Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Hoa: Hàn San Cổ tự hơn Nghìn năm tuổi Nổi tiếng Thế giới Phong cách Kiến trúc Hàn Sơn Cổ Tự

12/03/202213:44(Xem: 2665)
Trung Hoa: Hàn San Cổ tự hơn Nghìn năm tuổi Nổi tiếng Thế giới Phong cách Kiến trúc Hàn Sơn Cổ Tự
Trung Hoa: Hàn San Cổ tự hơn Nghìn năm tuổi Nổi tiếng Thế giới
 Phong cách Kiến trúc Hàn Sơn Cổ Tự
            (寒山古寺, 建築風格)

 

Tổng thể kiến trúc của Hàn Sơn Cổ Tự theo phong cách Lâm viên Giang Nam, với tổng diện tích 12.000 mét vuông, diện tích xây dựng tòa nhà 3.400 mét vuông, kiến trúc xây dựng gồm Đại Hùng Bảo điện, Tàng Kinh lâu, Phong Giang lâu, La Hán đường, Chung lâu, Bia ký, Bảo tháp Phổ Minh.v.v

 

"Đại Hùng Bảo điện, 大雄寶殿" là một công trình kiến trúc đặc sắc của triều đại nhà Thanh, gian chính giữa thờ các tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa vị, Tôn giả A Nan, Tôn giả Ca Diếp tả hữu đứng hầu, trong đại điện có tôn trí thờ Thập bát La Hán, tượng chạm khắc gỗ hương thếp vàng, hai pho thạch tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc và 12 bức chạm khắc đá đề vịnh lịch đại Thi nhân, ngoài ra còn có một quả chuông đồng biểu tượng tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Nhật; "La Hán đường, 羅漢堂" tôn trí phụng thờ ngũ bách La Hán (500 vị); "Bia lang," dựng các bia đá ghi công các triều đại Tống, Minh, ngoài ra còn có phổ danh tháp viện nổi tiếng với bia thạch đề thi của Thi nhân Trương Kế "Phong Kiều Dạ bạc, 楓橋夜泊".

 

"Tàng Kinh lâu, 藏經樓" rộng khoảng 9,8 mét, cao hai tầng, nơi lưu giữ Tam tạng Thánh điển Phật giáo, "Long tạng, 龍藏", bộ Đại tạng kinh phiên bản tiếng Phạn triều đại Thanh Cao Tông Càn Long Đế là quý giá nhất, ở tầng trệt treo biển ngạch "Hàn Thập điện, 寒拾殿", bức thư pháp do Cư sĩ Triệu Phác Sơ (1907-2000) viết.

 

Biển ngạch "Hàn Thập điện, 寒拾殿", tôn trí thờ kim thân tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc, kế đến khắc thạch tượng Quán Âm Thiên Thủ, hai bên vách khắc Kinh Kim Cương, thể hiện sự phát triển và khí thế Phật pháp vô biên.

 

"Phổ Minh Tháp viện, 普明塔院" vị trí phía sau Tàng Kinh các, vừa khánh thành trong những năm gần đây, thiết kế mẫu theo phong cách triều đại nhà Đường, trung tâm Bảo tháp Phổ Minh được đánh giá cao về kiến trúc mỹ thuật, nơi thường xuyên tổ chức các pháp hội, chia sẻ Phật pháp, tuyên dương Diệu pháp Như Lai, được bao quanh bởi các sân hiên và ao bích trì là một vị trí tuyệt vời, ở trung tâm sân hiên có tòa Cửu long vương và bảo đỉnh đồng Phụng hoàng.

 

Lịch sử

 

Hàn Sơn Cổ Tự (寒山古寺) ở Thành phố Tô Châu, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, bắt đầu triều đại Lương Vũ Đế lên ngôi lấy hiệu Thiên Giám (Trị vì 502-549), vị nhân vương thiện trí thức phát tâm hộ trì Chính pháp, tiếp đến minh quân Hộ pháp Đại Đường Thái Tông Văn Hoàng đế lên ngôi lấy hiệu Trinh Quán (Trị vì 626–649) thường gọi Trinh Quán chi trị, Phật giáo hưng thịnh, Hàn Sơn Tự được danh xưng từ bấy giờ.

