Liên làm phó; thư ký là Hòa thượng Thích Mật Chiếu; Ban Tài chính: Hòa thượng Thích Thanh Trước; Ban Kiểm soátHòa thượng Thích Thái Hòa, Hòa thượngThích Thanh Kinh; Ban Nội vụ và Ngoại vụ: Hòa thượng Thích Vĩnh Quang, Hòa thượng Thích TâmChính; Ban Hộ pháp gồm các đạo hữu Văn Quang Thùy, Lê Ngọc Tiến. Trụ sở Ủy ban nầy đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Tháng 5-1946 nguyệt san Diệu Âm được xuất bản, làm cơ quan hoằng dương Phật pháp của Tăng giàBắc kỳ, khi các tạp chí Đuốc Tuệ đình bản. Chủ nhiệm là Nguyễn Thanh Chân và Hòa thượng Thích Tố Liên làm chủ bút; tòa soạn đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Số báo đầu tiên ra ngày 8.5.1946.

Về phần Tăng giàHòa thượng Thích Trí Hải (Thanh Thao) là đệ tử của Tổ Tâm Khoảng, vào thập niên 30-40 của thế kỷ 20 đã cùng Hòa thượng Thích Tâm Lợi chùa Trấn QuốcHòa thượng Thích Thông Lạc chùa Võ Thạnh hòa hợp Sơn môn Hồng Phúc (Phái Tào Động) và Bà Đá (Phái Lâm Tế) để chấn chỉnhsơn môn Tăng giàtruyền thừa chánh phápSơn môn Tăng già xuất bản tạp chí Phật học lấy tên “Tiếng Chuông Sớm” làm cơ quan truyền bá Phật pháp, tòa soạn đặt tại chùa Bà Đá, số đầu tiên ra ngày 15-6-1935 do Hòa thượng Thích Trí Hải làm chủ bút. Các thập niên từ 30-50 của thế kỷ 20, Tổ Trung Hậu, Hòa thượng Thích Tuệ Tạng và Hòa thượng Thích Viên Tutrụ trì chùa Bút Tháp, Hà Nội đã liên tục mở trường hạ an cư tại chùa Bút Tháp.

Từ 1945 trường Phật học tại chùa Bồ Đề huyện Gia Lâm được mở, do Chư tôn Hòa thượng Thích Tuệ Tạng và Tố Liên làm Giáo thọ. Tháng 8 năm 1949, thêm ni trường Vân Hồ tại Tổ đình Vân Hồ - Hà Nội. Ban giáo thọ gồm có Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, Tố Liên, Trí Hải và ni sư Thích Nữ Đàm Soạn chùa Đức Viên, ni sư Thích Nữ Đàm Dung chùa Xã Đàn. Đây là nơi đào tạo ni chúng lớn nhất của Bắc hà thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt NamTịnh tài làm phương tiện tu học cho ni trường do ni sư Thích NữĐàm Tỵ, trụ trì chùa Vân Hồ bấy giờ lo liệuNi sư Đàm Dung là vị Giáo thọ ni nổi tiếng học thức và đạo hạnh của ni trường nầy.

Do sự vận động của Hòa thượng Thích Tố Liên cùng các cư sĩ Lê Toại, Trần Văn Đại, Nguyễn Đình Dương, Văn Quang Thùy...; vào thời điểm diễn ra Phật sự chỉnh lý Tăng già, ngày 20-8-1949, Hòa thượng Thích Tố Liên vân tập tăng ni Bắc kỳ, hội nghị tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, thành lập Hội Tăng nichỉnh lý. Hòa thượng Thích Mật Ứng được cung thỉnh làm pháp chủ và Hội trưởng là Hòa thượng Thích Tố Liên. Rằm tháng 7, Vu Lan năm Kỷ Sửu 1949, bán nguyệt san “Phương Tiện”, cơ quan hoằng dương chánh pháp của hội in số đầu tiên; Hòa thượng Thích Tố Liên chủ nhiệm, Hòa thượng Thích Tâm Nguyệt chủ bút. Trụ sở Hội và tòa soạn báo đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Kỳ cũng được tái tục thành lập do cư sĩ Bùi Thiện cơ làm Hội trường, Hòa Thượng Thích Tố Liên làm phó và Hòa thượng Thích Viên Quang là tổng thư ký. Trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Tháng 8 năm 1949, Hòa thượng Thích Tố Liên và Thích Trí Hải mở trường Phật giáo Khuông Việt bậc tiểu học ở Hà Nội do cư sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh đứng làm hiệu trưởng; đây làì trường tư thục Phật giáotiên phong theo hệ thống giáo dục quốc dân. Tháng 9.1952 trường mở thêm bậc Trung học Đệ nhất cấp từ lớp Đệ thất đến Đệ tứ, ông Nguyễn Gia Tường được Hội Phật giáo Việt Nam Bắc Kỳ mời làm hiệu trưởng. Tháng 11.1953, Hòa thượng Thích Tố Liên và Trí Hải cùng Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xây dựngthêm trường Vạn Hạnh trong khuôn viên chùa Hàm Long, Hà Nội.

Hội Tăng ni chỉnh lý Bắc Việt còn xuất bản tạp chí Bồ Đề Tân Thanh, tiếp tục mở Phật học trường Quán Sứ và Ni trường Vân Hồ để giáo dưỡng Tăng niđào tạo Tăng tài. Tại Ni trường Vân Hồ, Ni sư Đàm Soạn làm giám học và quản chúng, cho đến 1951, Ni sư Đàm Đậu thay; tổ Tuệ Tạng và chư tôn Hòa Thượng Thích Tố Liên,  Thích Trí Hải cùng chư ni sư từ Huế làm giảng sư.

Vào ngày 9-9-1950, Hòa thượng Thích Tố Liên vân tập tăng nihội nghị tại chùa Quán Sứ Hà Nội dưới sự chứng minh của Tổ Thông Minh, chư Hòa thượng Thích Mật Ứng, Thanh Đắc, Tuệ TạngHội nghịthảo luận sửa đổi bản điều lệ Tăng già miền Bắc, các Phật sự chấn hưng Phật giáochỉnh đốn Tăng ni, hướng dẫn Phật tử sinh hoạt theo đúng chánh pháp đức Phậtbài trừ các hủ tục mê tínHội nghị đồng phê chuẩn đổi danh xưng Hội Tăng ni chỉnh lý Bắc Kỳ thành Giáo hội Tăng già Bắc Việttuyên bố bản điều lệ và suy tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng chính thức vào ngôi Thiền gia Pháp chủ đã khuyết từ năm 1937 khi Tổ Vĩnh Nghiêm (Thanh Hanh) viên tịchHòa thượng Pháp chủ tuyên bố mấy điều Tăng ni cần phải phụng hành: 1/ Thống nhất ý chí xây dựng lại nền Phật giáo. 2/ Tăng ni phải tinh tấn tu họcđể tiếp nối tuệ mạng của đức Phật.      3/ Tổ chức nghi thức thiền mônpháp phục Tăng ni được nhất thể. 4/ Tăng chế đã ban bố phải được phụng hànhHội nghị thỉnh mời Hòa thượng Thích Tố Liên giữ Phật sự Hội trưởng Tổng trị sự Giáo hội Tăng già Bắc Việt. Tháng 8-1954 sau ngày Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam từ Bắc vào đặt trụ sở tại chùa Giác Minh ở đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Trên con đường này, chư Tăng ni Phật tử miền Bắc còn lập chùa Từ Quang do Hòa thượng Thích Tâm Châu trụ trìChư tôn giáo phẩm thuộc Giáo hội Tăng già ở miền Bắc vào, còn được biết đến là Hoà thượng Thích Tâm Giác, Đức Nhuận, Đức Nghiệp, Thanh Kiểm, Thanh Long, Quảng Độ, Quảng Thiệp, Quảng Long, Quảng Thạc, Giác Đức ... Giáo hội Tăng già Bắc - Việt lập chùa và nghĩa trang Phật giáo Bắc Việt - bên cạnh phi trường Tân Sơn nhất, Sài Gòn do Hòa thượngThích Trí Dũng chủ chốt. Chư tôn giáo phẩm Phật giáo vừa nêu trên đây đã có công đức lớn lao trong Phật sự hướng dẫn tinh thần và củng cố sinh hoạt Tăng ni Phật tử từ miền Bắc vào Nam sau hiệp định Genève chia đôi đất nước năm 1954. Quý vị ấy là những người đứng đầu trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ  Phật giáolãnh đạo công cuộc đấu tranh đòi nhân quyền dân chủ bảo vệ Phật giáo vào năm 1963, chống lại chế độ đàn áp Phật giáo tại miền Nam Việt Nam.

Cùng với sự ra đời của Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt được tái lập vào đầu năm 1949 củng cố nhiều hoạt động Phật sự. Hội mở ra cô nhi viện nuôi dạy trẻ mồ côi, được Quốc trưởng Bảo Đại đến thăm tặng quà vào ngày 15-10-1950. Hòa thượng Tố Liên vân tập hội nghị Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt cùng với Hòa thượng Thích Trí Hải thành lập gia đình Phật hóa phổ Bắc Việt và Phật tử Nguyễn Văn Nhã được cử làm Trưởng ban hướng dẫn. Hòa thượng Thích Tố Liên làm Trưởng ban hướng dẫn danh dựHòa thượng Thích Tâm Giác cố vấn giáo hạnhNi sư Hải Triều Âm cùng các cư sĩ Nguyễn Văn Nhã, Lê Văn Lâm, Vũ Thị Định, Lê Vinh, Đặng Văn Khuê, Trần Thanh Hiệp, là những người tiên phong của gia đình Phật hóa phổ miền Bắc. Vào cuối tháng 3 năm 1950, phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thuộc chính phủ Quốc gia gởi văn thư số 3806/XHKT tới Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo Bắc kỳ về việc cung cử một phái đoàn Phật giáo Việt Nam đến Ấn Độ:

"Phủ Thủ hiến Bắc Việt
Phòng XH-KT
Số 3806/XHKT

Hà nội ngày 23-3-1950
Thủ Hiến Bắc Việt

Kính gởi: 
Ông Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo Hà Nội

Thưa ông,

Chính phủ sẽ cử một phái đoàn Phật giáo Việt Nam qua Ấn Độ trước tháng 5 năm 1950 nầy. Trong phái đoàn sẽ có người thông ngôn Anh ngữ và hiểu biết đạo Phật.

Vậy xin ông lựa chọn cho một vị sư có học vấn xứng đáng để gia nhập phái đoàn ấy và trả lời ngay tôi biết. Vị sư này sẽ khởi hành vào Sài gòn trong thượng tuần tháng tư Dương lịch. Lẽ dĩ nhiên là chính phủ chịu hết mọi khoản chi phí.

Kính thư

Nguyễn Hữu Trí."

 

Ngày 21-4-1950, tại công văn số 3655/VP/THP, Thủ hiến Bắc-Việt kính gởi Hòa thượng Thích Tố Liên thông báo chính phủ Việt Nam quyết định cử Hòa Thượng làm trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam qua Ấn Độ.


Phủ Thủ Hiến Bắc Việt
Phòng XH-KT
Số 3655/VP/THP

Hà Nội ngày 21-4-1950
Thủ hiến Bắc Việt

Kính gởi:       
T.T. Tố Liên
Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo
73 Phố Quán Sứ - Hà Nội

Thưa Thượng Tọa

Tôi xin trân trọng báo tin để Thượng Tọa biết, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã quyết định cử Thượng Tọa làm Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam qua Ấn Độ.

Vậy xin kính mời Thượng Tọa quá bộ lại Phủ Thủ hiến để tôi được tiếp chuyện trước khi Thượng Tọakhởi hành vào Sài Gòn.

T.U.N Thủ hiến Bắc Việt
Chánh Văn phòng
ký tên (không rõ)

 

Từ ngày 26-5 đến 7-6-1950, Hòa thượng Thích Tố Liên nhân danh Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự hội nghị Phật giáo thế giới gồm đại diện 26 nước trên thế giới họp tại Colombo là thủ đô của quốc gia Tích Lan (Sri-Lanka), thành lập ra Liên Hữu Phật giáo Thế giới (Wold Fellowship of Boudhists) trụ sở tại thủ đô Colombo. Phật giáo Việt Nam là thành viên sáng lậpHòa thượng Thích Tố Liên được cử làm phó chủ tịch Liên Hữu Phật giáo Thế giới và đứng đầu tổ chức Phật giáo thế giới này tại Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội nghị Phật giáo quốc tế này đã phê chuẩn lá cờ năm sắc, biểu tượng của Phật giáo thế giới. Từ sau đó, cờ năm sắc, biểu tượng của Phật giáo đã tung bay khắp ba miền đất nước Việt Nam.

Trước và sau ngày tham dự hội nghị Phật giáo Thế giới (Liên hữu Phật giáo Thế giới), phái đoàn Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Tố Liên làm Trưởng phái đoàn, đã đến tham bái các Phật tích và tiếp xúc với các tổ chức và hội Phật học tại Ấn Độ và Tích Lan. Tại Ấn Độphái đoàn Phật giáo Việt Nam được Thủ hiến Bengal và Tổng thống Ấn Độ Prasad Rajendra tiếp kiến. Ngày 21-5-1950, Hòa thượng Thích Tố Liên diễn thuyết về lịch sử Phật giáo Việt Nam tại trụ sở Hội Ma ha Bồ đề, được thông dịch bằng tiếng Anh.

Chiều ngày 27-6-1950, Hòa thượng Thích Tố Liên nói chuyện trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn về chuyến đi của Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độ và Tích Lan. Sau đó cho xuất bản cuốn sách ký sự tường trình về chuyến hành hương đến đất Phật.

Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới gởi văn thư đính kèm Hiến chương tổ chức Phật giáo thế giới này đến Phật giáo Việt Nam, ngày 01-11-1950 Hòa thượng Thích Tố Liên gởi văn thư số 9/VP/PGTG đến Hội Phật học Trung Việt, Hội Phật học Nam Việt về Phật sự thành lập trung tâm Phật giáo Thế giới tại Việt Nam, sau đó đã nhận được sự tán thành. Ngày 9-12-1950, một hội nghị tại chùa Quán Sứ, Hà Nội thành lập Tiểu ban nghiên cứu soạn thảo điều lệ Hội Phật giáo liên hữu thế giới của Việt Nam do Hòa thượngThích Đức Nhuận làm trưởng ban; ban viên là các Phật tử Phạm Gia Thụy, Phan Huy Quát, Tam Lang Nguyễn Trọng Thuật, Mai Ngọc Thiện, Vũ Như Trác, Lê Văn Thu và Hòa thượng Thích Viên Quang.

Ngày 15-1-1951, Đại hội đồng thường niên Hội Phật giáo Bắc Việt họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội cùng đồng thuận lưu nhiệm Ban Quản trị từ những niên khóa trước cho tới niên khóa 1951 - 1953. Hội trưởng là Đạo hữu Bùi Thiện Cơ; phó là Hòa thượng Thích Tố Liên và Phật tử Trần Văn Đại; thư ký là Hòa thượng Thích Viên Quang.

Ngày 21.4.1951 hội nghị bất thường Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ tổ chức Phật giáo thống nhất toàn quốc. Sửa đổi điều lệ Hội Việt Nam Phật giáo. Cử phái đoàn dự hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc (Trung Nam Bắc) tổ chức tại Thuận Hóa Huế tháng 5.1951.

Ngày 22.4.1951, tại chùa Quán Sứ Hà Nội, Giáo hội Tăng già Bắc Việt cử hành lễ suy tôn Hòa thượngThích Mật Ứng vào ngôi Pháp chủ. Lễ suy tôn Pháp chủ Giáo hội Tăng già Bắc Việt có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hội trưởng Hội Phật học Trung Việt, đại diện Hội Phật học Nam Việt; cư sĩBùi Thiện Cơ Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việtđại diện chính quyền cùng chư tôn đức Tăngni và Phật tử.

Vào ngày Phật đản mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão nhằm ngày 13.5.1951 Lễ Thượng giáo kỳ Phật giáoquốc tế đã được cử hành tại Trụ sở Trung tâm địa phương Việt Nam của Liên Hữu Phật giáo quốc tế, chùa Quán Sứ, Hà Nội. Từ đó lá cờ ngũ sắc hòa hợp được quốc tế công nhận đã tung bay khắp nơi trên đất nước Việt Nam

 Để tiến tới thống nhất Phật giáo Việt Nam, một Ban vận động được thành lập gồm đại diện của Phật giáo 3 miền từ Tăng già đến hội Phật học, do Hòa thượng Thích Tố Liên, cư sĩ Bùi Thiện Cơ, Hòa thượng Thích Mật Nguyện, cư sĩ Tráng Đinh, Hòa thượng Thích Đạt Tucư sĩ Nguyễn Văn Thọ điều hành; nhằm trao đổi, bàn bạc giữa các tập đoàn Phật giáo Việt Nam, soạn thảo các văn kiện về đại hộithống nhất Phật giáo. Sau một thời gian trù bị do Hòa thượng Thích Tố Liên, Hòa thượng Thích Trí Quang chủ trì cùng các hội Phật giáo Việt Nam tại Huế; chư tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng, Thiền giaPháp chủ Giáo hội Tăng già Bắc ViệtHòa thượng Thích Tịnh Khiết, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Trung Việt và Hòa thượng Đạt Thanh, Đại diện Tăng già Nam Việt hội nghị tại chùa Quán Sứ, Hà Nội đưa ra lời hiệu triệu Tăng ni Phật tử Việt Nam về nguyện vọng tha thiết thống nhất Phật giáo 3 miền đất nước.

Tại hội nghị thống nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm, Huế tháng 5-1951, phái đoàn Phật giáo miền Bắc có 16 vị đại biểu là chư tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng, Thanh Đoan, Tố Liên, Trí Hải, Vĩnh Tường, Tâm ChâuTuệ Viễn, Thanh Cung, Viên Quang và các cư sĩ Phật tử Bùi Thiện Cơ, Lê Toại, Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Đình Quế, Nguyễn Văn Sách, Đỗ Công Châu, Đỗ Đình Cảnh.

Song song với Hội Việt Nam Phật Giáo, ở miền Bắc còn có hội Phật tử Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Chân Tiên, phố Bà Triệu, Hà Nội. Hội này do các Phật tử Tuệ Nhuận Văn Quang Thùy làm Hội trưởng cùng với Nguyễn Văn Chí, Lê Văn Lâm, Trương Đình Vy, Lê Văn Giáp, Bùi Hưng Gia điều hành. Hội thường tổ chức diễn thuyết về Phật học tại chùa Chân Tiên, lập Ban Hoằng kinh để xuất bản, in kinh sách Phật giáo ở số 56 Hàng Trống, Hà Nội. Hội còn xuất bản nguyệt san Bồ Đề do Tuệ Nhuận làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút, tòa soạn tại 108 Boret, Hà Nội; ban biên tập gồm có Tuệ Nhuận Văn Quang Thùy, Hồng Liên Lê Văn Giáp, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đại, Cát Thành Lan. Nguyệt san ra đời số đầu tiên vào ngày 22-9-1949 và đình bản tháng 5-1954. Năm 1947, hội Phật tử Việt Nam đã thành lập gia đìnhPhật hóa phổ gồm 2 phổ Hướng Thiện và Gia Thiện đầu tiên.

Từ năm 1937, tại Hà Nội cũng đã lập các ban đồng ấu nam nữ Phật tử và được đạo hữu Thiều Chửu huấn luyện từ giáo lý, hạnh kiểm cho đến các sinh hoạt đoàn đội và kỹ năng cắm trại. Đến khi chính thức thành lập gia đình Phật hóa phổ tại miền Bắc, tại Hà Nội có 2 phổ Minh Tâm và Liên Hoa sinh hoạt sớm nhất. Vào tháng 4-1951 đại hội thành lập tổ chức gia đình Phật tử thì miền Bắc vẫn còn sinh hoạtdưới danh xưng gia đình Phật hóa phổ, ngày 6-9-1951 nhân trại họp bạn được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội, gồm 7 đơn vị gia đình Phật hóa phổ miền Bắc, đạo hữu Võ Đình Cường từ Huế ra dự trại. Nhân danh Ban hướng dẫn tổ chức gia đình Phật tửđạo hữu đề nghị thay đổi danh xưng đồng nhất. Ngày 1-4-1953, đại hội Gia đình Phật tử lần thứ 2 đã thống nhất tổ chức thanh thiếu niên Phật tử này từ Nam Trung Bắc.

Trong thời gian 3 tuần lễ, từ ngăy 02.1 đến 23.1.1953, kết thúc văo ngăy vía Đức Phật Thích Ca thănh đạo mồng 8 thâng chạp năm Quý Tỵ; Giâo hội tăng giă Bắc Việt vă Hội Phật giâo Bắc Kỳ dưới sự tổ chức của Hòa Thượng Thích Tố Liín vă cư sĩ Bùi Thiện Cơ, một Đại lễ Hộ quốc an dân, cầu cho quốc thâi dân an đã diễn ra tại chùa Quân sứ Hă Nội.

 

Từ tòng lâm Kim Sơn Huế đến Phật Học viện Trung phần Việt Nam

Cùng với Phật giáo ba miền, tại miền Trung, An Nam Phật học hội ra đời văo năm 1932 mă sự nghiệplớn lao hơn hết lă mở ra câc tòng lâm Phật học giâo dưỡng Tăng tăi lăm mạng mạch Đạo Pháp. Từ năm 1930, Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Tiên, trú trì Tổ đình Trúc Lâm Huế cùng đệ tử của Ngài là Thích Mật Khế, đê lập nên Sơn môn Phật học đường Trúc LâmTường Vântiếp nối là các Sơn mônPhật học Vạn Phước (1933), Quân Thành, Thânh Duyên (1935), Tây Thiên (1935) văo khi Hòa thượngGiác Tiên chủ chốt thănh lập An Nam Phật học hội. Các sơn môn Phật học đường này vào năm 1944 được quy về một mối tại Tổ đình Linh Quang Huế, trú xứ của Sơn môn Tăng già từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận vă Cao nguyên Trung phần. Hòa Thượng Thích Trí Thủ được bổ xứ Trú trì kiêm nhiệm Giám đốc Sơn môn học đường tại đđy.

Sơn môn Đại học đường Tây Thiên tại Sắc tứ Tây Thiên (1935) của Đại Lêo Hòa Thượng Thích Giác Nguyên trụ trì, nguyên từ Tổ đình Trúc Lâm, do Hòa Thượng Thích Giác Tiên vă cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám sâng lập văo năm 1930 chuyển đến. Sơn môn đại học đường thuộc sơn môn Tăng già do Hòa Thượng Thích Giâc Nhiên giám đốc, Hòa Thượng Thích Phước Huệ được cung thỉnh lăm Giáo thọtrưởng; ngài lă bậc cao tăng trải qua câc triều vua Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại được cung thỉnh từ Tổ Đình Thập Thâp ở Bình Định đến kinh đô Huế chủ giảng Phật phâp trong hoăng cung. Chư tôn Đức Hòa Thượng Thích Mật Hiển, Đôn Hậu, Trí Thủ, Chánh Thống, Mật Nguyện, Vĩnh Thừa, Thiện Minh, Quảng Huệ, Thiện Hoa, Thiện Hòa ... đê tòng học tại Sơn môn Đại học đường này; là hàng giáo phẩm được bổ xứ nhiều Phật sự mạng mạch trong sự nghiệp chấn hưng Phật giâo.

Về An Nam Phật học đường tại Tổ đình Bảo Quốc Huế thuộc An Nam Phật học hội, do Hòa thượngThích Trí Độ lăm Đốc giáo vă  lễ đặt đâ chính thức xây dựng tổ chức văo ngày 27.10.1938.

An Nam Phật học đường Bảo Quốc đến năm 1944 được chuyển đến chùa Kim Sơn trín đồi Bảo Sơnthuộc làng Lựu Bảo, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiênlập thành Đại tòng lâm Kim Sơn do Hòa thượng Thích Trí Độ vă cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thâm chủ chốt; tâm nguyện là biến nơi đây thành một Đại học Phật giáo như Đại học Nalanda của lịch sử Phật giâo Ấn ĐộĐại tòng lâm Kim Sơn chỉ tồn tạitrong vòng một năm  học giữa lúc cuộc chiến tranh chống Phâp diễn ra, nạn đói toàn quốc xẩy đến. Chư Tôn Hòa thượng Thích Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siêu, Minh Châu, Trí Thuyên,... đê tòng học tại đây; cùng với chư tôn đức xuất thđn từ sơn môn Đại học đường Tđy Thiín lă những bậc tôn túc giâo phẩm thạch trụ của Phật giâo Việt Nam thời cận hiện đại.

Từ ngăy hình thănh cho đến về sau, tiếp nối những lớp học tăng xuất thđn từ Phật học đường Bâo Quốc đê phụng hănh nhiều Phật sự trọng yếu trong sự nghiệp hoằng dương chánh phâp ở nhiều lãnh vực khâc nhau ở trong và ngoài nước.

Lớp kế thừa tiền bối gồm Chư tôn Hòa thượng sau này, là Thích Thiền ĐịnhMinh Châu, Đức Tâm, Chơn Trí, Đức Phong, Đức Thiệu, Trí Không, Nhất Hạnh, Mên Giác, Thuyền Ấn, Khânh Nghiêm, Tịnh Nghiêm, Tịnh Huy, Châu Ninh, Đức Nhẫn, Viên Giác, Hòa Dinh, Như Tuyên, Đức Trạm...

Kế đến là Chư tôn Hòa Thượng Thích Thanh Hiển, Thiện Phước (A&B), Châu Sơn, Quang Thể, Thiện Giải, Thiện Lộc, Tánh Huyền, Châu Toàn, Đồng Bổn, Châu Đức, Viên Nhơn, Thiện Châu, Minh Chiếu, Minh Tánh, Đức Lâm, Đức Tạng, Thanh Trúc, Huyền Minh...

Đến lớp Thích Thiện Chơn, Chánh Lạc, Minh Tuấn, Thiện Đức, Chơn Không, Thiện Bình, Đức Phương, Minh Tuệ, Chơn Ngữ, Thiện Hạnh, Đức Tịnh, Từ Mẫn, Đức Hải, Đức Chơn, Từ Niệm, Chánh TrựcGiác Ngộ, Thiện Quang, Như Đạt, Trí Tánh, Giác Đức, Diệu Tánh, Trí Chơn, Chánh Nguyên, Trí Giác, Trí Diệu... Vă lớp Thích Phước Hải, Đức Tường, Huệ Minh, Hạnh Minh, Hải Thanh, Hải Tịnh, Đạo Dung. Tiếp đến lă Thích Chânh Liêm, Chánh Nghiêm, Huyền Giác, Minh Trang, Quân Tâm, Chơn Thức, Chí ThànhTrí TríQuang Minh, Trí Siêu, Đức ThanhNguyên Tịnh, Tâm Khai, Như Mên, Chơn An, Huệ TánhĐức Trạch...

Lớp đầu thập niên 1960 gồm Thích Phước Đình, Minh Chí, Nguyễn Văn Chấn, Đoàn Minh Du, Hà Thế Nghĩa, Lí Quang Đoàn, Lí Công Khải, Trần Tâm Huấn, Nguyễn Tâm Huệ, Nguyễn Tâm Hướng. Về sau là những lớp học tăng từ năm 1964, bấy giờ là Phật học viện Bảo Quốc thuộc Vụ Phật học, Tổng vụ giáo dục GHPGVNTN; lớp Thích Phước Thắng, Thiện Đạo, Hải Mẫn, Nguyên Hạnh vă lớp Thích Nguyên Thảo, Huệ TríMinh Đạo, Hải Quang, Phước Hòa, Phước Văn, Nguyên MinhQuang Huy, Đức Tánh, Huệ ThôngNguyên Thanh, Đạt Đạo...

