Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

18/11/202216:48(Xem: 2898)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 11, 2022)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Tác phẩm điêu khắc Đức Phật cổ đại tịch thu tại Attari được gọi là ‘quý hiếm nhất trong số các hiện vật quý hiếm’

Attari, Amritsar (bang Punjab) -  Một tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng đá - đã bị tịch thu từ một người nước ngoài tại Trạm Hải quan Đường bộ, Trạm Kiểm tra Tích hợp (ICP) ở Attari vào tháng 9 năm nay - hóa ra là món đồ cổ quý hiếm nhất thuộc thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Sự việc đã được thông báo cho văn phòng Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) ở Chandigarh vì nghi ngờ đây là một vật bị cấm, thuộc danh mục ‘cổ vật’.

Rahul Nangare, Ủy viên Hải quan Amritsar, cho biết một báo cáo từ ASI đã làm chứng rằng mảnh điêu khắc này có vẻ là tác phẩm Đức Phật của Trường nghệ thuật Gandhara, và bước đầu ​​có thể xác định được niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 sau Công nguyên.

“Một hành khách quốc tịch nước ngoài, đến Ấn Độ qua trạm ICP ở Attari vào tháng 9, đã bị bắt giữ tại nhà ga hành khách. Trong quá trình kiểm tra, một tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng đá đã bị thu giữ từ hành lý của anh ta,” Ủy viên Hải quan Rahul nói.

(tribuneindia.com – November 12, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-11-2-000

Tác phẩm điêu khắc Đức Phật được gọi là ‘quý hiếm nhất trong số các hiện vật quý hiếm’
Photo: tribuneindia.com

 

INDONESIA: Hàng trăm Phật tử tham gia lễ Atthasilani ở Borobudur

Magelang, Trung Java  - Hàng trăm Phật tử từ Hội đồng Phật giáo Mahanikaya Indonesia (MBMI) đã tham gia lễ Upasika Ratana (Atthasilani) tại đền Borobudur, Magelang, miền Trung Java, vào thứ Bảy 5-11-2022.

“Atthasilani là một hoạt động đào sâu giáo pháp của Phật giáo nhằm thực hành 8 giới. Những người tham gia được kỳ vọng sẽ tỏa ra hạnh phúc của tình yêu thương và tràn đầy hy vọng, để tất cả chúng sinh đều hạnh phúc. Tình yêu thương được vun đắp sẽ mang lại hạnh phúc vì nơi nào có tình yêu thương, nơi đósẽ có hạnh phúc,” Agus Jaya, chủ tịch MBMI, nói.

Một số hoạt động Phật giáo đã được MBMI tổ chức từ ngày 3 đến ngày 6-11-2022 tại Đền Borobudur. Một trong những hoạt động này là Atthasilani, với 200 phụ nữ tham gia. Hoạt động bao gồm đọc Kinh Hộ Trì (paritta) và tham gia thiền định, pháp thoại, lớp học đạo pháp và cúng dường chư tăng.

(Tipitaka Network - November 14, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-11-2-001
Đền thờ Phật giáo Borobudur ở Magelang, miền Trung Java (Indonesia)
Photo: CEphoto

 

HÀN QUỐC : Tổng thống Yoon gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo, Thiên chúa giáo để tìm lời khuyên sau thảm kịch Itaewon

SEOUL, Hàn Quốc - Tổng thống Yoon Suk-yeol đã gặp riêng với các nhà lãnh đạo Phật giáo và Cơ đốc giáo vào thứ Ba, ngày 8-11-2022, để tìm kiếm lời khuyên của họ về cách giúp đất nước gượng dậy từ thảm kịch của đám đông giẫm đạp tại Itaewon, văn phòng của ông cho biết.

Tổng thống Yoon đã gặp các vị tôn sư Phật giáo vào buổi sáng và sau đó hội kiến các bậc trưởng lão Thiên chúa giáo vào buổi chiều, một quan chức văn phòng Tổng thống cho biết.

Tổng thống cũng đã tham dự các lễ tưởng niệm Phật giáo, Tin lành và Công giáo cho các nạn nhân vào cuối tuần.