 

Tác phẩm "Phong Kiều Dạ Bạc, 楓橋夜泊" của thi nhân triều đại nhà Đường nhân Trương Kế, một áng văn bất hủ lưu danh thiên hạ. Trãi qua hơn nghìn năm lịch sử, ngôi Hàn Sơn Cổ tự bị hỏa hoạn 5 lần. Lần tái thiết cuối cùng vào triều đại Thanh Đức Tông Quang Tự cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong lịch sử, Hàn Sơn Cổ Tự được liệt vào Thập đại danh tự nổi tiếng hàng đầu Trung Hoa, trong khuôn viên ngôi già lam cổ tự này có khắc thạch bi văn của Thi nhân Trương Kế, các pho thạch tượng của nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc, những thạch bia ký của các danh hào Thi nhân Văn Trưng Minh (文徵明, 470-1559), Thi nhân Đường Dần (唐寅, 1470-1523). . .

 

Ngôi Phạm vũ trãi qua thăng trầm cùng vận nước, khi chiến tranh khốc liệt ngôi Cổ tự cũng chung số phận bị phá hủy nhiều lần, biết bao hưng phế của thời gian nhưng ngôi Cổ tự vẫn trơ gan với tuế nguyệt hơn 1.500 năm.

 

Ngôi Đại Già lam Hàn Sơn cổ Tự, tọa lạc tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn, phía tây thành Cô Tô (nay là thành phố Tô Châu).

 

Ngôi Đại Già lam Cổ Tự này do do Thiền sư Thạch Đầu đạo hiệu Hàn Sơn Tử Giả khai sơn vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương (502-519), thuộc Nam Triều (Thế Kỷ VI).

 

Triều đại Đường Trinh Quán (627-649) Thiền sư Thạch Đầu đạo hiệu Hàn Sơn Tử Giả lấy đạo hiệu của mình đặt tên chùa "寒山寺, Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm.

 

Từ đây Ngài thanh thản hồn nhiên lại vân du Hàn Sơn (Núi Lạnh) đó là núi Thiên Thai (nơi sinh ra Thiền phái Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Phong Can (豐干禪師) và Thiền sư Thập Đắc (拾得禪師). Bức hoành phi với bốn chữ đại tự "Hàn Sơn Thập Đắc, 寒山拾得" có nghĩa là Hàn Sơn Tự lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh muôn thuở và ba vị Hàn Sơn, Phong Can, Thập Đắc "Tam Thánh Thiên Thai" (天台 三聖) nổi tiếng.

 

Khởi đầu với danh hiệu “Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện, 妙利普明塔院”, gắn liền với lịch sử địa danh đầu tiên “Ngô quận Đồ kinh Tục chí, 吳郡圖續記”, tiếp đến “Ngô Quận chí, 吳郡志”, “Cô Tô chí, 姑蘇志”, Bách Thành Yên Thủy, 百城烟水”, Tô Châu Phủ chí, 蘇州府志”, cho đến tất cả lịch sử địa phương khác.

 

Đến thời Tống hiệu Gia Hựu (1056-1063), ngôi Cổ Tự được ban sắc tứ “Thiền viện Phổ Minh, 普明禅院”, địa danh là “Ngô Quận chí, 吳郡志”, Thiền viện Phổ Minh tức "Phong Kiều Tự, 楓橋寺".

 

Thời gian Nam Tống niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1162) vẫn danh xưng "Phong Kiều Tự, 楓橋寺", "Phong Kiều Tự ký, 楓橋寺記".

 

Đến triều Đại Nguyên đế quốc (1271–1368), vẫn phục xưng Hàn Sơn cổ Tự (寒山古寺). Nhà thơ Cố Trọng Anh đời Nguyên trong bài Bạc Xương môn đã viết:

 

西峯指在寒山寺

長宋鍾聲攪客眠

 

Tây phong chỉ tại Hàn Sơn Tự,

Trường tống chung thanh giảo khách miên.

 

Bắc Tống, niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (tháng 12 năm 976 - tháng 5 năm 978), vị quan Tiết Độ sứ Tôn Thừa Hựu (節度使孫承祐) trùng kiến Tháp Phật bảy từng, xưa nơi đây đã từng có tháp, hoặc xem tháp Tổ sư Phổ Minh là tháp Phật.

