Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường

13/11/202400:51(Xem: 167)
6_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
 dai hoi tang gia the gioii nz 2024 day 2-540


Một quan điểm Phật Giáo
về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
 
 Hòa Thượng Sapta Virya, S.Ag., B.A., M.A.
Giảng viên Viện Phật học (MahāPrajña Buddhist College)
Chủ Tịch hội Caitya Bhaisjyaguru Vaidurya

 

Bối cảnh

        Những vấn đề môi trường đã trỏ thành một vấn nạn cho nền văn minh và sự phát triên của nhân loại trên thé giới ngày nay. Những vấn đề môi trường đã trở thành tin tức và đề tài nóng bỏng được bàn cãi bởi nhiều chuyên gia và xã hội nói chung. Thật vậy, nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ đã có những cuộc thảo luận để đương đầu vói những vấn đề này ở các mức độ song phương lẫn quốc tế, họ đưa ra những vấn đề ở trong từng quốc gia của họ. Do đó những vấn đề môi trường  đã trở nên một đề tài quan trọng và một vụ việc cần được giải quyết vì những vấn đề môi trường có ảnh hưởng tiêu cực trên hầu hết mọi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và những nước đã có nền kinh tế mạnh và ổn định.

Vấn đề trái đất nóng lên đứng hàng đầu trong việc tạo ảnh hưởng tiêu cực trên các vấn đề môi trường trên thế giới ngày nay, đặc biệt là thay đổi khí hậu. Thêm vào đó việc bất lực và thiếu hệ thống quản lý (quản lý nghèo nàn) cũng có ảnh hưởng trên các vấn đề môi trường. Sau đây là một số các vấn đề môi trường: rác thải thực phẩm, mất đa dạng sinh vật học, ô nhiễm nhựa plastic, phá rừng và khai thác rừng bất hợp pháp, ô nhiễm không khí, tảng băng tan chảy vì trái đất nóng lên, những cách tiêu thụ làm hại môi trường v.v...

        Khi nhìn vào những vấn đề môi trường miêu tả trên đây, người ta thấy cần có một giải pháp hữu hiệu và hiệu quả nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của những vấn đề môi trường này. Tác giả cố gắng tìm một giải pháp theo nhãn quan Đạo Phật. 

 

Nhãn quan Phật Giáo: Rừng – Đời sống ở tu viện

 

Có thể nói người lập ra Đạo Phật, Thích Ca Mâu Ni, là một trong những người nổi tiếng trên thế gian này đã quảng bá việc bảo vệ môi trường. Điều này có thể thấy trong đời sống của Ngài khi còn sống và cách mà Ngài đã vô cùng từ bi đối với chúng sinh. Ngài được sinh ra trong một ngôi vườn thật dẹp, Vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài còn đạt giác ngộ và trở thành Phật dưới gốc cây bồ đề (tiếng la tinh:Ficus religiosa). Mặt khác, trong cuộc đời tu sĩ và giảng Pháp cho nhân loại, đặc biệt ở Ấn Độ, ngài luôn luôn đứng và dạy Pháp (Dharma) trong vườn Nai Isipatana. Thêm vào đó Ngài còn ở trong rừng Jetan - Anāthapiṇḍada Park, Ngài cũng ở Gandakuti Núi Gṛdhrakūṭa, và v.v… Còn có cả một vị vua tên Bimbisara hiến tặng một nơi gọi là Veluvana, Vườn Tre, một nơi rất thích hợp cho việc tu hành, và rồi trao nơi đó cho Phật và Tăng Đoàn. Thêm vào đó Đức Phật, trong cuộc đời tu hành dạy các đệ tử an cư trong mùa mưa (vasa), nghĩa là giữ cho các cây vừa lớn khỏi bị dẫm đạp và chết khi các tu sĩ thực hành pindapatra.

 

Với sự giải thích ngắn trên đây, người ta có thể thấy Đức Phật, xuyên qua cuộc đời tu hành và các lời dạy khi còn tại thế, là một trong những người  đóng góp lớn lao vào việc làm thế nào để bảo vệ môi trường. Đức Phật biết rằng khi bảo vệ môi trường trong lúc tu, môi trường cũng sẽ đưa đến một hoàn cảnh tốt cho mọi người tu tập để đạt đến một tinh thần yên ổn và sáng suốt.

 

 

               

Thực hành Đạo đức – Bình tâm- Bát Nhã (Sila – Samādhi – Prajna)

 

Trong Phật Giáo những vấn đề môi trường là do ngu dốt, tham lam và thù hận tạo ra. Do ngu dốt con người không nhìn thấy rõ ràng việc sử dụng những nguồn lợi thiên nhiên mà trái đất này cung cấp dồi dào, họ không suy nghĩ đến sự ổn định của hệ sinh thái.

Mặt khác, do tham lam con người phá rừng (chặt cây bất hợp pháp, khai quang) dưới danh nghĩa lợi ích kinh tế, họ thực hiện điều đó hợp pháp theo chính sách nhà nước hay dưới danh nghĩa phát huy quyền lợi đất nước hay cá nhân, không nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực lớn lao trên môi trường.  Thêm vào đó sự thù hằn cũng là nguồn gốc chiến tranh, và chiến tranh ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng nhu cầu chiến tranh biết bao ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh đã xảy ra. Đây là điều mà tất cả chúng ta cần suy nghĩ !  

