Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand

08/03/202420:23(Xem: 1063)
Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand

dai hoi tang gia (25)
Báo Cáo Kết Quả

Đại hội lần thứ 11 của

Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới

 

 

Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới được tổ chức tại Auckland, New Zealand từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2024, được tổ chức bởi Tu viện Quán Âm và đồng tổ chức bởi Chùa Từ Minh, Chùa Phổ Hiền và Chùa Pháp Tựu. Về tham dự Đại Hội kỳ 11 này có 497 đại biểu từ 28 quốc gia (bao gồm 239 thành viên chính thức, 115 quan sát viên xuất gia và 143 quan sát viên tại gia). Với chủ đề “Trở về thiên nhiên để cùng tồn tại hài hòa”, đại hội nhắm đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và bảo tồn môi trường, đồng thời kêu gọi quý Tăng Ni khắp nơi trên thế giới cùng chung tay giải quyết các vấn nạn môi sinh toàn cầu như vấn đề biến đổi khí hậu và thiệt hại về môi trường sinh thái, đồng thời góp phần xây dựng một mái nhà chung, nơi con người và thiên nhiên có thể cùng tồn tại hài hòa.

 

Thứ nhất, tổng quan về hội nghị

Lễ khai mạc Đại Hội được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 tại Tu viện Quán Âm, Auckland với Diễn văn khai mạc của Ban Tổ Chức, bài phát biểu của Hòa Thượng Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hội đồng Tăng già Phật giáo Thế giới và đại diện từ Đại sứ Quán Thái Lan. Trong lễ khai mạc còn có nghi thức tụng kinh cầu nguyện từ ba truyền thống Phật giáo (Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông) cho nền hòa bình thế giới và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Trong đại hội, các bài phát biểu quan trọng, thảo luận chuyên đề, tham quan học hỏi và các hoạt động khác đã được tổ chức.

Trong các phiên hội thảo quan trọng, các học giả Phật giáo và đại diện các phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới, đã có những bài phát biểu xuất sắc, trình bày chi tiết về tầm quan trọng về việc bảo tồn môi trường từ quan điểm Phật giáo và trí tuệ, cũng như sự đóng góp của Phật giáo trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng về môi trường.

Trong các phiên hội thảo chuyên đề, các đại biểu đã thảo luận chuyên sâu về chủ đề của đại hội, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra những đề xuất và giải pháp.

Trong ngày đi tham quan, quý đại biểu đã đến thăm các tự viện Phật giáo địa phương và các cơ sở bảo tồn môi trường để tìm hiểu về thực địa và kinh nghiệm của các tự viện Phật giáo này trong việc bảo vệ môi trường.

 

Thứ hai, thành quả của đại hội

1. Đại hội đã thông qua việc tu chính Hiến Chương của Hội đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới để đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển và thay đổi của thời đại.

2. Tất cả đại biểu tham dự đại hội đã đồng thuận bầu ra Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới do Trưởng Lão Hòa Thượng Huệ Hùng (Hui Hiong) làm chủ tịch.

3. Đại hội cũng đã công bố Tuyên Ngôn New Zealand. Tuyên Ngôn nhấn mạnh lý tưởng Phật giáo về sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đồng thời kêu gọi Tăng đoàn Phật giáo trên thế giới cùng nhau hợp tác để giải quyết các cuộc khủng hoảng môi sinh.

Thông qua đại hội này, đã nâng cao nhận thức của Tăng đoàn Phật giáo trên thế giới về việc bảo vệ môi trường, củng cố tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh của Tăng đoàn Phật giáo trong việc tham gia bảo tồn môi trường, thúc đẩy trao đổi, hợp tác giữa các Tăng đoàn Phật giáo trên thế giới. Việc bảo vệ môi trường, đặt nền tảng trên các hoạt động ứng phó trước các  cuộc khủng hoảng môi sinh, đồng thời cùng đưa ra các đề xuất nhằm hướng dẫn tăng đoàn Phật giáo tham gia và lãnh đạo các hoạt động bảo vệ môi trường.

 

Thứ ba, quan điểm của đại hội

Sau Đại Hội này, Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của Tăng đoàn Phật giáo vào việc bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một mái nhà tốt đẹp hơn, nơi con người và thiên nhiên có thể chung sống hòa hợp.

Chúng tôi cũng sẽ thực hiện như sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tất cả tín đồ Phật giáo, đồng thời tích cực vận động và tham gia vào việc sống chung hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nhằm góp phần xây dựng vận mạng chung của nhân loại.

