Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài học từ Coronavirus và người Wessalian (kỳ 3)

07/04/202219:31(Xem: 2299)
Bài học từ Coronavirus và người Wessalian (kỳ 3)

Bài học từ Coronavirus và người Wessalian (phần 3)

(코로나바이러스와 웨살리의 교훈)

 

Hình: Di tích Di tích Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân (Wesali Mahāvana), Ấn Độ. Ảnh: Ký giả Nam Soo-yeon

 

Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.

 

Đại dịch Coronavirus đã chứng minh rõ ràng mạng lưới kinh tế của cộng đồng toàn cầu bị thu hẹp như thế nào và điều kiện xã hội xung quanh cuộc sống của chúng ta được tổ chức yếu kém như thế nào. Ngay lập tức đóng cửa biên giới và tất cả các hoạt động trao đổi đã bị dừng qua đêm. Nó thức tỉnh chúng ta rằng đã xảy ra các thảm họa toàn cầu không phải do các yếu tố bên ngoài như chiến tranh hoặc động đất, mà còn từ các yếu tố nội tại, ví dụ như virus đang xâm nhập và hoạt động trong cơ thể chúng ta. Đặc tính của Người Wessalian, dựa trên tinh thần khí chất (에토스, ethos), từ giọng nói, tính cách và chất lượng cuộc sống, tâm trạng, phong cách đạo đức và thẩm mỹ, thái độ cơ bản của họ đối với bản thân và thế giới mà cuộc sống của họ phản ánh trái với giáo pháp của Đức Phật. Điều nay là do Người Wessalian, một đô thị phồn hoa khao khát sự giàu có trên thế gian, đã bỏ qua "Đạo đức của Sự thật tuyệt đối" (절대적 진리의 도덕). Nó không khác nhiều như bây giờ.

 

vuon loc uyen
Hình: Di tích Di tích Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân (Wesali Mahāvana), Ấn Độ. Ảnh: Ký giả Nam Soo-yeon
 

Chủ nghĩa tư bản phương Tây đang làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ cho cộng đồng toàn cầu, bằng cách chỉ theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế của riêng mình trong khi bỏ qua việc xem xét lại đạo đức và quản trị vì một cuộc sống có giá trị trên quy mô toàn cầu. Một lần nữa, tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết nhắc lại một đoạn trong "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Sự lạm dụng ham mê hoan lạc nhục dục dễ khiến người ta phát sinh nhiều bệnh tật. Đối với những bệnh nhân này, sự chuẩn độ và sự sáng suốt chính là liều thuốc chữa trị." Những quan niệm khổ hạnh có thể hướng dẫn chúng ta trong việc nhận thức chính xác tình trang hiện tại và những hạn chế của hành tinh chúng ta đang sinh sống và làm phong phú hơn nữa thế giới thông qua "Chú ý thận trọng ba khía cạnh" (주의 깊은 삼감). Quy tắc kiềm chế dục vọng (욕망, 慾望) có thể được định nghĩa là "Một cách sống với kỷ luật đặc biệt, trong đó cả hai khía cạnh Suy nghĩ và hành động đều để đạt được một mục đích cụ thể" (행위와 정신의 두 측면이 동시에 어떤 구체적인 목적을 달성하는데 헌신하는, 특별한 삶의 방식이자 훈련).

 

Về vấn đề này, bài kệ thứ 15 trong Kinh Bảo Bối (보배경, 寶貝經) mô tả cuộc sống khổ hạnh của tăng đoàn như sau: "Trước đây tôi đã tạo mọi thứ và không phát sinh điều gì mới. Cuộc sống sau này tôi không còn chấp trước. Chủng tử nghiệp thức đã dừng và dục vọng tiêu tan. Như ngọn đèn đã tắt, người khôn ngoan cũng thế. Tôi cầu chúc các bạn luôn hạnh phúc trên lộ trình chân chính để đạt được những báu vật quý giá này của Tăng đoàn!" Đối với các thành viên của Tăng đoàn,"Những ham muốn dục vọng" (성장의 욕망, the desire of growth) tan theo mây khói.

 

Theo lời tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, Nhân Đức Tiết Độ này không chỉ áp dụng cho đời sống các vị xuất gia tu sĩ, có thể áp dụng cho mọi tầng lớp xã hội. Các bệnh nhân phát sinh từ những ham muốn dục vọng quá mạnh bạo, trường này trong Phật pháp có rất nhiều phương pháp trị liệu những thói hư tật xấu này. Về các khía cạnh này, tôi thiết nghĩ những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật xứng đáng được đánh giá là một bộ quy định toàn diện cho những tệ nạn của xã hội hiện đại.

 

Qua câu chuyện người Wessalian "Cho thấy số phận xui rủi có thể đến nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc mở rộng vương miện." Các quốc gia bị ám ảnh bởi sự thịnh vượng kinh tế không bị trở ngại, không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình, đã không phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả để ngăn chặn đại dịch coronavius. Mặt khác các quốc gia đã thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống lây nhiễm cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày như thông gió trong phòng định kỳ, đeo khẩu trang và xét nghiệm virus corona trong khi giao tiếp với công dân của họ, đã có thể kiểm soát an toàn trong dịch bệnh Covis một cách hiệu quả.

