Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN C : NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

20/05/201318:35(Xem: 11266)
PHẦN C : NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN


Phật Giáo tại Việt Nam

Thích Nguyên Tạng

Chùa Pháp Vân, Sàigòn 1996

--o0o--
Phần C

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

---o0o---

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong bài xã luận của tạp chí Phật giáo Việt Nam đã viết : "Trong tâm hồn dân tộc Việt Nam thật đã sẵn có mầm móng tinh thần Phật giáo. Hèn gì mà Đạo Phật với dân tộc Việt Nam trong gần hai ngàn năm nay, bao giờ cũng theo nhau như bóng với hình trong cuộc sinh hoạt toàn cầu. Đã là viên đá nền tảng cho văn hóa dân tộc, cố nhiên Phật giáo Việt Nam vĩnh viễn phải là một yếu tố bất ly của cuộc sống toàn diện. Ngày nay những hào nhoáng của một nền văn minh vật chất đã làm mờ mắt một số đông người, nhưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc đang còn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lôi cuốn phần nào trong một thời gian, rồi cũng hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu ngàn xưa...". (29)

Thật vậy, Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ... tìm hiểu và nghiên cứu về "Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt", chúng ta càng thấy rõ nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Những câu nói đầu lưỡi "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số", "ta bà thế giới"... là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người, các ngày đại lễ Phật giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết dân tộc mọi người dân dù bận rộn đến mấy cũng vài lần trong đời đến viếng cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, chung vui lễ hội hoặc để gần gũi, tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, Chùa làng một thời đã đóng vai trò trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt và chúng ta không thể phủ nhận ý kiến trong quyển "văn hóa Việt Nam tổng hợp 1985 - 1995" : "Nếu không có những hoạt động Phật giáo lịch đại thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửa số di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào" (30). Tại sao Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, trong phong tục tập quán và cảnh quan của dân tộc Việt Nam như vậy ? Nhìn lại lịch sử và văn hóa dân tộc, ta thấy rằng ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên Phật giáo đã truyền vào Việt Nam và tư tưởng, triết học Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với tâm tư, tình cảm, đạo lý dân tộc nên đã được người Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận và dung hóa. Người Việt vốn hiền lành, hiếu hòa, hiếu sinh, chân thật, yêu thương đồng loại. Đạo Phật thì dạy con người biết ăn ở hiền lành, thấy rõ lẽ phải trái, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh trau dồi đức hạnh và thăng hoa trí tuệ, cho nên được quảng đại quần chúng chấp nhận. Qua quá trình lịch sử, trải qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật giáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Lịch sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng; nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do. Gương sáng của thiền sư Khuông Việt thiền sư Vạn Hạnh còn kia, công lao lớn của vua Trần Nhân Tông đối với đất nước và dân tộc còn đó, tiếng chuôntg thức tỉnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức vẫn còn vang vọng đâu đây... Phật giáo đã từng đóng một vai trò trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện phát triển, Phật giáo cũng góp phần không nhỏ làm nên những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Những mái chùa cong vút gần gũi, duyên dáng, những tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, các bộ tượng La Han với những đường nét tinh xảo, sống động dưới con mắt thán phục và cung kính của du khách quốc tế, những lễ hội rộn ràng, những áng văn chương trác tuyệt... mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng chính tinh thần khai phóng, dung hòa và phương tiện của Phật giáo VN đã bị một số người lợi dụng và cố tình hiểu sai lạc đi, biến Phật giáo, chùa chiền thành một nơi xa lánh, tách biệt với xã hội, cúng kiến mê tín và bị kẻ xấu lợi dụng để xin xăm, bói quẻ, đốt vàng mã, là những sinh hoạt biến dạng vốn không phải của Đạo Phật. Người viết bài này đã hơn một lần cảm thấy hổ thẹn, khi nghe các nhà nghiên cứu tôn giáo nước ngoài đề cập đến nhiều loại hình mê tính dị đoan mà họ đã mục kích được khi đến thăm các chùa ở Việt Nam. Do đó, người viết thiết nghĩ, đánh giá về tầm ảnh hưởng về vị trí và vai trò Phật giáo trong nền văn hóa và lịch sử dân tộc cần phải dựa trên tinh thần khoa học và khách quan để thấy những mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn để có thể hạn chế, loại bỏ cũng như mặt tích cực, hữu ích để duy trì và phát triển.