“Như một phần mở rộng của việc đó, ông ấy đang tiếp tục gặp gỡ những vị trưởng lão tôn giáo và tìm lời khuyên của họ về cách giúp người dân vượt qua thảm kịch quốc gia và đoàn kết, đứng vững trở lại thông qua sự an ủi và khích lệ”, quan chức này cho biết.

Tổng thống Yoon có kế hoạch gặp gỡ các nhà lãnh đạo tín ngưỡng khác trong tương lai như một phần của nỗ lực đó, quan chức này nói thêm.

(Yonhap – November 8, 2022)

 

TinTuc_PGTG_2022-11-2-002

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Photo: YNA

 

 

NHẬT BẢN: Các ngôi chùa Phật giáo của Nhật Bản mở cửa 'shukubo' cho khách du lịch

Trong nhiều thế kỷ, các vị thánh nhân, người hành hương và quý tộc đã đi trên những con đường thiêng liêng xuyên Nhật Bản để tìm kiếm kiến ​​thức và sự giác ngộ. Vào cuối một ngày dài lang thang trên những con đường núi, họ luôn luôn tìm kiếm một ngôi chùa để cho cơ thể mệt mỏi của họ nghỉ ngơi.

Nơi ở đơn giản mà các ngôi chùa có thể cung cấp này, cùng với các bữa ăn truyền thống và những lời cầu nguyện, được gọi là “shukubo”.

Và giờ đây, do khách hành hương là một điều hiếm hoi ở Nhật Bản, nên các ngôi đền đang mở cửa trượt bằng gỗ cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Kaiji Yamamoto, một vị cao tăng tại chùa Zenkoji ở Takayama, nằm ở miền núi trung tâm tỉnh Gifu, cho biết:“Ngày nay, ngày càng có nhiều du khách sử dụng shukubo như một nơi độc đáo để lưu trú và mang lại trải nghiệm hoàn toàn yên tĩnh”.

Du khách thời hiện đại có thể tham gia các buổi thiền định, các buổi cầu nguyện, yoga, sao chép thư pháp tạo thành kinh và đi bộ có hướng dẫn trong các ngọn núi xung quanh.

Vào những dịp đặc biệt, du khách cũng có thể tham gia các nghi lễ tẩy rửa liên quan đến việc đứng bên dưới thác nước và đọc kinh cầu nguyện.

(cbn.com - November 9, 2022)

 

TinTuc_PGTG_2022-11-2-003
Lưu trú tại chùa ‘Shukubo’ được trình bày như một giải pháp thay thế cho khách sạn.
TinTuc_PGTG_2022-11-2-004 
Du khách tại các ngôi chùa shukubo có thể chứng kiến ​​cuộc sống của các tu sĩ Phật giáo
Photos: Share Wing
 

 

THÁI LAN: Thống đốc tỉnh Phuket dẫn đầu buổi lễ Dâng Y cho Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia

PHUKET, Thái Lan - Ngày 10-11-2022, Thống đốc Phuket Narong Woonciew đã dẫn đầu một buổi lễ dâng y cho các nhà sư Phật giáo ở Phuket -  như một phần trong những đóng góp liên tục của Văn phòng tỉnh Phuket trong khuôn khổ Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia.

Thống đốc Narong dẫn đầu buổi lễ, được tổ chức tại chùa Wat Mongkol Nimit, với trụ trì chùa Phra Aram Luang hiện diện để nhận các phẩm vật. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều quan chức từ một loạt các văn phòng chính quyền địa phương.

Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia hoạt động dưới sự bảo trợ của Đức Vua Maha Vajiralongkorn.

Dự án do vua cha Bhumibol Adulyadej khởi xướng nhằm cấp học bổng hoàng gia cho các nhà sư Phật giáo Thái Lan.

Từ năm học 2004 đến 2016, tổng cộng 2,880 suất học bổng của hoàng gia đã được cấp cho các tu sĩ Phật giáo Thái Lan.

