Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

06/04/202216:15(Xem: 2062)
Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

Hàng loạt vụ Tra tấn và Giết hại Các nhà Hoạt động vì Thổ dân Jumma

(방글라데시 줌머족 활동가 고문·살해사건 잇따라)

 


Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jumma của Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền gần
 Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jumma của Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền gần Đại sứ quán Bangladesh ở Seoul. Sự kiện diễn ra ngày 31/03/2022

 

Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn.

 

Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo.

 

Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.

 

Truyền thông nước ngoài 'khảo sát chương trình Hill Voice' vào ngày 21 tháng 03 và qua, tổ chức International Chittagong Hill Tracts Commission (CHTC) liên quan đến vụ tra tấn và cái chết của nhà hoạt động chính trị Nabayan Chakma Milon bị quân đội của Bangladesh giam giữ.

 

Theo Hill Voice, những binh sĩ từ khu vực Dighinala đã buộc Nabayan Chakma Milon, một nhà hoạt động Mặt trận Dân chủ Nhân dân Thống nhất (UPDF) địa phương, người đang được điều trị tại làng Baganpara vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 15 tháng 03 vừa qua. Ông đã trút hơi thở tử vong khoảng 09 giờ sáng cùng ngày, sau khi bị binh lính tra tấn.

 

Về vấn đề này, CHTC, một tổ chức tư nhân đòi hỏi niềm tin và quyền tự chủ của Thổ dân Jumma, đã mạnh mẽ yêu cầu tiết lộ lý do buộc phải giam giữ và toàn bộ quá trình dẫn đến cái chết thương tâm của nhà hoạt động này. Các đồng chủ tịch CHTC Sultana Kamal, Elsa Stamatopaulo và Mirna Cunningham Kane cho biết: "Chúng tôi vô cùng phẫn nộ trước cái chết của Nabayan Chakma Milon, nhà hoạt động chính trị địa phương đã bị quân đội Diginnala giam giữ. Chúng tôi kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm và bồi thường cho những người đã khuất."

 

Tuyên bố cũng đề cập đến cái chết bởi bị tra tấn của Romel Chakma, 19 tuổi đã bị mất tích vào năm 2017 và sự mất tích của nhà hoạt động UPDF Michael Chakma sau khi bị bắt giam giữ vào năm 2019.

 

Ngày 31 tháng 1 năm 2022, Hill Voice, đưa tin, một nhà sư Phật giáo tên là Bishuddha Mahathero (52 tuổi) đã bị giết bởi những kẻ xấu tính ở Gugrachari của Khagrachari. Người chết được xác định là nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh. Ngài sống một mình ở Bihar vào thời điểm đó. Được biết, thi thể có nhiều vết thương, trong đó có dấu vết của các nhát dao đâm vào vùng đầu.

 

Cảnh sát địa phương cho biết, những kẻ hành hung lợi dụng lúc nhà sư sống một mình, họ đã giết Ngài không thương tiếc rồi bỏ trốn cùng tiền và chiếc điện thoại. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, kết quả điều tra vụ việc vẫn chưa được thông báo.

 

Khi tội ác bức hại các nhà sư và việc tra tấn và bắt cóc tống giam các nhà hoạt động vì Thổ dân Jamma vẫn tiếp diễn, tiếng nói phẫn nộ của những Thổ dân Jamma sống ở Hàn Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh đã bị giết
Nhà sư Bishuddha Mahathero, trụ trì cơ sở tự viện Phật giáo Gugarachari Dharmasukh đã bị giết


Ngày 31 tháng 03 vừa qua, Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Jamma tại Hàn Quốc (Chủ tịch Nikil Chakma) đã tổ chức cuộc biểu tình phản đối việc tra tấn và giết hại các nhà hoạt động vì Thổ dân Jamma và hành vi vi phạm nhân quyền đối với họ bởi các binh sĩ ở vùng đồi Chittagong, Bangladesh. Cuộc biểu tình diễn ra gần Đại sứ quán Bangladesh ở Seoul, Hàn Quốc, yêu cầu trừng phạt và ngăn chặn tệ nạn này tái diễn.

 

Chủ tịch Nikil Chakma cho biết: "Thỏa thuận hòa bình được ký kết vào năm 1997 giữa chính phủ Bangladesh và Thổ dân Jamma và Phật tử Jamma đã không được thực hiện nghiêm túc". Tổng giám đóc Suphan Chakma cũng đã lên án, nói rằng: "Những binh sĩ đã được cử đến để giám sát Thổ dân Jamma."

 

Kang Eun-sook, một nhà hoạt động cho dự án hoạt động vì người tị nạn, người đã tham gia cuộc biểu tình, nhấn mạnh rằng: "Vấn đề cơ bản ở đất nước của họ phải được giải quyết. Chính phủ Bangladesh phải đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả công dân trong biên giới của mình bất kể tôn giáo, sắc tộc."

 

Trong khi đó, Thỏa thuận hòa bình được ký kết vào tháng 12 năm 1997 giữa chính phủ Bangladesh và Thổ dân Jamma và Phật tử Jamma. Thỏa thuận quy định rằng: "Quân đội Bangladesh phải tháo dỡ tất cả cơ sở tạm ở khu vực đồi Chittagong" "Hội đồng Nhân dân quận Hill sẽ phụ trách việc kiểm soát CHT", nhưng khi quan sát rõ, được biết cho đến nay vẫn chưa thực hiện điều này.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 법보신문)

 

facebook
youtube

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4130)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 4957)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4322)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9227)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4447)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 20362)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 17296)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 18435)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
09/04/2013(Xem: 9872)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 7290)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567