 

Nam Tống niên hiệu Kiến Viêm tứ niên (1130), quân binh nhà Kim xâm lược Nam Tống, những ngôi Tự viện Phật giáo do nhà nước quản lý và các nhà dân tại trấn Tây Giao, Tô Châu trong một đêm hỏa hoạn thiêu đốt sạch.  Mặc dù cơn binh lửa thịnh nộ, Hàn Sơn Tự thoát khỏi nạn hỏa hoạn, nhưng bị quân binh dày xéo. Chư Tăng phải tỵ nạn nơi khác, mái chùa sụp đỗ nát, ngôi chùa trở nên hoang vắng, bụi bám nhện văng, nhang tàn khói lạnnh đìu hiu. "Phong Kiều Tự ký, 楓橋寺記".

 


han san co tu (1)han san co tu (1)han san co tu (2)han san co tu (3)han san co tu (4)han san co tu (5)han san co tu (6)han san co tu (7)han san co tu (8)

Thiệu Hưng tứ niên (1134) Thiệu hưng tứ niên (1134), Trưởng lão Pháp Thiên Hoa (法迁花) không biết từ đâu đến, Ngài đích thân thống lĩnh đồ chúng, tu bồi chỉnh sửa, Ngài không thích ăn sang mặc đẹp, tam thường bất túc, chuyên khổ hạnh tu trì và nếm đủ mùi gian nan, bao năm gầy dựng vất vã nhọc nhằn, trải qua 12 năm trời, cuối cùng khiến cho “ngôi Phạm vũ  khôi phục quy mô khí thế, hoành tráng hơn so với quá khứ” có thể duy trì được mấy nghìn năm.

 

Trong thời gian trùng tu tháp Phật, tiêu phí tài chánh, tiêu hao nhân lực 3 năm. Xây cất thêm viện Thủy Lục, trang nghiêm u nhã, vì rường cột Phật pháp mà thấp thỏm không yên. Hàn Sơn Tự sau khi được trùng tu, khí thế qui mô đồ sộ, nức tiếng từ xưa đến nay.

 

Nguyên mạt (1366-1367), tháng 5 năm thứ 26 (1366), Chu Nguyên Chương ban bố "Bình Chu hịch", liệt kê 8 tội trạng của Trương Sĩ Thành. Tháng 8, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân tiến quân, không đầy 3 tháng đánh chiếm Hồ Châu, Hàng Châu, Thiệu Hưng. Quân đội của Nguyên Chương kéo đến dưới thành Bình Giang, tiến hành thế trận bao vây. Trương Sĩ Thành chiếm cứ Tô Châu, Hàn Sơn Tự do Tôn Thừa Hựu trùng kiến, tháp Phật do trưởng lão Pháp Thiên Hoa trùng tu đều bị hủy hoại bởi chiến tranh binh lửa.

 

Hồng Vũ niên gian (1.368-1.398), Thiền sư Xương Sùng, vị Tăng ẩn dật sùng tích kiến Hàn Sơn Tự, hợp nhất ba danh xưng: Tú Phong Tự, Tuệ Khánh Tự, Nam Phong Tự và còn có bốn tên khác: Văn Thù, Vân Cao, Xạ Độc, Kỳ Nhất thất. Hàn Sơn Tự thời đầu nhà Minh, sau khi Thiền sư Xương Sùng trùng hưng thì Hàn Sơn Tự vẫn còn là Tòng lâm.

 

Vĩnh Lạc tam niên (1405) Thiền sư Thâm Cốc Sưởng lại trùng tu. Căn cứ trong "Hàn Sơn Tự Trùng Hưng Ký,寒山寺重興記" của Diêu Quảng Hiếu ghi: "Thánh Triều Vĩnh Lạc năm thứ 3 (1405), Thiền sư lão thành Thâm Cốc Sưởng là người đầy đủ giới hạnh đến nhậm chức Phương trượng Trụ trì, từ bàn tay trắng phấn đấu, quyên góp từ đàn việt, cắt đốn gai gốc, thu dọn gạch vụn, trước hết xây Phật điện, kế tiếp xây Tăng xá, cổng Tam quan rồi đến Giảng đường, Thiền đường, nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, rồi đến những thứ cần thiết trong tự viện Thiền sư đều sắp xếp đầy đủ. Cho đến đắp các tôn tượng chư Phật, Thích Ca Thế Tôn thờ cúng trong điện đường.