2. Tăng cường trao đổi và hợp tác, chia sẻ thành quả nghiên cứu về Phật giáo và sự chung sống hài hòa, phát triển các hình thức hoạt động khác nhau và tích cực tham gia, nâng cao nhận thức và hiểu biết về việc thúc đẩy việc chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

3. Tận dụng ảnh hưởng của Phật giáo để tăng cường hợp tác với các chính phủ, tổ chức quốc tế và mọi thành phần trong xã hội, đồng thời thúc đẩy các chính phủ và cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp hiệu quả để cùng nhau giải quyết các cuộc khủng hoảng môi trường và những thách thức toàn cầu.

 

Thứ tư, Kết luận

“Trở về với thiên nhiên để cùng tồn tại hài hòa” là chủ đề chung của toàn nhân loại và “xây dựng vận mạng chung cho nhân loại” là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại. Là một thành viên của nhân loại, chúng tôi tin rằng thông qua sự vận động và hướng dẫn của Tăng đoàn Phật giáo trên khắp thế giới, chúng tôi sẽ có thể tạo ra một Tịnh độ trần gian phù hợp để con người chung sống, làm việc trong hòa bình và hạnh phúc.

 

Anh-Hoa ngữ: Dr.Chen-Huang Cheng
Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

 

 

 dai hoi tang gia (82)



Concluding Report of the 11th General Conference of

 the World Buddhist Sangha Council

 

Foreword

The 11th general conference of the World Buddhist Sangha Council was held in Auckland, New Zealand from the 2nd to 5th March 2014. Organized by Quan Am Monastery and co-organized by Ci Ming Temple, Puxian Vihāra and Oneness Buddhist Temple, the Conference was attended by 497 participants from 28 countries (including 239 monastic members, 115 monastic observers, and 143 lay observers). With the theme of "Return to Nature for Harmonious Co-existence", the conference aimed to explore the relationship between Buddhism and environmental conservation, and to call upon Buddhist monastics from all over the world to join hands in addressing global challenges such as climate change and ecological damage, and to contribute to the building of a beautiful home where people and the nature can co-exist in harmony.

 

Firstly, overview of the conference

The opening ceremony of the conference was held on the 3rd March at the Quan Am Monastery, Auckland with speeches from the organizer, the chief vice-president cum Chinese secretary-general of the World Buddhist Sangha Council, and the Thai ambassador’s representative. In the opening ceremony, there were also blessing prayers from three traditions of Buddhism (Theravada, Mahāyāna & Vajrayāna) for the world peace and the happiness of all beings.

During the conference, keynote speeches, thematic discussions, study tours and other activities were held.

In the keynote speech, Buddhist scholars and sangha representatives from all over the world delivered brilliant speeches, elaborating on the importance of environmental conservation from Buddhist perspective and exploring the wisdom and contribution of Buddhism to address the environmental crises.

During the thematic discussion, participants had in-depth discussion on the theme of the conference, exchanged experiences and practices, and put forward suggestions and measures.

During the study tour, participants visited local Buddhist monasteries and environmental conservation institutions to learn about the practices and experiences of Buddhist monasteries in environmental conservation.

 

Secondly, the fruits of the general conference

  1. The general conference approved the amendment of the Constitution of the World Buddhist Sangha Council to make it more responsive to the development and changes of the times.
  2. All participants of the general conference unanimously elected the new sangha leadership team with Venerable Hui Hiong as the president.
  3. The general conference also announced the New Zealand Declaration. The Declaration emphasized the Buddhist ideal of the harmonious co-existence between human beings and the nature, and called on the Buddhist sangha around the world to work together to address environmental crises.

Through this conference, it has raised the awareness of the Buddhist sangha around the world on environmental conservation, strengthened the sense of responsibility and mission of the Buddhist sangha to participate in environmental conservation, promoted exchange and co-operation among the Buddhist sangha around the world on environmental conservation, laid foundation for a joint response to the environmental crises, and formed a series of consensus and suggestions which provide guidance for the Buddhist sangha to participate in and lead the environmental conservation activities.

 

Thirdly, the outlook of the general conference

After this conference, the World Buddhist Sangha Council will continue to promote the participation of the Buddhist sangha in environmental conservation, and contribute to the building of a better home where people and nature can live in harmony.