        Do đó trong Dạo Phật nếu một người có khả năng, có thể thực hành đạo đức (sila) và những nguyên tắc cuộc sống với tư cách cá nhân hay ý thức rằng cá nhân là một trong những sinh vật sống trên trái đất này thì người này có Đạo đức và cách ứng xử tốt để bảo vệ gìn giữ môi trường, sinh vật và vũ trụ. Tất cả điều này xuất hiện nếu người ta thực sự có khả năng và đạo đức tốt (sila). Thêm vào đó cần có đầu óc bình thản (sâmadhi) trong mọi quyết định và (những) chính sách liên quan đến môi trường do các người làm chính sách thi hành (chính phủ) cũng như khu vực tư (công ty) và với tư cách cá nhân, họ phải thực sự suy nghĩ đến hậu quả sẽ xảy đến từ những quyết định này, làm như vậy những quyết định liên quan đến môi trường không phá hủy môi trường vì quyết định và chính sách sai lầm. Hơn nữa sự suy nghĩ sáng suốt (prajna) trở thành cột mốc cho sự gạn lọc mọi vấn đề môt trường, những vấn đề cần được giải quyết một cách khôn ngoan và có lợi cho mọi chúng sinh trên trái đất.

 

 

Những thực hành linh thiêng: Phật giáo- Kinh Avatamsaka

Theo kinh Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtras phần Các Thực hành linh thiêng「淨行品第七」[1] , Phật Hyang dạy các cách thức đê bảo vệ và yêu mến môi trường, điều này ẩn chứa trong đoạn thơ sau đây của kinh:

 

  1. 「若見大樹,當願眾生,離我諍心,無有忿恨。"[2]

Nếu thấy một cây to, xin các chúng sinh, đừng nghĩ đến “ta” và tranh cãi, hãy từ bỏ mọi thù hận.

 

  1. 「若見叢林,當願眾生,一切敬禮,天人師仰。"[3]

Nếu thấy một cảnh hoang dã, xin các chúng sinh, hãy tôn trọng trời đất và các người thày.

 

  1. 「若見高山,當願眾生,得無上善,莫能見頂。"[4]

Nếu thấy một ngọn núi cao, xin các chúng sinh đạt đến đạo đức tối cao của ba la mật đa và đạt đến đỉnh cao.

 

4.「見樹茂葉,當願眾生,以道自蔭,入禪三昧。」[5]

Nếu thấy rễ và cành của một cây nào đó, xin các chúng sinh theo con đường của Pháp (Dharma) và đi vào Samadhi.

 

5「見樹豐果,當願眾生,起道樹行,成無上果。"[6]

Nếu thấy một cây mang đầy trái ngon ngọt, xin mọi chúng sinh đi theo con đường chánh pháp đạt đến trái thành công không gì sánh bằng.

 

6「「見諸流水,當願眾生,得正法流,入佛智海。"[7]

Nếu thấy dòng sông nước trong đang chảy, xin mọi chúng sinh học đúng Pháp để đi vào giáo lý Đạo Phật

 

7「若見泉水,當願眾生,善根無盡,境界無上。」[8]

Nếu thấy đầu nguồn suối nước, cầu xin mọi chúng sinh có được căn cơ đạo đức vô hạn và đạt đến cảnh giới yên lặng không gì sánh bằng.

 

Từ những trích dẫn trên đây lấy từ kinh Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra người ta có thể thấy Đức Phật đã dùng những phép ẩn dụ như cây to, cảnh hoang dã, núi cao, cành cây, trái cây, dòng sông, đầu nguồn suối để giải thích những lời dạy của ngài. Như vậy là Đức Phật  rõ ràng tôn trọng và bảo tồn môi trường, bởi vì môi trường là nguồn hỗ trợ cho cuộc đời tu hành. Vậy thì tại sao chúng ta, những chúng sinh trong thời đại mới, lại không muốn học và chấp nhận những giá trị đã được các người đi trước dạy về bảo vệ môi trường.

 

Kết luận

        Dựa trên những giải thích trên đây người ta có thể kết luận là bảo tồn và duy trì môi trường là trách nhiệm của mỗi người trên trái đất này.  Thực hành và cố gắng sống cuôc đời tu hành của một vị Phật bằng cách rao giảng Phật pháp, giới luật, - tập trung- lẽ phải và thi đua thực hành đời sống linh thiêng giảng giải trong kinh  AvatamsakaSūtra chắc chắn sẽ là một cuộc cách mạng tinh thần đối với mọi người để bảo vệ quả  đất này – nhà của chúng ta, một nơi chốn để sống.

 

Việt dịch: Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh 

 



[1] 《大方廣佛華嚴經》卷6:「淨行品第七」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 430a22)

[2] 《大方廣佛華嚴經》卷6:「若見大樹,當願眾生,離我諍心,無有忿恨。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431b22-23)

[3]《大方廣佛華嚴經》卷6:「若見叢林,當願眾生,一切敬禮,天人師仰。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431b24-25)

[4]《大方廣佛華嚴經》卷6:「若見高山,當願眾生,得無上善,莫能見頂。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431b25-26)

[5]《大方廣佛華嚴經》卷6:「見樹茂葉,當願眾生,以道自蔭,入禪三昧。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431b28-29)

[6]《大方廣佛華嚴經》卷6:「見樹豐果,當願眾生,起道樹行,成無上果。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431c1-2)

[7]《大方廣佛華嚴經》卷6:「見諸流水,當願眾生,得正法流,入佛智海。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431c3-4)

[8]《大方廣佛華嚴經》卷6:「若見泉水,當願眾生,善根無盡,境界無上。」(CBETA 2021.Q2, T09, no. 278, p. 431c8-9)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2012(Xem: 5861)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
01/12/2012(Xem: 13871)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 6314)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 7372)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 7182)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 17403)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 6943)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 7487)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 6358)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7915)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]