An Nam Phật học đường tại Tổ đình Bâo Quốc sau ngăy chuyển thănh Đại Tòng Lâm Kim Sơn được lập thănh Phật học đường Bâo Quốc văo năm 1947 hợp nhất cùng với Sơn môn Phật học đường Linh QuangHòa thượng Thích Trí Thủ được bổ xứ Trụ trì Tổ đình Bâo Quốc, kiím nhiệm Giâm đốc Phật họcđường.

Phần An Nam Phật học Hội được Hòa Thượng Thích Đôn Hậu thay giữ Phật sự Hội trưởng văo năm 1944 khi Tâm Minh Lê Đình Thám đi văo Liên Khu 5 kháng chiến chống Pháp; đến năm 1946 thì tạm ngưng hoạt động. Năm 1948, Hội năy tái tục do công đức của cư sĩ Chơn An Lê Văn Định với sự điều hành Phật sự của Chư Tôn Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Trí ThủTrí Quang, Thiện Minh, Thiện Siêu... An Nam Phật học Hội sau đó đổi thành Hội Việt Nam Phật họcban đầu tạm đặt trụ sở tại 1B Nguyễn Hoàng (tức đường Trần Hưng Đạo nối dăi), Huế. Chơn An Lê Văn Đinh giữ chức Chánh hội trưởng và đứng tên Chủ nhiệm, tục bản nguyệt san Viên Âm thuộc An Nam Phật học hội cũ, lăm cơ quan hoằng phápHòa thượng Thích Trí Quang lăm Chủ bút và Phật tử Tôn Thất Tùng quản lý Tòa soạn. Cư sĩ Cao Hữu Đính giữ chức Tổng thư ký Hội vă không lâu sau, Hội quán chính thức đặt tại chùa Từ Đàm, Huế. Chư Tôn Hòa thượng Thích Phước Huệ, Giâc Nhiên, Giác Nguyên, Tịnh Khiết, Tịnh HạnhPhước Hậu, Giác Bổn ... được cung thỉnh làm Chứng minh đạo sư như thời An Nam Phật học hội. Năm 1950 Đại hộiđồng Việt Nam Phật học mà tiền thân lă An Nam Phật học hội trước năm 1948 bầu Hòa thượng Thích Đôn Hậu văo chức Chânh Hội trưởng vă năm sau, Phật sự này do Hòa thượng Thích Trí Thủ nắm giữ, kế tục là Hòa thượng Thích Trí Quang. Từ đó, Tổng Trị sự Hội Việt Nam Phật học do Sơn môn Tăng giă đảm nhận, lập ra Chi hội khắp miền Trung vă Cao nguyên, giữ mạng mạch đối với quá trình chấn hưngPhật giáo Việt Nam.

Trong gần một thế kỷ suy tăn theo vận mệnh đất nước dưới chế độ thực dđn, Tăng già Phật giâo Việt Nam chưa bao giờ có Giáo đoàn hay Giáo hội. Tăng giă Phật giáo Việt Nam tu học và phụng hành giáo phâp Đức Phật theo thanh quy từng môn phâi, tổ đình, tự viện của mình. Từ câc thập niên đầu thế kỷ 20, Tăng già miền Trung vân tập dưới danh xưng Sơn môn Tăng giàHòa thượng Thích Mật Khế giữ Phật sự Tổng thư ký Sơn môn Tăng già Thừa Thiênvân tập cùng Sơn môn Tăng giă từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận vă Cao nguyên Trung phần; hòa hợp Tăng Bố Tát thường kỳ tại Tổ đình Linh Quang Huế theo luật Tăng già. Vào mùa đông năm 1950, từ Sơn Môn Tăng GiàGiáo hội Tăng GiàTrung Việt ra đời do công hạnh hòa hợp Tăng của Chư tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Hiển, Mật Nguyện... Giáo hội Tăng giă suy cử Hòa thượng Thích Tịnh Khiết Tổ đình Tường Vân Huế vào ngôi vị Pháp chủHòa thượng Thích Mật Hiển Tổ đình Trúc Lâm Huế lăm Trị sự trưởng, trụ sở đặt tại Tổ đình Linh Quang Huế do Hòa thượng Thích Mật Nguyện lăm trú trì.

Khi Hội Phật học phát triển lên các tỉnh duyên hải và cao nguyên Trung phần, Hòa thượng Thích Thiện Minh “mòn dép cỏ” khắp chốn núi rừng vă miền đất cât trắng. Năm 1952 Hòa thượng lăm Hội trưởng Hội Phật học tỉnh Khánh Hòa; trước đó là Hội trưởng Phật học Lâm viên Đà Lạt. Công hạnh của Hòa thượng đặt nền móng cho các chi hội Phật học, khuôn hội Phật giâo và tổ chức Gia đình Phật tử tại đây. Trong năm 1952 Hòa Thượng lập Tăng học đường Nha Trang, đứng lăm cố vấnHòa thượng Thích Huyền Quang lăm giám đốc, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu là Đốc giáo. Tại diễn từ của Ban giám đốc Tăng học đường trong lễ mên khóa năm học 1955 nói rằng: “Phật đường Nha Trang lă đứa con chính thống, thừa tự đạo nghiệp của Đại học đường Kim Sơn truyền lại”.

Chư tôn đức Giáo hội Tăng già Trung Việt lẫn Hội Phật học đều đặt sự nghiệp đào tạo Tăng tăi lăm hăng đầu trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo, hoằng dương Chánh phâp Đức PhậtVấn đề trọng tâmlă xây dựng một Phật học viện quy mô cho Phật giâo miền Trung vă toăn quốc. Địa phương tỉnh Khânh Hòa lă nơi thuận tiện giao thông liên lạc, là trung tâm giữa các tỉnh miền Trung vă Cao nguyên; quả là một địa điểm lý tưởng cho Phật học viện đăo tạo Tăng tăi theo tâm nguyện của chư tôn đức lúc bấy giờ.

Nhân duyên hội ngộ thời đến, Hòa thượng Thích Phước Huệ khai sơn Tổ đình Hải Đức, Huế, trụ trì sắc tứ Hải Đức tự Nha Trang phát nguyện vì tương lai đạo pháp hiến cúng ngôi cổ tự tại Nha Trang cho giáo hội Tăng giă Trung Việt để xây dựng Phật học viện. Văo ngăy 26.7.1956 họp nghị sự giữa Tổng trị sự Giáo hội Tăng già Trung Việt, Hội Phật học Việt Nam (Trung Việt) và Hòa thượng Thích Phước HuệĐại Đức Thích Chánh Nhàn đại diện môn đồ sắc tứ Hải Đức tự Nha Trang, Ban Hộ tự. Sau nghị sự, một văn bản hiến cúng được lập gồm 7 khoản; lăm tại Nha Trang ngăy 26.7.1956, Hòa thượng Thích Phước Huệ ký tín, theo sau là đại diện môn đồ, ban hộ tự. Phần ký nhận là của Hòa thượng Thích Trí Thủ đại diện Ban Quản Trị Phật học viện Việt Nam tại Trung Việt. Nhận thật chữ ký trong văn bản do ông Lê Bâ Chấn, Phó Tỉnh trưởng, thừa ủy nhiệm Tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa văo thời điểm bấy giờ.

Ban Quản trị Phật học viện lăm lễ Nhập tự, bắt đầu chính thức tiếp nhận chùa văo ngăy 19.9.1956 nhằm ngăy Rằm thâng 8 năm Bính Thân theo như ấn định tại khoản 7 của văn bản “Giấy tình nguyệncúng chùa”. Ban Quản trị chính thức Phật học viện Trung Phần được thỉnh cử; Viện trưởng: Hòa thượngThích Giác Nhiên, Phó Viện trưởng: Hòa thượng Thích Trí QuangGiám việnHòa thượng Thích Trí ThủGiáo thọ Trưởng: Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Tổng thư ký:  Hòa Thượng Thích Thiện Minh.

Sắc tứ Hải Đức tự nguyên lă một thảo am do Đại sư Đạt Khương Viên Giác khai sơn năm 1883 thuộc làng Phước Hải, nội vi thănh phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Do công hạnh tu hănh, giáo hóa của Đại sư mà tín đồ đến học Phật, tham bái ngăy căng đông lên, nên Đại sư lấy hiệu lă Hải Đức tự. Năm 1909, Đại sư Viên Giác viên tịchđệ tử là Hòa thượng Thích Phước Huệ kế thế trụ trìHoà thượng Thích Phước Huệ từ năm 1890 theo chđn thân phụ tríên đường văo Bình Thuận, được nhđn duyín tâ túc nơi thảo am rồi cầu xuất gia với đại sư Viín Giác sau ngăy thđn phụ ngê bệnh qua đời. Mùa xuđn năm 1894 Hòa thượng trở về kinh đô Huế, thọ đại giới tại Đại giới đăn Bảo Quốc, đến năm 1899 Hòa thượng dựng một thảo am trên vùng đồi núi lăng Bình An kinh đô Huế; cảm niệm đn sư, Hòa thượng lấy tên hiệu là Hải Đức. Năm 1914, Hải Đức tự Nha Trang được trùng tu thănh ngôi phạm vũ trang nghiím giữa nơi thănh thị sầm uất, đại chúng Tăng giă lẫn cư sĩ khắp nơi vân tập tu học giới hạnh, đông đúc; triều đình Huế sắc phong “sắc tứ Hải Đức tự”. Năm 1939, Thượng tọa Thích Bích Không được ủy nhiệm trú trì khi Hòa thượng Thích Phước Huệ thường trú xứ tại Tổ đình Hải Đức lăng Bình An, kinh đô Huế. Năm 1943, sắc tứ Hải Đức tự Nha Trang được dời đến trín đồi Trại Thủy, lăng Phước Hải vă từ ngày 26.7.1956, Hòa thượng Thích Phước Huệ hiến cúng cho Giâo hội Tăng giă Trung Việt để Ban Quản trị Phật học viện Việt Nam tại Trung Việt mở tòng lâm Phật học đào tạo Tăng tăi hoằng dương chánh phâp.

Lễ lạc thành đồng thời lă lễ khai khóa đầu tiên Phật học viện Hải Đức Nha Trang, sau một mùa đôngkiến thiết, văo ngăy Đức Phật Thănh Đạo mồng 8 thâng Chạp năm Bính Thđn (1956). Học tăng Phật học đường Bảo Quốc Huế vă Tăng học đường Nha Trang vân tập hòa hợp tổng số trên 100 vị, bước vào thanh quy tu học nơi Phật viện mới, được sự giáo dưỡng của chư Tôn Đức thuộc Tổng Trị sự Giáohội Tăng già vă Hội Phật học Việt Nam (Trung Việt); thực hiện sứ mạng sứ giả Như Laihoằng dương chánh pháplên đường vì sự khổ đau và hạnh phúc của mọi người.

Tăng già là mạng mạch của chánh pháp Đức Phật, lă Tăng bảogiáo đoàn thánh chúng làm nơi nương tựa cho tín đồTăng già hành trì chánh phâp theo pháp lục hòa cộng trụ, giới thể thanh tịnh theo luật tạng. Theo đó, mục đích Phật học viện lă đăo tạo tăng tăi “giới hạnh nghiêm túc, học vấn quảng bâ ... lấy việc độ sanh lăm sự nghiệp, lấy hạnh phúc của chúng sanh làm lẽ sống duy nhất cho đời sống chân thật”. Học tăng luôn tâm niệm “đạo pháp trường tồn”, “tín đồ là tất cả chúng sanh, là lực lượng vô biênđể phát huy chánh pháp”, “phải giải cứu tất cả khổ đau của chúng sanh, không phđn biệt oán thân”. Đây chính lă tất cả nội dung huấn từ tâm huyết của Ban Quản trị Phật học viện trong dịp lễ học tăng lên đường hoằng pháp tại câc tỉnh văo năm 1960, kỷ niệm đệ tứ chu niên Phật học viện Trung phần Hải Đức Nha Trang.

Khi còn danh xưng là Sơn môn tăng giă, chư tôn đức giáo phẩm Phật giâo Việt Nam đê từng quy kết câc Phật học đường về dưới sự giâo dưỡng của Tăng già; chỉ có Tăng già mới giữ sứ mạng đào tạoTăng tài “trưởng dưỡng tâm miíêu tánh, triển khai đăng thánh địa, phụng trì Như Lai mạng”. Tăng sự là việc Tăng sai, Phật sự của giáo đoàn thánh chúng ở nhà Như Lai, ngồi chỗ Như Laiduy trì sự trường tồn giáo pháp Như Lai; do vậy, duy chỉ có Tăng bảo chứ không ai khâc, huống hồ lă tổn hữu ác đảng.

Năm 1958, Tổng hội Phật giáo Trung phần được thành lập tại đại hội gồm Giâo hội Tăng giă Trung Việt vă Hội Phật học Việt Nam Trung Việt, tổ chức ở cố đô Huế. Hòa thượng Thích Thiện Minh được bầu giữ Phật sự Trị sự trưởng vă từ năm 1962, Hòa thượng Thích Trí Quang thay thế. “Phật học viện trung phần Hải Đức Nha Trang” mang danh hiệu như vậy từ đó, trực tiếp thuộc Tổng hội Phật giâo Trung Phần, dưới tổ chức Tổng hội Phật giâo Việt Nam trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, Săi Gòn.

Thời gian học tăng tòng học tại Phật học viện Trung Phần được quy định 10 năm. Nội dung tu học, hănh trì, chấp tác, Phật sự hoằng pháp bao gồm thanh quy giới hạnhtham học nội điển kinh luật luậnPhật học sử; tham học ngoại điển câc môn học phổ thông, sinh ngữ Anh, Pháp văncổ ngữ Hân văn, Palị, Sanskrit, diễn giảng vă Phật sự hoằng phâp. Học tăng được giáo dưỡng, tu học để trở thănh giáo thọtrụ trìgiảng sư, giâo sư vă phụ trách kinh tế.

Phật học viện Trung Phần Nha Trang gồm 3 chi nhánh; đó lă Phật học viện Bảo Quốc Huế, Phật học viện Phổ Đà Đă Nẵng vă Tu viện Quảng Hương Già Lam Săi Gòn.

Phật học viện Bâo Quốc tiền thân lă Phật học đường Bâo Quốc từ năm 1947, lă An Nam Phật học đường từ năm 1936 do Hòa thượng Thích Trí Thủ quy kết Sơn môn Phật học đường Linh Quang hòa hợp với An Nam Phật học đường (1936) đê chuyển thănh Đại Tòng Lđm Kim Sơn (1944) thuộc An Nam Phật học hội trước đó. Khi Phật học viện Trung Phần thănh lập, từ năm 1964 Phật học đường Bâo Quốc trở thănh chi nhánh Phật học viện Trung Phần tại Huế dưới quyền Giám viện của Hòa thượng Thích Trí ThủHòa thượng Thích Thiện Siêu là Phó Giám việnGiáo Thọ là Hòa thượng Thích Mật Nguyện, Thiện Siêu, Thiện Hạnh ... Từ Phật học đường Bâo Quốc đến chi nhânh Phật học viện, từng lớp học tăng đều tưởng nhớ đến công hạnh Hòa thượng Thích Thanh Trí; dù đang ở phương trời năo, đều khó phai nhòa hình ảnh khoan hòa của vị “bảo mẫu” tận tụy từng bữa lương dược đến tấm âo phước điền, chiếc đơn chỉ tịnh đến cđy bút, tập vở chĩp kinh cho tăng chúng. Trong quá trình Phật học viện Bảo QuốcHòa thượng Thích Trí Thủ đê mở ngôi trường Hăm Long trong khuôn viên Tổ Đình Bảo Quốc nhằm hoăn tất phần ngoại điển cho học tăng. Củng có nhiều lớp học tăng được hoăn tất phần ngoại điển tại trường công lập Quốc Học Huế để tốt nghiệp Đại học, Cao học, Tiến sĩ về sau năy.

Phật học viện Phổ Đà chính thức mở năm 1960 nhằm văo ngăy 19.2 Canh Tý, đặt tại chùa Phổ Đà Đă Nẵng. Phật học viện nguyên là chùa Phổ Thiên do Hòa thượng Thích Tôn Thắng khai sơn năm 1916. Đây lă nơi đặt trụ sở Hội Phật học Đà Thănh thuộc An Nam Phật học hội cũ. Văo ngăy 17.9 năm Kỷ Hợi 1959, Hội Phật học Đă Thănh chuyển nhượng cho Phật học viện Trung phần. Học tăng Phật học việnPhổ Đă được tham học thuần nội điển dưới bậc cao đẳng, đại học; bổ túc câc môn học ngoại điển thiết yếu như quốc văn vă sinh ngữ Anh, Phâp văn. Phật học viện do chư tôn Hòa thượng Thích Từ Mẫn, Minh Chiếu ... trực tiếp điều hành Phật sự, dưới quyền giâm viện của Hòa thượng Thích Trí ThủHọc Tăng sau khi hoăn tất thời gian tham học ở đđy, phần lớn được luđn chuyển văo tham học tại Phật học viện Trung Phần (Nha Trang), sau đó được bổ xứ Phật sự hoằng phâp tại câc địa phương.

Tu viện Quảng Hương Già Lam thănh lập năm 1961, đặt tại 498/11 đường Lê Quang Định, Gò Vấp, Gia Định lăm trụ xứ tu học cho học tăng tốt nghiệp Phật học viện Trung Phần Nha Trang, Huế tham học tại Viện Cao đẳng Phật học Phâp Hội, Viện Đại học Vạn Hạnh hoặc câc Đại học Văn khoa, Y Dược khoa, Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Quảng Hương là phâp tự vị học tăng lớp đầu tiên của Phật học viện Trung Phần Nha Trang đê tự thiíu vì đạo phâp trong cuộc vận động nhđn quyền, bình đẳngtự dotôn giâo năm 1963. Năm 1962 học tăng nhập chúng tại tu viện lă 6 vị về sau tăng dần theo từng năm; văo năm 1975, tổng số học tăng lín đến 120 vị, đều tham học Viện Đại học Vạn Hạnh vă Viện Đại họcSăi gòn. Hòa thượng Thích Trí Thủ lă Giâm viện Tu viện; điều hănh Phật sự, quản chúng học tăng tại tu viện Quảng Hương Giă Lam có Ban Quản lý gồm Trú trìTri sự, Quản chúng. Học tăng được cử đến tham học Cao học, Tiến sĩ tại câc trường đại học nước ngoăi như Nhật Bản, Phâp, Hoa Kỳ ... lăm giâo sư giảng dạy tại câc Cao đẳng Phật học, Viện Đại học Phật giâo vă công lập sau khi tốt nghiệp ở nước ngoăi. Sau năm 1975, vì tiền đồ đạo phâp, Hòa thượng Thích Trí Thủ đê mở lớp Hăn lđm Phật học tại Tu viện Quảng Hương Giă Lam. Ban Giâo thọ gồm Hòa thượng Thích Trí ThủHuyền Quang, Quảng Độ, quý vị giâo sư tiến sĩ Nguyín Hồng Lý Kim Hoa, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Nguyên Chứng Tuệ Sỹ. Quý vị Giáo sư Tiến sĩ đều lă cựu học tăng Phật học viện Trung Phần. Học tăng tòng học tại lớp Hăn lđm Phật học nầy đang hănh hoạt Phật sự hoằng phâp tại câc giâo hội Phật giáo trong nước, Âu châu, Úc châu, Mỹ châu... như Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, Thâi Siêu, Bổn Đạt, Nguyên Giác, Thâi Hòa, Quảng Ba, Tâm Hòa ... Chư vị cựu học tăng hiện trú xứ ở nước ngoăi lập nên Hội thận hữu Già Lam, đặt tại 715 Vista Avenue, Escondido, CA 2026, Hoa Kỳ.

Trong mục đích đăo tạo Tăng tăi giữ mạng mạch Đạo phâp, Phật học viện Trung Phần hoạt động Phật sự tổ chức đại hội hoằng phâp toăn quốc, Đại giới đăn để truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lại, truyền trì chânh phâp, tiếp nối sự nghiệp Như Lai sứ giả.

Đại hội hoằng phâp toăn quốc lần thứ nhất với ủy nhiệm của Ban Hoằng Phâp thuộc Tổng hội Phật giâo Việt Nam, tổ chức văo năm 1962 tại Phật viện Trung Phần. Đại hội năy kết tập Phật sự hoằng phâp của đoăn Như Lai sứ giảgiảng sư đoăn toăn quốc cùng với đoăn Như Lai sứ giả Phật học viện Trung Phần được bổ xứ đến câc địa phương phụng hănh sứ mạng hoằng phâp văo năm 1960. Đại hội hoằng phâp toăn quốc lần thứ nhất định ra một đường lối hoằng phâp khế cơ khế lý, đem ânh sâng Đạo phâp đi văo cuộc đời, đi văo quảng đại tầng lớp quần chúng tín đồ. Quâ trình từ Tổng hội Phật giâo Việt Nam đến Giâo hội PGVNTN, Đại hội Hoằng phâp toăn quốc tại Học viện Trung Phần lă nền tảng cho câc Đại hộiHoằng phâp do Tổng vụ Hoằng phâp tổ chức năm 1964 tại chùa Xâ Lợi, năm 1969 tại Tổ đình Ấn Quang, Săi Gòn khai triển.

Đại giới đăn lễ Đức Phật Thănh đạo Phật lịch 2500 tổ chức văo câc ngăy 7,8,9 thâng Chạp năm Bính Thđn (1956), ngăy thănh lập Phật học Viện Trung Phần Nha Trang. Hòa Thượng Thích Giâc Nhiín lăm Đường đầu Hòa thượng; Ban kiến đăn do Hòa thượng Thích Trí Thủ lăm Chânh Chủ đăn, Hòa thượngThích Thiện Minh Phó chủ đăn cùng chức sự lă chư tôn đức trong Ban Quản trị Phật học viện Trung Phần....

Đại giới đăn Lễ vía Đức Quân Thế Đm tổ chức tại Phật học Viện Trung Phần văo ngăy 17,18,19 thâng 6 năm Mậu Thđn (1968). Đường đầu Hòa thượng lă Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Đại vị đường đầuHòa Thượng lă Hòa thượng Thích Phúc Hộ. Ban kiến đăn do Hòa thượng Thích Trí Thủ lăm Chânh chủ đăn; Hòa thượng Thích Mật Nguyện lăm chânh chủ khảo do Hòa thượng Thích Huyền Quang Chủ tịch Hội đồngHòa thượng Thích Thiện BìnhThư ký hội đồng.

Đại giới đăn Phước Huệ, lễ 10 năm ngăy viín tịch (1963 – 1973) Hòa thượng Thích Phước Huệ, tổ chức văo ngăy 19,20,21 thâng 9 năm Quý Sửu (1973). Đường đầu Hòa thượng lă Hòa thượng Thích Phúc Hộ; Ban kiến đăn do Hòa thượng Thích Trí Thủ lăm Chânh chủ đăn; Hòa thượng Thích Đức Nhuận Chânh Thư ký Viện Tăng Thống lăm Chânh chủ khảoHòa thượng Thích Đức Tđm Phó chủ khảoHòa thượng Thích Thiện HạnhMinh Tuệ lăm Thư ký Hội đồng.

Từ năm 1969, Ban Quản trị Phật học viện Trung Phần lấy ngăy Vía Đức Quân Thế Đm 19.9 lăm Ngăy về cội hằng năm dănh cho Cựu tăng sinh Phật học viện.

Thâng 11 năm 1974, một bước đi khâc trong quâ trình Phật học viện Trung Phần; đó lă Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang được thănh lập. Điều hănh Phật sự tại Viện lă Ban Giâm viện gồm Viện Trưởng: Hòa Thượng Thích Thiện Siíu, Phó Viện Trưởng: Hòa Thượng Thích Đổng Minh, Tổng Thư kýHòa thượng Thích Thiện BìnhThư kýThượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tri sựHòa thượng Thích Trừng San. Ban Giâo thọ gồm Hòa thượng Thích Thiện Siíu, Trí Nghiím, Viín Giâc, Thiện Bình, Đổng Minh; câc giâo sư tiến sĩ học giả Tuệ Sỹ, Trí Siíu Lí Mạnh Thât, Nguyín Hồng Lý Kim Hoa, Doên Quốc Sỹ, Cao Hữu Đính, Võ Hồng. Học Tăng Viện Cao đẳng tham học Kinh Hân Tạng, Luật tạng vă Luận tạng, Sử vă văn học Phật giâo, Văn học sử Phật giâo, Văn chương vă câc cổ ngữ Pali, Sanskrit, môn diễn giảng. Phật viện Hăn lđm như vậy chỉ duy trì chưa tròn một năm tuổi; dù non yểu nhưng đê đi văo lịch sử quâ trình 20 năm Phật học viện Trung Phần.

Khi Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức ra đời, Hòa thượng Thích  Trí Thủ nhận lênh trọng nhiệm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN mă Hòa thượng Thích Thiện Minh lă Cố vấnHòa thượng Thích Trí Quang lă Giâo phẩm Hội đồng Viện Tăng ThốngHòa thượng Thích Minh Chđu Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Giâo dục. Từ Phật học viện Trung Phần đến Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, dấu chđn lịch sử lập lại, khi Chư tôn đức từng tòng học Đại tòng lđm Kim Sơn do An Nam Phật học đường Bâo Quốc chuyển đến, cũng non yểu với nhiều diễn biến đất nước; lă lênh đạo Phật viện mới, trín nền tđm nguyện cũ.

 
an-nam-phat-hoc-hoi

Ni - đoàn Phật giáo Việt Nam

Giáo đoàn thời Đức Phật tại thế không bao gồm ni giới, tức giới nữ xuất giaTâm nguyện tha thiết cầu xin làm tu nữ của chính Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Maha-Pajapati), di mẫu Kiều Đàm của Thái tử Tất Đạt Đa, không được Đức Phật chấp thuậnDi mẫu khẩn khoản nhờ vị đại đệ tử Đức Phật là A Nan Đà (Ananda) xin lên, Đức Phật mới thuận cho được xuất gia, nhưng ni chúng phải y chỉ vào Tăng già theo Bát kỉnh phápKiều Đàm di mẫu trở thành vị Tỳ kheo ni đầu tiên của giáo đoàn thời Đức Phật tại thế.

Khi Đức Phật nhận cho di mẫu Kiều Đàm cùng 500 vương nữ thọ giới Tỷ kheo nihòa hợp vào giáo đoàn Đức Phật thì việc thực hành khất thực trở thành một vấn đề khó khăn cho một ni đoàn như vậy; vì ni đoàn gồm những vương nữ từng quen nếp sống quý phái trong cung điện. Đời sống khất thực của giáo đoàn là “ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây”; tức là thực hành theo hạnh nguyện du hành qua làng mạc, rừng núi, thường trú chân giữa hoang dã, hang động, thì liệu có chấp nhận được cho các nữ tu của Phật hay không. Hơn nữa, theo truyền thống cổ xưa của xã hội Ấn Độ, phái nữ luôn mang sứ mạnggắn liền với đời sống gia đìnhChấp nhận ni đoàn, Đức Phật đã bị thế tục chỉ trích hủy hoại nếp sốnggia đình, làm đổ vỡ những tổ ấm thế gian.

Về mặt tổ chức giáo đoànĐức Phật dạy ni đoàn hoàn toàn y chỉ vào tăng đoàn là đoàn thể của hàng Thánh chúng Tỷ kheo.

Từ thời Đức Phật tại thế cho đến nay, ni đoàn đã tồn tại qua thời gian, đến với nhiều quốc độ.

