Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

100 Hành động Tàn ác của ĐCSTQ gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng

22/03/202207:34(Xem: 2724)
100 Hành động Tàn ác của ĐCSTQ gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng

Đàn áp Tây Tạng 2
100 Hành động Tàn ác của ĐCSTQ gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng

(中國共產黨在西藏實施的100件暴行)

 

Bìa cuốn sách: "100 Hành động Tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng".

 

Ngày 01 tháng 07 vừa qua, lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này, tác động dư luận quốc tế. "Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển Trung Quốc", ông Tập phát biểu trong video được truyền thông Trung Quốc phát trực tiếp. Ông tự ca ngợi về sự phát triển vượt bậc và hiện đại hóa của Trung Hoa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được 100 năm.

 

Ông nhắc nhở nhân dân, cách Đảng Cộng sản đã mang lại sự hạnh phúc cho người dân và giải cứu nhân dân Trung Quốc thoát khỏi "chủ nghĩa đế quốc và bần cùng." Khi cảnh báo và đe dọa cộng đồng quốc tế, Ông nói: "Nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực ngoại quốc nào uy hiếp, đàn áp, nô dịch chúng ta. Bất cứ ai dám làm như thế sẽ bị bỏ mạng tại Vạn Lý Trường Thành do 1,4 tỷ người dân Trung Quốc xây dựng."

 

Thật đáng tiếc và thảm hại cho một nhà lãnh đạo với dân số 1,4 tỷ người lại dùng những lời lẽ ngạo mạn, kích động quan chức và hoàn toàn coi thường nghi thức ngoại giao như vậy. Ngoài ra, điều này cũng phơi bày sự yếu kém và bất ổn của nội các chính phủ của Tập Cận Bình.

 

Những lời phát biểu hùng hậu của Tập Cận Bình có thể được coi là ba mục đích khác nhau:

 

"Thứ nhất, để hợp pháp hóa sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP); Thứ hai, để truyền cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc của người Hán; Thứ ba, để bày tỏ những nhận xét về đạo đức đối với một thế giới tự do và dân chủ".

 

Dù ông Tập Cận Bình có đưa ra chủ trương vĩ đại nào đi chăng nữa, thì trên thực tế đây không phải là "100 năm thành tựu vẻ vang, hạnh phúc và tự do." Ngược lại, đây là 100 đẫm máu và sợ hãi, đau khổ và thảm sát. Trong thời kỳ Đại nhảy vọt và nạn đói hay bị bạo hành do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo từ những thập niên 1958-1961, hơn 43 triệu người chết thảm; khoảng 20 triệu người chết trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng; ngoài ra, hàng vạn người đã chết thảm tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Vụ thảm sát 10.000 sinh viên và thường dân Trung Quốc không hề xuất hiện trong bài phát biểu, thậm chí không một lời xin lỗi hay ăn năn!

 

Đàn áp Tây Tạng 3

Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt một thập kỷ tại Trung Quốc. Các nhà bình luận đưa ra những mốc thời gian khác nhau nhưng Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định Cách mạng Văn hóa kéo dài từ tháng 05 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976.

 

Chúng ta phải rất rõ ràng rằng không phải Trung Quốc hay Nhân dân Trung Quốc lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), mà là những thành tích của ĐCS và Hồng vệ binh của họ kỷ niệm 100 năm này. Trong lời phát biểu, Tập Cận Bình đã nhiều lần đánh đồng người dân Trung Quốc với ĐCSTQ. Điều này đang cố tình gây hiểu lầm cho người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Đúng là người dân Trung Quốc chưa bao giờ bị bắt nạn, đàn áp hoặc chinh phục người dân của bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng chính ĐCSTQ và Hồng vệ binh của họ đã ức hiếp, đàn áp và chinh phục người dân các quốc gia khác, chẳng hạn như Tây Tạng, Đông Turkistan, Manchus, Nam Mông Cổ, v.v.

 

Đối với người dân Tây Tạng, kể từ khi nhà cầm quyền ĐCSTQ chiếm đóng Tây Tạng, tất cả các vùng của Tây Tạng đều trở thành địa ngục trần gian. Hơn 1,2 triệu người chết thảm và hơn 6.000 ngôi già lam tự viện Phật giáo bị phá hủy, hàng nghìn tăng ni bị cưỡng bức tăng ni cởi áo cà sa hoàn tục, hiện việc quân sự hóa cao nguyên Tây Tạng đang đỉnh điểm.

