Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên

13/11/202417:16(Xem: 174)
11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên

day 2-hoi thao (16)
PHỤC HỒI VÀ SỐNG HÀI HÒA VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

(RESTORING AND LIVING IN HARMONY WITH THE NATURAL ENVIRONMENT)
 Hòa Thượng Jayamedho Thera (Indonesia)
Thành viên WBSC Exco


THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG GÂY RA BỞI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Hiện nay thế giới của chúng ta đang ở trong tình trạng không ổn định trong đó sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên bị phá vỡ bởi sự ích kỷ và lòng tham của con người. Điều này dẫn đến việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên không đếm xỉa đến sự ổn định của trái đất, đưa đến hâm nóng địa cầu, các mùa bất thường, và thay đổi khí hậu, sự kiện này đem đau khổ đến cho nhân loại. Thêm vào đó, không gian xung quanh trái đất đang trải qua sự hủy hoại môi trường với các mảnh vụn của vệ tinh và các cố gắng quét dọn chúng không thỏa đáng. Chiến tranh kéo dài giữa Nga và Ukraine cũng như cuộc chiến đang diễn ra giữa Do Thái và HAMAS tại Palestine, có nhiều ảnh hưởng trên nền kinh thế thế giới, dẫn đến đói kém rộng khắp tại những quốc gia nằm dưới mức nghèo đói. Mặc dầu có nhiều bộ phận phụ trách về môi trường trong các chính phủ việc bỏ mặc môi trường vẫn tồn tại, có rất ít cố gắng nhằm giảm thiểu và ngăn chận. Trong những thành phố đông dân cư với những kỹ nghệ nặng không khí ô nhiễm tạo ra mối đe dọa cho người sống tại dó. Nước bj ô nhiễm khắp nơi tại những quốc gia đang mở mang, gây ra bởi ngành kỹ nghệ lẫn những cư dân thải rác rưởi vào sông và biển không chút hối hận. Điều khôi hài là tại nhiều nơi người ta không có nước sạch mà dùng. Những hậu quả tai hại của các hoạt động khai thác hầm mỏ, thi hành mà không tính chuyện đóng các hầm đã khai thác rồi là điều hiển nhiên. Việc phá rừng được phép hay bất hợp pháp đóng góp vào việc làm gia tăng nhiệt độ, khô hạn, và cháy rừng. Kết luận là các thách thức đòi hỏi mọi người cùng làm việc để bảo tồn và tái thiết lập sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.
ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN NHIÊN
Sự liên kết giữa cuộc đời Đức Phật Thích Ca và thiên nhiên vô cùng mật thiết. Những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca có liên kết chặt chẽ với những hoàn cảnh tự nhiên, những hoàn cảnh dẫn đến giác ngộ. Chính Đức Phật dạy rằng trong cốt lõi “bản chất con người là tinh khiết, vô ngã, cũng như bầu trời tự nhiên trong sáng, không có mây mù. Mây đến rồi đi, những trời xanh vẫn mãi còn đó, và mây mù không thay đổi được bản chất căn bản của bầu trời. Tương tự như vậy, tâm con người về căn bản có tính trong sáng”.
Chúng ta biết rằng Thái tử Si Đạt Ta Thích Ca, Ngài Bố Tát, được sinh ra trong vùng thiên nhiên xinh đẹp gọi là Vườn Lâm Tỳ Ni. Khi Hoàng hậu Mahamaya du hành từ Kapilavastu tđến Devadaha bà đứng nắm cành cây và được chào đón bởi thiên nhiên vui vẻ, chim hót, hoa nở và sinh vật trên trời ca hát và tung hoa. Thấy tu khổ hạnh Gotama cũng đã phiêu lưu vào rừng và ngồi thiền tại Uruvela, cùng với năm đệ tử tu khổ hạnh. Cuối cùng Thầy tu khổ hạnh Gotama đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề trong tháng Vesak. Một sự cố đáng kể khác là khi Phật Thích Ca trình bày chi tiết Phật pháp trong Vườn Nai Isipatana, một sự kiện đã diễn ra ngoài trời, xung quanh lặng yên, trước sự hiện diện của các thần và người. Đức Phật cũng trải qua những ngày trước khi qua đời (parinibbāna), ngày này được biết trước, ngài yêu cầu các đệ tử vào rừng chuẩn bị phần cuối chuyến du hành phi thường của ngài tại Kusinara, nơi ngài được thiêu. Sự huy hoàng này, sống hài hòa với môi trường thiên nhiên đưa nhân loại lên tầm mức của sự vĩ đại và phẩm giá.
Trong kinh Vinaya Pitaka Pali, Đức Phật nêu lên những giáo lý liên quan đến môi trường và bảo tồn thiên nhiên để các tỳ kheo tuân theo. Những giáo lý này được đọc lên vào mỗi kỳ trăng tròn nhằm đảm bảo các tỳ kheo nhớ các giáo lý. Một số giáo lý bao gồm:
1. Các tỳ kheo phải tôn trọng cây bằng cách không chặt hạ cây, tỉa cành hay hái hoa, vì cây cần thiết cho việc cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật. Lá cây sum suê tạo bóng mát cho nhiều sinh vật, có cả con người, súc vật và các chúng sinh mà ta không nhìn thấy. Không hái hoa là điều quan trọng vì hoa tạo ra quả và mật.
2. Các tỳ kheo bị cấm không được tiểu hay đại tiện trên cây cỏ hay dòng nước chảy vì nước cần thiết cho mọi sinh vật và sự sạch sẽ phải được giữ gìn.
3. Các tỳ kheo không được đào đất vì làm vậy có thể làm hại hay tiêu diệt các sinh vật sống trong đất và gây tổn hại cho các mầm cây cỏ.
4. Các tỳ kheo không được vứt bỏ các thức ăn dư thừa, dù cho đó chỉ là những hạt gạo, nhằm tỏ lòng kính trọng những người đã cho họ đồ ăn nuôi sống họ.
5. Các tỳ kheo phải sử dụng đồ lọc nước để tránh giết sinh vật, kể cả lăng quăng trong nước.
Thêm vào đó, tỳ kheo phải tôn trọng không khí trong sạch nơi môi trường thờ cúng bằng cách giảm thiểu khói nhang trong các sinh hoạt tôn giáo, vì sức khỏe của cộng đồng cần được bảo vệ. Những nguyên tắc này có thể áp dụng vào đời sống tập thể nói chung.
Vì vậy, với tư cách là một thành phần trọn vẹn của thiên nhiên, nhằm đạt được hạnh phúc cho đa số, chúng ta phải ôn hòa tìm chỗ đứng của mình với các thành viên thiên nhiên, bao gồm con người, súc vật, cây cỏ, cũng như đất, nước và không khí.
Sống hài hòa bên trong xã hội và thiên nhiên phải kèm theo việc hỗ trợ và giúp dỡ nhau hơn là phá hủy hay chỉ khai thác một cách ích kỷ làm lợi cho cá nhân. Sống hài hòa thực sự được dẫn đường bởi những cảm xúc tâm linh metta và karuna, những cảm xúc chứa đựng lòng từ bi và tử tế (metta karuna) và ý muốn hiến tặng hay giúp đỡ với lòng vị tha. Sống hài hòa trong Đạo Phật dựa trên sáu yếu tố trong đời sống của các thày tu:
1. Thống nhất nhũng quan điểm học thuyết
2. Thống nhất về mặt kinh tế trong sử dụng những vật dụng cộng đồng
3. Thống nhất về đạo đức trong việc tuân thủ giáo lý
4. Thống nhất tinh thần qua việc chia sẻ niềm hoan hỷ
5. Thống nhất trong lời nói qua việc nói lời yêu thương và không chỉ trích và chia rẽ
6. Thống nhất vật chất qua lối sống hài hòa trong cùng một cộng đồng