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển với thế giới, Việt Nam cần phải mở cửa để giao lưư với bạn bè quốc tế ngỏ hầu tiếp thu và học tập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều đó sẽ dẫn đến sự du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao chúng ta có thể phân biệt và tiếp thu cái tốt và giải trừ cái xấu ? Đây là một câu hỏi lớn cho các nhà giáo dục, đạo đức, xã hội, tôn giáo... và nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia chứ không phải chỉ là chuyên cá nhân hay riêng tư nữa. Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu chúng ta có một nền văn hóa lành mạnh; đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhận định, chắc lọc và cũng là liều thuốc tốt nhất giúp chúng ta chống lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa. Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách./.


CHÚ THÍCH:

(1) Gồm các tài liệu lịch sử giá trị hiện nay là :

- Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII (nguyên tác chữ Hán của Trần Văn Giáp, Tuệ Sỹ dịch ra Việt ngữ, Tu thư Viện Đại Học Vạn Hạnh xb Sài Gòn 1967).

- Việt Nam Phật giáo sử lược. Thích Mật Thể, Minh Đức, Đà Nẵng, 1970.

- Việt Nam Phật giáo sử luận. Nguyễn Lang, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1994.

- Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên) nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1988.

(2) Sách A Corelated History of the far East của Maria Penkala ghi : "C. 240 Buddist introduced into Ceylon by Mahendra, Son of Asoka, Kingdom of Au Lac, The history of the Black river".

(3) Lịch sử Bang giao Việt Nam và Đông Nam Á, GS TS Phan Lạc Tuyên, viện đào tạo mở rộng khoa Đông Nam Á Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1993.

(4) Bài "Phải chăng Đồ Sơn là nơi đầu tiên nước ta tiếp xúc với Đạo Phật" trong sách Phật giáo, văn hóa và dân tộc "trang 12, Hà Nội, 1990.

(5) Thiền tuyển Tập Anh, trang 98. Lê Mạnh Thát, bản Ronéo, 1976.

(6) "Những con đường tơ lụa" tạp chí Unesco số tháng 3 năm 1989. Ferdinad Von Richthojen, một nhà địa lý, địa chất người Đức, gọi những con đường thương mại nối liền Đông Tây ấy là Seidenstrassen. Đó là con đường truyền bá tư tưởng, kỹ thuật, tôn giáo, nghệ thuật và đã góp phần vào sự giao phối giữa các nền văn minh.

(7) Lịch sử Phật giáo thế giới, tập II, Tịnh Hải pháp sư, nhà xuất bản Đại Học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992.

(8) Phật giáo với dân tộc, trang 2, Thích Thanh Từ, thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản, 1992.

(9) Theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, trang 483, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, NXB TP. HCM 1996.

(10) Tiền thân chùa Một Cột (Hà Nội) sau này, chùa Diên Hựu xây năm 1049 với quy mô rất to lớn.

(11) Theo tài liệu mới nhất là sách Nam Hà Di tích và thắng cảnh (Sở VHTT Nam Hà, 1994).

(12) Văn phòng II được dời về thiền viện Quảng (số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. HCM) từ đầu năm 1993.

(13) Hội nghị tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 13 - 16 / 01/ 1994.

(14) Con số có thể cao hơn vì việc thống kê chưa hoàn tất.

(15) Theo Bách Gia Chư Tử, NXB TP. HCM, 1992.

(16) Có các vị như Võ Tắc Thiên, Lương Võ Đế

(17) Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điển.