 

Chánh Thống Kỷ Mùi (1439), Quận hầu Huống Chung trùng tu trở lại (Bách Thành Yên Thủy, 百城烟水).

 

Gia Tĩnh Gian (1522-1566), Thiền sư  Bản Tịch (本寂本寂) đúc chuông xây lầu, nhưng lại gặp sự cố binh biến của Nhật. Chuông chưa rõ bị hư hoại lúc nào, về ngày tháng năm của chuông chùa bị hủy có thể bắt đầu khảo sát ở đây. (Theo: Bách Thành Yên Thủy, 百城烟水).

 

Quang Tự năm thứ 32 (1906), Trần Quỳ Long trong lúc đi tuần tra Giang Tô, thẩm sát Doanh ngũ, ngẫu nhiên đến Phong Kiều, nhân thấy Hàn Sơn Tự, ngôi cổ sát nghìn năm bị hoang phế, bèn phát tâm tu sửa: "Chọn ngày lành để chuẩn bị khởi công, mở rộng cửa để được gần đại lộ. Từ Tam quan đi vào, rẽ hướng nam, cầu đường gồm 3 dãy, rồi từ đường tiến vào, có 3 kho dựng đồ riêng biệt. Dãy nhà phía đông rộng rãi, là nơi nghỉ ngơi của khách. Dãy phía tây thì hơi hẹp, là nơi đặt để bia cổ của Hàn Sơn Tự. Những thư sách của Văn Đãi Chiếu (tên của một chức quan) và thơ của Trương Ý Tôn, đến nay đã bị thất khuyết, nên khắc lại để bổ sung vào.

 

Tuyên Thống nhị niên 1910, Trình Đức Toàn, Tuần phủ Giang Tô, và Lục Chung Kỳ, Bố Chánh trùng kiến Đại điện, Ngự Bi đình “Ngự Bi đình vị vu san môn ngoại”.

 

Sau cách mạng Tân Hợi đến năm 1949, trải qua cuộc chiến với bọn quân phiệt, khắp nơi người dân bị nạn kêu cứu thảm thương. Hàn Sơn Tự cũng không tránh khỏi, khói hương lạnh lẽo, ngoài ngõ không người, ra vào đơn độc, chư tăng tản mát mỗi người một nơi.

 

Mùa thu năm 1941, các ông Cao Quan Ngô cùng tu sửa “Tàng Kinh lâu”, đổi tên là “Sương Chung các”. Lúc lạc thành, ông Mã Khởi Quyền tặng bức tranh "Hàn Sơn Bôi độ", có đến 92 người làm thơ ca ngợi bức tranh này, tất cả 165 bài thơ (Xem: Nghệ Văn). Thời kỳ quân Nhật xâm chiếm Tô Châu, phòng xá điện đường Hàn Sơn Tự đã trở thành nơi nhốt ngựa của quân Nhật. Hàn Sơn Tự chỉ còn hai ba vị Tăng nương nhau mà sống, nguồn thu nhập chỉ dựa tiền bán cơm và tiền viết liễn, cuộc sống trôi qua một cách miễn cưỡng.

 

Thịnh suy hưng phế là một quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa (文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.

 

Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, Hàn Sơn Tự, cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

 

Thời gian 10 năm ấy, tượng Phật, Pháp khí, Điện các của Hàn Sơn Tự bị tổn hại, văn vật trong chùa đã bị thanh tra và tịch thu. Pháp sư Tánh Không tìm mọi biện pháp để bảo hộ, khiến cho các văn bia khắc, tạng kinh, La Hán ... được bảo tồn.

 

Sau năm 1976, khắp nơi thi hành chính sách dẹp loạn phục hồi trật tự. Ngày 15/11/1978, Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội Trưởng Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc, Phó chủ tịch Hiệp nghị Hội thương chính trị toàn quốc, lần đầu đến Hàn Sơn Tự thị sát và chỉ đạo công tác tu sửa.