Hài hòa trong quan điểm: Trong đời sống tu tập tăng đoàn các sư thày và ni cô cùng chia sẻ quan điểm chung về Pháp, nguyên tắc hướng dẫn mọi việc họ làm. Cũng giống vậy, một xã hội có nhiều cơ may hơn để phồn thịnh khi những những người trong đó chia sẻ những quan điểm chung về chính trị và xã hội. Nếu chúng ta nhìn vào những quốc gia khác nhau trên thé giới, chúng ta thấy là có nhiều sự hợp tác và chung đường lối trong các quốc gia phồn thịnh hơn là trong những quốc gia kém phồn thịnh
Hài hòa trong kinh tế: Trong đời sống tu tập tăng đoàn mọi người xuất gia đều sống một cuộc đời giản dị và cùng sử dụng tài sản chung. Trong thế giới thế tục một xã hội đương nhiên bất ổn định nếu có quá nhiều sai biệt giữa nhũng người có và những người không có. Cũng vậy, ít có cố gắng tạo sự tương đồng chừng nào thì khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn. Vì vậy, những người giàu có phải giúp những người kém may mắn hơn, Những ai có năng lực phải giúp những ai không có năng lực.
Hài hòa trong đạo đức: Trong đời sống tu tập tăng đoàn mọi người đều chia sẻ cùng một quy tắc đao đức. Trong xã hội mọi người phải bình đẳng trước pháp luật. Không ai được đứng bên trên luật pháp. Khi luật được áp dụng công bằng và đúng đắn cho mọi người, người ta sẽ tôn tọng luật pháp và có khuynh hướng tuân theo luật.
Hài hòa trong triển vọng: Trong đời sống tu tập tăng đoàn mọi người chia sẻ mục tiêu chung là phát triển tâm linh. Trong xã hội khi chúng ta lo lắng cho hạnh phúc của người khác là chúng ta chấp nhận người khác và không ghen tị các thành công của họ hay chỉ trích các yếu kém của họ. Chúng ta tìm cách đề cao các người đồng hương thay vì dìm họ xuống. Sự công bằng, hỗ trợ và công nhận tạo nền tảng cho cuộc sống yên ổn. Với sự hài hòa trong triển vọng, mọi nơi đều là tịnh độ.
Hài hòa trong lời nói: Trong đời sống tu tập tăng đoàn các sư thày và ni cô thực hành việc nói ra những lời yêu thương và tránh chỉ trích và chia rẽ. Cách thực hành này thúc đẩy sự hài hòa trong cộng đồng của họ. Trong xã hội những sự hiểu lầm và thù ghét thường nổi lên từ những câu nói vụng về hay nặng nề. Do đó, thành thật và có suy nghĩ trong lời nói thường dẫn đến sự hài hòa trong quan hệ giữa con người với nhau.
Hài hòa trong hành động: Trong đời sống tu tập tăng đoàn các sư thày và ni cô tuân theo những nghi lế và nghi thức hành lễ như nhau. Trong xã hội những hành động của chúng ta có thể dùng để giúp đỡ nhau và nâng cao sự kính trọng trên thế giới. Làm vậy chúng ta có thể cùng sống chung hòa bình trong cộng đồng.