(18) Sự tích Man Nương kể rằng : "Khi đẽo tới cây, chỗ ngày xưa sư khâu Đà La giấu người con gái, thì chỗ ấy đã hóa thành một phiến đá rất cứng. Búa rìu của thợ đẽo vào bị sứt mẻ hết. Mới lấy phiến lá ném xuống nước, phiến đá ấy phóng ra hào quang... mọi người thấy vậy liền vớt phiến đá lên và rước vào điện Phật mà thờ". Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1988, trang 49.

(19) Xem bài "Đạo Phật Việt Nam qua cái nhìn của hai Phật tử Đan Mạch". Thích Nguyên Tạng phỏng vấn ông Ole Felsby và bác sĩ Pia Jeppesen, Báo Giác Ngộ, số 2, tháng 5, 1996. Trang 67 - 96.

(20) Gồm có Thiền sư Thích Minh Châu, TS Thích Thiện Siêu, TS Kim Cương Tử và TS Thích Danh Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khóa VIII & IX.

(21) Theo Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989 - 1995 - NXB văn hóa văn nghệ Trung ương, Hà Nội 1989.

(22) Ngọc Sơn, là đền, nhưng dân gian cũng có khi gọi là chùa, vả chăng trong ý niệm của người Việt Nam, nhiều khi đền và chùa vừa là hai vừa là một.

(23) Theo Từ Điển văn học tập I, trang 167, NXB KHXH, Hà Nội 1983.

(24) J. Leiba (1912 - 1941), ông sinh ra tại Yên Bái nên cha mẹ đã đặt tên cho ông là Lê Văn Bái, khi lấy bút hiệu ông đã xếp lại các thứ tự chữ trong tên thành Leiba và đã thêm chữ J ở đầu. Gọi J. Leiba, chúng ta thấy cái tên chẳng Việt Nam chút nào nhưng thơ của ông mang lại nhiều màu sắc cổ điển của Việt Nam.

(25) "Các tỉnh miền Nam", trang 117 Sơn Nam, NXb Đông Phố, Sài Gòn, 1974.

(26) Mỹ thuật thời nay, NXB Mỹ thuật, Hà Nội 1989.

(27) Theo "Ngôi chùa và văn hóa làng xã Việt Nam", luận văn cao học ngữ văn, của Võ Văn Tường trường đại học tổng hợp TP. HCM, 1994 trang 60.

(28) Hiện được tôn trí tại viện Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội, tượng được dựng từ thế kỷ thứ 16, cao 2,90m.

(29) Tạp chí Phật giáoViệt Nam, quan điểm của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, số ra ngày 15/8/1956.

(30) Văn hóa Việt Nam tổng hợp... 1989 - 1995 - NXB văn hóa văn nghệ Trung ương, Hà Nội 1989.

-------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ :

1. ĐÀO DUY ANH, (1992) , Việt Nam văn hóa sử cương. NXB TP. HCM.
2. TOAN ÁNH, (1969) , Nếp cũ-tín ngưỡng Việt Nam, NXB Hoa Đăng, Sài Gòn,.
3. MINH CHI, (1994) , Tôn giáo học và tôn giáo vùng Đông Á, trường Đại học tổng hợp, TPHCM XB,.
4. MINH CHI, (1995) , Các vấn đề Phật học, Viện Nghiên Cứu Phật Học VN, XB.
5. MINH CHI, (tháng 12/1995), Về sự hội nhập của Phật giáo vào nên văn hóa VN, tạp chí Giao Điểm, Hoa Kỳ,.
6. MINH CHI, (tháng 1/1995) , Vai trò của tôn giáo trong sách lược phát triển của đất nước, tập văn thành đạo số 39, ban văn hóa Trung ương XB,.
7. MINH CHÂU VÀ MINH CHI, (1991) , Từ điển Phật Học Việt Nam, NXB TP. HCM khoa học xã hội, Hà Nội,.
8. NGUYỄN HIỀN ĐỨC, (1995) , Lịch sử Phật giáo đàng trong, NXB TP. HCM,.
9. THÍCH MÃN GIÁC, (1997) , Phật học, thiền học và thi ca... Tu thư đại học Vạn Hạnh,.
10. TRẦN VĂN GIÁP, (1968) , Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ thứ 13 (tiếng Pháp) Tuệ Sỹ dịch, Vạn Hạnh XB,.
11. NGUYỄN LANG, (1994) , Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I, II và III, NXB Hà Nội,.
12. NGUYỄN BÁ LĂNG, (1972) , Kiến trúc Phật giáo VN, tập I, Vạn Hạnh XB,.
13. TRẦN HỒNG LIÊN, (1996) , Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975, NXB TP. HCM,.
14. THÍCH NHẤT HẠNH, (1965) , Đạo Phật Hiện Đại hóa, lá bối XB, Sài Gòn,.
15. THÍCH THIỆN HOA, (1970) , 50 năm chấn hưng Phật giáo, tập I, Viện Hóa Đạo XB, Sài Gòn,.
16. THÍCH ĐỨC NHUẬN, (1969) , Phật học tinh hoa, một tổng hợp đạo lý, Vạn Hạnh XB, Sài Gòn,.
17. THÍCH ĐỨC NHUẬN, (1969) , Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, Vạn Hạnh XB, Sài Gòn,.
18. NGUYỄN PHAN QUANG, (1993) , Chùa Việt Nam qua ca dao, bản vi tính trong kỷ yếu "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện nghiên cứu Phật học VN, TP. HCM,.
19. LÊ VĂN SIÊU, (1964) , Văn minh Việt Nam, Nam chi tùng thư Sài Gòn,.
20. THÍCH NGUYÊN TẠNG, (tháng 5/1996) , Đạo Phật Việt Nam qua cái nhìn của hai Phật tử Đan Mạch, Nguyệt San Giác Ngộ, số 2, TP. HCM.
21. NGUYỄN TÀI THƯ, (chủ biên), (1988) , Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội,.
22. THÍCH MẬT THỂ, (1960) , Việt Nam Phật giáo sử lược, Minh Đức XB, Sài Gòn.
23. TRẦN NGỌC THÊM, (1996) , Tìm về bản sắc dân tộc VN, NXB TP. HCM,.
24. THÍCH TÂM THIỆN, (1995 ), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
25. NGUYỄN ĐĂNG THỤC, (1992) , Lịch sử tư tưởng VN, Tập I, NXB TP. HCM,.
26. DƯƠNG KINH THÀNH (Giác Đạo), (tháng 01/1995) , Bàn về nghệ thuật sân khấu Phật giáo (cải lương), Tập văn Thành Đạo, số 31, TP. HCM.
27. THÍCH THANH TỪ, (1992) , Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
28. THÍCH THANH TỪ, (1992) , Bước đầu học Phật, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
29. THÍCH THANH TỪ, (1991) , Bước đầu học Phật, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
30. LÊ MẠNH THÁT, (1982) , Nghiên cứu về Mâu Tử, Tập I, Tu thư Đại học Vạn Hạnh,.
31. THÍCH MINH TUỆ, (1993.) , Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb, 
32. VÕ VĂN TƯỜNG, (1992) , Việt Nam Danh Lam cổ tử, NXB KHXH, Hà Hội,.
33. VÕ VĂN TƯỜNG, (1995) , Những ngôi chùa nổi tiếng VN, NXB Thông tin, Hà Nội,.
34. VŨ TAM LANG, (1991) , Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Hội,.
35. PHAN LẠC TUYÊN, (1993) , Lịch sử bang giáo VN và Đông Nam Á, Bộ giáo dục đào tạo TP. HCM xb,.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUNG :

36. TỪ ĐIỂN VĂN HỌC, Tập I và II, NXB KHXH, Hà Nội 1983-1984.
37. ALAMANACH NHỮNG NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 1996.
38. TẠP CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM, (từ năm 195 đến năm 1996).
39. TẠP CHÍ VĂN HÓA Á CHÂU, (từ năm 1958 đến năm 1966).
40. TẠP CHÍ VẠN HẠNH (từ năm 1965 đến năm 1966).
41. TẠP CHÍ TỪ QUANG (từ năm 1967 đến năm 1973).
42. TẠP CHÍ HOẰNG PHÁP (từ năm1973 đến năm 1975).
43. TẬP VĂN PHẬT GIÁO (từ năm 1989 đến năm 1975).
44. TẠP CHÍ NGUỒN SÁNG (từ năm 1995 đến năm 1996).
45. TẠP CHÍ VĂN (từ năm 1988 đến năm 1996).
46. TẠP CHÍ UNESCO (từ năm 1988 đến năm 1996).
47. BÁO GIÁC NGỘ (từ năm 1980 đến năm 1996).
48. BÁO TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT (từ năm 1988 đến năm 1996).
49. MỸ THUẬT THỜI NAY (từ năm 1988 đến năm 1992).
50. KIẾN THỨC NGÀY NAY (từ năm 1988 đến năm1996).

*****^*****

Vi tính : Chúc Thanh - Hải Hạnh
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2022(Xem: 24558)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23853)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 7763)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 9411)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5484)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
30/12/2021(Xem: 3632)
Không phải lúc nào cũng được xem là nghệ thuật như bối cảnh ban đầu vốn có, các hiện vật mà bây giờ chúng ta phân loại là “nghệ thuật Phật giáo” (Buddhist art), mặc dù có được kỹ thuật thủ công tuyệt xảo và tính thẩm mỹ sâu sắc, chúng được tạo ra với mục đích tôn nghiêm thờ phụng, sinh hoạt văn hóa tâm linh và tích lũy công đức. Giống như nhiều thuật ngữ chính của Phật giáo bị hiểu sai ở phương Tây, thì hình ảnh Phật giáo cũng vậy. Trên thực tế, việc lạm dụng hình tượng Đức Phật trở nên tràn lan, đến nỗi cộng đồng Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan cảm thấy cần phải đặt dấu hiệu cảnh báo trên khắp thành phố để giáo dục du khách thập phương rằng "Đức Phật không phải để trang trí" (Buddha is not for decoration) một cách lạm dụng
24/10/2021(Xem: 3512)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết, bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 tới, Vương quốc Phật giáo này sẽ mở cửa chào đón du khách thập phương hành hương từ 46 quốc gia, thay vì trước đây chỉ công bố 10 quốc gia có nguy cơ thấp bởi dịch Covid-19.
23/09/2021(Xem: 5470)
Bài Khảo Luận nầy nay đã in lại và trở thành CHƯƠNG MỘT của tác phẩm nầy. Chương hai có tựa đề là: VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG QUỐC. Những chương khác nghiên cứu về Phật, Bồ Tát, các Kinh, Luận...là những Kinh, Luận, Bồ Tát... rất uyên thâm, nỗi tiếng, tiêu biểu cho Giáo Lý Phật Giáo của tất cả các tông phái Phật Giáo đang hành đạo tại Việt Nam. Phần cuối của tác phẩm là những phụ lục. Trong đó 3 phụ lục đầu là 3 bài tham luận đã thuyết trình trong 3 lần hội thảo quốc tế, có ghi rõ thời gian và nơi chốn hội thảo. Những phụ lục còn lại là những bài khảo luận nghiên cứu về giáo lý Phật Giáo. Như vậy xét về nội dung tác phẩm nầy không phải là sách chuyên khảo cứu về Lịch Sử Du Nhập và Truyền Thừa của Phật Giáo Việt Nam. Mục đích của tác giả là muốn cho thế hệ người Việt Nam trẽ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt, viết lên cho thế giới biết Dân Tộc Việt Nam có lịch sử Hào Hùng, Minh Triết về mọi thời đại, mọi lãnh vực tro
12/06/2021(Xem: 15357)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
07/06/2021(Xem: 13336)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]