 

Ngày 17/11 cùng năm, có 4 vị tăng Hàn Sơn Tự là: Tịnh Trì, Tánh Không, Quả Phong và Pháp Nhẫn, mặc tăng bào, theo nghi quỹ Phật Giáo Trung Quốc, long trọng tiếp rước Điền Hồng Phạm, là đoàn trưởng của "Đoàn giáo dục xã hội Nhật Bản hữu nghị giao lưu Trung Quốc" gồm 17 tăng ni. Hàn Sơn Tự từ đây bắt đầu phục hồi.     

 

Năm 1979, sau hội nghị toàn quốc, số người đến viếng thăm Trung Quốc luôn tăng thêm. Hai vị Pháp sư Tịnh Trì, Tánh Không lần lượt đón tiếp khách ngoại quốc như các tác gia, các nhà nghệ thuật: Nữ ký giả Hoa Kỳ, vườn nghệ gia nước Cộng Hòa Liên Bang Đức... , họ đại biểu cho giới trí thức nước ngoài, họ cũng bày tỏ niềm hy vọng là được hiểu rõ về hiện trạng của tôn giáo Trung Quốc. Tháng 7 năm này, Chính phủ nhân dân Thành phố, ban Tôn giáo dân tộc chính thức khôi phục hoạt động, kịp thời triệu tập hội nghị nhân sĩ giới tôn giáo, nhận chân hàng loạt biện pháp cụ thể về vấn đề nghiên cứu chính sách tôn giáo. Đồng thời trên hội nghị đã tuyên bố, sẽ tăng tốc độ công trình trùng tu Hàn Sơn Tự, lần chỉnh tu này do Chính phủ cấp kinh phí. Cùng năm này, chùa đã thỉnh về các tôn tượng: Thích Ca, Ca Diếp, A Nan, Di Lặc, Vi Đà Bồ tát và Tôn giả Hàn Sơn, Tôn giả Thập Đắc từ Tây Viên Tự về Hàn Sơn Tự để tôn trí phụng thờ.

 

Đêm trừ tịch năm 1979, dưới sự phối hợp xướng đạo của Hiệp hội hữu hảo đối ngoại thành phố Tô Châu, tổ chức hoạt động "nghe tiếng chuông Hàn Sơn Tự" lần đầu tiên, đối tượng tham gia hoạt động này có khoảng 120 Đạo hữu người Nhật. Để xúc tiến tình hữu hảo Trung-Nhật, chùa đã bắt đầu xây dựng một hình thức mới là phát triển ngành du lịch. Nhân số về sau cứ mỗi năm mỗi tăng thêm, sự quy mô mỗi năm mỗi mở rộng, ngày này năm này rất ảnh hưởng và đã trở thành hoạt động của ngày lễ truyền thống hằng năm.

 

Năm 1986, theo quy chế Tòng Lâm, Hàn Sơn Tự đã thỉnh Pháp sư Sở Quang, Pháp sư Diễn Lâm làm Giám viện, hai vị này chia ra từng khoản mục, kiết thiết sửa sang cơ bản, hoạt động tôn giáo, tiếp đãi đối ngoại, đối nội. Cục du lịch quốc gia đã cấp chi phí 50 vạn nhân dân tệ, trùng kiến “Tàng Kinh lâu” 365 m2. 

 

Mùa thu năm 1988, khởi công xây dựng khu sinh hoạt, diện tích kiến trúc 670 m2.

 

Năm 1990, pháp sư Thu Sảng lãnh trách vụ Giám viện, năm này cũng đã hoàn thành viên mãn công đức thếp vàng 500 vị La Hán, kiến trúc “Văn Chungđình”.

 

Năm 1992, mùa Thu cử hành nghi thức lễ khởi công xây dựng Bảo tháp Phổ Minh. Năm sau các Công ty xây dựng chi nhánh Tô Châu bắt đầu xây dựng.

 

Ngày 30/10/1996 Lễ Lạc Thành Bảo tháp Phổ Minh và Khai quang an vị tượng Phật. Hàn Sơn Tự mới được khởi sắc.

 

Pháp sư Diễn Lâm, Pháp sư Sở Quang nhị vị Giám viện già bệnh, đã nghỉ hưu.

 

Tự viện tại khu vực này mệnh danh “Hàn Sơn cảnh khu”, vì vấn đề thụ xâm danh dự, trong những năm qua liên tục với nhau để nghỉ mát cao cấp hơn, và Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc phản ảnh.