Theo luật tạnggiới luật Tỳ kheo ni gồm 348 điều, trong khi Tỳ kheo tăng là 250 điều. Ngoài giới phẩmSa di rồi đến Tỳ kheo theo luật Tăng già, ni đoàn còn thọ lãnh thêm giới phẩm Thức xoa ma na trước khi thọ lãnh giới phẩm Tỳ kheo ni. Siksamàna là gốc từ Phạn văn, Tàu còn dịch là Học giới nữ, Học pháp nữ, Chánh học nữ mà theo luật Tứ phần gồm trong lục pháp giới: không vì tâm ái dục mà xúc chạm đến người nam, - không trộm lấy 4 tiền trở xuống - không giết hại, - không tiểu vọng ngữ, - không ăn phi thời, - không uống rượu. Theo luật Thập tụng, lục pháp ấy là: dâm dục, - thâu đoạt, - sát sinh, - vọng ngữ, - ma xúc, - tróc nam tử (không được nắm hay kéo áo người nam).

Vào thời kỳ khởi xướng công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt NamTổ sư Khánh Hòa đã làm chủ giảng cho các khóa gia giáo dành cho ni giới tại chùa Giác Hoa tỉnh Bạc Liêu. Hoà thượng Thích Mật Hiển từchùa Trúc Lâm ở Huế được thỉnh giảng Phật học lớp gia giáo dành cho ni giới mở tại chùa Vạn An tỉnh Sa Đéc. Tại kinh đô Huế, ni chúng đã sinh hoạt Phật sự trước và sau ngày phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời. Ni sư Diên Trường lập chùa Trúc Lâm vào năm 1913, thỉnh Hòa thượng Giác Tiên trụ trì, để từ đó làm chốn tòng lâm xuất phát cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Trung. Tiếp đến, ni sư Diệu Hương lãnh đạo ni chúng, ni trường tại chùa Từ Đàm, Diệu Đức, Huế từ năm 1932. Ni sư Diệu  Hương theo chân chư tôn Hòa thượng Thích Mật Khế, Trí Độ, Đôn Hậu, Trí  Thủ, Mật Nguyện, Mật Thể, Chánh Thống làm giảng sư An Nam Phật học hội khi hội này thành lập. Các ni trường Hồng ÂnDiệu Viên lần lượt được mở ra do quý ni sư Thích Nữ Diệu Không, Thể Quán... lãnh đạo. Năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lậpy chỉ vào tổ chức Tăng Già này, Đại hội ni  giới miền Nam quy tụ tại chùa Huê Lâm, Sài Gòn vào các ngày 6,7 tháng 10 năm 1956 lập ra Ni bộ Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Từ Nghiêm Sài Gòn. Sau đại hội Giáo hội Tăng già Nam Việt kỳ III vào năm 1957, Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Thiện Hòa mở Phật học ni viện tại chùa Từ Nghiêm sau đó đưa về chùa Dược Sư ở Gò Vấp, tỉnh Gia Định; đây là ni viện Dược Sư tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Từ đó, ni bộ Phật giáo Việt Nam được phát triển; năm 1963, giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời, Vụ ni bộ Bắc Tôngthuộc Tổng vụ Tăng  sự, văn phòng đặt tại chùa Từ Nghiêm, Sài Gòn; ni đoàn được mở rộng tầm Phật sự, thêm nhiều ni trường được mở tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt; nhiều giới đàn ni được kiến lập.

 

Phật giáo Nam tông nguyên thủy Việt Nam 

Nguyên Phật tử Lê Văn Giảng là Bác sĩ thú y tại Pháp, ông đến Cambodia để tìm hiểu Phật pháp rồi phát nguyện xuất gia tại đất nước chùa tháp này vào năm 1938, pháp danh Hộ Tông. Cũng trong năm 1938 một ngôi chùa Phật giáo Nam tông (tức Phật giáo Nguyên thủy) đầu tiên được xây dựng ở Gò Dưa, Thủ Đức tỉnh Gia Định; vì vậy chùa còn được gọi là chùa Gò Dưa. Năm 1939 lễ Kiết giới được tổ chức tại chùa này dưới sự chủ lễ của vị vua sãi Phật giáo Cambodia cùng 30 vị tỳ kheo, đặt danh hiệuchùa Hataramsyarama tức chùa Bửu Quang ở Gò Dưa.

Cho đến năm 1949, Đại Đức Hộ Tông từ Cambodia truyền thừa Phật giáo Nam tông chính thức vào Việt Nam. Ngài xây dựng chùa Kỳ Viên trên đường Phan Đình Phùng - Sài Gòn. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam và Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, lấy chùa Kỳ Viên làm trụ sở, thành viên của Phật giáo nguyên thủy trên thế giới mà đặc biệt là các nước Tích  Lan, Thái Lan, Cambodia, Lào. Từ thành tố địa lý nầy cho nên gọi là Phật giáo Nam  tông, truyền thừa từ phía Nam vào Việt Nam; cùng với Phật giáo Bắc tông truyền từ phía Bắc xuống. Theo truyền thống giáo lý, gọi là Phật giáo Tiểu thừa Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa Bắc tông. Ngài Hộ Tông là Tăng thống đầu tiên Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Namkế tục là các ngài Thiện Luật, Bửu Chơn, Tối Thắng, Ấn Lâm, Giới Nghiêm. Ngoài ra còn có Giáo hội Tăng già Théravada và Hội Phật giáo Théravada thuộc Tăng ni, Phật từ gốc Khmer du nhập vào miền Nam theo cộng đồng người Khmer từ trước. Chùa chính ở Sài Gòn Chanta Rangsey thường gọi là Chùa Miên tọa lạc ở ngã ba Trương Minh Giảng (Kỳ Đồng cũ) do ngài Lâm Em xây dựng năm 1946 thì hoàn tất, lễ kiết giới vào năm 1953. Phần lớn các tỉnh Nam bộTăng niPhật tử tôn tạo chùa tháp, sinh hoạt theo truyền thống Phật giáo Khmer.

Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam phát triển ở Sài Gòn, Gia Định và các tỉnh lân cận như Vũng Tàu, Sài Gòn, Định Tường, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Gò Công... Tại Huế, là trung tâm Phật giáo Đại ThừaBắc TôngPhật giáo Nguyên thủy phát triển nhờ công đức hoằng dương của các vị như Hộ Nhẫn, Giới Hỷ, Giới Đức ... Giáo hội được thành lập do công đức các ngài Hộ Tông, Bửu Chơn, Thiện Luật, Tối ThắngGiác QuangKim Quang vào năm 1957.

Vào năm 1963, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam sát cánh cùng Tổng hội Phật giáo Việt Namtrong Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo thực hiện cuộc đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền dân chủbình đẳng tôn giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đầu năm 1964, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy hòa hợp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại Sài Gòn sau một Đại hội gồm 11 tập đoàn Phật giáo Việt Nam. Tăng - ni và Phật tử Nguyên thủy Phật giáo vẫn sinh hoạt theo truyền thống riêng. Các cư sĩ Phật tử có công đức lớn đối với sự hình thành và phát triển Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), được biết đến là Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Đắc Thăng, ông bà Lưu Giang Hà ...

 

Tịnh độ cư sĩ Phật hội và Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam

Trong năm 1934 Tịnh Độ cư sĩ Phật hội Việt Nam xuất hiện ở Sài Gòn, Gia Định do cư sĩ Minh Trí lập nên. Vị tôn sư Tịnh độ cư sĩ nầy tên là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1886 tại làng Tân Mỹ, tỉnh Sa Đéc và mất năm Mậu Tuất (1958), mộ được lập ở Hưng Ninh tự thuộc quận 6 Sài Gòn. Tịnh độ cư sĩ hành trìpháp môn niệm Phật cầu vãng sanhtruyền thống “Nhất tự Di Đà vô biệt niệm” thừa kế truyền thống lịch sử Phật giáo Việt NamHành giả không cần phải cạo bỏ râu tóc theo giới luật tịnh hạnh của người xuất giaTịnh độ cư sĩ chủ trương tự giác tự độ và Phước Huệ song tu, tức đồng thời vừa tu tập phước đứclẫn tu tập trí huệthực hành tam tu giới, định, tuệ, bỏ các việc ác làm các hạnh lành, giữ tâm ý đầy tình thương để cứu độ chúng sanhTịnh độ cư sĩ thực hành theo pháp lục hòa: giới cùng tu họchiểu biếtcùng hòa giải, thân cùng ở một nơi, lợi ích cùng chia xẻ, việc tranh cãi cùng tránh xa, ý niệm cùng an vui. Tu hành như thế để xây dựng cuộc sống đạo đức làm nền tảng cho một xã hội Việt Nam xứng danh dân tộc văn hiến lâu đời. Các chùa của Tịnh độ cư sĩ đều lấy chữ Hưng làm đầu, giữa là tên địa danh và sau là chữ tự. Tại Gia Định, trên đường Lê Quang Định, đoạn giữa ngã tư Bình Hòa và Xóm Gà có ngôi chùa lớn mang tên Hưng Gia Tự. Chùa Hưng Ninh ở quận 6 Sài Gòn được xem là tổ đình của Tịnh độcư sĩ Phật giáo.

Giáo lý Tịnh độ Phật giáo và chủ trương của Tịnh độ cư sĩ được truyền thừa quy mô hóa bởi Hội Tịnh độ Tông Việt Nam chính thức thành lập vào năm 1955 tại miền Nam, do ông Đoàn Trung Còn làm Hội trưởng. Trụ sở trung ương hội đặt tại chùa Liên Tôn, Sài Gòn, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương, với điều lệ hoạt động nêu rõ mục đíchtôn chỉ cho hội viên. Theo như bảng điều lệtu sĩ thuộc Tịnh độ tông có thể lập gia đình, có thể không thế phát cạo bỏ râu tóc, có thể không mang pháp phục; sống hòa lẫn bình thường giữa xã hội. Ông Đoàn Trung Còn đưa ra một chương trình “Phật giáo xã hội” nhằm thể hiện giáo lý và tôn chỉ của Hội Tịnh độ tông Việt Nam trên mặt hành động. Công đức đáng kểcủa nhà hoạt động Phật giáo nầy là soạn “bộ Từ điển Phật học” đã được in tại Sài Gòn. “Tịnh độ tạp chí” là cơ quan truyền bá Phật pháp của Hội Tịnh độ tông Việt Nam. Ông Đoàn Trung Còn chủ trương Phật học tùng thư xuất bản kinh bằng Hán tạng và các luận giải do ông dịch hay biên soạn. Ông dịch cuốn sách về Phật giáo nổi tiếng thế giới ”Light of Asia” của Sir Edwin Arnold, tựa đề “Ánh Sáng Á Châu”; Phật học tùng thư xuất bản năm 1964.

 

Từ Giáo hội Lục Hòa Tăng đến Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam  

Giáo lý lục hòa là nền tảng của tăng đoàn Phật giáo; đoàn thể Tăng già luôn luôn phải hòa hợp trong cuộc sống tu họcphụng hành giáo lý Đức PhậtChư tôn đức Tổ sư mở đầu công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Nam bằng việc lập ra hội Lục hòa làm mạng mạch cho Phật sự hoằng dương chánh pháp.

Tiếp nối bước chân của tiền bối, năm 1949, chư tăng Phật giáo miền Nam lập Giáo hội Lục hòa Tăng Việt Nam, đưa ra bảng điều lệ và vân tập Tăng ni vào tổ chức Giáo hội. Tháng 2 năm 1952, Giáo hộiLục Hòa Tăng mở đại hội, bầu Hòa thượng Thích Thiện Tường làm Tăng trưởngHòa thượng Thích Pháp  Nhạc, Phó Tăng TrưởngHòa thượng Thích Thành Đạo là Tăng Giám, Hòa thượng Thích Minh Đức Phó Tăng Giám. Tổng thư ký là Hòa thượng Thích Huệ Chí. Ban Hoằng pháp gồm có Hòa thượngThích Pháp Lan và Huệ ThànhVăn phòng đặt tại chùa Trường Thạnh - Sài Gòn. Giáo hội nầy xuất bản tạp chí lấy tên “Phật - học” làm cơ quan truyền bá Phật giáo, tòa soạn đặt tại chùa Phật Ấn, Sài Gòn. Năm 1957, Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam được chính quyền Ngô Đình Diệm thừa nhận bằng nghị định 93BNV/NA/P5 ký ngày 1-10-1957. Giáo hội mở Phật học đường Lục Hòa ở Sài Gòn, mở lớp Phật - học Gia giáo từ năm 1955-1957 và khóa Trụ trì Tăng từ năm 1957 - 1960, do Hòa thượng Thích Huệ Chí làm Giám đốc.

Hội Lục Hòa Phật tử ra đời ngày 24-2-1954, trụ sở đặt tại chùa Long Vân, xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Hoạt động lớn lao của hội là lập nghĩa trang Phật giáo tại Gò Dưa, Thủ Đức tỉnh Gia Định.

Sau ngày 1-11-1963, chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam bị lật đổ, Hòa thượng Thích Huệ Thành đứng ra hợp nhất Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam và hội Lục Hòa Phật tửthành lập Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam.

 

Du tăng Khất sĩ Phật giáo Việt Nam

Du tăng Khất sĩ Phật giáo có mặt từ năm 1940, bắt đầu phát triển Tăng đoàn và Phật tử từ năm 1947, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập ở miền Nam. Tịnh xá đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long lúc đầu lấy tên Pháp Vân, sau đổi thành Trúc Viên rồi Ngọc Thuận, cuối cùng là Ngọc Viên, được xem như tổ đình. Trụ xứ khởi điểm này được xây dựng từ năm 1948, ngay trên quê hương Xóm Chài, tỉnh Vĩnh Long của Minh Đăng Quang sau chuyến du hóa lên Sài Gòn Gia Định Chợ Lớn trở về. Vào dịp đại lễ rằm tháng 7 năm 1949, Tổ sư đã tổ chức lễ Tăng Tự Tứ và Vu Lan bồn tại đây rất trọng thể, gây tiếng vang rất lớn khắp miền Nam.

Chùa, Tự viện, nơi tăng già và Phật tử tu họchành lễ được gọi là Tịnh xá như thời Đức Phật tại thếTịnh xá, theo đúng tiếng Phạn là Sangharama, Vihara, Avanya, Guha là đất già lam thanh tịnh, nơi trụ xứ của Tăng già.

Lịch sử truyền bá Du Tăng khất sĩ Phật giáo Việt Nam được phân làm 6 giáo đoàn Tăng già, cùng với ni đoàn y chỉ Tăng già.

Giáo đoàn thứ nhất do chính Tổ sư Minh Đăng Quang đứng đầu vào năm 1944. Ngày mồng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Minh Đăng Quang thọ nạn và vắng bónggiáo đoàn truyền thừa qua các pháp sưGiác Chánh, Giác Như đứng đầu. Vào những năm 1956 - 1957, giáo đoàn du hóa ra các tỉnh miền Trung, sau đó trở về phát triển ở miền Đông và miền Tây Nam bộ.

Giáo đoàn thứ hai hình thành từ năm 1957 - 1958 do Pháp sư Giác Tánh, Giác Tịnh đứng đầu, địa bàn phát triển phần lớn ở miền Trung, như Phan Thiết, Phan Rang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên, Quảng Trị. Năm 1957 Pháp sư Giác Tánh quay trở về miền Nam, trụ xứ ở tịnh xá Ngọc Đăng, xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định rồi tịch ở tịnh xá Trung tâm Gò Vấp, Gia Định vào năm 1978.

Giáo đoàn thứ ba do Pháp sư Giác An thành lập vào năm 1957 - 1958, sau thời gian theo chân giáođoàn thứ nhất và thứ hai du hóa miền Trung, giáo đoàn thứ ba phát triển lên các tỉnh Tây cao nguyên như Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

Năm 1971, sau đại lễ Vu Lan, Pháp sư Giác An tịch tại tịnh xá Ngọc Các ở thành phố Phan Thiết, sau đó được đưa về Trà tỳ tại Tịnh xá Ngọc Tòng, thành phố Nha Trang. Giáo đoàn thứ ba truyền thừa cho Pháp sư Giác Phải đứng đầu.

Giáo đoàn thứ tư do Pháp sư Giác Nhiên, là đệ tử chính truyền của Minh Đăng Quang đứng ra thành lập vào năm 1957 sau Tổ sư vắng bóng. Cũng như các vị giáo phẩm Du Tăng khất sĩ khác, Pháp sưGiác Nhiên du hóa ra miền Trung, sau đó trở lại miền Nam lập giáo đoàn mà địa bàn phát triển là các tỉnh Bà Rịa, Đồng Nai, Long Khánh, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang; đặc biệt là Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Tịnh xá Trung tâm ở Xóm Gà, Gò Vấp tỉnh Gia Định là trụ xứ chính của Pháp sư Giác - Nhiên, được xây dựng từ năm 1965, đã trở thành trụ sở của Giáo hội Tăng già khất sĩ Việt Nam thành lập vào năm 1966. Sau năm 1975 Pháp sư Giác Nhiên du hóa ra nước ngoài, là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già khất sĩ thế giớivăn phòng đặt tại Tịnh xá Minh Đăng Quang ở Westminster, Hoa Kỳ. Tại trong nước, Pháp sư Giác Phúc được truyền thừa đứng đầu giáo đoànGiáo đoàn thứ tư còn là nơi y chỉ của hai ni đoàn do ni sư Ngân Liên và Trí Liên đứng đầu.

Giáo đoàn thứ năm do Pháp sư Giác Lý quê ở tỉnh Gò Công, được gặp mặt Minh Đăng Quang vào năm 1952, đứng ra thành lập năm 1960. Giáo đoàn này phát triển ở các địa phương như Hội An, Cam Ranh, Phan Rang, Bình Long, Bà Rịa, Sài Gòn Gia Định, Bến Tre, Vĩnh Long, Gò Công. Tháng 2-1973, Pháp sư Giác Lý tịch tại tịnh xá Trung Tâm ở Phú Lâm, tỉnh Gia Định, tháp thờ ở tịnh xá Ngọc Đa, Vũng Tàu; sau đó đưa về tịnh xá Ngọc Lợi ở tỉnh Gò Công, nơi quê hương. Pháp sư Giác Bạch được truyền thừagiáo đoàn thứ năm.

Giáo đoàn thứ sáu do Pháp sư Giác Huệ là một giảng sư nổi tiếng thành lập vào năm 1962. Pháp sưxây dựng tịnh xá Lộc Uyển ở quận 6 Sài gòn, trở thành giảng đường thường xuyên giảng giáo lý cho quần chúng Phật tửGiáo đoàn thứ sáu phát triển ở các tỉnh Long An, An Giang. Năm 1980, Pháp sưGiác Huệ viên tịchtruyền thừa cho Pháp sư Giác Đức, sau đó là Giác Tuấn.

Ni đoàn khất sĩ Phật giáo Việt Nam do ni sư Huỳnh Liên là trưởng tử ni của Tổ sư Minh Đăng Quangđứng đầu. Khi mới hình thành, ni đoàn do chính Minh Đăng Quang lãnh đạo. Sau ngày mồng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), Tổ sư tử nạn, vắng bóng, ni đoàn kế thừa phát triển. Năm 1957 ni sư Huỳnh Liên xây dựng tịnh xá Ngọc Phương ở gần ga Xóm Thơm trên đường Lê Quang Định, Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Đây cũng được coi là tổ đình và văn phòng trung ương của ni đoàn khất sĩ Phật giáo Việt Nam.

Hoạt động của ni đoàn nầy phát triển mạnh từ miền Nam ra Trung lên cao nguyên. Năm 1987 ni sự Huỳnh Liên mất, ni đoàn được truyền thừa bởi các ni sư Bạch Liên, Tạng Liên, Tràng Liên. Ni đoàn còn có phân đoàn ni 1 và 2, y chỉ vào giáo đoàn thứ tư. Phân đoàn 1 do ni sư Ngân Liên đứng đầu, phát triển ở các tỉnh Bà Rịa, Bình Dương, Hà Tiên. Phân đoàn 2 do ni sư Trí Liên lãnh đạo, phát triển dưới chân núi Bà Đen Tây Ninh, Mỹ Tho, Sài Gòn, Gia Định.

Ngoài ra, còn có phân đoàn của ni đoàn thuộc giáo đoàn thứ ba, do nhân duyên trên bước đường du hóa ra miền Trung, Pháp sư Giác An đứng đầu giáo đoàn thứ ba đã xây dựng tịnh xá Ngọc Bảo ở Tháp Chàm, Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận làm trụ xứ. Vào năm 1968, nơi nầy được giao cho ni đoàn và ni sưThông Liên chủ chốt; từ đó thành phân đoàn 3 của ni đoàn khất sĩ Phật giáo Việt Nam.

 

Lý tưởng dân tộc và đạo pháp - Thực hiện nền thống nhất Phật giáo

Thống nhất Phật giáo 3 miền đất nước là ấp ủ chung sâu xa nhất trong lòng Tăng ni Phật tử trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Nó thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt ở giai đoạn đất nước đang có nhiều đổi thay, đồng thời biểu lộ ý thức Đạo Pháp luôn gắn liền với lịch sử dân tộc.

Thực hiện ý nguyện cao cả ấy, sau lời hiệu triệu của chư Trưởng lão Tăng già 3 miền, một đại hội thống nhất Phật giáo được triệu tập tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế vào các ngày từ 6 đến 10-5-1951 tức từmồng 1 đến mồng 5 tháng 4 Tân Mão. Đại hội vân tập 51 đại biểu chính thức của 6 tập đoàn Phật giáobao gồmGiáo hội Tăng già và hội Phật học của miền Bắc, Trung và Nam. Trưởng phái đoàn Phật giáomiền Bắc là Hòa thượng Thích Tuệ Tạng và Trí Hải, miền Trung là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Trí Quang, miền Nam là Hòa thượng Thích Đạt Thanh và Thiện Hòa.

Đại hội đưa ra tuyên ngôn nêu rõ mục đíchlý tưởng: “Chung sức chung lòng làm tròn sứ mệnh kiến tạohòa bình, gây mầm an lạc và nêu cao ngọn đuốc trí tuệ của Đức Thế Tôn”. Đại hội đã cho ra đời tổ chức Tổng hội Phật giáo Việt Nam, đặt trụ sở tại Thuận Hóa tức cố đô Huế. Đại hội cung thỉnh Ban chứng minh gồm chư tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng, Tuệ Tạng, Giác Nguyên, Giác Nhiên, Tuệ Chân, Đạt Thanh; bầu Ban quản trịđứng đầu là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ, Phó hội chủ là Hòa thượng Thích Trí Hải và đạo hữu Chơn An Lê Văn Định. Ban Quản trị còn gồm 1 Tổng thư ký, 2 Phó tổng thư ký, 1 Chưởng quỷ, 1 Kiểm soát viên tài chánh và các ủy viên.

Vào ngày 22.4.1951, vào khi ban bố lời hiệu triệu của Tăng già, lễ suy tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng lên ngôi Pháp chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam được cử hành trang nghiêm tại chùa Quán sứ, Hà Nội, với sự tham dự của Hòa thượng Thích Tố Liên, Trí Hảicư sĩ Bùi Thiện Cơ thuộc Tăng già và Hội Phật học Bắc ViệtHòa thượng Thích Trí Thủ, Hội trưởng Hội Phật học Trung Việt cùng đại diện Tăng già và hội Phật học Nam  Việt, Đại diện chính quyền tại Bắc Việt cùng Tăng ni Phật Tử.

Tôn chỉ và mục đích của Tổng hội Phật giáo Việt Nam là: 1/ Thống nhất lực lượng, ý chí và hành động Phật giáo Việt Nam. 2/ Hướng dẫn Phật tử Việt Nam sinh hoạt đúng theo tinh thần Phật Pháp. 3/ Giáo dưỡng Tăng ni hoằng dương Phật pháp. 4/ Sách tấn Tăng ni tinh nghiêm giới luật. 5/ Tôn tạo và bảo tồntự viện, cơ sở văn hóaxã hộigiáo dục Phật giáo. 6/ Giao thiệp và liên lạc với các tổ chức Phật giáoThế giới theo đúng chánh pháp đức Phật.

Tổng hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo có tính thống nhất, quy mô; vân tập Tăng ni Phật tửcủa 6 tập đoàn Phật giáo 3 miền Việt Nam gồm Tăng già lẫn hội Phật học và thu hút các tập đoàn Phật giáo khác.

Chính phủ quốc gia hiện hành thời bấy giờ đã ký nghị định số 45M1/DĐP đề ngày 8 tháng 7 năm 1953 chính thức công nhận Tổng hội Phật giáo Việt Nam được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhạc sĩ Lê Cao Phan, trong Đại hội này, đã sáng tác bản nhạc “Phật giáo Việt Nam”, là đạo ca Phật giáolưu hành trên toàn quốc từ đó đến nay.

Ngày 20.9.1952, dưới danh nghĩa Tổng hội Phật giáo Việt Nam, một phái đoàn do Hòa thượng Thích Tố Liên làm Trưởng phái đoàn lên đường dự hội nghị Liên Hữu Phật giáo Thế giới  lần thứ 2 tổ chức tại Nhật BảnPhái đoàn Phật giáo Việt Nam có Hòa thượng Thích Trí Quang. Ủy viên Hoằng pháp Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Quảng Minh, Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt và các đạo hữu Viên Quang, Nguyễn Thăng Thái thuộc Hội Phật học Bắc Việt.

chua tu dam hue

Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, vào ngày 1-4-1956 Đại hội Tổng hội Phật giáo Việt Nam lần thứ hai hội nghị tại chùa Phước Hòa là trụ sở Hội Phật học Nam Việt ở Sài gòn. Đại hội này bầu Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Huệ Quang làm Hội phó thứ nhất và Hội phó thứ hai là Chơn An Lê Văn Định. Tổng thư ký do Phật tử Chánh Trí Mai Thọ Truyền đảm nhiệm; sau đó, kiêm Hội phó thứ hai thay Chơn An Lê Văn Định.  Tổng hội đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang Sài Gòn, xuất bản tạp chí “Phật giáo Việt Nam” do Hòa thượng Thích Huệ Quanglàm chủ nhiệm và Nhất Hạnh làm chủ bút, tổ chức phát thanh hằng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn của chính quyền miền Nam thời bấy giờ để thông tri Phật sự và hoằng dương chánh pháp. Tạp chí “Phật giáo Việt Nam” in rất nhiều bài vở cổ xúy việc canh tân Giáo hộihiện đại hóa Phật giáo, đưa giáo lýĐức Phật vào đời sống xã hội.

Đại hội Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam lần thứ ba được tổ chức tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được bầu làm Hội chủ và Ban Tổng trị sự từ năm 1959 đến năm 1963 gồm chư tôn Hòa thượng Thích Tâm Châu, Hành Trụ, Mật Nguyện, Thiện Hoa, Trí Thủ, Thiện Minh, Đức Nhuận... đã trở thành Chư Tôn giáo phẩm Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam chủ chốt của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết lãnh đạo trong cuộc đấu tranh vận động Nhân Quyền và Tự DoDân Chủ chống chế độ duy linh nhân vị của Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963. Sau đó hòa hợp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1964.

 

tong hoi phat giao viet nam

Ban Quản trị Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Đại hội kỳ III, niên khóa 1959-1962:
Hòa thượng Thích Thiện Minh, Trí Thủ, Mật Nguyện, Tịnh Khiết,
Tâm Châu, Hành Trụ, Thiện Hoa, Đức Nhuận
Đứng sau Hòa thượng Thích Tịnh Khiết,
thứ tư từ phải sang là Chánh Trí Mai Thọ Truyền,

 

Chỉ không bao lâu sau sự kiện thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại ngôi chùa lịch sử mà sau này Nguyên Thông vào năm 1964 viết: “... tay trong tay quyết vì loài người, Từ Đàm ơi!” qua bản nhạc “Từ Đàm quê hương tôi”; một hội nghị Tăng già toàn quốc lần thứ nhất thành lập nên Giáo hội Tăng già Việt Nam. Sau nhiều kỳ họp trù bị ấn định nội dung nghị sự chính yếu về tăng chế tăng sự, nghi lễấn tín, văn hiện...