 

Sự chiếm đóng tàn bạo của nhà cầm quyền ĐCSTQ cũng như chính sách diệt chủng và văn hóa Tây Tạng đã diễn ra trong 70 năm qua. "Thỏa thuận giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính quyền Địa phương của Tây Tạng về các biện pháp giải phóng hòa bình cho Tây Tạng" được gọi là "Thỏa thuận 17 điều" (十七條協議), được ký vào ngày 23 tháng 5 năm 1951 tại Hội trường Cần Chính điện (勤政殿) ở Trung Nam Hải, thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng thực tế "Thỏa thuận 17 điều" là một thỏa thuận bất bình đẳng được ký kết bởi nhà cầm quyền ĐCSTQ đã ép buộc các đại diện của Tây Tạng. Nếu nhà cầm quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng việc chiếm đóng Tây Tạng vì thỏa thuận này là hợp pháp, thì nhà cầm quyền ĐCSTQ nên tuân theo các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận.

 

Khi Trung cộng lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), Tây Tạng, Đông Turkistan, Nam Mông Cổ, Hồng Kông và Trung Quốc đều đang thương tiếc và cầu nguyện cho những người đã chết thảm dưới chế độ độc tài và những người vẫn đang chịu sự thống trị của chế độ độc tài cộng sản. Vì vậy kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) không có gì đáng mừng, chỉ có tàn khốc, ai thán và lên ác bởi những chính sách tàn ác và những đau khổ mà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc gây ra ở các nước và khu vực nêu trên.

 

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), Tây Tạng và Nhật Bản cùng hợp tác với Văn phòng Geneva của Cơ quan Quản lý Trung ương Tây Tạng, Bảo tàng Tây Tạng thuộc Bộ Ngoại giao và Thông tin của Chính quyền Trung ương Tây Tạng, đồng ra mắt phiên bản tiếng Nhật với tiêu đề "nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc có đến 100 Hành vi tàn ác" (中國共產黨在西藏的100件殘虐行為). Sách do Nhà xuất bản (Asukashinsha) xuất bản.

 

Cuốn sách này tiết lộ những hành động tàn bạo và man rợ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 70 năm xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng, đồng thời phản ánh những đau khổ của người dân ở các khu vực khác bị nhà cầm quyền ĐCSTQ chiếm đóng. Sự im lặng của thế giới tự do đã thúc đẩy lãnh đạo ĐCSTQ thực hiện các biện pháp triệt để tại các quốc gia Tây Tạng Đông Turkistan, Nam Mông Cổ, Hồng Kông và Đài Loan. Ngoài ra, thế giới vẫn đang phải hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 (virus corona mới) ở Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019.

 

Thay vì hợp tác với cộng đồng quốc tế để kiềm chế tình hình dịch bệnh, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã lợi dụng trong lúc đại dịch tràn lan này để bành trướng hơn nữa tham vọng bá quyền của mình ở các quốc gia Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Hiện tại cộng đồng quốc tế đã cáo buộc nhà cầm quyền ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng và vi phạm nhân quyền tại các khu vực bị chiếm đóng, cũng như sự lây lan của COVID-19 (virus corona mới) đang hoành hành trên khắp thế giới.

 

Về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, chúng tôi đề nghị cộng đồng quốc tế đọc cuốn sách này và quyết định xem liệu chế độ Cộng sản Trung Quốc có thực sự xứng đáng với vinh dự đăng cai Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 hay không?

 

*Tác giả Tiến sĩ Ciwang Gyalpo Aroya, đại diện của Văn phòng Trung ương Tây Tạng tại Nhật Bản

 

Lời người biên tập: Bài viết này dựa trên bản dịch của bài báo được tác giả đăng tải trên trang web chính thức của Trung tâm Hành chính Tây Tạng, nếu có bất kỳ sai lệch nào, vui lòng sử dụng nguyên văn chính làm nội dung chính.

 

Tuyên bố không chịu trách nhiệm: "Các quan điểm trên chỉ thể hiện tính cá nhân của tác giả và không đại diện chính thức của Trung tâm Hành chính Tây Tạng".

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 藏人行政中央官方中文網)




facebook

youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2011(Xem: 5093)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13716)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4603)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 6958)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4576)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4931)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4234)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4302)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16456)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 4281)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]