 

Năm 1996, Chính quyền tỉnh địa phương đã gửi văn thư, Chính quyền Thành phố Tô Châu ban hành một quyết định đổi danh xưng “Phong Kiều cảnh khu”, và để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Phật giáo.

 

Theo Cục Quản lý Đất đai năm 1995, quốc dụng (95) số 3.000 “Giấy Chứng nhận sử dụng đất nhà nước, 國有土地使用證).

 

Đăng ký: Hàn Sơn Tự số 4 (4), tổng diện tích 286,2 mét vuông. Bảo tháp Phổ Minh với quyền sử dụng 3000 mét vuông. Tổng số 13,654.1 mét vuông đất quyền sử dụng.

 

Năm 2001, lần lượt hoàn thành các công trình lợp ngói lại Hoằng Pháp đường, chỉnh tu Khách đường và Trai đường, đại tu Tàng Kinh lâu... dựng bia thơ "Phong Kiều Dạ Bạc". Cư sĩ Ôn Tánh Trân, Tín sĩ Đài Loan và gia quyến hiến cúng một lư hương lớn bằng đồng, do công ty Trung Hoa Thanh Đồng Đại học giao thông Thượng Hải chế tạo, nặng 5 tấn, để chỗ đất trống phía sau Thiên Vương điện.

 

Tháng 8 năm 2006, qua sự tiến cử của Pháp sư Tính Không, Hiệp hội Phật giáo phê chuẩn, Pháp sư Thu Sảng tiếp nhận chức Phương trượng Trụ trì. Pháp sư là người tu học cần mẫn, đạo tâm kiên định, tích cực hiệp trợ Phương trượng Tánh Không, quản lý Tự viện rất tốt, không ngừng hoàn thiện các công trình xây dựng, Pháp sư đã đem hết sức mình để phát huy công năng cho ngành du lịch văn hóa tôn giáo của Tự viện. Pháp sư tiếp nhận chức Phương trượng Trụ trì Hàn Sơn Tự, thể hiện đầy đủ chính sách tự do tín ngưỡng của tôn giáo. Ngoài ra Pháp sư còn kế thừa Thư pháp của thầy, tác phẩm Thư pháp của Pháp sư được đánh giá, triển lãm trong và ngoài nước. Hiện là Ban Quản trị Hiệp hội Phật giáo tỉnh Giang Tô, Phó Hội Trưởng Hiệp Hội Phật giáo thành phố Tô Châu, Hội Trưởng Hiệp hội Phật giáo Thành Phố Côn Sơn, Ủy viên Hiệp thương Chính trị thành phố Giang Tô.

 

Cuối năm 2006, Cục Sự Vụ Tôn giáo Dân tộc thành phố Tô Châu, qua sự nghiên cứu thảo luận của Hiệp Hội Phật giáo thành phố Tô Châu, quyết định mời Pháp sư Thu Sảng,  Phương trượng Trụ trì Hàn Sơn Tự kiêm nhiệm Trụ trì Trùng Nguyên Tự.

 

Tháng 3/2007, lấy Pháp sư Thu Sảng làm tăng đoàn đầu tiên và chính thức tiến vào Trùng Nguyên Tự, khai triển toàn diện Pháp vụ Phật giáo và xây dựng nền văn hóa Phật giáo Tự viện, thành tựu một Đạo tràng Phật giáo có đủ Tam bảo Phật Pháp và Tăng. 

 

Đại hùng Bảo điện

   (大雄寶殿)

 

Đại hùng Bảo điện nguy nga tráng lệ, gian giữa phía trên có treo biển ngạch "Đại hùng Bảo điện, 大雄寶殿)", ngay thờ chính giữa pho tượng Đức Thích Ca Như Lai tọa vị, tả hữu nhị vị Tôn giả A Nan, Tôn giả Ca Diếp đứng hầu. Hai gian hai bên Đại Hùng Bảo điện bộ tượng Thập bát La Hán với thần thái đặc dị khác nhau, được đúc bằng đồng thau thếp vàng, sản xuất vào triều đại nhà Minh, triều đại cai trị Trung Hoa (1368-1644), được chuyển từ Thánh địa Phật giáo Ngũ Đài Sơn đến đây. Phía sau Phật tượng hậu cung thờ tôn thạch tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc, thạch tượng Thiền sư Hàn Sơn tay phải chỉ xuống đất, hồn nhiên cười nói rôm rả; thạch tượng Thiền sư Thập Đắc cởi ngực khoe bụng với dáng vẻ thanh thản thật thoải mái vui tươi. Cả hai đều để đầu tóc rối bời, đây là tác phẩm chân tích của một trong nhóm triều đại nhà Thanh: “Dương Châu bát quái, 揚州八怪” tám quái kiệt đất Dương Châu, gồm Hoàng Thận, Lý phương Ứng, Kim Nông, Trịnh Bản Kiều...