Ban tổ chức hội nghị Tăng già Việt Nam được công cử gồm Trưởng ban: Hòa thượng Thích Tố Liên; Phó Trưởng ban Hòa thượng Thích Trí HảiThư KýHòa thượng Thích Thanh Tùng; Phó thư kýHòa thượng Thích Quảng Hoằng, Thanh Kiểm, Tâm Châu; Thủ quỹ: Hòa thượng Thích Hành Trụ, Thanh Kiểm; Kiểm soátHòa thượng Thích Vĩnh Tường.

Hội nghị giáo hội Tăng già Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 8 đến ngày 14.9.1952 tại chùa Quán Sứ Hà Nội dưới sự chủ tọa của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Trung Việt. Hội nghị đã quyết nghị về qui chế tổ chức Giáo hội Tăng già Việt Nam, suy tôn Thượng thủ và bầu cử Hội đồng tổng trị sự.

Ngôi vị thượng thủ Giáo hội Tăng già Việt Nam được Hòa Thượng Thích Tuệ Tạng đảm nhiệm.

Hội đồng Tổng Trị sự gồm có: Tổng Trị sự trưởng: Hòa thượng Thích Trí Hải; Phó: Hòa thượng Thích Tâm Châu; Tổng thư kýHòa thượng Thích Tố Liên; Phó Tổng thư kýHòa thượng Thích Hải Ninh; Chưởng quỹ: Hòa thượng Thích Viên Tu; Trưởng Ban Giám  luật kiêm Nghi lễHòa thượng Thích Đôn Hậu; Trưởng ban Hoằng phápHòa thượng Thích Thiện Siêu; Trưởng ban Tăng sự: Hòa thượng Thích Thanh Tùng; Ủy viên dự khuyết Hội đồng Tổng trị sự là Chư tôn Hòa thượng Thích Vĩnh Tường, Mật Hiển, Mật Nguyện.

Tôn chỉ của Giáo hội Tăng già Việt Nam là nhằm phụng hành chánh pháp Đức Phật - Hành trì theo giáo pháp lục hòa cọng trụ - Sách tấn tăng ni nghiêm trì giới luật - Giáo dưỡng tăng ni đạo hạnh hoằng dương chánh pháplợi lạc chúng sinh.

Giáo hội Tăng già Phật giáo Việt Nam công nhận trung tâm địa phương Hội Liên hữu Phật giáo Thế giớitại Việt Nam do Hòa thượng Thích Tố Liên làm Chủ tịch, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Giáo hộiđã can thiệp có kết quả với chính quyền quốc gia bãi bỏ việc bắt tăng sinh đến tuổi phải đi quân dịch, cử chư tăng xuất ngoại tham học tại các nước như Ấn ĐộTích LanNhật Bản ..., ban hành tăng chế thống nhất về phẩm phục Tăng ni.

Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ 2 khai mạc vào sáng ngày 25.9.1952 tại chùa Bản Nguyên(Honganji), Nhật Bản. Tại hội nghị lần nầy, Hòa thượng Thích Tố Liên, Trưởìng phái đoàn Phật giáo Việt Nam được công cử làm Phó Hội Trưởng Phật giáo Thế giới.

chân dung Tổ Tuệ Tạng

Theo với vận mệnh đất nước bị phân chiaGiáo hội Tăng già Việt Nam họp Đại hội lần thứ hai tại chùa Ấn Quang Sài Gòn vào ngày 31-3-1959, suy cử Hòa thượng Thích Khánh Anh làm Thượng ThủHòa thượng Thích Thiện Hòa được bầu làm Trị sự trưởng, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn. Năm 1964 Giáo hội Tăng già Việt Nam chấm dứt Phật sựhòa hợp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

 

Cuộc vận động vì nhân quyềntự dodân chủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất

Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, chính quyền Ngô Đình Diệm tại miền Nam chỉ là tiếp bước chính sách thực dân Pháp đối với Phật giáo. Chính quyền độc tài gia đình trị và kỳ thị tôn giáo ấy vẫn duy trì và thực thi Đạo dụ số 10 năm 1950 của thực dân để lại; giành quyền ưu tiên hoạt độngtruyền giáo cho Giáo hội Thiên Chúa giáo và hạn chế đối với các tôn giáo khác có truyền thống lịch sửlâu đời tại Việt Nam. Suốt 9 năm cầm quyền, chế độ Duy linh Nhân vị đã thi hành mọi chính sách nhằm tiêu diệt Phật giáođàn áp Nhân quyền Tự do Dân chủ. Chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm chủ trương rằng, Phật giáo là cộng sản, vì thế, phải bị cấm đoán, tiêu diệt.

Trên thực tế, Tổng giám mục Thiên Chúa giáo Ngô Đình Thục phủ trùm thế lực lên toàn chế độ nầy. Vị Tổng giám mục là anh ruột tổng thống, đã lộng quyền từ địa vị Giám mục địa phận Thiên Chúa giáoVĩnh Long ra đến Huế. Ngày 6-5-1963, giám mục Ngô Đình Thục đi thăm trung tâm Thiên chúa giáo tiền đồn La Vang ở tỉnh Quảng Trị. Đây là Vương cung Thánh đường La Vang mang tính quốc tế của Tòa thánh La Mã. Trên đường đi, vì là trước đại lễ Phật đản thiêng liêng của Phật giáo, ông ta nhìn thấy lá cờ năm sắc hòa hợp tung bay khắp nơi. Vị Tổng giám mục Thiên chúa giáo cảm thấy bị xúc phạm, không hài lòng với thực tế đang diễn ra như thế. Đối với ông, lá cờ Phật giáo không được treo lên ở những nơi công cộng, theo đúng luật lệ treo cờ mà chế độ Duy linh nhân vị đã quy định. Với cương vị là Tổng Giám mục Thiên chúa giáo tại Huế, ông ta cho gọi quan chức đại diện chính phủ tại Trung NguyênTrung Phần đến trình diện Tòa giám mục, khiển trách về việc cờ Phật giáo được treo dọc đường ông đi qua từ Huế đến Vương cung Thánh đường La Vang. Sau đó, Tổng giám mục gọi điện thoại cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, nói rằng Phật giáo không tuân theo thể thức treo cờ tôn giáo của chính phủ. Tổng thống phủ lập tức đánh đi một công điện đến Huế và các nơi khác, ra lệnh cho chính quyền sở tại phải hạ cờ Phật giáo, dù đó là ngày Phật đản, một ngày lễ lớn và quan trọng đối với truyền thống Phật giáo Việt Nam và thế giới. Công điện mang số 9195 này có nguyên văn như sau: “Văn phòng phủ Tổng thống trân trọng chuyển đến quý ông chỉ thị sau đây của Tổng thống: Ra chỉ thị cho các cơ quan phụng thờ bất cứ tôn giáo nào, trên các cơ sở phụng thờ (nhà thờ, chùa chiền v.v...) chỉ treo cờ quốc gia mà thôi ... Các nhà tư gia cũng vậy. Trân trọng”.

Bức công điện triệt hạ cờ Phật giáo đến tay Ban tổ chức Đại lễ Phật đản của Phật giáo tại chùa Từ Đàm vào lúc 20 giờ ngày 6-5-1963, ngay trong khi Đại lễ Phật đản đang diễn ra khắp nơi. Tại chùa Từ Đàm, một cuộc hội nghị gồm Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo miền Trung dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Hội chủ ký tên vào ba điện văn gởi đến Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, các tập đoàn Phật giáo Việt Nam và tổ chức Phật giáothế giớiphản đối công điện 9195 nhắm vào Phật giáo Việt Namtriệt hạ cờ Phật giáo quốc tế trong ngày đại lễ Phật đản mà lệnh đã được chính quyền Ngô Đình Diệm tại Huế thi hành ngay tức khắc. Thế là thêm một hành động nữa trong muôn vàn hành động của chế độ nầy chà đạp lên Phật giáo Việt nam. Hơn một năm trước đó, bằng các văn thư đề ngày 20.02.1962, Phật lịch 2505 tại Huế kính gởi Tổng thống Việt nam Cộng hòa Sài gòn; nhân danh Pháp chù Giáo hội Phật giáo Việt nam Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ấn ký cùng Hòa thượng Thích Giác Nhiên Hội trưởng Hội Phật giáo Trung phần tại Việt nam“cô đọng những sự việc” “xâm phạm tín ngưỡng” đã diễn tiến điển hình tại các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi...; và kính gởi ông Chủ tịch Quốc hội Việt nam Cộng hòa Sài gòn “đề đạt hồ sơ này đến Quốc hội... tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen... ngăn ngừa một tai họa quốc gia”. Về thực trạng đàn áp Phật tử, tấn công Phật giáo của chính quyền tại miền Nam Việt Nam, vào ngày 20 tháng 12 năm 1962, Hòa thượng Thích Thiện Minh nhân danh Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã ký một Bạch thư đính kèm hồ sơ gửi đến Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc hội của chế độ này. Trong đó, Phật giáo nêu lên bằng chứng về các chủ trương, hành động kỳ thị Phật giáo, tàn sát, giết hại Tăng ni Phật tử ở khắp nơi trên lãnh thổ miền Nam.

Khi lệnh triệt hạ cờ Phật giáo trong ngày Phật đản Quý Mão 1963 được cảnh sát chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện vào lúc 5 giờ chiều ngày 14-4  Quý Mão (7-5-1963) ở Huế, chư tôn Hòa thượng trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam là Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Minh, Thiện Siêu đến gặp Tỉnh trưởngtỉnh Thừa Thiên lúc bấy giờ; cùng đến Tòa hành chánh tỉnh còn có hàng nghìn Phật tử thành phố Huế. Phái đoàn Phật giáo sau đó đến phản đối tại văn phòng Cố vấn chỉ đạo miền Trung do ông Ngô Đình Cẩn đứng đầu. Ông Tỉnh trưởng đã ra khẩu lệnh cho Thiếu tá Đặng Sỹ đưa loa phóng thanh thông báođể đồng bào Phật tử treo cờ trở lại; nhưng đó chỉ là việc làm của ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và không bao lâu, ông này đã bị cách chức.

Sáng sớm ngày Phật đản 2514, Quý Mão (8-5-1963) Phật giáo vẫn cử hành lễ vô cùng long trọng, lớn lao tại Huế. Một đoàn rước Phật đi qua thành phố Huế từ chùa Diệu Đế về chùa Từ Đàm nơi đặt lễ đài trung tâm. Đoàn diễu hành Phật đản đi trong yên lặng, trang nghiêm, hòa bình, nối hai bờ sông Hương, với tràng hoa, cờ năm sắc hòa hợp. Có thêm nhiều biểu ngữ mang nội dung là nguyện vọng chính đángcủa Phật giáo Việt Namyêu cầu chính quyền thực thi bình đẳng tôn giáophản đối chính sách bất công, sẵn sàng hy sinh vì Đạo Pháp, ngoài biểu ngữ kính mừng Phật đản.

Tại lễ đài chùa Từ Đàm, sau phần nghi thức Đại lễ Phật đảnHòa thượng Thích Trí Quang, Hội trưởng Hội Phật học Trung phần đứng lên giải thích nội dung các biểu ngữ được mang theo trong đoàn rước Phật. Đại lễ Phật đản được thu thanh để phát lại trong buổi phát thanh Phật đản trên Đài phát thanh tại Huế. Theo thường lệ hằng năm vào ngày Phật đảnGiáo hội Tăng già và Hội Phật học Trung Phần chỉ có một buổi phát thanh, nhưng lần nầy bị hủy bỏ. Dân chúng thành phố Huế và các vùng phụ cận mà 90% là Phật tử đã ùn ùn kéo về Đài phát thanh Huế nằm bên cạnh cầu Trường Tiền đòi được nghe buổi phát thanh Phật đản. Dân chúng kéo đến càng về khuya càng đông. Ông Ngô Đình Cẩn là em trai của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn tối cao chính trị tại miền Trung ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sĩ, Phó tỉnh trưởng nội an tỉnh Thừa Thiên điều động quân đội trang bị xe tăng, vòi phun nước đến để giải tán đám đông đang đòi hỏi chính quyền thực hiện một thông lệ chính đáng nhân ngày Phật đản thiêng liêngở Cố đô Huế. Kết quả là súng và lựu đạn đã nổ, xe tăng đã cán nát vào 8 Phật tử tuổi đời còn trẻ trung vô tội, chỉ một lòng vì tín ngưỡng truyền thống ngàn đời của tổ tiên.

Ngày hôm sau, chính quyền đã huy động quân đội và cảnh sát võ trang súng ống, lưỡi lê, lựu đạn cay cùng xe tăng thiết giáp tuần tiểu khắp các ngả đường thành phố Huế.

Đài phát thanh Huế của chính phủ loan tin:

“Trong đêm Phật đản 8.5.1963, Việt Cộng đã trà trộn vào đám đông trước đài phát thanh và đã ném chất nổ khiến tám người chết và bốn người bị thương”. Đến chiều tối, một thông cáo đặc biệt của Tổng Nha Thông tin của chính quyền Sài Gòn ngày 9.5.1963 ký bởi Tổng Giám đốc Phan Văn Tạo nói rằng: “... Việt Cộng tung lựu đạn làm chết 7 người và bị thương 6 người. Phương tiện duy nhất mà cơ quanan ninh sử dụng để vãn hồi trật tự và ngăn ngừa cộng sản chỉ là vòi xịt nước, loại thường và cỡ 2 phân không có khả năng gây thương tích cho bất kỳ người nào. Hiện nay, tình hình đã yên tĩnh. Dân chúng rất phẫn uất về việc Việt Cộng lợi dung lễ Phật đản để tàn sát, quấy rối và chia rẽ đồng bào với chính phủ”.

Ngày 10-5-1963, một cuộc họp của Chư tôn Hòa thượng thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam, đi đến quyết định khởi phát cuộc tranh đấu bất bạo động bảo vệ Phật giáochống lại chế độ vi phạm nhân quyềnđàn áp tôn giáo. Cuộc Hội nghị Phật giáo lịch sử nầy đưa ra bản tuyên ngôn của Tăng Ni tín đồPhật giáo Việt Nam trước chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm và thế giới được công bố tại chùa Từ Đàm, Huế. Tuyên ngôn bao gồm “5 nguyện vọng thiết tha nhất của toàn thể Tăng ni và tín đồ Phật giáotrong nước”. Nguyên văn như sau:

1. Yêu cầu chính quyền Việt Nam cộng hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo.

2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội truyền giáo Thiên Chúa giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.

3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo.

4. Yêu cầu cho Tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo.

5. Yêu cầu chính quyền đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức.

Đạo dụ số 10 được ký vă ban hănh dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại thuộc quyền thực dđn Phâp, gồm 5 chương, 45 điều. Trong đó, tại điều khoản 44 ghi: “chế độ đặc biệt dănh cho câc hội  truyền giâo Thiín Chúa giâo vă Gia tô, câc Hoa kiều lý sự hội sẽ được ấn định sau”. Ngăy 19/11/1952, dụ 24 bổ túc về “hội thanh niín, thể thao”. Ngăy 3/4/1954, dụ 6 bổ túc “... bổ túc điều 13 dụ 10 bằng câc giới thẩm quyềnđê ban phĩp thănh lập cho câc hiệp hội có thể ra lệnh khai trừ 1 hay nhiều nhđn viín trong ban quản lýhiệp hội ấy mă không cần phải cho biết vì lẽ gì. Hiệp hội năo bất tuđn lệnh ấy phải bị giải tân của giới thẩm quyền vừa kể ở khoản trín”.

Ngăy 9/1/1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hănh thím dụ số 4 nội dung hủy bỏ ngăy lễ Phật Đảncho công chức vă binh sĩ thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Dụ năy được đăng trín bâo Tin Điển số 380 ngăy 12/1/1956.

Sau tuyên ngôn là “bản phụ đính” đề ngày 23/05/1963 nhằm minh định về thái độ của Phật giáo Việt Nam đối với chính quyền Ngô Đình Diệm là chủ trương không lật đổ; Phật giáo không coi bất kỳ ai là kẻ thù, nhất là Giáo hội Thiên Chúa giáo; Tăng tín đồ Phật giáo chỉ tranh đấu cho lý tưởng bình đẳng tôn giáotranh đấu bằng phương pháp bất bạo động và không chấp nhận mọi sự lợi dụng. Bản phụ đính giải thích rõ ràng về 5 nguyện vọng chính đáng được ghi trong tuyên ngôn và nêu lên 3 nguyện vọng cấp báchyêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo. Bản phụ đính kết luận; đạo đạût nguyện vọng không có ý nghĩa “yêu sách” và thỏa mãn nguyện vọng ấy là”vì dân cho dân”.

Sau “Bản phụ đính” là “Phụ trương bản phụ đính”, nói về sự đóng góp của Tăng tín đồ Phật giáo vào lợi ích quốc gia, việc tranh đấu của Phật giáo đem lại cho lợi ích ấy những gì.

“Bản tuyên ngôn”, “Bản phụ đính” cùng “Phụ trương của bản phụ đính” mang ấn ký của Hòa thượngThích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Mật Nguyện, Trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Trung phần; Hòa thượng Thích Mật Hiển, Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già tỉnh Thừa ThiênHòa thượng Thích Trí Quang, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần; Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hội trưởng Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên.

Tổng thống Ngô Đình Diệm không có một sự phúc đáp nào đối với yêu cầu của Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Trong lúc đó, chính quyền Ngô Đình Diệm bằng hệ thống truyền thông trong tay đã tuyên truyền Phật giáo là cộng sản, do cộng sản giật dây và hoạt động làm lợi cho cộng sản. Phật giáo tuyên bố, qua chiến dịch tuyên truyền như vậy, Phật giáo Việt Nam đã trở thành nạn nhân của chính sách, thủ đoạnnhằm tiêu diệt một tôn giáo có gốc rễ lâu đời trong lịch sử Dân tộc.

Phật giáo mở cuộc họp lớn có qui mô vào ngày 25-5-1963 tại Sài gòn, bao gồm Tổng hội Phật giáo Việt Nam cùng sự hòa hợp của Giáo hội Nguyên thủy Việt NamGiáo Hội Theravada Việt nam, Họi Phật giáo Nguyên thủy Việt nam, Hội Phật tử Theravada, Giáo hội Tăng già Việt namGiáo hội Tăng già Nam Việt, Giáo hội Tăng già Bắc Việt (tại miền Nam), Hội Phật học Nam Việt, Hội Việt nam Phật giáo Bắc Việt và Giáo hội Thiền tịnh Đạo tràng tuyên ngôn: “Uíng hộ toàn diện 5 nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt nam... thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy”. Sau đó thành lập ra Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáođể chung lưng đấu cật đấu tranh bất bạo động bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, đòi hỏi thực thi bình đẳng tôn giáo, thực thi các nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Ủy ban nầy chính thức ra đời vào ngày 04.06.1963 do Hòa thượng Thích Tâm Châu làm Chủ tịch và trung tâm của cuộc tranh đấuđược chuyển vào thủ đô của chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ; Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam là vị lãnh đạo tối cao của ủy ban nầy.

Chính quyền Ngô Đình Diệm ra thông tư nói rằng chính quyền vẫn tôn trọng tự do tín ngưỡng và không có chính sách kỳ thị tôn giáo đối với Phật giáo Việt Nam. Việc quy định thể thức treo cờ tôn giáo là để tôn trọng quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Trên mặt thông tư là như vậy, nhưng thực tế chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn thi hành những thủ đoạn đối với Phật giáo.

Theo Thông bạch của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, khắp nơi đã tổ chức lễ cầu siêu cho 8 Phật tử tử nạn trong đêm 14-4 Quý Mão tại đài phát thanh Huế vào ngày 21.05 nhằm ngày 28.04 Quý Mão. Đặc biệt tại chùa Từ Đàm, Huế, sau lễ cầu siêuchư tôn Hòa thượng cùng Tăng ni Phật tử đã khởi đầu một cuộc tuyệt thực cầu nguyện cho nguyện vọng của Phật giáo được thực thi, chính quyền chấm dứt đàn áp và cầu nguyện cho anh linh 8 Phật tử đã hy sinh vì Đạo pháp. Ngày 27-5-1963, Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thông bạch đến Tăng niPhật tử toàn quốc, tôn thánh tử đạo cho 8 Phật tử đã hy sinhthiết lập bàn thờ anh linh 8 thánh tử đạo tại mỗi chùa và Niệm Phật đường. Thế danh của 8 Phật tử ấy là Đặng Văn Thông, Dương Viết Đạt, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Phúc, Lê Thị Kim Anh, Trần Thị Phước Trị , Nguyễn Thị Ngọc Lan, Huyền Tôn Nữ Tuyết Hòa, đều đã thọ lãnh tam quy ngũ giới và pháp danhđầy đủ.

Sau này, vườn hoa đài phát thanh Huế, bên cạnh cầu Trường Tiền, nơi 8 Phật tử đã hy sinh vì đạo phápGiáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên đặt đá xây dựng đài kỷ niệm Thánh Tử Đạo vào mùa Đông Ất Tỵ nhằm ngày 7-11-1965 và cử hành lễ khánh thành vào ngày vía Đức Phật Thích Ca xuất gia mồng 8 tháng 2 Bính Ngọ, Phật lịch 2509 nhằm ngày 27-2-1966. Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thuyền Tôn, Huế chứng minh lễ cùng sự tham dự của Chư tôn giáo phẩm Viện Tăng ThốngViện Hóa đạoChư Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử; quan chức trung ương và địa phương chính quyền thời bấy giờ có đến đặt vòng hoa dưới chân đài kỷ niệm. Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên phụng lập đài  “theo chúng nghị” và soạn bài minh bằng chữ Hán khắc lên bia tháp với bản dịch Việt ngữ:

“Toàn thiện thay, tám vị Thánh !

Sanh là tuấn anh,

Chết thành Thánh linh

Sông Hương núi Ngự !

Rạng rỡ kết tinh

Chánh ngược triều Ngô thân dẫu gặp,

Hồn mai nước Phật kiếp lai sanh

Thà cam nát thịt tan xương, giữ gìn Chánh pháp,

Mặc kẻ báng Tăng hủy Phật, họ phải hy sinh

Nhìn xưa rồi ngó lại nay,  kẻ đại bi rồi mới đại lực

Không sau mà chẳng có trước

Chỉ tranh đấu cho thấy uy danh”.

Trong ngày 26-5-1963 Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã đến dinh Gia Long tại Sài Gòn để thông báo cho chính Tổng thống Ngô Đình Diệm rằng; toàn thể tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam sẽ tuyệt thực48 giờ để đòi hỏi chính quyền thực thi đúng đắn nguyện vọng của mình.

Một bức điện tín mang tên Mật Nguyện và Trí Quang tức Hòa thượng Trị sự trưởng Giáo hội Tăng giàTrung phần và Hòa thượng Hội trưởng Hội Phật học Việt nam tại Trung phần, đến nơi nhận Giáo hộiTỉnh hội Phật giáogia đình Phật tử, sinh viên Phật tử ..., chùa Phật giáo. Thân điện có nội dung chính:”...đúng 14 giờ ngày 08/04 nhuận các vị lãnh đạo 6 tập đoàn Phật giáo Việt nam sẽ tuyệt thực để cầu nguyện cho 5 nguyện vọng cuả Phật giáo Việt nam ... được giải quyết thỏa đáng stop...”. Một bức điện khác được gởi đi từ Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam và nơi nhận là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Sài gòn, với thân điện”Tôi cẩn trọng báo tin Tổng thống hay rằng các vị lãnh đạo các tập đoàn Phật giáo Việt Nam ... đã khởi sự tuyệt thực 14 giờ ngày hôm nay stop. Một lần chót tôi lên tiếng khẩn thiết yêu cầu Tổng thống giải quyết một cách nghiêm chỉnh và thỏa mãn 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo Việt Nam ... Nếu không được như vậy thì sau 48 tiếng đồng hồ kể từ 14 giờ hôm nay... chính tôi sẽ đích thân tuyệt thực stop...”

Ngày hôm sau Tổng hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo tại Chùa Xá Lợi ở đường Bà Huyện Thanh Quan - Sài gòn, có sự hiện diện của đại diện Chính phủ là ông Bộ trưởng Công Dân vụ Ngô Trọng Hiếu, để giải thích rõ lập trường và nguyện vọng của Phật giáo Việt Namtố cáo chính sách kỳ thị Phật giáo, giết hại Tăng ni Phật tử của Chính quyền Ngô Đình Diệm trước công luận thế giới.

Theo lệnh của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, ngày 30-5-1963, chùa Từ Đàm Huế tiếp tục cuộc tuyệt thực 48 giờ của Tăng ni Phật tử lên đến hàng ngàn người bao gồm giáo sư đại học, sinh viên họcsinh. Chùa Từ Đàm được coi là nơi phát khởi cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam bị bao vây nghiêm ngặt bởi hàng rào cảnh sát, cảnh sát chiến đấu và quân đội võ trang. Chính quyền Ngô Đình Diệm tại Huế ra lệnh cắt đứt mọi sự tiếp tế, ngăn chặn người ra vào và cúp hết điện nước ngôi chùa này. Nơi đây chỉ còn vang lên tiếng cầu nguyện trầm hùng mà thôi.

Cũng trong ngày 30-5-1963, tại Sài Gòn, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu cho 8 thánh tử đạo đã chết dưới họng súng, xe tăng tại đài phát thanh Huế. Ở chùa Xá Lợi và Ấn QuangTăng niPhật tử tuyệt thực tại hai ngôi chùa nầy trong vòng 48 giờ đồng hồ và sau đó thực hiện cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội để đòi chính phủ đáp ứng 5 nguyện vọng của Phật giáo.

Sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ở Huế mà chủ chốt là Đoàn Sinh viên Phật tử họp đại hội tại chùa Từ Đàm đưa ra bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn giải quyết nhanh chóng các nguyện vọng của Phật giáochấm dứt những thủ đoạn xấu xa đối với Tăng ni và Phật tửKiến nghị nầy đã được Tổng hội sinh viên Sài Gòn ủng hộ.

Sinh viên đại học Huế và Sài gòn vào ngày 02/06/1963 cùng gởi đi một khẩn điện đến nơi nhận là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tại Sài gòn mang tên Phan Đình Bính ký thay Sinh viên Phật tử Huế và Tôn Thất Chiểu sinh viên Phật tử Sài gòn. Thân điện nói rằng:”... Sinh viên Phật tử chúng tôi thệ nguyệnđem tính mạng của mình để hiến cho 5 nguyện vọng của Phật giáo ... ý chí này được thực hiện  trước hết là ngay chiều hôm nay kể từ 19 giờ tất cả chúng tôi tình nguyện tuyệt thực 24 giờ tại giảng đườngTừ Đàm Huế stop...”

Sáng ngày 01-6-1963, một cuộc biểu tình tuần hành của Tăng nitín đồ Phật giáo diễn ra ở trung tâmthành phố Huế. Dẫn đầu đoàn tuần hành bất bạo động nầy là chư Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Giác Nguyên, Giác Hạnh, Chơn Thiệt cùng Hòa thượng Thích Mật Hiển, Vĩnh Thừa, Thiện Siêu và chư tăng. Đây là hình ảnh bảo vệ Đạo Pháp làm rúng động tâm tư đồng bào Phật tử mãi cho tới nay. Sau lưng chư tôn Hòa thượng là Phật tử và sinh viên học sinh. Đoàn biểu tình đi ngang qua tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên trên đường Lê Lợi Huế để chuyển đạt qua đại diện chính quyền những yêu cầuđã nêu lên cho chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó, đoàn biểu trình trở về chùa Từ Đàm; Tăng ni Phật tử và sinh viên học sinh tiếp tục cuộc tuyệt thực theo chân Hòa thượng Thích Tịnh Khiết tại đây. Hòa thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã phát đi “diễn từ” gởi đến toàn thể Phật giáo đồ mang nội dung chính - cốt tử như sau:” Từ dưới chân Đức Phật, tôi đang chuẩn bị đích thân tuyệt thực... tôi ra lệnh cho các Phật tử hãy: 1/ Bất bạo động đến kỳ cùng. 2/ Trước khi mặt trời lặn và mặt trờimọc tức ban đêm, các Phật tử tuyệt đối không xê dịchtụ tập ngoài đường”. Cùng với “diễn từ” là các “nghiêm lệnh” đều là nền tảng một đường lối chỉ đạo”Tuyệt đối bất bạo động”

Chính quyền Ngô Đình Diệm thay thế Đại biểu chính phủ Trung nguyên Trung Phần và Tỉnh trưởngThừa Thiên bằng những tên tuổi sẵn sàng ra tay quyết liệt với Phật giáo.