KẾT LUẬN
Nhằm sống hài hòa với môi trường, cộng đồng tại các tu viện (Vihara) và trong Tăng đoàn (Sangha) cam kết tham gia một phong trào kiến tạo hài hòa môi trường cùng với chính quyền và các tổ chức bảo tồn môi trường. Các tổ chức Phật giáo và các tu viện phải phát động các chương trình làm việc tập trung vào biệc bảo tồn môi trường, như là:
1. Trồng cây quanh tu viện hay các nơi bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng.
2. Giữ cho chùa có cây cỏ xanh tươi bên trong khu tu viện bằng cách tạo lỗ sinh học (biopore) và phủ cây xanh, chẳng hạn như tạo ra các vườn hoa kiểu Nhật. Nên tránh đốt rác bên trong môi trường tu viện và những biện pháp tương tự.
3. Giữ cho nước giếng lúc nào cũng có sẵn và nước con sông quanh tu viện được sạch sẽ. Giữ sự yên tịnh bên trong môi trường tu viện bằng cách kiểm soát tiếng động từ các loa phóng thanh hay âm nhạc phá tan sự yên lặng.
4. Duy trì các quan hệ hài hòa giữa các thành viên tăng đoàn và giữa họ với phật tử đến chùa bằng cách tươi cười, chào đón, và mới họ trải nghiệm sự thanh tịnh của tu viện. Tạo ra các chương trình và thực hiện chúng đẻ tránh ô nhiễm nước, đất, không khí và âm thanh nhằm tạo một môi trường lành mạnh.
5. Đối xử với súc vật đầy lòng nhân đạo, yêu thương chúng, không tàn nhẫn khi săn sóc, chuyên chở và trong quá trình làm thịt chúng.
Một tấm gương bảo vệ môi trường theo đạo Phật là cách hành động của chính phủ Bhutan, cách này được dân chúng xứ đó ủng hộ và được thế giới thán phục vì đã phản ánh những nguyên tắc của Phật giáo. Cách hành động đó bảo đảm sự tôn kính và bảo vệ đất đai, nước, không khí và các liên kết giữa những con người với nhau

Batu, Indonesia
16 tháng giêng 202
Nguồn: Living Affinity, Đại Đức Hsing Yun
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7081)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6281)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9438)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10386)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7585)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5995)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62875)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4353)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]