 

Chuông Hàn Sơn Cổ Tự

    (寒山寺鐘)

 

Thường niên vào đêm Giao thừa (trừ tịch), tiếng chuông huyền diệu ngân vang, được gióng 108 lần. Với ý nghĩa đầu tiên bởi một năm có 12 tháng, mỗi ngày 24 giờ và 72 tiết trong một năm, tổng cộng 12-24-72 bằng 108, đó là năm cũ đã qua và tiếp đón năm mới; thứ hai là thể hiện cung kính thường niệm danh hiệu của 108 vị Phật; thứ ba với ý nghĩa 108 tiếng chuông huyền diệu xua tan 108 phiền não.

 

Khi những tiếng chuông huyền diệu ngân vang thượng thông Thiên đường, hạ triệt Địa phủ, làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau, biết bao nghiệp chướng, niềm tục lụy của chúng sinh. Đánh tiêu tan những muộn phiền của năm cũ và bước sang năm mới an lạc thịnh đạt.

 

Theo truyền thống, người đánh 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa này không ai khác chính là những nhà sư, chỉ có 1 số ít ngôi chùa là cho Phật tử, du khách thực hiện tập tục này.

 

Theo Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Tokyo (東京国立博物館, Tōkyō Kokuritsu Hakubutsukan?) Takuya Utano đã ghi chép trong "Vi Hàng Du Ký, 葦杭遊記" năm 1908 rằng, vào thời loạn quả chuông Hàn Sơn Tự Đường triều bởi nghi ngờ bị cướp đi do những tên giặc trong lực lượng Bát Quốc Liên Quân (八國聯軍) và đã bán sang Nhật Bản, sau đó Nhật Bản đã phiên bản đúc quả chuông mới bởi một ngôi chùa ở huyện Toyama, tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshū. Năm 1905, Tuần phủ Giang Tô Trần Quỳ Long yêu cầu phía Nhật Bản bồi thường, sau khi điều tra, người ta thấy rằng phía Nhật Bản, người không có hồi chuông đáp trả, phải mập mờ, một quả chuông mới đúc vào năm sau. (cần điều tra thêm nhiều nguồn)

 

Tại Hàn Sơn Cổ tự có hai quả chuông hàng trăm năm tuổi, một là quả chuông lớn do Tuần phủ Giang Tô Trần Quỳ Long chế tạo cúng và quả chuông còn lại được đúc tại Nhật Bản năm 1906, có khắc tên của Thủ tướng Nhật Bản Itō Hirobumi (伊藤 博文).

 

Năm 2007, Hàn Sơn Cổ Tự đã cho đúc một quả chuông mới tại Vũ Hán với trọng lượng 198 tấn đồng, quả chuông đồng cao 8,5 mét, đường kính 5,2 mét, khắc vào chuông các ký tự "Hàn Sơn Cổ Tự, 古寒山寺" và "Diệu Pháp Liên HoaKinh, 妙法蓮華經". Ngoài ra, còn có một Lầu Chuông (鐘樓), hiện đang mở cửa cho du khách thập phương trải nghiệm cảm giác tiếng chuông huyền diệu lúc nửa đêm khi khách thuyền sang sông.

 

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Hàn Sơn Cổ Tự vang danh thiên hạ, ngay cả vào thời chiến tranh Trung-Nhật, tiếng chuông huyền diệu chùa Hàn Sơn vẫn hùng dũng vang vọng giữa đêm khuya qua các ca khúc "Tô Châu Dạ khúc, 蘇州夜曲", "Chi na chi dạ, 支那之夜" do nghệ sĩ Lý Hương Lan diễn xuất . . . Tiếng chuông huyền diệu . . . Chùa Hàn Sơn mãi mãi với núi sông và con người Trung Hoa. . .