Tại thủ đô Sài Gòn, Phủ Tổng thống thành lập Ủy ban Liên bộ gồm Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu vào ngày 4-6-1963, các ủy viên là các ông Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng, Phủ Tổng Thống, Nguyễn Đình Thuần; mời Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo họp ở hội trường Diên Hồng Sài gòn để giải quyết vấn đề Phật giáoPhái đoàn Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo do Hòa thượngThích Thiện Minh làm Trưởng phái đoàngồm có các Hòa thượng Thích Tâm Châu, Thiện Hoa, Thiện Minh, Huyền Quang và Đức Nghiệp. Trong lúc hai bên chính quyền và Phật giáo đang họp tại hội trường Diên Hồng thì chính quyền ra lệnh cảnh sát và quân đội bao vây chùa chiền ở khắp nơi mà nghiêm ngặt nhất là ở thành phố Huế và Sài Gòn. Chính quyền còn tổ chức cảnh sát mật vụ giả dạnglàm Tăng ni, đi làm chuyện bậy bạ để hạ uy tín Phật giáo.

Lực lượng quân đội, cảnh sát và cảnh sát chiến đấu tăng cường đóng chặt các ngã đường dẫn đến chùa Từ Đàm Huế, trong khi hàng ngàn người đang đổ về đây để cùng cầu nguyệntham gia tuyệt thựcQuần chúng Phật tử đổ về chùa vì sự an nguy của Đạo Pháp, của chư tôn Hòa thượng và các đồng đạocủa họ, nhưng đại pháo, xe tăng, súng lưỡi lê, lựu đạn cay, ma trắc khiên mây và cả chó berger đã chận họ lại.

Hàng ngàn người ngồi xuống tại ngã tư cầu Bến ngự, ngã tư cầu Nam giao, hướng về chùa cầu nguyệnVậy mà, bất chấp tất cả, quân đội và cảnh sát mang mặt nạ đã nổ súng, ném lựu đạn cay và xua chó berger, tung dùi cui ma trắc tấn công vào đoàn người đang ngồi cầu nguyện. Máu của Tăng nivà đồng bào Phật tử lại đổ; hàng trăm người thương tích cháy nám da thịt, mù mắt, ho ra máu được đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế nằm la liệt. Một bác sĩ y khoa Tây Đức, là giáo sư đang giảng dạy tại trường đại học Y khoa Huế, ông Erich Wulf đã vì lương tâm, tận tình cứu chữa cho tất cả các nạn nhân. Giáo sư Wulff đã có mặt vào đêm thảm sát các Phật tử tại Đài phát thanh Huế, vào nhà xác Bệnh viện Trung ương Huế chứng kiến thi thể 8 Phật tử bị cán nát dưới xe tăng do viên Thiếu tá Phó Thị trưởng nội an Đặng Sĩ chỉ huy, ghi những thước phim, ảnh và ghi âm tường thuật. Ông đến Chùa Từ Đàm gặp gỡ Hòa thượng Thích Trí Quangsăn sóc cho Tăng ni Phật tử và sinh viên học sinh tuyệt thựctại đây. Ông ta bị chính quyền ngăn cấm rất dữ và bị trục xuất khỏi Việt Nam sau đó vào ngày 28/06/1963ï.

Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh thế giới như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và các quốc gia châu Âu đều phát đi đầy đủ tin tức với sự quan tâm đặc biệt về tình hình chính quyền miền Nam Việt Nam đối với Phật giáoDư luận tại các quốc gia Phật giáo như Miến Điện, Tích Lan, Cambodge, Lào rúng động lên tiếng phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Vào thời điểm ông Đại sứ Frederic Nolting đang nghỉ phép thường niên, Phó Đại sứ William C.Truehart xử lý công vụ Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngày 4.6.1963 đã gặp ông Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Đình Thuần của Việt Nam Cộng hòa, thông báo về thái độ của chính phủ Hoa Kỳ. Theo đó, Tổng thống Kennedy đã chỉ thị ông Phó Đại sứ: “... phải dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để khuyến cáo chính quyền Diệm ngưng đàn áp Phật giáo và phải giải quyết thỏa đáng những yêu sách của Phật giáo”.

Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập ngay Ủy ban Liên bộ thuộc chính phủ, do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu, nhằm thương thảo với Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Lúc 10 giờ sáng ngày 11-6-1963, ngọn lửa Từ bi và Hùng lực đã bùng lên tại trung tâm thành phố Sài Gòn, nơi ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã nguyện tự thiêu nhục thể để cảnh tỉnh bạo quyền. Trong tâm thư để lại trước lúc phát nguyện, kêu gọi: “Yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng từ bi và bác ái đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo”. Ngọn lửa của Bồ tát Quảng Đức đã làm rúng động dư luận toàn thể thế giới; cả nhân loại đã nhìn về quê hương Việt Nam, nơi mà nhân quyền đang bị đàn áptự do đang bị xúc phạmnghiêm trọng bởi một chính quyền Duy linh Nhân vị độc tài.

bo tat thich quang duc

Vào khi ngọn lửa Thích Quảng Đức bùng lên thì hằng ngàn Tăng ni và Phật tử kính cẩn vây quanh chỗ ngài ngồi trong tiếng tụng kinh trầm hùng. Các phóng viên AFP, AP, UPI và tướng Harkins của cơ quanviện trợ quân sự Hoa kỳ tại Sài Gòn đã chứng kiến cuộc tự thiêu nầy. Phóng viên Malcolm W. Browne (1931- 2012) của hãng thông tấn quốc tế AP (Associates press) đã ghi lại hình ảnh vị Bồ Tát đang thản nhiên ngồi nhập định trong ngọn lửa; và đây là một bức ảnh đẹp nổi tiếng được truyền đi trên thế giớivào thời điểm bấy giờ. Cùng chứng kiến cuộc tự thiêu có  phóng viên David Halbertam của tờ “Bưu điện Hoa Thịnh Đốn” và “Nữu-Ước thời báo (Washington Post và New York Times). David viết; ông quá xúc động khóc lên không thành lời, quá bàng hoàng không ghi chép được hay hỏi một câu, quá bối rối để suy nghĩ  khi chứng kiến Hòa thượng ngồi trong biển lửa, chung quanh là tiếng khóc hòa với tiếng kinh cầu. Ông thêm rằng; Tổng thống John F. Kennedy cũng có một bức hình gây xúc động sâu xa như vậy trên bàn giấy tại tòa Bạch cung lúc mà Henry Cabot Lodge đến để nhận chức tân Đại sứ Hoa kỳ tại miền Nam Việt Nam thay thế F. Nolting.

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã sáng tác bài thơ “Lửa từ bi” để tán thán hạnh nguyện cao cả của Bồ tát, nói lên sự ngưỡng mộ của loài người đối với ngọn lửa vì Tự do và Đạo Pháp Dân tộc Việt Nam:

“Lửa! Lửa cháy ngất Tòa Sen !

Tám chín phương nhục thể trần tâm

hiện thành THƠ quỳ cả xuống.

Hai vầng sáng rưng rưng

Đông Tây nhòa lệ ngọc.

Chấp tay đón một Mặt Trời Mới Mọc

Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên ...

Ôi! đích thực hôm  nay Trời có Mặt

Giờ là Giờ Hoàng đạo nguy nga.

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt

Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la.

Nam mô Đức Phật Di Đà

Sông Hằng kia, bởi đâu mà cát bay ?

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ

NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dầy

 

Bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây

Gọi hết LỬA vào xương da bỏ ngỏ

Phật pháp chẳng rời tay ...

Sáu ngả luân hồi đâu đó

Mang mang cùng nín thở

Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay.

Không khí vặn mình theo, khóc òa lên nổi gió ;

Người siêu thăng ... Giông bão lắng từ đây,

Bóng người vượt chín tầng mây

Nhân gian mát rợi bóng cây Bồ Đề

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc !

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi!

Chỗ Người ngồi: một thiên-thu-tuyệt-tác

Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi,

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi ?

Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát

Với Thời Gian lê vết máu qua đi.

Còn mãi chứ ! Còn Trái Tim BỒ TÁT

Gội hào quang xuống tận ngục A Tỳ.

Ôi Ngọn Lửa Huyền Vi!

Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác

Từ cõi Vô Minh

Hướng về Cực Lạc

Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác

Và chỉ nguyện được là rơm rác

Thơ cháy lên theo với lời Kinh

Tụng cho Nhân Loại Hòa Bình

Trước sau bền vững tình Huynh Đệ nầy.

Thổn thức nghe lòng Trái Đất

Mong thành Quả Phúc về Cây

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Đồng loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt

Tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây.”

 

Bài thơ “Lửa từ bi” đã bị chế độ kiểm duyệt báo chí của Tổng thống Ngô Đình Diệm đục bỏ hoàn toànkhi đăng lên nhật báo “Tự do” ở Sài Gòn ngày 27-7-1963; nhưng đã được Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo ấn hànhluân lưu khắp nơi, vang vọng mãi cho đến mai sau. Bài thơ cũng đã trở thành thông điệpthi ca của Việt Nam tại Hội nghị thi ca thế giới vào các ngày 5 đến ngày 9 tháng 9 năm 1963 tại Berlin, Đức.

Hòa thượng Thích Trí Quang khi viết để gửi tuần báo Lập Trường, đặc san kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu vì Phật pháp đã có những dòng như sau: “Trong cương vị dân tộc, ngài Quảng Đức xuất hiện như một vĩ nhân chót vót, với những hào quang chói tỏa từ cái chết của Ngài, từ tác dụng của cái chết ấy. Trong cương vị tín ngưỡng của dân tộc, ngài là vị Bồ tát mà con ngườichúng ta có thể thấy và đã thấy được. Chúng ta tự hào một cách không quá đáng, rằng dân tộc ta có được một vị Bồ tát như vậy.

Lịch sử cận đại của con người, thực chưa có cái chết nào oai linhảnh hưởng rộng lớn và bất tử như cái chết Quảng Đức. Ngài Quảng Đức chết nhưng Bồ Tát Quảng Đức xuất hiện, tạo nên một sức mạnhđại hùng lực đại từ biSức mạnh Quảng Đức đó, mãi mãi là lời cảnh cáo cho bất cứ ai, cá nhân hay tập thể, muốn đối lập và tuyên chiến với đau khổ và thiện chí của dân chúng”.

Ngày 14-6-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu phái đoàn Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo họp trở lại với Ủy ban Liên bộ của Chính phủ tại hội trường Diên Hồng. Cuộc họp đang diễn ra thì chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cảnh sát giải tán tang lễ Hòa thượng Thích Quảng Đức nên cuộc lễ phải dời lại. Ngày 16-6-1963, hàng ngàn Tăng ni và Phật tử biểu tình trước tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn lên tiếng yêu cầu Chính phủ quốc gia này ủng hộ nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Cũng trong ngày, một thông cáo chung giữa Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo và Ủy ban Liên bộ của chính phủ được công bốVăn kiện nầy có chữ ký phê chuẩn của Tổng thống Ngô Đình Diệm và duyệt khán của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, nhân danh Hội chủ Tổng Phật giáo Việt Namlãnh đạo tối cao Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo.

Qua thông cáo chung, chính quyền Ngô Đình Diệm hứa sẽ giải quyết các nguyện vọng mà Phật giáo đã nêu lên và quy định rõ ràng hơn về vấn đề treo cờ tôn giáo. Nhằm tỏ rõ thiện chí của mình, ngày 16-6-1963 Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo tổ chức lễ Trà tỳ Hòa Thượng Thích Quảng Đức tại An Dưỡng địa, chùa Huệ Nghiêm - Phú Lâm, tỉnh Gia Định trong vòng trật tự trang nghiêm và hạn chế chỉ có Tăng ni tham dự. Đồng bào Phật tử đứng trang nghiêm suốt lộ trình kim quan đi qua, cung kính chấp tay, tung hoa cúng dường vị Bồ tát tự thiêu bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.

Chính phủ Ngô Đình Diệm chứng tỏ không hề thực thi tất cả những gì đã ghi trong bản thông cáo chung. Ngày 26-6-1963, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, người đứng đầu Ủy ban Liên bộ ra thông cáo nói rằng; Bộ Nội vụ sẽ có nghị định về thể thức treo cờ Phật giáo; đạo dụ số 10 sẽ được chính phủ áp dụng linh động; chính quyền sẽ thả hết những người biểu tình bị bắt nhưng một số phải bị đưa ra tòa án xét xử; việc bồi thường cho các nạn nhân phải chờ điều tra. Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn tối cao phủ Tổng thống, phát biểu về sự tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức là một việc “nướng thịt” vô íchCố vấn Ngô Đình Nhu là người kiến thiết nên mọi chính sách, đường lối của chế độ Duy linh nhân vị. Ông ta tổ chức Thanh niên cộng hòa dưới quyền thủ lĩnh của ông cùng với lực lượng cảnh sát mang thường phục làm biểu tình yêu cầu Tổng thống xem xét lại thông cáo chung. Bộ trưởng Bộ nội vụ Bùi Văn Lương họp các Tăng sĩ Cổ Sơn môn Phật giáo vào các ngày 20, 21-6-1963 tại chùa Giác Lâm tỉnh Gia định, lập kiến nghị ủng hộ chính phủ và gởi điện văn cho tổ chức Phật giáo thế giới ở Colombo - Tích Lan yêu cầu ngăn chận cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam. Tổng Giám đốc Tổng nha cảnh sát quốc gia Nguyễn Văn Y giao cho thuộc cấp là ông Võ Tử Hạ và Lưu Văn Nhung vận độngmột nhóm Lục Hòa Tăng Phật giáo lên tiếng phản đối Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo. Vào ngày trước, Phủ Tổng thống đánh đi công điện mật 13242/VP/TT ngày 19-6-1963, đưa chỉ thị cho các cấp chính quyền nầy: “... Để tạm thời làm lắng dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn Tăng ni và Phật giáo phản động, Tổng thống và ông Cố vấn ra lệnh tạm thời nhún nhường họ ... và đợi lệnh. Một kế hoạch đối phó thích nghi sẽ gởi đến sau ...”.

Hình ảnh Hòa thượng Quảng Đức ngồi định tĩnh trong ngọn lửa tự thiêu được phóng viên quốc tế ghi lại, các cơ quan truyền thanh truyền hình thế giới truyền đi đã gây chấn động tâm can nhân loại.

Chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đưa các nhân vật vụ án đảo chánh, ném bom dinh Độc lập ngày 11-11-1960, trong đó có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ra tòa án xét xử. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự kết liễu đời mình tại Sài Gòn sau khi để lại cho Tổng thống Ngô Đình Diệm lời tuyên bố“Đời tôi để lịch sử xét xử. Tôi không chịu để cho ai xử cả. Sự việc đem các đảng phái đối lập ra xét xử là một trọng tội đối với quốc gia... Vì thế, tôi tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do - ký tên Nguyễn Tường Tam, 7-7-63”.

Cái chết của nhà văn Nhất Linh làm tăng thêm sức phản kháng trong dân chúng đối với chế độ độc tàiNgô Đình Diệm.

Nhân danh Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáoHòa thượng Thích Thiện Minh ký một kháng thư gởi Tổng thống Diệm phản đối mạnh mẽ việc chính phủ không thi hành thông cáo chung đã ký kết.

Ngày 12-7-1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm - Tư lệnh Quân đoàn I ở miền Trung, cử Đại tá Đỗ Cao Trí thay thế để sẵn sàng sử dụng quân đội thẳng tay đàn ápPhật giáo tại đó. Ngày 23-7-1963, Trung tá Trần Thanh Chiêu, Tổng Giám đốc Nha Dân vệ đã tổ chức lính dân vệ cùng một nhóm thương phế binh biểu tình trước chùa Xá Lợi, đường Bà huyện Thanh Quan- Sài Gòn yêu cầu Phật giáo tránh mọi sự “lợi dụng của cộng sản” trong tình hình đang xảy ra. Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo ra Kiến nghị đề ngày 12-7-1963 viết: “Cương quyết phản đối hình-thức và dụng ý của Nghị định 358/BNV/KS ngày 09-07-1963,ì long trọng tuyên bố hợp sức trong mọi vận độnghợp pháp và bất bạo động đến khi nguyện vọng chung của Phật giáo được thực hiện đúng với sự cam kết giữa Uíy ban Liên bộ và Phái đoàn Phật giáo:ü ...”. Nghị định 358-BNV/KS của Bộ Nội vụ chính phủ Ngô Đình Diệm quy định về việc treo cờ Phật giáo dành riêng cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 14-7-1963, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, nhân danh lãnh đạo tối cao của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gởi đến Tổng thống Ngô Đình Diệm một văn thư nói rằng; “... Vì sự tồn vong của Phật giáo ... tôi thấy có bổn phận chỉ thị cho Tăng ni và thiện tín phát động một phong trào đòi hỏi sự thực thi bản Thông cáo chung dưới mọi hình thức bất bạo động và trong các điều khoản của bản Thông cáo chung ấy ...”. Ngày 16-7-1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo ra thông bạch số 91: “... Quý liệt vị hãy gợi lại tính Phật có sẵn nơi quí vị, để chúng ta lòng đồng lòng tay nắm tay, bước trên gian lao, nguy hiểm, quyết tranh đấu cho được quyền sống chân chính của con người, đúng với bản Tuyên ngôn Nhân quyền của quốc tế”. Tiếp theo đó là những cuộc biểu tình của Tăng ni Phật tử trước Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Sài Gòn yêu cầu chính phủ nầy phải chịu trách nhiệm trước tình hình Phật giáo, từ chùa Giác-Minh, Xá Lợi đòi thực thi Thông cáo chung.

Ngày 19-7-1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gởi văn thư số 94 đến chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm; “ ... thà cam chịu chết ...”, yêu cầu giải quyết những vấn đề xẩy ra từ Phật đản 2507 - 1963.

Ngày 1-8-1963, nhân danh Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Tịnh-Khiết gửi thư đến Tổng thống Hoa-Kỳ John F.Kennedy phản đối lời tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ Frederic Nolting tại miền Nam Việt Nam rằng: không có sự kỳ thị tôn giáo, không có đàn áp Phật giáo dưới chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 3-8-1963 trong lời hiệu triệu cho tổ chức Phụ nữ liên đới, bà Trần Lệ Xuân đã gay gắt lên án cuộc tranh đấu của Tăng niPhật tử Việt Namtuyên bố sẽ quyết liệt đối phó với tình hình. Trong khi đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho tăng cường nhiều tiểu đoàn thủy quân lục chiến và nhảy dù bảo vệ Sài Gòn. Các tỉnh và thành phố từ Quảng Trị đến Sài Gòn đều có biểu tìnhtuyệt thựccủa Tăng NiPhật tử. Dân chúng, giáo sư và sinh viên học sinh tại Huế, Sài Gòn đình công, bãi thị, bãi khóa ủng hộ cuộc tranh đấu; các đảng phái chính trị Duy Dân, Đại Việt cũng lên tiếng yểm trợ Phật giáo. Giáo sư bác sĩ y khoa Phạm Biểu Tâm phản đối việc đàn áp Phật giáo và dân chúng bằng việc từ chức Khoa trưởng Đại học Y khoa Sài Gòn. Sư bà Diệu Huệ ở Huế, mẹ của giáo sư bác học Bửu Hội, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc đòi tự thiêu để cảnh tỉnh chế độ. Linh mục Cao Văn Luận, một giáo phẩm Thiên Chúa giáo có thế lực trong chế độ bị cách chức Viện trưởng Viện Đại học Huế vào ngày 17-8 vì không tán thành chủ trương đàn áp Phật giáo.

Các nước trên thế giới đã đồng loạt lên án chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tổ chức quốc tế Liên Hiệp Quốc ghi sự việc đang diễn ra trên quốc gia nầy vào nghị trình của Đại hội đồng sẽ nhóm họp vào tháng 10-1963.

Chính quyền Ngô Đình Diệm tung ra một chiến dịch tàn khốc mang mật danh Bravo, tức kế hoạch”Nước lũ”, dùng lực lượng quân đội và cảnh sát tấn công vào tất cả các chùa Phật giáo, bắt giữ Tăng ni Phật tửkhắp nơi từ miền Trung đến Cao nguyên, duyên hải đến Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào giữa đêm khuya ngày 20-8-1963. Trong đêm tối, cùng một ngày giờ đã định, lực lượng bạo cường dưới sự tổng chỉ đạo của cố vấn Ngô Đình Nhu đã tràn vào chốn tôn nghiêm thanh tịnh với lưỡi lê và súng ống. Khắp miền Nam, tăng ni Phật tử bị đánh đập dã man; tất cả đều bị lôi kéo lên xe bít bùng đưa đến những trại giam ở từng nơi. Trong đêm khuya 20 tháng 8 chỉ vang lên tiếng kinh trầm hùng hòa với tiếng kêu la cầu cứu thất thanh của dân chúng dưới gót giày của bạo lực cường quyền mang danh Nhân vị. Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo tại chùa Xá Lợi - Sài Gòn bị tấn công quyết liệt để bắt đi hàng ngũ lãnh đạodập tắt cuộc đấu tranh. Vào đêm 20-8 bi thảm đầy hùng lực ấy, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, vị lãnh đạo tối cao Phật giáo bị bắt quản thúc tại Tổng y viện Cộng hòa của quân đội ở Sài Gòn. Hòa thượng Thích Tâm Châu, Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo cùng thành viên như Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thiện Minh, Huyền Quang, Quảng Độ, Đức Nghiệp, Giác Đức, Chánh Lạc ... đều bị bắt đi giam giữ. Hòa thượng Thích Trí Quang được đưa thoát đi tỵ nạn vào tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Cùng lúc, các nhân sĩ, trí thức, các thủ lĩnh Ban chấp hành Tổng hội sinh viên đều bị bắt.

Thế là lãnh đạo cuộc tranh đấu bị đàn áp, bắt bớ khốc liệt. Tại các tỉnh và thành phố khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Chế độ Ngô Đình Diệm tin rằng, tung ra chiến dịch “Nước lũ” đêm 20-8 là đã dập tắtđược Phật giáo. Đêm 20 tháng 8 năm 1963 là một đêm Pháp nạn kinh hoàng trong lòng lịch sử Đạo pháp và Dân tộc.

Chỉ một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm tấn công vào Phật giáo khắp nơi trên lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã ra tuyên bố: Hoa-kỳ “phiền trách về sự đàn áp như vậy”. Ngày 22-8-1963 Thủ tướng Thái Lan Sarit Thanarat yêu cầu đưa vấn đề ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Miến Điện (Myanmar) công phẫn lên án; trong khi tại Ấn Độ, các hội Phật giáo trên xứ Phật này đòi hỏi Thủ tướng Nérhu lên tiếng can thiệp, đảng Quốc Đại Ấn độ đưa ra lời tuyên bốbiến cố tại Việt Namlàm chấn động và gây công phẫn. Bộ Ngoại giáo Nhật bản cũng đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa bày tỏ sự lo ngại về những gì đã xảy đến cho Phật giáo tại miền Nam Việt Nam. Nội các chính phủ Nam Triều Tiên gởi thư lên án chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 26.8.1963 hội nghị Phật giáo tại Tích Lan treo cờ rũcầu nguyện cho Tăng niPhật tử Việt NamThủ tướng  bà Sirimavo Bandaranaike xúc độngyêu cầu đưa vấn đề đàn áp Phật giáo tại Việt Nam vào nghị trình của Liên Hiệp Quốc. Hoàng gia Cambodia kinh hãi về sự việc và ủng hộ cuộc tranh đấu vì tín ngưỡng của Phật giáo Việt NamQuốc vương Sihanouk tuyên bố; Cambodia đoạn giao với Việt Nam Cộng Hòa kể từ ngày 27-8-1963. Tương tự, Chính phủ Uïc Đại Lợi, Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan tỏ ý lo ngại về tình hình đàn áp Phật giáo tại Nam Việt Nam. Tại Tòa thánh Vatican, Hồng y Giáo chủ Phao lô VI đã gởi đi một thông điệp ngày 30-8-1963 đến nhân dân Việt Nam, tỏ lòng đau đớn và cầu nguyện của Giáo hội Thiên chúa.

Ngày 12-09-1963 Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Uthant ra tuyên bố nói rằng; tình hình Nam Việt Namđang ngày càng trầm trọng.

Vào sáng ngày 21-8-1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm triệu tập cuộc họp chính phủ, ra thông cáo khẩn cấp về tình hình đang diễn ra. Theo đó, chính phủ phải hành động quyết liệt tấn công vào chùa chiền, bắt giam Tăng ni Phật tử vì “lực lượng cộng sản sắp sửa tràn ngập thủ đô Sài Gòn và các tỉnh”; ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 giờ trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; ra lệnh cho quân đội bảo vệ an ninh trật tự. Chính quyền còn bày ra thủ đoạn bắt ép Hòa thượng Thích Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang và phủ dụ Hòa thượng Thích Minh Trực, cùng đứng ra thành lập cái gọi là Ủy ban Bảo vệ Phật giáo thuần túyủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm và chống lại Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, lên án cuộc đấu tranh vì nhân quyềntự do dân chủ.

Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu là giáo sư Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn đã phản đốimạnh mẽ hành động độc tài tàn bạo và từ chức ngay trong buổi họp chính phủ.

Ngày 23-8 Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu cuộc tuyệt thực kéo dài 1 tuần lễ trước trụ sở Liên HiệpQuốc ở New York - Hoa Kỳ, vận động tổ chức quốc tế nầy cử phái đoàn điều tra đến Sài Gòn.

Ngọn lửa chống bạo quyền độc tài gia đình trị bùng lên mãnh liệt hơn sau ngày 20-8. Học sinh, sinh viên tổ chức bãi khóa, biểu tình lớn lao, rầm rộ khắp nơi, đả đảo chế độ đàn áp Phật giáo, đòi trả tự do cho chư tôn giáo phẩm lãnh đạo và tăng ni Phật tử. Ngày 25-8-1963 hàng vạn học sinh sinh viên các trường Đại học và Trung học tại Sài Gòn biểu tình ở ngay trung tâm chợ Bến Thành. Cuộc biểu tình chống đàn áp tôn giáo lớn lao này làm cho chính quyền hết sức lo ngại, nên đã tung ra một lực lượng cảnh sát và cảnh sát chiến đấu do Đại tá Trần Văn Tư, Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn chỉ huy đánh dẹp. Cảnh sát đã bắn chết nữ sinh 16 tuổi trong trắng vô tội, chỉ vì lý tưởng bảo vệ Đạo pháp, nhìn thấy tín ngưỡng tâm linh của tổ tiên bị chà đạp nên tham dự vào cuộc biểu tình. Đó là Quách Thị Trang, người nữ sinh đã chết vì chính nghĩatrở thành vì sao sáng trong lòng cuộc đấu tranh của dân tộc. Những cuộc biểu tình lớn diễn ra liên tục khắp nơi, đặc biệt ở các thành phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt ... Chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh mở cửa lại các trường học ở Sài Gòn nhưng học sinh các trường nổi tiếng như Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương ... không chịu vào lớp để tiếp tục phản đối chính quyền đàn áp Phật giáochà đạp tự dodân chủ. Các cuộc phát nguyện tự thiêu của Tăng ni vì Đạo pháp vẫn tiếp tục nhiều nơi theo gót Bồ tát Quảng Đức càng làm chấn động dư luận thế giới, tăng thêm sức mạnh hy sinh vì Đạo pháp của dân chúng. Đó là sự tự thiêu của Đại Đức Thích Nguyên Hương, tại trung tâm thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận ngày 4-8-1963, Đại đức Thích Thanh Tuệ, tại chùa Phước Duyên, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên ngày 13-8-1963, Ni cô Thích NữDiệu Quang tại thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa ngày 15-8-1963, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu tại chùa Từ Đàm, Huế ngày 16-8-1963, Đại đức Thích Quảng Hương tại Trung tâm chợ Bến Thành ngày 05-10-1963, Đại đức Thích Thiện Mỹ tại trước Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn ngày 27.10.1963 lúc phái đoàn Liên hiệp quốc điều tra vi phạm nhân quyền qua đây.