(The Phuket News - November 11, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-11-2-005

Lễ Dâng Y cho Dự án Học bổng Học tập Hoàng gia Thái Lan
Photo: PR Phuket
 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 5161)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
22/01/2020(Xem: 14507)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
19/01/2020(Xem: 3532)
Vấn đề trên vẫn còn trong vòng tranh cãi về tính lịch sử và tính xác thực của sự kiện. Liệu đây là sự thật lịch sử hay chỉ là dã sử, huyền thoại được các nhà sử học thêm vào 2 bộ sử liệu trong các lần biên tập theo thời gian. Lần đầu tiên, Đức Phật đến Mahinyangana của đảo quốc - nơi tụ lạc Yaksa vào tháng Duruthu (tháng Giêng) ngày rằm (1 B.E hay 528 B.C) sau 9 tháng Ngài thành đạo. Tại đây, Đức Phật đã chiến thắng và quy y cho những yaksa cũng như vua Rồng Maniakkhika từ Kelaniya đến Mahinyangana để diện kiến và quy y theo Phật.
13/01/2020(Xem: 7076)
Danh hiệu "TAM TẠNG" là một danh vị vô cùng cao quí được trao tặng cho các vị tỳ khưu chuyên sâu về Pháp Học được tuyển chọn từ 500.000 chư đại đức tăng thành viên của giáo hội Tăng già trên khắp nước Miến.
13/01/2020(Xem: 3321)
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế thường niên 2004, có khoảng 0,2% dân số của nước Cộng hòa Uzbekistan là Phật tử. Đa số là người Hàn Quốc. Chính thức chỉ có một Phật giáo được đăng ký tại Uzbekistan, có một cơ sở tự viện Phật giáo tại Tashkent.
07/01/2020(Xem: 3990)
Chúng ta cùng suy nghĩ về tác động lịch sử của Phật giáo trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử Hàn Quốc. Cũng như các quốc gia châu Âu, có thể được xem như là sản phẩm của các truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo; Đông Á có thể được xem như là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nó đã được nói lên rằng, bất kể sắc tộc tôn giáo chính thức của họ, tất cả người Hàn Quốc (và có lẽ tất cả người Đông Á) đều ảnh hưởng truyền thống Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng nó sẽ chính xác hơn với quốc gia mà tất cả người Hàn Quốc, cho dù họ thừa nhận hay không thừa nhận mình là phật tử.
07/01/2020(Xem: 3464)
Sinh nhật vào ngày 16 tháng 05 năm 1971, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) được liệt kê là Tổ chức Sinh viên Phật tử lâu đời nhất tại Indonesia nếu tính từ giữa thế kỷ 20. Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) là một tổ chức Sinh viên Phật hoạt động tử ngoài trường trong lĩnh vực Xã hội & Quốc tịch dựa trên tinh thần đạo đức và tinh thần bất bạo động của Phật giáo. Là một tổ chức độc lập, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) chưa từng bao giờ liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị hoặc đảng phái nào. Vì vậy, trong các hoạt động và hành động của mình, tổ chức Sinh viên Phật tử này không thể bị can thiệp bởi bất kỳ bên nào.
07/01/2020(Xem: 3386)
Hằng năm, các nhà lãnh đạo Phật giáo ở Los Angeles, Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ sẽ không bao giờ gặp nhau ở châu Á, vì đã cùng nhau tham dự Đại lễ Vesak, kỷ niệm ngày Phật Đản. Trong khi nghi thức Tắm Phật bằng các loại nước hoa thơm, được quan sát chủ yếu bởi những người Phật tử ở Đông Á, thì chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy từ Nam Á về Los Angeles, Hoa Kỳ tham dự với niềm tôn kính, mỗi người đều dùng nước hoa thơm Tắm Phật. Chư tôn tinh đức tăng già đều là thành viên của Hội đồng Tăng thân Phật giáo Nam California, Hoa Kỳ. Một hội đồng Tăng già Phật giáo như vậy là một cái gì đó tương đối mới trong lịch sử lâu dài của Phật giáo.
07/01/2020(Xem: 4523)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
06/01/2020(Xem: 6534)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567