Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khu vườn Phật pháp - Thông qua việc Gia đình Nuôi dưỡng Cộng đồng

22/04/202218:28(Xem: 2982)
Khu vườn Phật pháp - Thông qua việc Gia đình Nuôi dưỡng Cộng đồng

Khu vườn Phật pháp - Thông qua việc Gia đình Nuôi dưỡng Cộng đồng

(Dharma’s Garden – Nourishing the Local Community through Homesteading)

 

Tôi đã học khóa đào tạo Sư phạm giáo viên từ trường Rudolf Steiner College gần thành phố Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ và khi ở đây, tôi đã sống trong trang trại sinh học của trường. Tôi đã học rất nhiều về các dạng dòng chảy, những đàn vịt được thả vào vườn nó tung tăng chạy nhảy và cách chuẩn bị cải tạo đất từ phân động vật và các chất kỳ diệu khác. Canh tác sinh học là một cách tiếp cận thực sự độc đáo, vượt xa cả canh tác hữu cơ hoặc tái sinh đối với chính linh hồn hoặc tinh thần của mặt đất. Không chỉ nó dựa trên các loại cây và hạt giống, cách nuôi dưỡng chúng, mà còn dựa trên quan điểm tâm linh cũng như sinh hóa.*

 

Đây là một trải nghiệm rất đặc biệt đối với tôi, khi sống trên mảnh đất màu mỡ này. Cho đến vào mùa xuân năm 2021 khi tôi đến thăm khu vườn Phật pháp ở thành phố Boulder, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ, tôi mới được gợi nhớ về rất nhiều kỷ niệm đẹp - vào buổi sáng sớm đi dạo ngắm những đàn vịt đang nhởn nhơ trên những đám rau cải và hoa, lắng lòng nghe tiếng nước chảy qua tác phẩm điêu khắc các dạng tái tạo sinh lực của nước trước khi được sử dụng để tưới các luống rau cải. Nông dân sinh học làm việc phối hợp với toàn bộ cộng đồng nơi họ sinh sống để nuôi dưỡng con người, tổ chức các lễ hội, bao gồm trẻ em địa phương đi học và tôn vinh sự thay đổi của các mùa theo cách kết nối mọi người sâu sắc hơn với nguồn gốc chung của chúng ta là nhà nông hoặc người săn bắn hái lượm.

 

Khu vườn Phật pháp trong khôn viên nhà dân ở Trung tâm giải trí North Boulder, nơi cũng có hành lang bảo vệ động vật hoang dã, các khu vực canh tác, vườn cây ăn quả, cây cổ thụ to và các tuyến đường thủy.

 

Trung tâm của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc đất đai, kết nối với thiên nhiên và kết nối với nhau thông qua nông nghiệp bền vững quy mô nhỏ. Chúng tôi cung cấp nhiều lớp học & hội thảo, trại trẻ, cơ hội học nghề và các sự kiện theo mùa (Vườn Phật pháp)

 

Trong tiếng Anh trung đại, xu hướng có nghĩa là "kéo dài, lan rộng, hướng bản thân hoặc nghiêng về một phía." Quay trở lại với nghĩa xu hướng trong tiếng Latinh, "mở rộng ra bên ngoài, kéo dài, trải rộng, hướng (lộ trình của một người), nhắm (vào một mục đích)," bắt đầu chúng ta hiểu tại sao việc chăm sóc một khu vườn hoặc một trang trại là động tác hướng ra ngoài để kết nối đất đai (hệ sinh thái), sự sống (động vật, thực vật, vi mô) và cộng đồng (thực phẩm và xã hội), được kết hợp với nhau để hỗ trợ hạnh phúc của cả ba. Có xu hướng là cả quan tâm và chăm sóc ảnh hưởng cộng sinh của một người trong thế giới tự nhiên thông qua trồng trọt và quản lý.