Trong tháng 09-1963, Bác sĩ Erich Wulff đến New York, Hoa kỳ, tường trình vấn đề đàn áp Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam dưới chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông tổ chức buổi họp báo trình bày trước công luận Quốc tế những diễn biến của tình hình Phật giáo Nam Việt Nam từ biến cố đau thươngngày Phật Đản Quý Mão 1963 tại Huế. Ông tiếp xúc với các Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ F. Church vận động 30 Nghị sĩ cùng ra tuyên bố đòi Chính phủ Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ đối với Chính phủ Ngô Đình Diệm. Wulff gặp gỡ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh bấy giờ là nhân viên cao cấp của quỹ tiền tệ thế giới IMF và được giới thiệu tới gặp gỡ Walt Rostow cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ tại Bộ ngoại giao. Giữa khi đó, Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đang nhóm họp thảo luận một Nghị quyết về vấn đề vi phạm tự do tôn giáo tại miến Nam Việt Nam. Một tuần trước cuộc biểu quyết, Chính quyền Ngô Đình Diệm công cử nhà bác học Bửu Hội làm Đại sứ Việt Nam Công Hòa tại Liên Hiệp Quốc. Ông Bửu Hội đưa ra lời tuyên bố rằng; không có cuộc khủng hoảng Phật giáo tại miền Nam Việt NamCộng đồngngười Việt tại Hoa Kỳ tổ chức một buổi hội thảo về tình hình quê nhà; mời các nhà báo và Ngoại giao Hoa Kỳ như Stanley Karnow, Josepth Buttinger tham dự. Buổi hội thảo có mặt ông Bửu Hội và TT Thích Nhất Hạnh. Wulff trình bày đầy đủ về tính hình Phật giáo Nam Việt Nam . Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc vừa được bổ nhiệm phát biểu; Tổng thống Diệm đang thực hiện một chính sách thực tế(real polition); sự phản kháng sẽ không thay đổi được gì. Khi tình hình lắng xuống, tu sĩ Phật giáo sẽ được phóng thích, được tiếp tục tu họctín ngưỡngPhật giáo không đòi hỏi gì được nữa. Trong khi đó, TT Thích Nhất Hạnh nói rằng; Phật giáo Việt Nam gặp khó khăn trở ngại từ thời Thực dân Pháp... nay không thể chấp nhận chế độ Diệm. Quần chúng Phật tử không cầm súng mà đấu tranh bất bạo độngchịu đựnghy sinh và đi đến tự thiêu. Ngay sau đó, thời báo New York Times đăng tải; Đại sứ Bửu Hội tuyên bố tại Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng; Trí Quang là một đặc viên của tổ chức Cộng sản Việt Nam, những người bị thảm sát tại Đài phát thanh Huế vào đêm 08-05-1963 là nạn nhân của Việt công.

Ngày 10-9-1963 bà Trần Lệ Xuân lên đường dự hội nghị quốc tế Nghị sĩ nhóm họp tại Thủ đô của Nam Tư. Mục đích chính chuyến đi của “Con rồng cái” thuộc chế độ này là thực hiện một cuộc “giải độc” dư luận thế giới về chủ trương đàn áp Phật giáo. Bà Lệ Xuân đã đến Paris, La Mã và sau cùng là Hoa Thịnh Đốn trong chuyến công du. Tại thủ đô ánh sáng hoa lệ của Pháp, bà đã bị công chúng bao vây la ó và ném trứng, cà chua thối. Đức Giáo hoàng La Mã Paul VI từ chối không tiếp kiến và bà đã giận dữphản ứng bằng cách “làm mình làm mẩy” với vị đứng đầu Thiên Chúa giáo này. Khi đến Hoa Thịnh Đốn thì thân phụ bà là ông Trần Văn Chương, đang làm Đại sứ tại Hoa Kỳ, từ chối tiếp con gái của mình vì ông đã từng lên án bà “vô lễ” đối với Phật giáo. Bà xin được gặp Tổng thống Hoa Kỳ J. F. Kennedy nhưng Tổng thống không tiếp kiến. Bà tổ chức họp báo, tuyên bố cương quyết đập tan cuộc tranh đấucủa Phật giáo Việt Nam. Giữa lúc ấy, Tổng giám mục Ngô Đình Thục bị Tòa Thánh Vatican buộc phải rời khỏi Việt Nam. Ngày 24-9-1963, Giáo sư Bửu Hội, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, theo lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm, phản đối việc tổ chức quốc tế này cử phái đoàn điều tra đến Sài Gòn. Tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 07-10-1963, vị Đại sứ của Sri Lanka đã công bố bảng đề nghị lên Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn điều tra đến Nam Việt Nam.Đề nghị trên đây được Đại Hội Đồng chấp thuận. Một phái đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra về vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại miền Nam Việt Nam do vị Đại sứ A Phú Hãn (Afghanistan) Abdul - Rahman Pazhwak đã lên đường đến Sài Gòn vào lúc 0 giờ ngày 24-10-1963.

Chính quyền Ngô Đình Diệm tìm đủ mọi cách để ngăn chặn sự điều tra của nhân viên phái đoàn Liên Hiệp Quốc. Chính quyền che đậy, đánh lạc hướng và ngụy tạo bằng chứng về diễn tiến tình hìnhCố vấn Ngô Đình Nhu bày ra những thủ đoạn ấu trĩ nhằm làm cho chân lý nghiêng về những hành động của chính phủ. Nhưng chân lý bao giờ cũng hướng tới sự thật, đứng về phía lương tâm con người trong sáng và vinh quang.

Giữa lúc phái đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra về vi phạm nhân quyềnđàn áp tôn giáo tại miền Nam Việt Nam thực hiện cuộc phỏng vấn Chư tôn Hòa thượng Thích Trí ThủTâm Châu, Thiện Minh, Tâm Giác, Quảng Liên, Đức Nghiệp và cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền; vào lúc 11 giờ 30 ngày 01-11-1963 một cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đã xảy ra do quân đội thực hiệnĐứng đầu lực lượng quân đội đảo chính là tướng Dương Văn Minhnhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng.

Chế độ Duy linh nhân vị sụp đổ, chư tôn giáo phẩm Phật giáo được trở về chùa, trở về với Phật tử. Các nhân sĩ, trí thức, đảng phái đối lập, thủ lĩnh sinh viên học sinh cùng Tăng ni Phật tử được tự do từ các nơi giam giữ. Dân chúng đón mừng một trang sử mới với sự xúc động tràn đầy, niềm hoan hỷ vô biênvà một hy vọng lớn lao về tiền đồ Đạo Pháp dân tộc.

Sau ngày chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm sụp đổ, 11 tổ chức Phật giáo Việt Nam đã họp đại hội từ ngày 31-12-1963 đến 4-1-1964 tại chùa Xá Lợi, là Trụ sở Hội Phật học Nam Việt, đường Bà huyện Thanh Quan, Sài Gòn; thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. 11 tổ chức Phật giáo Việt Nambao gồm Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt NamGiáo hội Tăng già Nguyên thủyGiáo hội Tăng giàTheraveda, Giáo hội Tăng già Trung Phần, Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Phật giáo Nguyên thủy, Hội Phật giáo Việt Nam Bắc Việt (di cư), Hội Phật học Nam Việt và Giáo hội Thiền tịnh đạo tràngGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa ra Hiến chương gồm 11 chương 32 điều được chính phủ ký sắc luật 158-SL/CT ban hành ngày 14-5-1964, nguyên văn đăng trong công báo VNCH số 26, ngày 19-5-1964:

“Sắc luật số 158-SL/CT ngày 14 tháng 5 năm 1964 công nhận Giáo hội Phật giáo VN thống nhất cùng bản Hiến chương ngày 4-1-1964: Chủ tịch Hội đồng quân đội cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ, chiếu Hiến ước tạm thời số 1 ngày 4 tháng 11 năm 1963 và số 2 ngày 7 tháng 2 năm 1964, chiếu Sắc lịnh số 99-TTP ngày 8 tháng 2 năm 1964 ấn định thành phần Chính phủ, chiếu Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950, sau khi Hội đồng Chính phủ đề nghị.

“Điều thứ nhất - Nay công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất cùng bản Hiến chương ngày 4 tháng giêng năm 1964.

“Điều thứ hai - Kể từ ngày thành lậpGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có trọn vẹn tư cách pháp nhân, và được quyền sở hữu, thủ đắc, tạo mãi hoặc chuyển nhượng những động sản cùng bất độngsản cần thiết để đạt mục đích của Giáo hội. Những bất động sản cần thiết là các tự viện (chùa) hoặc các cơ sở hoạt động về văn hóaxã hội.

“Điều thứ ba - Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất có quyền thâu nhận những tài sản sinh tặng hoặc di tặng bởi các thể nhân hay bởi các pháp nhân khác.

“Điều thứ tư - Riêng về điều 27 của Hiến chương ngày 4 tháng giêng năm 1964, quyền giám hộ và bảo vệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đối với các loại tự viện mà điều ấy đã ghi, cốt nhằm mục đích giám hộ và bảo vệ về phương diện tinh thần giáo lý và thờ phụng để tránh những phương hại cho Phật pháp. Quyền tư hữu và quản trị về vật chất của các loại tự viện vẫn thuộc sở hữu chủ ngoại trừ trường hợp hiến cúng hoặc chuyển nhượng.

“Điều thứ năm - Dụ số 10 ngày 6 tháng tám năm 1950, cùng các luật lệ trái với sắc luật này, không áp dụng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

“Điều thứ sáu - Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng, Tổng Trưởng, Bộ Trưởng, chiếu nhiệm vụlãnh thi hành các sắc luật này..

Sài gòn, ngày 14 tháng 5 năm 1964

Trung tướng Nguyễn Khánh”

 

Hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bao gồm từ trung ương đến địa phương, xã, ấp.

Tại Trung ương, Giáo hội được lãnh đạo bởi hai Viện Tăng thống và Viện Hoá đạo cùng với Hội đồnggiáo phẩm Trung ương và Ban chỉ đạo Viện Hóa  Đạo.

Tại địa phương có giáo hội Miền mang tên các vị danh tăng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là miền Vạn Hạnh, miền Liễu Quán, miền Khuông Việt, miền Khánh Hòa, miền Huệ Quang, miền Khánh Anh, miền Vĩnh Nghiêm và miền Quảng Đức. Mỗi miền do một giáo phẩm Trung ương làm Chánh đại diện. Dưới miền là Giáo hội cấp tỉnh hay thành phố, quận, huyện và phường, xã, ấp, đều có Ban đại diệnGiáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất do Chánh đại diện đứng đầu.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đặt ý thức tự chủđộc lập lên Phật giáo Việt Nam, dù chánh pháp chỉ là giải thoát và giác ngộ ở ngoài mọi quốc độ khác nhau và mọi thời kỳ suy thịnh.

Miền Vạn Hạnh gồm các tỉnh miền Trung, mang danh vị quốc sư triều đại Lý. Miền Liễu Quán gồm các tỉnh duyên hải, mang danh vị Tổ sư sáng lập pháp phái Lâm Tế Việt Nam, quê tỉnh Phú Yên, khai sơnngôi Tổ đình Thuyền Tôn trên núi Thiên Thai tỉnh Thừa Thiên. Miền Khuông Việt gồm các tỉnh Cao nguyên, mang danh vị quốc sư Ngô Chân Lưu của triều đại Đinh và tiền Lê. Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh là các danh tăng mở đầu thời kỳ chấn hưng Phật giáo ở miền Nam, gồm các tỉnh miền Đông và Tây nam bộ. Miền Vĩnh Nghiêm, mang danh vị tổ sư Thanh Hanh của tổ đình Vĩnh Nghiêm ở miền Bắc, có công đức lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Bắc; bao gồm chư Tăng ni Phật tửmiền Bắc vào miền Nam. Miền Quảng Đức gồm các quận huyện của tỉnh Gia định và đô thành Sài Gòn, mang danh vị Bồ Tát đã nguyện tự thiêu nhục thân để bảo vệ đạo pháp dưới chế độ Ngô Đình Diệm mà trái tim của người đã trở thành bất diệt.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết vào ngôi vị Đức Tăng Thống, cử Hòa thượng Thích Trí Quang giữ Phật sự Chánh thư ký Viện Tăng ThốngĐại hội bầu Hòa thượng Thích Tâm Châu làm Viện Trưởng Viện Hoá ĐạoViện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bao gồm các Tổng vụ Tăng sự, Hoằng PhápGiáo dụcVăn hóa Xã hộiCư sĩ, Thanh niên, Tài chánh; do các Tổng vụ Trưởng đứng đầu phụng hành Phật sựĐiều hành văn phòng Viện Hóa Đạo là vị Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký Viện Hoá đạo ; nắm giữ phần tài chánh là vị Tổng thủ quỹ.

Phật sự lớn đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất là kiến thiết Việt Nam Quốc tự trên đường Trần Quốc Toản thuộc quận 10 Sài Gòn làm ngôi chùa quốc gia nơi đặt trụ sở Trung ương Giáo hội gồm Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo.

Toàn văn bản Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất như sau:

“LỜI MỞ ĐẦU

Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, hai tông phái Phật giáo (Bắc Tông và Nam Tông) tại Việt Nam và thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

Quan niệm thống nhất Phật giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lýgiới luật và nếp sống của hai tông phái cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ chẳng những được tôn trọngmà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật Giáo Thống Nhất tại Việt Nam.

 

CHƯƠNG THỨ I

DANH HIỆU, HUY HIỆU và GIÁO KỲ của

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Điều thứ 1: Tổ chức thống nhất của hai tông phái tại Việt Nam lấy danh hiệu là “GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT” viết tắt là ‘GHPGVNTN”.

Điều thứ 2: Huy hiệu GHPGVNTN là Pháp Luân (có 12 căm theo hình vẽ).

Điều thứ 3: Giáo kỳ của GHPGVNTN là cờ Phật Giáo Thế Giới.

CHƯƠNG THỨ II

Điều thứ 4:  GHPGVNTN điều hợp hai tông phái Phật Giáo tại Việt Nam để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương chánh pháp.

CHƯƠNG THỨ III

Điều thứ 5: Thành phần của GHPGVNTN gồm hết thảy Tăng Sĩ thuộc Bắc Tông và Nam Tông chấp thuận bản Hiến chương này.

CHƯƠNG THỨ IV

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Điều thứ 6: GHPGVNTN là một trong những “Trung tâm điểm Địa phương” của Hội Phật Giáo Thế giới.

Điều thứ 7: Tại Trung ương, GHPGVNTN có 2 Viện:

1. Viện Tăng Thống

2. Dưới Viện Tăng Thống là Viện Hóa đạo

Đức Tăng Thống và Viện Tăng Thống

Điều thứ 8: Ngôi vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN là Đức Tăng Thống.

Đức Tăng Thống trực tiếp lãnh đạo Viện Tăng Thống. Nhiệm kỳ của Ngài là BỐN năm. Đức Tăng Thống của nhiệm kỳ kế tiếp thuộc tông phái khác.

Điều thứ 9: Viện Tăng Thống gồm có tối thiểu là 4 vị Trưởng Lão từ 60 tuổi sắp lên và 4 vị Thượng Tọatừ 40 tuổi sắp lên do tôn phái cung thỉnh.

Điều thứ 10: NHIỆM VỤ CỦA VIỆN TĂNG THỐNG

a. Chuyên trách về sinh hoạt giới luật cho Tăng Ni bằng cách:

Trông coi việc truyền thụ giới luật do Tăng bộ đệ trình.

- Cấp phát giới điệp cho cả hai tông phái.

- Lập Tăng Tịch.

Trông coi luật “Y luật xử trị” do Tăng bộ đệ trình.

b. Trình đức Tăng Thống phê chuẩn và ban hành Hiến chương GHPGVNTN.

c. Phê chuẩn và ban hành những qui chế liên hệ Tăng, Ni Việt Nam.

d. Trình đức Tăng Thống tấn phong Viện Hóa Đạo.

e. Là Hội đồng Cố vấn về đạo pháp cho Viện Hóa Đạo.

Điều thứ 11: Đức Tăng Thống và Đức Phó Tăng Thống do Viện Tăng Thống suy tôn trong hàng Trưởng Lão của Viện.

Đức Phó Tăng Thống không cùng một tông phái với Đức Tăng Thống.

Điều thứ 12: Khi Đức Tăng Thống hoặc Đức Phó Tăng Thống viên tịch trước kỳ thì vị Trưởng Lão đồng Tông phái trong viện Tăng Thống đương nhiên thay thế cho đến khi mãn nhiệm.

Điều thứ 13: Viện Tăng Thống có 2 vị chánh, Phó Thư Ký được cử ra trong 4 vị Thượng Tọa.

 

VIỆN HÓA ĐẠO

Điều thứ 14: Lãnh đạo và điều hành hết thảy các ngành hoạt động của GHPGVNTN là Viện Hóa Đạo.

THÀNH PHẦN CỦA VIỆN NÀY GỒM CÓ:

- 1 Viện Trưởng (Tăng Sĩ)

3 Phó Viện Trưởng (không luận Tăng Sĩ, Cư Sĩ, hay tông phái).

TRONG VIỆN HÓA ĐẠO CÓ 6 TỔNG VỤ LÀ:

1. Tổng vụ Tăng sự

2. Tổng vụ Hoằng Pháp

3. Tổng vụ Pháp sự

4. Tổng vụ Tài chánh và Kiến thiết

5. Tổng vụ Cư sĩ

6. Tổng vụ Thanh niên

Điều khiển công việc của mỗi Tổng vụ là 1 Tổng ủy viên.

Trong mỗi  Tổng vụ có các vụ và mỗi Vụ do một Ủy viên trông coi. Các ủy viên này do Tổng ủy viên đề cử và do Đại hội GHPGVNTN bầu cử.

1. Tổng vụ Tăng sự có các vụ sau đây;

- Tăng bộ Bắc Tông Vụ

- Tăng bộ Nam Tông Vụ

- Ni bộ Bắc Tông Vụ (y chỉ Tăng bộ B.T)

- Ni bộ Nam Tông Vụ (y chỉ Tăng bộ B.T)

Phật học Vụ

2. Tổng vụ Hoằng pháp có các Vụ sau đây:

Phiên dịch Vụ

- Trước tác, Báo chí Vụ

Truyền bá Vụ

Kiểm duyệt Vụ

3. Tổng vụ Pháp sự có các Vụ sau đây:

Nghi lễ Vụ

Giáo dục Vụ

- Văn mỹ nghệ Vụ

Xã hội Vụ

4. Tổng vụ Tài chánh và Kiến thiết có các Vụ sau đây:

Bất động sản Quản trị vụ

- Động sản Quản trị vụ

Kiến thiết vụ

5. Tổng vụ Cư sĩ có các vụ sau đây:

Thiện tín Bắc Tông Vụ

Thiện tín Nam Tông Vụ

Phật tử chuyên nghiệp Đặc trách Vụ

6. Tổng vụ Thanh niên có các Vụ sau đây:

Điều thứ 15: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Tổng Ủy viên họp thành ban chỉ đạochỉ đạo mọi Phật sự của Viện Hóa Đạo. Các uỷ viên tham dự những cuộc họp của toàn viện Hóa Đạo.

Điều thứ 16: Để đôn đốc và kiểm tra Phật sự tại các tỉnh, Viện Hóa Đạo bổ nhiệm 7 vị Đại diện tại 7 miền, lấy pháp hiệu của 7 vị Cao Tăng Việt Nam sau đây:

Vạn Hạnh (Bắc Trung nguyên Trung phần)

Liễu Quán (Nam Trung nguyên Trung phần)

Khuông Việt (Cao nguyên Trung phần)

Khánh Hòa (Miền Đông Nam phần)

Huệ Quang (Miền Tây Nam phần)

Vĩnh Nghiêm (Phật tử miền Bắc)

Quảng Đức (Thủ đô Sài Gòn, trực thuộc viện Hóa Đạo).

Điều thứ 17: Tại mỗi tỉnh có 1 Tỉnh Giáo Hội trực thuộc Viện Hóa đạo, điều khiển bởi một ban đại diệngồm có:

- 1 Chánh Đại diện

- 2 Phó Đại diện

- 1 Đặc ủy Tăng sự

- 1 Đặc ủy Hoằng pháp

- 1 Đặc ủy Pháp sự

- 1 Đặc uỷ Tài chánh và Kiến thiết

- 1 Đặc ủy Cư sĩ

- 1 Đặc ủy Thanh niên

Các tiểu ban thiết lập tùy  nhu cầu chiếu theo các ủy viên của Viện Hóa Đạo, vị điều khiển được gọi là Trưởng ban.

Điều thứ 18: Để đôn đốc và kiểm tra Phật sự tại các Quận, Viện Hóa Đạo bổ nhiệm các Đại diện Quận do Tỉnh Giáo Hội đề nghị lên.

Điều thứ 19: Đơn vị của G.H.P.G.V.N.T.N. là Xã (tại các Tỉnh) và Phường (tại các đô thị).

Tất cả các chùa, Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc hai Tông phái tại các đơn vị này liên tiếp với nhau thành lậpG.H.P.G.V.N.T.N. tại các Xã hay Phường. Trụ sở đặt tại một ngôi chùa hay một nơi nào thuận tiện.

Tại các Xã và Phường có 1 ban Đại diện gồm có:

- 1 Chánh Đại diện

- 1 Phó Đại diện

- 1 Thơ ký

- 1 Phó Thơ ký

- 1 Thủ quỹ

- 1 Phó Thủ quỹ

- 4 Cố vấn kiểm soát

Các tiểu ban đặt ra tùy theo nhu cầu.

Tại các Thôn, Ấp nếu có nhiều chùa thì Tăng sĩ và Cư sĩ có thể thành lập một đơn vị qua sự nhận xétcủa Tỉnh Giáo hội.

Điều thứ 20: Nhiệm kỳ của Viện Hóa Đạo và các Ban Đại diện các cấp là 2 năm.

Điều thứ 21: Viện Hóa Đạo cũng như Ban Đại diện Tỉnh, Xã và Phường đều có các Cư sĩ tham dự. Các Cư sĩ này có quyền hạn đúng theo nhiệm kỳ của mình.

Điều thứ 22: Trường hợp 1 chức vị trong Viện Hóa Đạo bị khuyết:

a. Nếu là vị Viện trưởng thì 3 vị Phó Viện trưởng hợp nhau và tự bầu 1 vị lên thay, nhưng phải là Tăng sĩ.

b. Nếu là Tổng ủy viên thì các uỷ viên trong Tổng vụ liên hệ hợp nhau bầu 1 vị lên thay. Vị đắc cử Tổng ủy viên kiêm nhiệm trách vụ cũ của mình.

c. Nếu là 1 uỷ viên thì các uỷ viên đồng Tổng vụ hợp nhau bầu 1 vị kiêm nhiệm.

Gặp trường hợp vị được bầu Tổng ủy viên kiêm nhiệm hoặc uỷ viên kiêm nhiệm không chịu nhận chức thì toàn Viện Hóa Đạo họp Hội đồng thỉnh cử 1 vị đại diện thay thế.

Các Ban Đại diện Tỉnh, Xã hoặc Phường nếu có chức vị bị khuyết, tùy hoàn cảnh, cũng theo thể thức tương tự như trên.

CHƯƠNG THỨ V

ĐẠI HỘI GIÁO HỘI P.G.V.N.T.N.

Điều thứ 23: Viện trưởng Viện Hóa Đạo triệu tập Đại hội  G.H.P.G.V.N.T.N. 2 năm một kỳ khoáng đại để bầu Viện Hóa Đạo và mỗi năm một kỳ thu hẹp để kiểm điểm Phật sự.

Thành phần tham dự Đại hội khoáng đại gồm có 5 Đại biểu của mỗi Tỉnh Giáo hội (kể cả Tăng sĩ và Cư sĩ do Đại hội Tỉnh bầu ra trong hoặc ngoài Ban Đại diện).

Thành phần Đại hội thu hẹp gồm có:

- Các chức vị trong Viện Hóa Đạo

- Các Đại diện Miền

- Chánh, Phó Đại diện Tỉnh

Điều thứ 24: Những chức vị trong Viện Hóa Đạo được đề nghị ra trong hoặc ngoài số Đại biểu tham dựĐại hội khoáng đại và phải được Đại hội này bầu cử.

Các chức vị trong Ban Đại diện Tỉnh, Xã và Phường cũng y theo thể thức này.

Điều thứ 25: Vị Đại diện Giáo hội Tỉnh triệu tập Đại hội Giáo hội Tỉnh 2 năm 1 kỳ khoáng đại đều bầu Ban Đại diện Tỉnh và mỗi năm thu hẹp 1 kỳ để kiểm điểm Phật sự.

Thành phần tham dự Đại hội khoáng đại Tỉnh gồm có:

Đại biểu Xã hay Phường (mỗi Xã hay Phường cử 4 đại biểu)

Thành phần tham dự Đại hội:

- Toàn ban Đại diện Tỉnh

- Các Đại diện Quận

- Chánh, Phó Đại diện Xã hay Phường

Việc triệu tập Đại hội khoáng đại hay thu hẹp tại các Xã hay Phường đồng theo 1 thể thức như trên.

Điều thứ 26: Các Đại hội bất thường ở các cấp Trung ương do Đức Tăng Thống triệu tập. Các Đại hộibất thường cấp Tỉnh do Viện Hóa đạo triệu tậpĐại hội bất thường ở cấp Xã, Phường do Ban Đại diệnTỉnh giáo hội triệu tập.

Ban Đại diện Tỉnh hoặc Xã cũng có quyền triệu tập Đại hội bất thường, nhưng phải được sự đồng ý của:

Viện Hóa Đạo đối với Tỉnh Giáo Hội

- Ban Đại diện Tỉnh đối với các Xã hay Phường.

CHƯƠNG THỨ VI

TỰ VIỆN

Điều thứ 27: Các Quốc Tự, các ngôi chùa làng, các ngôi Tổ đình, các ngôi chùa xây dựng bởi:

a. Các vị Tăng sĩ

b. Các Hội đoàn Phật giáo cũ

được coi là Tự viện của G.H.P.G.V.N.T.N. có nhiệm vụ giám hộ và bảo vệ với sự nhìn nhận quyền tư hữu của các Tự viện đó

CHƯƠNG THỨ VII

TĂNG SĨ

Điều thứ 28: Được mệnh danh là Tăng sĩ: các Tăng, Ni Việt Nam đã chính thức thọ Tỳ khưu giới.

CHƯƠNG THỨ VIII

TÍN ĐỒ

Điều thứ 29: Mọi người tại Việt Nam không phân giai cấp, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, đã thọ quí giới hoặc có đức tin Phật giáo và sống theo đức tín đồ thì được gọi là Tín đồ Phật giáo của G.H.P.G.V.N.T.N.