 

Theo tác giả, Mỹ là nước tư bản tiên tiến nhất đã không kiểm soát được dịch bệnh coronavirus một cách hợp lý.

 

Vào thời điểm bấy giờ, Chính quyền Donald Trump chỉ quan tâm đế cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ lế tiếp, chẳng màng đến việc dịch bệnh hiểm ác này. Nó chẳng khác gì trường hợp người Wessalian, họ mãi mê mở rộng vương miện và gây ra một cuộc khủng hoảng quốc gia. Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, những người ủng hộ Donald Trump cực đoan đã cố gắng tiếp quản Điện Capitol Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Tác giả thấy buồn cười và lắc đầu rằng, giống như nhìn thấy hồn ma của các yacha xuất hiện ở người Wessalian. Nếu sự tiếp tục hỗn loạn và rối bời như thế, nền kinh tế thế giới có thể kiệt quệ.

 

Quyền lực chính trị vô luân là một đối tượng đáng nghi ngờ, nhưng ngôi Tam bảo Phật, Pháp, Tăng là biểu tượng chân lý vĩnh cửu. Đại dịch coronavirrus chỉ là một trong những vấn đề lớn của an ninh trật tự chính trị và xã hội. Nói cách khác, đại dịch coronaviuus hiểm ác có thể được coi là kết quả của sự "mất cân bằng của môi trường tự nhiên" (너무 많은 욕심) và "quá tham lam ích kỷ" (너무 많은 욕심) và "Không có từ bi tâm" (너무 적은 자비) trước những nổi khổ niềm đau của tha nhân. Con người hiện đại làm việc như một nhà máy chạy cả ngày lẫn đêm. Các cường quốc như Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ theo đuổi lợi ích kinh tế của riêng họ và chẳng hề quan tâm đến lời dạy của Đức Phật như Nhân đức tiết độ để kiềm chế những dục vọng thấp hèn. Không có sự tự chủ nào được nhìn thấy ở đó. Đại dịch coronavirus cũng là một bi kịch trong lịch sử văn minh gây ra bởi sự lối sống buông thả để mặc cho dục vọng thấp hèn vẫn đục thân tâm con người.

 

Tuy nhiên, giải pháp của Đức Phật cho điều này rất đơn giản một cách đáng ngạc nhiên. Trong những lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này, càng phải thức tỉnh và thực hành tầm quan trọng của việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của tự bản thân.

 

Tác giả Tiến sĩ Hứa Nam Kiết cho rằng con người hiện đại cầm giảm bớt sự tăng trưởng dục vọng và suy ngẫm về cách sống trung thực hơn trước. Người Wessalian giống như con ong, sau khi theo đuổi hút mật, đã ngấu nghiến từng giọt mật từ phấn hoa. Cũng như loài ong phải thay đổi cách hút mật hoa để sống với hoa, đã đến lúc chúng ta phải tích cực tìm kiến sự chung sống với thiên nhiên bằng cách thay đổi lối sống chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất.

 

Tác giả kết thúc bài báo với trích dẫn cảnh báo của anh Wijebi Krama, một trong những nhà bình luận của 'Kinh Bảo Bối' rằng: "Người bệnh tật tràn ngập, sốt cao ập đến, suy kiệt héo tàn. Nỗi đau nhấn chìm tôi như lửa thiêu đốt. Không một giọt sương rơi vào đâu cả. Mọi người đã không còn nữa, nhưng thành phố lại chìm sâu dưới đáy vô minh". Có thể nói, nó có ý nghĩa đối với nhân loại, những người đã trải qua chịu đựng 3 năm với đại dịch coronavirus. Tôi tự hỏi liệu anh Wijebi Krama có thể dự đoán được tình hình hiện tại như một bức tranh không?

 

Ham thích liều lĩnh là một từ khóa xuyên suốt thảm họa của người Wessalian và đại dịch coronvirus.

 

Tác giả bài báo, Giáo sư Alexander Mckinley, lập luận rằng sự tự chủ, chi phối mong muốn phát triển và từ bi tâm đối với tha nhân, sẽ là giải pháp cơ bản để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như coronavirus. Lập trường đạo đức Phật giáo của ông về vấn đề này, giống như hầu hết các triết gia đạo Phật, có thể được đánh giá là gần với lý thuyết về đức hạnh theo nghĩa của nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại Aristotle.

 

Tác giả Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結), Giáo sư, Khoa Phật giáo, Đại học Dongguk. Ông hiện đang giảng dạy tại Khoa Đạo đức và Văn hóa tại Đại học Phật giáo Dongguk, Hàn Quốc và rất quan tâm đến sự kết hợp giữa chủ nghĩa vị lợi và đạo đức Phật giáo.

 

Tác giả Giáo sư Hứa Nam Kiết

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 법보신문)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 8812)
Ngài Huyền Trang là Cao Tăng đời nhà Đường. Ngài phụng mệnh Đường Thái Tông sang Ấn Độ thỉnh Kinh. Hành trình trên 10 năm thỉnh về hơn 650 bộ Kinh. Sau đó, Ngài đã cùng đệ tử dịch ra Hán Văn được 75 bộ gồm 1335 quyển. Đối với sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài là một người có công rất lớn.
10/04/2013(Xem: 4448)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
10/04/2013(Xem: 4663)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 5556)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4816)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9874)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4954)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 22944)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 18708)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 21479)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]