 

Trong các bài viết trước, tôi đã đề xuất ý tưởng rằng những khu vườn lớn và trang trại nhỏ thực sự có thể cứu thế giới. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải xác định nghĩa của duy trì là gì. Trong ví dụ về khu vườn Phật pháp, tôi có thể đưa ra một vài ý tưởng. Nó bao gồm duy trì một hành lang động vật hoang dã cũng như một nơi để nghiên cứu môi trường sống và các mô hình sinh sống của các loài phi cầm chim và loài ong bản địa. Nó bao gồm sản xuất thực phẩm địa phương, hữu cơ cho một khu dân xư rộng lớn, dựa trên mối quan hệ cộng sinh của nông dân và những người hàng xóm canh tác trên đất cũng như cộng đồng. Cộng đồng này đa độ tuổi và đa sắc tộc, bao gồm những người hiểu cách làm vườn hoặc trang trại và những người đang học:

 

Dharma's Garden nằm trên một thửa đất rộng 5 mẫu Anh (2Hecta) đi ngang qua Wonderland Creek ở Tây Bắc Boulder Colorado, Hoa Kỳ. Đàn cừu đã chăn thả vùng đất này vào đầu những đầu thế kỷ 20 những thập niên 1900 và hầu như nó không bị biến động kể từ đó.

 

Năm 2014, Tim Francis, người bản địa ở Boulder và vợ, Kerry, định cư trên mảnh đất mầu mỡ này và canh tác khu vườn rộng nửa mẫu Anh với ý định chia sẻ một số phép thuật của nó với cộng đồng xung quanh, cũng như thế giới rộng lớn hơn. (Vườn Phật pháp)

 

Đáng chú ý và ấn tượng nhất của tôi khi dành một buổi tối tại Khu vườn Phật pháp là cảm giác được ở trong một hệ thống tươi mát lành mạnh. Không phải theo nghĩa đạo đức hay bất cứ điều gì thuộc bản chất đó mà là một cái gì đó mang tính toàn thể theo nghĩa đen. Một hệ thống hoàn chỉnh thật trọn vẹn. Nó vừa hoang dã vừa thuần phục. Thực vật, động vật, côn trùng và con người đồng hòa quyện với nhau một cách liền mạch. Cùng với một ao vịt, có những luống vườn, hàng rào cây xanh và dây leo mong manh, tất cả đều được bố trí theo những cách hợp lý để gieo và thu hoạch.

 

Tuy nhiên, có những cảm giác trong khu vực không gian mở - bao gồm một bên là hành lang lịch sử tự nhiên về động vật hoang dã và một bên là ngôi trường nhỏ Waldorl - mọi thứ đều có không gian riêng của nó. Trang trại nằm giữa, được bao bọc bởi khu vườn rộng 2.000 mét vuông và một khu nhà kính nhỏ, nơi chợ được tổ chức hàng tuần trong suốt mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Hai hecta giống như một vũ trụ toàn bộ, được hỗ trợ bởi nước, đất, quang hợp ánh sáng mặt trời, bóng râm và không gian, để sinh trưởng, phát triển, chia sẻ và đơn giản là chỉ để tồn tại. Nơi này sẽ được cũng quan trọng như việc sinh trưởng và phát triển - cho dù là thực vật hay động vật và con người - mỗi người đều cần không gian để giải tỏa, buông thư và hít thở sâu hơn. Tất cả những điều này có thể cảm nhận được trong chuyến viếng thăm của tôi và khi lắng lòng nghe nhiều người hàng xóm khác nhau nói về những trải nghiệm dài hạn và ngắn hạn của họ trong khu vườn Phật pháp.

khu vuon phat phap (5)khu vuon phat phap (4)khu vuon phat phap (3)khu vuon phat phap (2)

 

Tác giả Sarah C. Beasley
Tác giả Sarah C. Beasley 
Sarah C. Beasley-2
Tác giả Sarah C. Beasley (thứ 3 từ phải) cùng các Phật tử
trong 1 lễ hội ở chùa Tây Tạng Pema Osel Ling, California, Hoa Kỳ