CHƯƠNG THỨ IX

TÀI SẢN

Điều thứ 30: Tài sản của G.H.P.G.V.N.T.N. gồm có:

- Động sản và bất động sản hiến cúng

- Động sản và bất động sản do G.H.P.G.V.N.T.N. tự tạo

CHƯƠNG THỨ X

PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG

Điều thứ 31: Để áp dụng Hiến Chương này. Viện Hóa Đạo soạn thảo và đệ trình Viện Tăng Thống duyệt yban hành nhiều bản quy chế có tánh cách nội quy.

CHƯƠNG THỨ XI

SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG

Điều thứ 32: Mọi dự án sửa đổi Hiến chương này do Viện Hóa Đạo trình Đại Hội khoáng đại G.H.P.G.V.N.T.N. cứu xét và biểu quyết.

Nguyên tắc biểu quyết phải được 2/3 tổng số Đại biểu hiện diện chấp thuận mới có giá trị.

Những dự án được Đại hội biểu quyết phải đệ trình Đức Tăng Thống phê chuẩn mới được thi hành.

Bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất này tổng cộng có 11 chương, 32 điều đã được 11 vị Trưởng Phái đoàn các Giáo phái, Hội đoàn duyệt nhận ký tên dưới đây:

Làm tại chùa Xá Lợi ngày 20 tháng 11 ÂL, 2507 (4-1-64).

1. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Tăng già Nguyên ThủyĐại Đức GIỚI NGHIÊM (ký tên).

2. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Tăng già Trung phần, Thượng Toạ THÍCH TRÍ THỦ (ký tên).

3. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Thiền Tịnh Đạo TràngThượng Toạ THÍCH PHÁP TRIỀU (ký tên)

4. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Tăng già Nam Việt, Thượng Toạ THÍCH TRÍ TỊNH (ký tên).

5. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Tăng già Bắc ViệtThượng Tọa THÍCH TÂM GIÁC (ký tên).

6. Trưởng Phái đoàn Giáo hội Tăng sĩ Theravada, Đại Đức THẠCH GỒNG (ký tên)

7. Trưởng Phái đoàn Hội Phật giáo Nguyên ThủyĐạo hữu NGUYỄN VĂN ĐIỂU (ký tên).

8. Trưởng Phái đoàn Hội Phật học Nam Việt, Đạo hữu Chánh Trí MAI THỌ TRUYỀN (ký tên).

9. Trưởng phái đoàn Giáo phái Theravada, Đạo hữu SƠN THÁI NGUYÊN (ký tên).

10. Trưởng Phái đoàn Hội Phật giáo Việt Nam Trung Phần, Đại Đức THÍCH ĐỨC TÂM (ký tên).

11. Trưởng Phái đoàn Hội Việt Nam Phật giáo (Bắc Việt), Đạo hữu Viên Trạm VŨ BẢO VINH (ký tên)”.

Hiến Chương GHPGVNTN được tu chính bởi đại hội khoáng đại GHPGVNTN lần thứ 5, tại chùa Ấn Quang, Chợ Lớn Sài Gòn; biểu quyết vào ngày 12.12.1973. Đại hội này đã bầu cử Hòa thượng Thích Trí Thủ vào Phật sự Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN mà Hòa thượng Thích Thiện Minh quyềnViện trưởng sau ngày Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch 27.1.1973. Hòa thượng Thích  Trí Thủ sau đó, đã ký văn bản, nhân danh Viện trưởng Viện Hóa Đạolưu hành bản Hiến Chương tu chính cho đếnnay.

Cuộc tranh đấu vì tự do dân chủbảo vệ đạo pháp kết thúcPhật giáo hòa hợp thống nhất nhiều tổ chức giáo hộitông phái; là phật sự mang tầm vóc lịch sử quốc gia và quốc tế, đáp ứng tâm tư nguyện vọng sâu xa của Tăng ni Phật tử. Sự hòa hợp thống nhất quý giá này do kết quả suốt một quá trình chấn hưng Phật giáo và sự hy sinh cao cả của Bồ Tát Quảng Đức cùng chư Tăng ni, Thánh tử đạo, Phật tửvì lý tưởng bảo vệ Đạo PhápGiáo hội là chốn tòng lâm hòa hợp Tăng già củng cố mệnh mạch, tăng trưởng hạnh nguyện; là ngôi nhà cho Phật tử một lòng bền vững tín tâm nơi đạo pháp, dân tộc. Trong tình hình như vậy, Phật giáo Việt Nam đã thừa tiếp vai trò truyền thống trong lòng quê hương đất nước và xã hội. Dân chúng hoan hỷ tán thán công đức các vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và ủng hộ Phật giáo. Các tổ chức đoàn thể xã hộitôn giáo, các nhân sĩ trí thức, sinh viên học sinh hướng về Phật giáohy vọng vào vai trò Phật giáo đối với vận mệnh đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã công cử các phái đoàn giáo phẩm đại diện do Hòa thượng Thích Tâm Châu, Trí Thủ, Thiện Minh dẫn đầu sang thăm các nước truyền thống Phật giáo ở Á Châu như Nhật BảnĐại Hàn, Thái Lan ... Phật giáo Việt Nam đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và tôn trọng nhiều hơn.

Đại lễ Phật đản 2508 năm 1964 được tổ chức vô cùng long trọng, lớn lao giữa trung tâm Sài Gòn. Trong bài “Phật Đản PL 2507 - 1964 trong ký ức người dân Sài Gòn”, tác giả Nguyên Ly viết: “Sau Pháp nạn năm 1963, Phật đản 1964 đã đi vào lòng người với một không khí lễ hội hoành tráng. Ký ức về Đại lễPhật đản 1964 như mãi vang vọng không chỉ những người con Phật mà cả trong lòng dân chúng Sài Gòn thời bấy giờ. Trong những ngày này, không khí lễ hội Phật đản như tràn ngập mọi nẻo đường góc phố, từ Khánh Hội, Vĩnh Hội qua ngã tư Bảy Hiền, từ Phú Lâm về tới Thị Nghè, toàn thể Sài Gòn như ngập tràn không khí lễ hội Phật đản, cờ phướn tung bay, đâu đâu cũng thấy lễ đài Phật đản, người dân Sài Gòn dường như bừng tỉnh dưới ánh đạo từ bi.

Trên nhiều phương diệnĐại lễ Phật đản 2508 có một màu sắc đặc biệt mà trước hay sau nó đều không thể tìm thấy. Nét nổi bật không phải chỉ riêng ở cảnh cờ bay rợp trời, đèn sáng ngời phố, hay ở lễ đài to, xe hoa nhiều mà còn ở cái nhẹ nhàng mà hàng triệu triệu tâm hồn cảm thấy, như người bán hàng rong trút được gánh nặng trên vai. Như một lẽ tất nhiên, sau những biến động lịch sử của mùa Pháp nạn 1963 và kết thúc là sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhu cầu tổ chức một Đại lễ Phật đảnquy mô, xứng tầm là một ước nguyện của nhiều Tăng Ni và đồng bào Phật tử.

Để thực hiện nguyện vọng đó, sau ngày khai mạc Đại hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại chùa Xá LợiĐại hội đã thống nhất tổ chức một Đại lễ Phật đản thật quy mô để cúng dường Đức Từ Tôn sau những ngày Pháp nạn, đồng thời để kỷ niệm và tri ân các vị Thánh tử đạo. Từ đây, một Đại lễ Phật đảnhoành tráng được lên kế hoạch do Thượng tọa. Thích Thiện Minh là Trưởng ban Tổ chức và Thượng tọa Thích Minh Châu làm Phó ban. Việc chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản khởi động từ đầu tháng 4.1964 và được thông báo rộng rãi trên các báo đài tới toàn thể Phật tử và đồng bào các giới trong cả nước.

“Đại lễ Phật đản PL. 2508 đã được tổ chức vô cùng long trọng trong khắp cả nước. Giữa Huế và Sài Gòn gần như có sự tranh đua hào hứng. Nếu nói về phạm vi rộng, Sài Gòn không bì nổi với Huế về cảnh tưng bừng cờ đèn khắp nơi. Ai ai cũng công nhận rằng đây là lần đầu tiên mà sự tham gia kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh được đông gia đình và đông người tham gia nhất. Những nét độc đáo của cuộc lễ ở Sài Gòn là Phòng triển lãm văn nghệ Phật giáo (500.000 người đến tham quan), lễ đài rất mỹ thuật và vĩ đại ở bến Bạch Đằng với trụ cao gần 40 thước, toàn bằng sắt, trên có hình Phật sơ sinh và chót vót là đóa hoa Ưu đàm khổng lồ do đèn ống, đèn màu kết thành, 2 lần cộ xe hoa ban đêm thâu hút hàng triệu công chúng vào cuộc lễ lộ thiên, sáng rằm tiếp theo có cuộc diễu hành của cả trăm ngàn Phật tử các giới, các tuổi. Đặc biệt nhất có lẽ là cuộc biểu diễn xe hoa (trên 40 chiếc) màu sắc lộng lẫy, đèn đuốc sáng choang, hàm súc nhiều ý nghĩa”. (Từ Quang, số ra tháng 5.1964).

Theo ký ức của những người đã từng tham dự Đại lễ Phật đản PL. 2508 - DL.1964, tất cả đều khẳng định rằng: “Đó là một Đại lễ Phật đản lớn nhất từ trước đến nay”. Bởi lẽ lễ đài Phật đản năm 1964 được dựng trước đó cả tháng tại bến Bạch Đằng. Theo các chứng nhân từng tham dự Đại lễ Phật đản này kể lại, một lễ đài Phật đản mang tính sáng tạo được kiến thiết công phu theo hình hoa sen. Bệ lễ đài là một tòa sen tỏa cánh chiếm trọn một công viên, trụ là một đại kỳ Phật giáo cao chót vót, giống như trụ đá của vua Asoka đánh dấu nơi Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, trên cùng bừng nở một đóa hoa Ưu đàm kim loại lấp lánh trong nắng như ánh sao sa. Tượng Đản sanh cao 8m, nặng 3 tấn được tôn trí ngay trên trụ dưới đóa hoa Ưu đàm, ngự trị cả một khoảng trời Bạch Đằng. Sự hiện diện sừng sững của lễ đài Phật đản khiến cho những tòa nhà chọc trời xung quanh bỗng nhỏ lại, thấp xuống. Ban đêm, lễ đài rực rỡ trong biển đèn, chiếu át ánh đèn trong những cửa hiệu buôn bán ở khu trung tâm.

Mặc dù theo thông báoĐại lễ Phật đản diễn ra một tuần kể từ ngày mồng 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, nhưng không khí Phật đản đã tưng bừng nhộn nhịp ngay từ đầu tháng Tư âm lịch. Khắp nơi, từ đại lộ tới hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng tràn ngập không khí lễ hội Phật đản. Khi ấy, nhà nhà treo đèn Phật đản, người người kết hoa Phật đản; mỗi đầu phố, mỗi con hẻm đều được thiết bàn thờ hay cổng chào Phật đản, cờ bay rợp trời, đèn sáng ngợp phố.

Khai mạc Tuần lễ Phật đản 2508 là lễ khai kinh lúc 8 giờ sáng mồng 8 tháng 4 âm lịch tại chùa Ấn Quang. Hàng vạn Tăng NiPhật tử đã tham gia khóa lễ cầu quốc thái dân an và truy niệm toàn thể Tăng Ni Phật tử đã hy sinh cho đạo phápTiếp theo là buổi thuyết giảng nhân mùa Đại lễ, sau đó là lễ khai mạc Phòng triển lãm văn mỹ nghệ phẩm vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày tại viên đình Tao Đàn. Hơn 200 tác phẩm được tuyển chọn trong số 700 tác phẩm gửi tới gồm đủ các loại tranh sơn dầu, lụa, thủy mạc, tranh tàu, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh và các mỹ nghệ phẩm kỷ niệm, nội dung phản ảnh cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ Pháp nạn. Đề tài tự thiêu và chân dung Bồ tát Quảng Đứcđược thể hiện trong suốt 100 tác phẩm đủ loại. Các tác phẩm được trưng bày có chữ ký của rất nhiều danh hoạ tên tuổiNgoài ra, thi sĩ Đông Hồ còn trưng bày một phòng thư pháp gồm những câu đối phảng phất đạo vị với những đường nét hào hoa, phóng khoáng. Phòng triển lãm mở cửa suốt tuần và mỗi ngày đón tiếp khoảng 3.000 khách tham quan triển lãm. Một kỷ lục triển lãm chưa từng thấy trên đất Sài Thành.

Tại rạp Thống Nhất, giáo sư Nguyễn Đăng Thục đã thuyết trình về đề tài: “Phật giáo với văn nghệ Việt Nam và thế giới” vào lúc 10 giờ sáng mồng 9 tháng 4 âm lịch. Tại đây, thi sĩ Đông Hồ cũng đã thuyết trình về đề tài “Thiền vị, đạo vị, thi vị trong văn chương Việt Nam” và Thượng tọa Thích Minh Châu với đề tài “Giáo dục Phật Giáo”. Cả ba buổi thuyết trình đều đã thu hút rất đông giới trí thức và văn nghệ sĩ cũng như quần chúng Phật tử.

Đại lễ Phật đản 2508 không chỉ dành riêng cho các Phật tửvăn sĩtrí thức mà còn là ngày đại lễ của những con người đau khổ, của các bệnh nhân, tù nhân, trẻ em cơ nhỡ và người già neo đơn. Trong tuần đại lễ này, Xã hội vụ đã phát động chương trình ủy lạo phát quà cho các bệnh nhân trong các bệnh viện, tù nhân trong lao xá, người già trong viện dưỡng lão và cô nhi trong các nhà tình thương v.v...

Ngày Phật đản còn là ngày của tuổi trẻ, ngày của thế hệ tương lai. Ngày 10 tháng 4, từ sáng tinh sương đã có hơn 10.000 thanh niên thuộc Tổng vụ Thanh niên gồm sinh viên, học sinh, thanh niên, Gia đìnhPhật tử, và hướng đạo Phật giáo đã có mặt tại sân vận động Hoa Lư. Dưới sự chủ toạ của Thượng tọaThích Thiện Minh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên kiêm Trưởng ban Tổ chức đại lễ Phật đản 2508, buổi lễ Phật đã diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm. Hàng vạn đôi mắt ngời sáng nhìn lên, hàng vạn bàn tay búp sen chắp lại. Tiếng niệm Phật dâng lên rạt rào như hải triều âm và ngân vang mãi mãi.

Đỉnh điểm của Đại lễ Phật đản là hai ngày 14 và 15 âm lịch. Tối 14, hàng chục vạn người tràn ngập khắp các ngả đường đón rước Lễ hội ánh sáng. Lễ hội rước ánh sáng với hàng chục xe hoa từ các chùa và các Gia đình Phật tử lần lượt trẩy qua các con đường Trần Quốc Toản, Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự, Hàm Nghi, Lê Lợi rồi tập kết tại lễ đài chính và sau đó tỏa ra diễu hành khắp các ngả đường để đón mừng Phật đản và tung rải niềm hân hoan khắp bốn phương. Bà con Phật tử suốt đêm không ngủ, rừng người đứng kín hai bên đường, tay cầm cờ vẫy chào mỗi khi đoàn xe hoa chạy ngang qua. Sau khi đã diễu hành khắp các ngả đường, con phố, xe hoa nào về chùa đó và tối hôm sau lại tiếp tụccuộc diễu hành.

Từ tinh mơ sáng rằm tháng Tư, bến Bạch Đằng từ trên cao nhìn xuống như một tấm thảm khổng lồ sặc sỡ màu sắc, màu của cờ, màu của hoa, màu của bong bóng, màu của các sắc áo vàng, lam, xanh đậm, xanh lợt ... Trước Lễ đài là một rừng cờ và biểu ngữ ca ngợi ngày Khánh đản, ca ngợi Phật giáotri ânchư vị Thánh tử đạo, cảm tạ nhân dân thế giới. Bên trái lễ đài là ban hợp xướng và ban đại nhạc gồm hơn 200 nhạc công. Trước lễ đài, dọc theo bến Bạch Đằng là hàng hàng lớp lớp chư Tăng Ni một màu vàng rực rỡ và đoàn nhu đạo Phật tử Quang Trung gần 2.000 người trong võ phục thêu hoa sen. Bên phải lễ đài là đoàn phụ nữ Phật tử trong trang phục áp dài trắng tinh và đoàn thiếu nữ Phật tử trong bộ đồng phục màu lam thanh thoát.

Buổi lễ được cử hành vô cùng trang nghiêm và trọng thể dưới sự chứng minh tối cao của Đức Tăngthống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng với sự tham dự của quan chức chính quyền thời bấy giờ và hàng triệu Tăng Ni Phật tửhọc sinh sinh viên Phật tử, quân nhân v.v... trong bầu không khí trang nghiêm, bầu trời như xanh hơn, cao hơn, mây như ngừng trôi, gió như ngừng thổi để cùng thể nhập trong giây phút chào Phật kỳ và truy niệm các Thánh tử đạo. Một sự im lặng làm rung chuyển trong sâu thẳm tâm hồn của những người đang hiện diện trong buổi lễ. Sau nghi thức Phật đản là lễ rước tượng Bồ tát Quảng Đức và các con đường Tự Do, Lê Lợi, Phạm Hồng Thái rồi tới ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, (nơi Hòa thượng Quảng Đức đã tự thiêu thân cúng dường Chánh pháp) để làm lễ truy niệm chư vị Thánh tử đạo.

Để có được một mùa Phật đản hoành tráng như thế, Phật giáo đã phải trải qua một cuộc tranh đấuxương máu mà rất nhiều Tăng Ni Phật tử đã phải thiêu thân để bảo vệ Chánh pháp. Trong thông điệpPhật đản 2508, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết đã tuyên bố rằng: “Tôi thành thật gợi lại hình ảnh hy sinhcủa các Phật tử và sự tự thiêu của liệt sĩ Tăng Ni, đặt cao ngôi vị Bồ tát của các ngài trong tâm khảm Phật giáo đồ Việt Nam. Tôi tập hợp tất cả sự hy sinh và nỗ lực của Phật giáo đồ Việt Nam hiến dâng lên Đức Điều Ngự nhân ngày kỷ niệm Ngài lần thứ 2508 trở về với dân tộc Việt Nam đau khổ”. (Theo tạp chí Hải Triều Âm, số 2, ra ngày thứ Năm, 30.4.1964).

Đại lễ Phật đản 2508 - 1964 đánh dấu một bước ngoặc quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt-Nam. Với tất cả tâm tư tình cảm của người con Phật hướng về Đại lễPhật đản 2508 - 1964 đã khẳng định vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của dân tộc, và một lầnnữa khẳng định truyền thống gắn bó máu thịt của Phật giáo trong cuộc đồng hành cùng dân tộc.”

Nhưng tình hình đó đã làm cho thế lực thừa sai thực dân không để yên.

Chỉ một năm sau ngày đại hội thống nhất, vì mầm mống suy thoái hòa hợp Tăng trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội nảy sinh, vì thời cuộc chính trị lôi cuốn; khiến đã khai sinh ra 2 tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Tại Việt Nam quốc tự trên đường Trần Quốc Toản thuộc quận 10, Sài Gòn, do được chính quyền hậu thuẫn, Hòa thượng Thích Tâm Châu và Tâm Giác chủ chốt duy trì trên danh nghĩa Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất theo hiến chương chính quyền phê chuẩn ngày 14-3-1967 bằng sắc luật 23/67. Đại lão Hòa thượng Lâm Em là Tăng thống Giáo hội Phật giáo Nam Tông gốc Khmer tại Việt Nam giữ ngôi vị Tăng thốngHòa thượng Thích Tâm Châu đã từng giữ Phật sự Viện Trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất do Đại hội thống nhất Phật giáo từ ngày 31-12-1963 đến 4-1-1964 bầu, tiếp tục làm Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội nầy. Hòa thượng Thích Tâm Giác nguyên Chánh Đại diện miền Vĩnh Nghiêm theo hiến chương giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ngày 14-5-1964, nắm giữ Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo trong quân đội Việt Nam cộng hòa đã được chính quyền ký sắc lệnh thành lập từ ngày 1-7-1964.

Hòa thượng Thích Tâm Châu với Phật sự Viện trưởng Viện Hóa Đạo giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất do đại hội thống nhất Phật giáo bầu, đã được tổ chức Phật giáo thế giới bầu vào chức vụ Phó Thượng thủ Giáo hội Tăng già Thế giớiHòa thượng còn đứng làm Chủ tịch tổ chức Phật giáo thế giớiphụng sự xã hội. Sau đó, Hòa thượng Thích Tâm Châu mời Hòa thượng Thích Thiện Tường trụ trì chùa Giác Nguyên ở quận 4 Sài Gòn giữ Phật sự Viện trưởng Viện Hóa Đạo thay thế. Nhưng không bao lâu, Đại lão Hòa thượng Lâm Em và Hòa thượng Thích Thiện Tường đều trở về với Phật sự cũ mà không giữ ngôi vị Tăng thống và Viện trưởng Viện Hóa đạo tại trụ sở Việt Nam quốc tự. Hòa thượng Thích Tâm Châu chỉ hoạt động Phật sự dưới tổ chức Phật giáo thế giới phụng sự xã hộiHòa thượng Thích Tâm Giác kiến thiết và trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Công lý, Sài Gòn, giữ chức vụ Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo trong quân đội do sắc lệnh 224/QT, tướng Nguyễn Khánh ký ngày 1-7-1964, điều hành trung tâm võ thuật Nhu đạo Quang Trung cho đến ngày viên tịch vào năm 1974 tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn.

Vào các ngày từ 4 đến 9-5-1966, một đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất gồm 59 đơn vịGiáo hội cấp tỉnh và quận huyện thuộc đô thành Sài Gòn đã họp khoáng đại tại chùa Ấn Quang, đường Sư Vạn Hạnh, quận 10 Sài Gòn, theo hiến chương ngày 14-12-1965. Đại hội này tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ở ngôi vị Tăng thống, cử Hòa thượng Thích Trí Quang giữ Phật sự Chánh Thư ký Viện Tăng thống; bầu Hòa thượng Thích Thiện Hoa làm Viện trưởng Viện Hóa ĐạoHòa thượngThích Huyền Quang Tổng Thư ký cùng chư tôn giáo phẩm Tổng vụ trưởng Tăng sự, Hoằng PhápGiáo dụcVăn hóa xã hộiCư sĩ, Thanh niên, Tài chính kiến thiết. Chư tôn giáo phẩm chánh đại diện miền Vạn HạnhLiễu QuánKhuông Việt, Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh và Quảng Đức vẫn giữ Phật sự như tại đại hội lần thứ nhất; chỉ trừ miền Vĩnh Nghiêm.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang, 243 đường Sư Vạn Hạnh quận 10, Sài Gòn. Có hệ thống tổ chức, hoạt động Phật sự từ trung ương đến địa phương xã ấp và văn phòng đại diện hải ngoại. Hoạt động nổi bật nhất là các Phật sự về văn hóa xã hộigiáo dục và tranh đấu vì hòa bình đất nước.

Hệ thống tu học, giáo dưỡng Tăng ni gồm 20 Phật học viện, ni trường trong đó có những Phật học việnnổi tiếng ra đời từ thời kỳ đầu của phong trào chấn hưng Phật giáo; hai viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm ở Sài Gòn và Hải Đức ở Nha Trang. Hệ thống trường tư thục Phật giáo mang danh hiệu Bồ đềgồm 150 trường Trung, Tiểu học khắp các tỉnh, thành phố và đô thành Sài Gòn. Các  ký nhi viện, nhà trẻ mẫu giáo hoạt động song song với hệ thống trường Bồ Đề. Tại Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất thành lập, nghị định số 1805 - GD/PG/NĐ của chính quyền, cơ sở đặt tại 222 Trương Minh Giảng và 716 Võ Di Nguy, Sài Gòn; gồm có các phân khoa Phật học, Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã hội, Khoa học Ứng dụng và Khoa học Giáo dụcđào tạo sinh viên bậc Cử nhân, Cao học. Viện Đại học Vạn Hạnh là Đại học Phật giáo mang tầm quốc gia và quốc tế, tiền thân là Viện Cao đẳng Phật học Từ Nghiêm trên đường Bà Hạt, Sài Gòn do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Viện Trưởng và do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập. Viện trưởng, hội đồng giáo sư cùng học vị của viện đại họcđược quốc gia và quốc tế công nhận. Như danh xưng Viện Đại họcVạn Hạnh là vị quốc sư đã dựng nên triều đại Lý thái bình thịnh trị trong lịch sử dân tộc, với triết học “Dung Tam Tế” và “nhậm vận” của ngài. Tư tưởng tinh hoa dân tộc và trào lưu quốc tế hiện đại, lấy Trí tuệ làm sự nghiệp (Duy tuệ thị nghiệp), là nền tảng đại học quốc gia cho những nhà lãnh đạo đầy đủ đạo đức tài năng xuất thân phục vụ đất nước. Đây là lý tưởng và mục đích của một Viện Đại học Phật giáo Việt Nam. Tạp chí Vạn HạnhTư tưởngcơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh là tiếng nói tư tưởng, triết lý đạo học liên quan đến các vấn đề đất nước, nhân loại. Viện Đại học Vạn Hạnh thành lập trung tâm An sinh xã hộisẵn sàng lắng nghe và lên đường vì sự khổ đau, vì hạnh phúc của quê hương Việt Nam và xã hội.

Trường Thanh niên Phụng sự xã hộiban đầu khi mới thành lập là một phân khoa chi nhánh thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh, trường do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập và lãnh đạođào tạo tác viên cho công tác xã hội ở Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, trường lập cơ sở huấn luyện riêng tại xã Tân Phú gần Cầu Tre, huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định, trong khuôn viên chùa Pháp Vân, gọi là chùa Lá. Ngoài trường huấn luyện tác viên xã hội, trường đặt văn phòng điều hành Thanh niên niên Phụng sự xã hội trên đường Công Lýđối diện chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn. Cho đến năm 1975, trường đã mở 4 khoá học tác viên xã hội, mỗi khóa học kéo dài trong 4 năm, bao gồm lý thuyết và phần thực tập. Trường mở nông trại ở cây số 79 trên đường Sài Gòn đi Vũng Tàu thuộc huyện Long Thành tỉnh Phước Tuy, nông trại có ngôi chùa mang tên chùa Pháp Vân, rộng gần 10 mẫu đất; trồng hồ tiêu, cà phê và các loại cây trái. Nông trại được điều hành bởi tác viên khóa đầu tiên của trường. Một nông trường trồng lúa khác được mở tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, rộng 100 mẫu đất, có 10 máy cày hoạt động. Trường mở một ngân hàng nông thôn tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.

Công tác lý tưởng ngay từ thời mới phát triển là lập những làng tự nguyện, làng hoa tiêu ở các vùng nông thôn; tại đó, thanh niên phụng sự xã hội mở nhà trẻ, trường học, trạm y tế và hợp tác xã nông nghiệp.

Cho đến ngày 30-4-1975 thì hoạt động của tổ chức này ngưng hẳn; từ văn phòng điều hành đến trường huấn luyện tác viên cùng với toàn bộ kết quả hoạt động đều tan biến.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lập cô nhi viện nuôi dạy trẻ mồ côi học văn hóa và học nghề tại nhiều nơi và thành phố Sài Gòn; như cô nhi viện Quách Thị Trang bên cạnh Việt Nam quốc tự, cô nhi viện Phật giáo Tây Lộc Huế, cô nhi viện Diệu Định ở thành phố Đà Nẵng và các cô nhi viện ở Phú Yên, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hòa ...

Giáo hội thành lập Ủy ban Tái thiết Phát triển xã hộiphối hợp với trường Thanh niên Phụng sự xã hộiđiều hành các trung tâm định cư, tỵ nạn chiến tranh và điều hành các công tác tái thiết phát triển xã hộiViệt Nam sau khi hòa bình lập lại theo Hiệp định Paris 27-1-1973.