 

Tương truyền tiếng chuông Hàn Sơn Tự là độc nhất vô nhị, sự cảm xúc đã gợi hứng cho rất nhiều Thi nhân qua các triều đại, nhưng nổi bậc vẫn là bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" của Thi sĩ Trương Kế. Kiệt tác này hiện là Pháp bảo vô giá của Hàn San Tự, được khắc trên bia đá sừng sững giữa thanh thiên, trơ gan cùng tuế nguyệt.

 

Tôn tượng Ngũ bách La Hán

            (五百尊羅漢)

 

Tôn tượng 500 vị La Hán được tạc từ gỗ hương Long não thếp vàng, đây là di tích văn hóa Văn vật Thanh triều Vị Anh minh Hoàng đế Kiến tính Ngộ đạo, niên hiệu Ung Chính Thanh Thế Tông Thuận Trị Hoàng đế (trị vì 1722-1735). Năm trăm vị La Hán đệ tử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Quả vị La Hán đạt vĩnh xuất ly tam giới: thứ nhất, thoát khỏi khổ luân hồi sinh tử; thứ hai, dứt sự tham luyến thế gian, sạch phiền não, vĩnh viễn an trú cảnh giới Niết bàn tịch tinh; thứ ba, thường thụ hưởng cúng dường của chư thiên và loài người. Chính giữa gian La Hán đường, phía trước có tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm được đúc bằng đồng cao 2,5 mét và với trọng lượng 1,5 tấn, do Viện Hàn Lâm Tôn giáo Nhật Bản và Hiệp hội Thiền tông Phật giáo Nhật Bản cung hiến và được Khánh thành vào năm 1995.

 

Bảo tháp Phổ Minh

     (普明塔)

 

Bảo tháp Phổ Minh "làm nổi bật ngôi cổ tự", chủ thể của kiến trúc tháp viện, đây là điểm tối cao của ngôi già lam Hàn Sơn Cổ tự. Trong lịch sử, ngôi cổ tự và bảo tháp đã ba lần hủy hoại. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1996, bản tự đã long trọng cử hành "nghi thức khai quang tượng Phật và hoàn công Bảo tháp Phổ Minh". Hòa thượng Tính không, phương trượng trụ trì Hàn Sơn Cổ tự ngẫu hứng đề thơ:

 

六年籌建三年就,

八百餘回億萬戶.

心血用空唐塔出,

五層藏瑞十方成.

 

Lục niên trù kiến tam niên tựu,

Bát bách dư hồi ức vạn hộ.

Tâm huyết dụng không đường tháp xuất,

Ngũ tằng tàng thuỵ thập phương thành.

 

Trải qua nhiều biến động của các triều đại, chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy (năm 1860), đến năm Quang Tự thứ 3 (1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay, gồm có: Đại điện, Tàng Kinh lâu, Chung lâu, Phong Giang lâu, Bi lang. Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng Thi sĩ Trương Kế, mà theo tục lệ: các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực, được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Thi sĩ Trương Kế đời Đường (khoảng trước năm 754).

 

月落烏啼霜滿天,

江楓漁火對愁眠.

姑蘇城外寒山寺,

夜半鐘聲到客船.

 

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hoả đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

 

Chùm ảnh Ngôi Đại Già lam nổi tiếng thế giới Hàn Sơn Cổ Tự, Trung Quốc. Trân trọng kính mời quý bạn đọc vòng quanh thưởng lãm và ngẫu hứng cùng các Thi sĩ ngân nga vài bài Thiền ca:

 

Lipvideo

 

Tháp Phổ Minh Hàn Sơn Cổ tự, Tô Châu, Giang Tô, Trung Hoa

https://www.youtube.com/watch?v=c82SwOyVfRE

 

Hàn Sơn Cổ tự, Tô Châu, Giang Tô, Trung Hoa

https://www.youtube.com/watch?v=qJIS5_SYllI

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: hanshansi.org)



facebook

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 10632)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9894)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6092)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4435)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30708)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6657)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9562)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5626)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4193)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 8290)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]