Trong bảy năm qua, Dharma's Garden đã trở thành một trung tâm kết nối xã hội phát triển mạnh mẽ trong khu vực lân cận, từ những ngày chợ tại chỗ nhộn nhịp của chúng tôi đến các cơ hội tình nguyện hàng tuần từ các chuyến đi thực tế ở trường đến các hội thảo thực hành từ trại hè đến các lễ hội theo mùa ở mảnh đất màu mỡ thân yêu này, cung cấp rất nhiều cách để người dân địa phương có thể kết nối với trái đất và với nhau thông qua việc trồng trọt, thu hoạch và chuẩn bị thực phẩm. . . Những gì thực sự đã được nêu ra ở đây là một cách sống đầy cảm hứng, một cách mà nhân loại hoàn toàn tham gia vào sứ mệnh cao cả là quản lý trái đất có đạo đức. Bây giờ chúng tôi có cơ hội mua thửa đất 5 mẫu Anh (hai hecta) này, một vùng đất rất đặc biệt, bảo vệ nó khỏi sự phát triển lấn chiếm và bảo tồn nó như một ngôi nhà sống vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Chúng tôi mời thân hữu bạn bè và hàng xóm của chúng tôi đồng tham gia để hiện thực hóa tầm nhìn này. (Vườn Phật pháp)

 

Khi rời khỏi Khu vườn Phật pháp, tôi đã cam kết một số tiền khiêm tốn để giúp họ nỗ lực cứu ngôi nhà. Tôi sẽ không bao giờ quên mùi hương, vị, âm thinh và cảnh đẹp lạ thường - màu sắc lung linh và tiếng cười sảng khoái, ngắm nhìn ao với đàn vịt tung tăng nhay múa và chiêm ngưỡng những hàng nông sản tuyệt đẹp. Chúng tôi đã kết thúc bằng một chuyến đi bộ, lặng lẽ từng bước chân thanh thản hồn nhiên an lạc qua hành lang động vật hoang dã, qua con lạch, trong sự tôn kính sâu sắc đối với tất cả những gì hiện tại và đang sống và tiềm năng để tất cả tiếp tục vượt thời gian trong tương lai, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

Tác giả Sarah C. Beasley (Sera Kunzang Lhamo), từng đoạt Giải vàng Nautilus 2019 về  Lòng tốt cho mọi sinh vật: Lời khuyên của đạo Phật về Từ bi tâm Chăm sóc Động vật (Shambhala 2019), từ năm 2000 là một môn sinh của tông phái Ninh Mã thuộc Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng. Tác giả Sarah C. Beasley một giáo viên được chứng nhận và là một người giàu kinh nghiệm bởi văn nghệ sĩ, với học vị Thạc sĩ về Nghệ thuật lãnh đạo giáo dục và học vị Cử nhân về Nghệ thuật Studio.

 

Tác giả Sarah C. Beasley đã trải qua sáu năm nhập thất truyền thống Phật giáo Tây Tạng, dưới sự hướng dẫn của Lạt Ma Tharchin Rinpoche và Thinley Norbu Rinpoche. Với cả đời bởi niềm đam mê dành cho thiên nhiên hoang dã, nữ Cư sĩ này đã từng dạo bước qua vô số đỉnh núi Kenya và núi Baker, trong số những đỉnh núi khác. Các tác phẩm và những cuốn sách khác của nữ Cư sĩ này có thể được tham khảo qua trang web www.sarahcbeasley.com.

 

* Phương pháp nông nghiệp sinh học (sinh học: sự sống; hoạt động: liên quan dến năng lượng, lực hoặc sức mạnh) được đưa ra bởi Rudolf Steiner (1861–1925), một nhà triết học, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư và thần bí học người Áo. Vào đầu thế kỷ 20, ông thành lập một phong trào tâm linh mới, thuyết nhân trí, như là một triết học thần bí ngày càng tăng trong số các siêu việt luận châu Âu và với các mối liên hệ với thuyết thần trí. Thông qua nghiên cứu, ông đã có thể phát triển sự hiểu biết về các lực thần bí của vũ trụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thực vật và động vật, quan trọng nhất là sức sống của trái đất.

 

Tác giả Sarah C. Beasley

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Buddhistdoor Global)

 


***

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 10671)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9925)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6116)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4462)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30858)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6689)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9621)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5658)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4220)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 8326)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]