Giáo hội tổ chức những đại hội văn hóa Phật giáo tại Sài Gòn, đại hội giáo dục Phật giáo tại Đà Lạt nhằm vạch định các hoạt động văn hóa và giáo dục phục vụ đạo pháp và dân tộc. Các nhật báo Chánh Đạo, Đất Tổ đã được xuất bản để truyền thông vị trí của Phật giáo Việt Nam trong lòng đất nước, nhân loại Tuần báo Hải Triều ÂmThiện Mỹ, Giữ thơm quê mẹ, An Lạc thể hiện nền văn hóa nghệ thuật dân tộc và Phật giáo hài hòa trong truyền thống Việt Nam. Các tạp chí Liên HoaHóa Đạo, Tin Phật, Bát Nhãlần lượt thực hiện mục đích hoằng dương chánh phápthông tri Phật sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Nhà xuất bản Lá Bốiấn quán Sen vàng, Vạn Hạnh, nhà in Đạt Phi Yến xuất bản và ấn loátnhững tác phẩm Phật học và thế học mang tư tưởng Đạo pháp, dân tộc và nhân bản.

Tam tạng giáo điển thuộc bộ phái Đại thừa và Tiểu thừa từ Hán tạng, Pali  Sanskrit tạng đã được phiên dịch từng phần ra Việt ngữ bởi chư tôn giáo phẩm Phật giáo và các nhà Phật học uyên thâmHội đồngphiên dịch đại tạng kinh Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới sự chủ trì của Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Một trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam có tầm vóc quốc gia và quốc tế đã được thiết lập tại Cố đô Huế. Ngày mồng 8 tháng Chạp năm Kỷ Dậu tức ngày 15-01-1970 nhân ngày đức Phật Thích Ca thành đạo - Phật lịch 2514, lễ đặt đá xây dựng Trung tâm tại trên đường Lê Lợi, Huế bên bờ sông Hương, cạnh cầu Trường Tiền. Lễ này dưới sự chứng minh của Đức Đại Lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thuyền Tôn, Huế. Hòa thượng Thích Trí Thủ đã thừa ủy nhiệm Đức Tăng Thống, nhân danh Viện Tăng thống và Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ban đạo từ kêu gọi sự đóng góp vào việc bảo vệ văn hóa dân tộc Việt Nam giữ gìn những giá trị nền tảng lâu đời mà tiền nhân để lại. Trong bài diễn văn, Giám đốc điều hành Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu quán này, Hòa thượng Thích Đức Tâm nói: “... với truyền thống Từ Bi và Vô úy, với tinh thần Phật giáo thấm nhuần trong căn để tâmhồn của mọi tầng lớp quần chúng, Huế thật là một vị trí thuận hợp cho việc thiết lập một trung tâm Văn hóa Phật giáotrung tâm này được mệnh danh là Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán. Đó là pháp hiệu của một Tổ sư người Việt Namkhai sơn chùa Thiên Thai Thuyền Tôn thuộc dòng Lâm Tế mà đạo phong lan rộng khắp nơi. Chính tại thành phố nầy, với sự xuất hiện của Ngài, dòng suối âm thầm của đạo pháp đã khơi chảy và trải qua bao cuộc biến đổi bể dâu đã bồi dưỡng tốt tươi đời sống tâm linh cho bao thế hệ.

Ngày nay, trong hiện tình của đất nước tràn ngập những ý thức hệ ngoại lai phức tạpTrung tâm văn hóa này xuất hiện, phác lộ một thái độ tích cực hóa giải và dung hòa.

Trước tiênTrung tâm sẽ khiêm tốn giới thiệu và trình bày những sinh hoạt của Phật giáo trên các lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Những sinh hoạt này không những mang được bản sắc Phật giáo trong cá tính dân tộc, mà còn là những sinh hoạt ảnh hưởng của Phật giáo trong cộng đồng nhân loại qua không gian và thời gian ...”

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt sự tồn vong của dân tộc Việt Nam lên trên hết, nên đã liên tục hoạt động cho sự nghiệp hòa bình đất nước bằng chủ trương chấm dứt chiến tranh Nam - Bắc. Khát vọng hòa bình được thể hiện qua những thông điệp kêu gọi ngưng chiến, hóa giải hận thù của Đức Tăngthống, qua việc tham dự các Hội nghị quốc tế về Tôn giáo và Hòa bình thế giớivận động dư luận trong nước và quốc tế tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh đồng thời

kiên trì trong cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ, phản kháng bạo lực. Văn phòng đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hải ngoại tại Paris - Pháp, hoạt động tích cực, mang lại nhiều kết quả trong việc truyền thông lập trường hòa bình tự do dân chủ đến với quốc tế và nhận được sự ủng hộ lớn lao của dân chúng, của các phong trào, tổ chức Hòa bình Thế giới.

 

          Thông điệp “sứ mệnh thời đại” của đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhấtgởi: Hội Nghị Quốc Tế Về Tôn Giáo Và Hòa Bình, tháng 10 năm 1970 viết:

 

“Nhân danh Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi trân trọng gởi tới Quốc Tế Đại Hội lời nguyện cầu thành công.

Sự hình thành Đại Hội hôm nay là một khích lệ trọng đại đối với nhân dân Việt Nam đang khát vọng hòa bình. Cuộc vận động hòa bình của chúng tôi như vậy đã không bị bỏ quên.

Đạn bom đã trút xuống quê hương chúng tôi suốt ba mươi năm dài. Càng ngày sự tàn phá tinh thần, sự tàn phá đời sống cá nhân, sự tàn phá cơ sở xã hội của người dân Việt nam càng thêm thảm hại!

Trong cùng  cực thống khổchúng tôi cảm nhận được rằng: Chiến tranh không những tàn phá mọi khía cạnh nhân sinh tiêu hủy tiềm năng và sức phát triển của dân tộc chúng tôi, mà còn là dấu hiệu báo nguysự sa đọa tinh thần nhân loại.

Con người đang biến thành tay súng giết mướn cho các thế lực vật chấtThế lực vật chất càng ngày càng lấn vượt đạo lý và khống chế nhân loạiCon người đang bị đẩy vào giữa thế giới đầy hận thù bạo động.

Bạo động đương đầu với bạo động. Súng bom trả lời bằng súng bom. Tình cảnh ấy sẽ đưa nhân loạiđến suy diệt. Dân tộc chúng tôi đang bị đưa vào con đường phiêu vong đó. Chúng tôi đang bị các thế lựcquốc tế tiếp tục vũ trang bằng tư tưởng căm thù và khí giới hiện đại, để cho người Việt phải giết người Việt.

Toàn vùng Đông Nam Á chúng tôi đang chìm ngập trong cảnh chiến tranh hận thùdanh nghĩa “Giải phóng và Tự do” đã không còn ý nghĩa đích thực của nó, mà chỉ là những tấm biển quảng cáo cho các thế lực quốc tế, trong âm mưu phân hóa nòi giống dân tộc, nhằm tạo chiến tranh và trao vũ khí vào tay chúng tôi để sát hại lẫn nhau.

Chỉ còn hòa bình mới cứu được nhân loại trong cơn khủng hoảng hiện nay. Chỉ có hòa bình mới đem lại sự cảm thông, sự tương thân tương ái, sự thi đua phát triển đạo lý giữa các đại – tiểu quốc, cũng như các giai tầng xã hội. Chỉ có hòa bình mới đưa lại cơ hội cho con người vận dụng sức mạnh khoa học kỹ thuật để phụng sự tốt đẹp con người.

Quan niệm như vậy, nên Việt Nam chúng tôi không chấp nhận bất cứ danh nghĩahình thức chiến tranh nào đang cưỡng gán cho chúng tôiChúng tôi cho rằng: không một cuộc giải phóng thật sự nào có thể thành công bằng bạo lực và vũ khí, giữa thời đại này; không có một sự trợ giúp nào có thể coi là thiện chí; khi người được trợ giúp phải nhận vũ khí và bị lùa vào chiến tranh.

Cần phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam! ở Đông Nam Á! ở khắp mọi nơi!Đó là khát vọng chung của đại chúng thế giới.

Cần phải chấm dứt tình trạng thù địch trong đời sống nhân loại. Đó là nguyện ước của đạo lý.

Cần phải kiến tạo hòa bình trên trái đất.Đó là sứ mệnh thời đại.

Chúng tôi, những người khổ cực do chiến tranh thù hận giữa hai vọng thức hệ quốc tế, đặt trọn niềm tinnơi Đại Hội.

Xin Đại Hội hãy cảm chiêu lấy những thống khổ triền miên của nhân dân chúng tôi, để chuyển thành ýlực Hóa Giải quốc tế phục vụ hòa bình nhân loại.

Chúng tôi hy vọng tất cả Tôn giáo trên hoàn vũ kết hợp thành Sức Mạnh Giác Ngộ, để hóa giải các vọng tưởng thù địch trong đời sống nhân loạiSức mạnh vạn năng đó sẽ tiêu trầm được ý đồ gây chiến, và hướng được khả năng của nhân loại vào việc xây dựng một thế giới văn minh nhân bản.

Tại Việt NamGiáo Hội Phật Giáo chúng tôi trước sau vẫn hướng dân tộc thực hiện công cuộc Hóa Giải đó. Vấn đề còn lại được đặt ra là làm thế nào để giác ngộ những kẻ chủ mưu gây chiến, và chặn đứng sự cung cấp vũ khí để kéo dài chiến tranh. Công việc này, chúng tôi trông đợi nơi ý chí phấn đấu hòa bình của nhân dân thế giới, đang được kết tinh trong HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TÔN GIÁO VÀ HÒA BÌNH hôm nay.

Nguyện cầu Đại hội hoàn thành trọn vẹn Sứ Mệnh Thời Đại mà nhân loại trao phó.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddassa

Phật lịch 2514, tháng 10, 1970.

Mahànàyakathera: THÍCH TỊNH KHIẾT”

 

Thông điệp được chuyển ngữ ra Anh Văn

“Message of His Holiness The Supreme Patriarch Unified Buddhist Congregation of Vietnam

To: World Conference on Religions and Peace in Kyoto, Japan,

Octorber, 1970

The Mission of Our Generation

Honorable Delegates;

On behalf the Superme Patriarch of the Unified Buddhist Congregation of Vietnam I send you a prayer for success.

This conferences is a great encouragement tho the Vietnamese people in their quest for peace hithierto negelected or trampled down by brutal forces and coercion.

Our county, for more than thirty long years has been suffering from a curel war which creates havoc with our spiritual heritage, individual and social lives, and which increases in tempo day by day.

In this extreme agony, we come to the realization that: War does not only destroy many aspsects of human existence, but also tends to disrupt potentiality and spiritual morale force in the development of our people. It is also a forewarning of the spiritual downfall of humanity at large.

Men are being used as hired gunners by non - spiritual forces to kill one another. Men are being pushed to a word of violence and hatred. The negative influences caused by the rapid introduction of material things, day by day infringes on the spiritual ethics and dominates mankind.

Violence is answered by violence. Bombs and guns reply to bombs and guns. This state of affairs will certainly bring humanity to its complet destruction. Our people are being led in this dangerous adventure. We are being equipped with hatred to exterminate one another.

South East Asia is governed by this hatred and covered with this dirty war. Glorious labels such as “Liberation” and “Freedom” no longer possess their real meanings, but have been used as an advertisement by international forces their self - interests which is causing the destruction of our people.

War must be stopped. War in Vietnam, in South East Asia and throughout the world must be ended. That is the aspiration of the world’s people. We must put an end to this hatred which is reigning over human lives - that in an ultimate aim of human ethics. Peace must prevail on Earth. That is an urgent message to this modern world, and an important mission to be accomplished by our generation.

Only by peace can humanity be saved from this crisis. Only by peace can understanding, mutul love and respect be created. Only by pease can ethical strength among nations and social strata be developed. Only with peace can the sciences be employed to serve humantity effectively.

With those thoughts in mind, we Buddists in Vietnam therefore do not accept a war of any kind wich is being forced upon us. We feel certain that:

No true liberation can be realised through violence and force.

No aid can be considered good will, from this war of hatred; being crushed by two international ideologies,would like to express our confidence in this conference, hoping that you, Honorable delegates, feeling the agony of our people will join together, incommon endeavors, to bring peace to the word.

We fervently hope that all world religions, united by an enlightened spiritual force, will disentangle conflicting ideologies now dangerously reigning upon humanity. This spiritual force, if carried out properly will change wavering intentions and will lead the world to a meaningful, constructive and humanitarian civilization.

The Unified Buddhist Congregation of Vietnam is trying to accomplish this mission based on that spiritual guidance. The urgent problem here is that, we must, at all costs, try to word people’s endeavors for peace which are characterized by this conference on Religions and Peace.

May this conference accomplish its hisroric mission.

May this conference bring peace and harmony to humanity.

Namo tassa, bhagavato arahato sammàsambuddhassa.

Buddhist Era 2514, Ocrober 1970.

Supreme Patriarch,

Unified Buddhist Congregation of Vietnam

Mahànàyakathera THICH TINH KHIET”

 

Vào thời điểm mùa xuân Tân Hợi, năm Dương lịch 1971, một thông điệp “Ý thức về nguồn” đã được Đức Tăng Thống GHPGVN Thích Tịnh Khiết công bố,, gởi đến Chư Tôn Giáo phẩm Phật giáo, cùng toàn thể Phật tử và đồng bào trong, ngoài nước

“NAM - MÔ  BỔN - SƯ  THÍCH - CA  MÂU - NI PHẬT

Kính gửi Chư Hòa Thượng, chư Thượng tọaĐại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật tử và đồng bào trong, ngoài nước.

Trước anh linh Tổ quốc và khí thiêng sông núi.

Trước bàn thờ Phật, và khởi từ lòng người thanh tịnh trong cảnh đầu xuân, tôi cầu nguyện cho mọi người một năm mới an lành, và hòa bình sớm thực hiện trên đất nước chúng ta.

Dân tộc Việt Nam chúng ta trong hơn hai mươi năm chiến tranh, từng chịu nhiều khổ cực, biết bao nhân mạng, sức lực và tài sản đã bị hủy diệt. Mà nguyên nhân chính chỉ vì mỗi phía đã phục vụ cho một ý hệ chủ thuyết và quyền lợi khác nhau, rồi tự coi đó là phục vụ Tổ quốc, nhưng đích thực chỉ biết có quyền lợi riêng tư ích kỷ, cố tình tạo mâu thuẫn để có cớ tàn hại lẫn nhau. Đó là một bi thảm của lịch sử dân tộc thời đại!

Dân tộc Việt Nam ta vốn hiếu hòa, không bao giờ chấp nhận sự trả thù, trả oán giữa những người cùng một nòi giống.

Quả tình chúng ta đã đánh mất niềm tin và tình thương yêu bao bọc lẫn nhau.

Quả tình chúng  ta đã xa nguồn gốc tổ tiên.

Quả tình đã có những người nghĩ, nói và làm theo những biên kiếnthiên kiến không mấy trong sáng, thậm chí hành xử theo chỉ thị của ngoại nhân, vô tình đưa dân tộc vào con đường phiêu lưu hủy diệt, nhưng lại cứ đinh ninh rằng mình đang thi hành sứ mạng cứu dân, cứu nước.

Hỏi đến bao giờ chúng ta mới thật TỈNH THỨC?

Mỗi lần Tết đến là mỗi lần dân tộc ta có những đổi thay. Cảnh vật đổi mới, lòng người đổi mới. Ý thứcđổi mới, nhân dịp này, tôi cầu mong tinh thần Tỉnh Thức sẽ bừng sáng nơi tâm hồn mọi ngườiđể ý thức VỀ NGUỒN, trở về với dân tộc thuần chính, xóa đi những hận thù không bao giờ do chúng ta chủ trương, mà chính ýí hệ chủ thuyết và thế lực vật chất vô minh đã thúc đẩychỉ huy.

Chúng ta hãy nhìn nhau với sự cảm thông và tình thương yêu chân thật.

Sự cảm thông và tình thương yêu khi đã được thể hiện nơi mọi người, thì công cuộc hóa giải ý hệ, hóa giải hận thù, hóa giải chiến tranh, hóa giải nếp sống sẽ là những ngọn đuốc thắp sáng cho Tổ quốc Việt Nam, mang lại nguồn phúc lợi chung cho dân tộc và hòa bình cho xứ sở.

Trong một năm, thật không có dịp nào tốt đẹp hơn ngày Tết. Chúng ta hãy gọt rửa mọi ý niệm vọng ngoại, gọt rửa những thiên kiếnbiên kiến và luôn luôn Tỉnh Thức, đổi mới tâm hồn. Phải cẩn trọng trong mọi hành động của mình. Có thiện chí là một điều hay. Nhưng có thiện chí mà kém sáng suốt thì đôi khi lại là một tai họa lớn. Chúng ta hãy đoàn kết lại, tạo thành một khối dân tộc lớn mạnh, duy nhấtChúng ta hãy góp phần tích cực xây dựng một quan niệm sống, một đường lối sống, một khuôn mẫu sống dựa trên tính chỉ từ bi trí tuệ bình đẳng giải thoát và tự chủ, hợp với rung cảm, suy tư và tình tự của một dân tộc tiến bộđi lên, thì đó là chúng ta xây dựng nổi một xã hội lành mạnhấm nobình đẳng, đúng theo nghĩa “tình người” và lòng bao dung độ lượng của một nòi giống văn minh - nòi giống Lạc Hồng. Đó là Ý thức Về Nguồn của hết thảy chúng ta, ở bên này cũng như ở bên kia giới tuyến. Và, đó cũng chính là điều mà thâm tâm tôi hằng trông đợi.

Với lòng tự tin, với ý chíï kiên nhẫn, với truyền thống bất khuất của dân tộc, càng nhìn vào quá khứoanh liệt của tiền nhân, tôi càng thêm tin tưởng vào sức quật khởi của chúng ta - Một dân tộc đã tự chủvượt qua mọi cuộc đồng hóa, đem vinh quang về dâng cho Tổ quốc mến yêu, suốt từ thời tự chủ Đinh - Lê - Lý - Trần, thế kỷ thứ IX XIII, đến các thời đại kế tiếpTổ tiên chúng ta khi ấy thực sự đã tạo được thế Hòa giải, đã hoàn thành được sứ mạng lịch sử cứu nước, giữ nòi. Thì, trong hiện tại và tương lai, chúng ta quyết không bao giờ phá vỡ, đi ngược lại truyền thống và đường hướng VỀ NGUỒN và KHỞI ĐI TỪ NGUỒN cao đẹp ấy.

Ý THỨC VỀ NGUỒN, nếu được mọi người chấp nhận, đó mới là căn bản chính thức của sự HÓA GIẢI chiến tranh, HÓA GIẢI hận thù, đem lại nguồn thương vui và hòa bình lâu dài cho dân tộc ta.

Trước thềm năm mới, tôi cầu chức cho mọi người thành đạt nổi ý thức VỀ NGUỒN ấy.

Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật

Sài Gòn, Xuân Tân Hợi, Phật lịch 2514 - D.L 1971”.

 

Khi phong trào ly khai chính quyền diễn ra ở miền Trung vào mùa xuân năm 1966 bị dập tắttiếp nốibằng phong trào đòi chính quyền dân cử, đòi tự do dân chủ và hòa bình; liên danh Hoa Sen ứng cử vào Thượng nghị viện, một số dân biểu có lập trường dân tộc tại Hạ nghị viện được dân chúng tín nhiệm, được  sự ủng hộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã lên được tiếng nói hòa bình, dân chủ. Sau Hiệp định Paris 27-1-1973 về lập lại hòa bình, Giáo hội Phật giáo đã cho ra đời Lực lượng Hòa hợpHòa giải dân tộc trong tinh thần nội dung hiệp định. Lực lượng nầy chủ trương bằng đường lối hòa bình tránh được một cuộc đổ máu dân tộc Việt Nam sau cùng, khi chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn sụp đổ.

 

*

*       *

 

Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua thời mở đầu khi các nhà truyền thừa Phật giáo Chân Hỷ (Kalyanaruzi), Chánh vô úy (Kalisiva), Khâu - Đà - La (Ksudra), Khương - Tăng - Hội (Kiang Seng Hơeưi), Chi Cương Lương (Tche - Kiang-Leang), Mâu Tử (Meou Tseu) đặt chân lên đất Luy Lâu; đến Chư Tổ Tỳ Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn ThôngThảo ĐườngTrúc Lâm và truyền thừa của Pháp phái Tào ĐộngLâm Tế từ Phật giáo đại thừa của Tàu, cho tới Tổ Nguyên Thiều, Liên Tôn, Liễu Quán ...

Hoa Sen đã được khắc hoạ lên trống đồng thời cổ đại  của nền văn minh dân tộc Việt Namtín ngưỡngQuán Thế Âm được dân gian thờ cúng, truyện cổ tích mang đậm tính nhân bản Phật giáo được truyền tụng từ xa xưa.

Trong đầm gì đẹp bằng sen, sen nở thấy Phật hay Pháp hoa; là ý nghĩa mang tính chất biểu tượng từ dân gian đến kinh điển của loài hoa; là hoa mạn-đà trong ẩn ngữ tinh yếu “Aum Mani Padmé Hum” vi diệuuyên áo.

Chữ Bụt có từ thời kinh đô Luy Lâu do chữ Buddha từ tiếng Phạn, về con người giải thoátgiác ngộ. Bụt nhà không thiêng, bầu trời cảnh Phật là nét truyền thống trong văn học dân tộc, cả bình dân lẫn bác học.

Làng quê Việt Nam có ngôi chùa và lễ chùa là một sinh hoạt văn hóa. Ngôi chùa đóng vai trò trung tâmtinh thần của cộng đồng làng xã.

Tiếng chuông chùa thấm đậm mãi tâm hồn dân tộc, đã từ ngàn xưa. Chuông đồng vọng sớm chiều, lay động nhân sinh trầm luân giữa đêm dày vô minh, giữa nước mắt và tiếng thở dài, giữa cuộc đời đầy mưu toan, tham vọng. Chuông chùa đưa con người về đường xưa lối cũ, thức tỉnh tâm linh tìm nơi Phật tính; xua đi khổ lụy, ánh lên niềm hỷ lạc vô biênTiếng chuông xoa dịu vỗ về sinh linh giữa cõi vô thườngmộng tưởng, giữa hồn ma bóng quế, làm  chợt bừng lên tâm giác ngộ:

“Đêm dày phủ kín não lòng trai

Vỏ cứng nằm trơ ngọc thở dài

Sao rụng đã tan thành nước mắt

Chùa xưa lại vỡ tiếng chuông rơi”

(Sầu lên Hợp phố - Vũ Hoàng Chương, 1960)

 

Tư tươíng Phật giáo Việt Nam đã mở ra một con đường vượt lên trên các áp lực ngoại lai, dung hợp và đồng nguyên các trào lưu khác vào suối nguồn dân tộc để tồn tại và phát triển. Tư tưởng Phật giáochính là chỗ nương tựa cho sự sống còn dân tộc, mang lại cho đất nước nền văn học thơ ca, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc có giá trị độc đáo.

Khi nhìn thấy sự suy đồi, tàn lụi mà phát khởi cuộc chấn hưngTăng niPhật tử và các nhà hoạt độngPhật giáo đồng thời nhìn thấy sinh mệnh dân tộc sau gần 1 thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân và thế lực thừa sai. Những nhà hoạt động chấn hưng Phật giáo đồng thời là nhà hoạt động cách mạng dân tộc, mưu cầu độc lậptự chủ cho đất nước. Tăng ni và Phật tử Việt Nam không như người khác thà mất nước; bởi vì sinh mệnh dân tộc chính là sinh mệnh Phật giáoÝ thức rõ sự duy nhất toàn vẹn dân tộc, Phật giáo đã thực hiện công cuộc thống nhất từ hội nghị Từ Đàm, Huế lịch sử. Nhưng lịch sử đất nước lại bước vào con đường chia cắt, chiến tranh do các thế lực thừa sai quốc tế chủ chốt. Phật giáo Việt Nam không chấp nhận tình trạng đau thương và giết chóc như vậy cho dân tộc. Cuộc vận động vì nhân quyềntự dobảo vệ Phật pháp khởi phát với ngọn lửa tự thiêu của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức, làm rúng động thế giới, sụp đổ một chế độ độc tàiPhật giáo Việt Nam liên tục lên đườngcon đườngbất bạo động, hóa giải chia cắt, chiến tranh, vì Hòa bình, an lạc cho Dân tộc, nhân loại.

SÁCH THAM KHẢO

-      Việt Nam Phật giáo sử lược (1942), Thích Mật Thể. GHPGVN Tỉnh Thừa Thiên Huêú; NXB Thuận Hóa; Huêú tái bản 1996

-      Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang - Lá Bối, Sài gòn, 1970.

-      Lược khảo Phật giáo Việt Nam, Văn Thanh - Phật học viện và các chùa - Sài gòn 1974.

-      50 chấn hưng Phật giáo Việt NamSa môn Thích Thiện Hoa, Sài gòn 1970.

-      Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm - NXB VH Sài gòn 2006 .

-      64 tịnh xá của hệ phái Khất sĩ, Hệ phái Khất sĩ, NXB Tổng hợp 2004.

-      Le Boudhisme en Annam, Trần Văn Giáp - Tuệ Sỹ dịch - Huế 1967.

-      Tâm ảnh lục – Trí Quang 2553-2009. NXB VH Sài gòn.

-       Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử – Tuệ Giác 1964.

-      Trang thư điện tử www.thuvienhoasen.com.

-      Trang thư điện tử www.giaodiemonline.com.

-      Sơ thảo báo chí Phật giáo Việt Nam - Nguyễn Đại Đồng 2012.

-      Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 qua tài liệu của các cấp Phật giáo (sách tham khảo). HT Thích Hải Ấn, PGS TS Lê Cung NXB Thuận Hóa, Huế 2013.

-      Đạo Phật và dòng sử Việt, Đức Nhuận, NXB Viện Triết học Việt Nam và triết học thế giới California USA 1996.

-      Sáu tháng pháp nạn 1963, Minh Không Vũ Văn Mẫu, NXB Giao Điểm USA 2003. Bản gốc in ronéo, Sài gòn 1984.

-      Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim, NXB Tân Việt Sài gòn 1958.

-      Tuần báo Hải Triêöu Âm, số 2 ngày 30.04.1964, Sài gòn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2016(Xem: 4916)
Dưới thời các chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong nói chung và ở Quảng Nam nói riêng rất phát triển. Hầu hết các chúa đều sùng kính đạo Phật, xem đó là chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc nên các chúa rất chăm lo phát triển Phật giáo, xây dựng nhiều chùa chiền, trọng đãi sư tăng, mở trai đàn, hội chùa, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt Phật giáo.
07/09/2016(Xem: 15635)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
09/06/2016(Xem: 7936)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 26543)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
17/05/2016(Xem: 9211)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
05/02/2016(Xem: 5427)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
19/01/2016(Xem: 5550)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.
06/01/2016(Xem: 16060)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
14/12/2015(Xem: 5027)
Kho báu cổ vật trong bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng.
15/11/2015(Xem: 9716)
Thời gian chỉ là một khái niệm vô hình vô ảnh của nhân loại ; nhưng nó có thể được biểu hiện bởi sự chia chẻ tính đếm qua giây, phút, khắc, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm, thế kỷ, thiên kỷ. . . và qua sự biến đổi, di dịch, của vật thể và sinh loại trong không gian. Như vậy, tuy vô hình, thời gian cũng để lại vết tích của nó qua các dữ kiện, sự kiện được ghi lại trong sử liệu của số đông, hoặc chỉ là những dấu ấn kỷ niệm trong tâm thức mỗi cá nhân—trong đó, bao gồm tất cả những thành tựu vinh quang hay thất bại đầy tủi nhục của những con người và tập thể trần gian mà họ tùy thuộc, tương thuộc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567