We will also do the followings:

  1. Strengthen publicity and education, raise the environmental conservation awareness of all Buddhist disciples, and actively advocate and participate in the practice of promoting the harmonious co-existence of mankind and the nature, so as to contribute to the construction of the common destiny of mankind.
  2. Strengthen exchange and co-operation, share research fruits on Buddhism and harmonious co-existence, develop various forms of activities, and actively participate in joint enhancing the knowledge and understanding of the promotion of harmonious co-existence between human beings and nature.
  3. To make use of the influence of Buddhism to strengthen co-operation with governments, international organizations and all sectors of society, and to motivate governments and the international community to take effective measures to jointly address environmental crises and global challenges.

 

Fourthly, Conclusion

"Returning to nature for harmonious co-existence" is a common topic for all human beings, and "building a common destiny for humanity" is the common responsibility of all human beings. As a member of the human race, we believe that through the advocacy and guidance of Buddhist sangha around the world, we will be able to create an earthly Pure Land suitable for human beings to live and work in peace and contentment.

 




dai hoi tang gia (97) 


世界僧伽會第十一屆大會總結報告

 

前言

世界僧伽會地十一屆大會於2014年3月2日至5日在紐西蘭盛大召開。大會由紐西蘭觀音山道場主辦,慈明寺、普賢寺、法聚寺等單位協辦,有來自28個國家共計497人參與(其中出家僧伽會員239人,僧伽觀察員115人,在家居士觀察員143人)。本屆大會以「回歸自然,和諧共生」為主題,旨在探討佛教與環境保護的關係,呼籲世界各地佛教僧伽攜手合作,共同應對氣候變化、生態破壞等全球性挑戰,為建設人與自然和諧共生的美好家園做出貢獻。

 

第一、大會概況

大會開幕式於3月3日在奧克蘭觀音山道場舉行,主辦單位、成辦單位負責人,以及第十屆僧伽會首席副會長兼中文秘書長分別致詞。同時,在開幕典禮之始,舉行了三大語系僧伽分別誦經為世界和平、人民安樂祈福!

大會期間,舉行了主題演講、專題討論、參觀考察等活動。

在主題演講中,來自世界各地的佛教學者和僧伽代表發表了精彩演講,從佛教的角度闡述了環境保護的重要性,探討了佛教對應對環境危機的智慧和貢獻。

在專題討論中,與會者圍繞大會主題進行了深入的討論,交流了經驗和做法,提出了建議和措施。

在參觀考察中,與會者參觀了當地的佛教寺院和環保機構,了解了佛教寺院在環保方面的做法和經驗。

 

第二、大會成果

①大會通過了《世界佛教僧伽會章程》的修改,令章程更為適應時代的發展與變化。

②大會全體會員共同推選了以慧雄長老為會長的新一屆僧伽會領導班子。

③大會還通過了《世界佛教僧伽會第十一屆大會紐西蘭會議宣言》。宣言強調了佛教重視人與自然的和諧共生,呼籲世界各地佛教僧伽攜手合作,共同應對環境危機。

通過本次會議,提昇了世界各地佛教僧伽對環境保護的認識,增強了佛教僧伽參與環保活動的責任感和使命感;促進了世界各地佛教僧伽在環保方面的交流與合作,為共同應對環境危機奠定了基礎;並且形成了一系列共識和建議,為佛教僧伽參與和領導環保活動提供了指導。

 

第三、大會展望

本次大會後,世界佛教僧伽會將繼續推動佛教僧伽參與環保活動,為建設人與自然和諧共生的美好家園做出貢獻。

同時做好以下工作:

①加強宣傳教育,提高所有佛弟子的環保意識,積極倡導和參與促進人與自然和諧共生的實踐,為構建人類命運共同體做出貢獻。

②加強交流與合作,分享佛教與和諧共生方面的研究成果,開展形式多樣的活動,積極參與,共同提高對促進人與自然和諧共生的認識和理解。

③利用佛教的影響力,加強與各國政府、國際組織和社會各界的合作,推動各國政府和國際社會採取有效措施,共同應對環境危機與全球性挑戰。

 

第四,結語

「回歸自然,和諧共生」是全人類的共同話題,「構建人類命運共同體」是全人類的共同責任。作為人類的一分子,我們相信,通過世界各地佛教僧伽的倡導與引導,適合人類安居樂業的淨土家園一定能夠創建成功。

 

 

 

dai hoi tang gia (96)

Day 1:

Day 2: Opening ceremony

https://quangduc.com/p4600a76577/day-2-dai-hoi-tang-gia-the-gioi-ky-11-to-chuc-tai-auckland-tan-tay-lan-thu-bay-3-3-2024-

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7086)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6285)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9442)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10386)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7585)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5999)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62912)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4353)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]