Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp

24/01/202223:57(Xem: 2892)
Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp

Triết gia Edmund Husserl

Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp 
(Ketika Edmund Husserl Belajar Dhamma)

Nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học Edmund Husserl (1859–1938) đã viết rằng "Tôi không thể phát âm" khi đọc Kinh điển Phật giáo trong bản dịch tiếng Đức của Karl Eugen Neumann (1865–1915), người đầu tiên dịch phần lớn Kinh điển Pali về kinh Phật từ bản gốc Pali sang ngôn ngữ Châu Âu (tiếng Đức), một trong những người tiên phong của Phật giáo Châu Âu. 


Triết gia Edmund Husserl lập luận rằng phương pháp Phật giáo mà ông hiểu rất giống với phương pháp của ông. Tương tự như thế, nhà triết học người Đức Eugen Fink (905-1975), người từng là trợ lý cho Triết gia Edmund Husserl và được coi là người phiên dịch đáng tin cậy nhất của Triết gia Edmund Husserl, ông nói rằng: "Các giai đoạn khác nhau về cơ bản kỷ luật Phật giáo là các giai đoạn giảm thiểu hiện tượng học"


Sau khi đọc các kinh điển Phật giáo, Triết gia Edmund Husserl đã viết một bài Tiểu luận ngắn gọn với chủ đề "Kim ngôn Khẩu ngọc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, On the Sermons of Gautama Buddha" (Über die Reden Gotomo Buddhos), trong đó có đoạn: "Một cách phân tích ngôn ngữ hoàn chỉnh của Kinh điển Phật giáo, cho chúng ta cơ hội hoàn hảo để khám phá thế giới hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của người châu Âu, đặt bản thân vào quan điểm của họ và làm cho các kết quả năng động thực sự toàn diện, thông qua kinh nghiệm và sự hiểu biết. 


Đối với chúng ta, đối với bất kỳ ai, những người đang sống trong sự sụp đổ của nền văn hóa của chúng ta bị bóc lột và đang tìm cách để xem sự thuần khiết và chân lý của tâm linh nằm ở đâu, trong đó quyền thống trị đầy vui tươi của thế giới tự hiển hiện, thì thế giới quan "Phật giáo" này là một cuộc phiêu lưu phi thường". 


Phật giáo đồ

(Agama Buddha)


Đạo Phật - như được hiển hiện cho chúng ta từ nguồn gốc - giới luật, đạo đức học, tôn giáo thanh lọc, chuyển hóa tâm thức và hoàn thành địa vị cao nhất (Phật quả) - hiểu và tận tâm với thành quả bên trong nội tâm vững mạnh, bất khả tư nghì và cao thượng, sẽ sớm trở nên rõ ràng đối với bất kỳ độc giả nào dành cho tác phẩm. 


Chỉ có Phật giáo mới có thể so sánh được với hình thức triết học và lòng nhiệt thành tôn giáo cao nhất của nền văn hóa châu Âu của chúng ta. Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là tận dụng (đối với chúng ta) môn học tâm linh của Ấn Độ hoàn toàn mới này, ngược lại, đã được hồi sinh và củng cố. 


Giáo sư Fred J. Hanna, Ph.D., đồng thiết kế của Chương trình Tiến sĩ về Giáo dục, Cố vấn tại Đại học Adler, ở Chicago, Hoa Kỳ, Giáo sư danh dự Tiến sĩ Lưu Quốc Anh (劉國英) đều lưu ý rằng khi Triết gia Edmund Husserl gọi đạo Phật là "Siêu việt" (Transendental), ông so sánh với hiện tượng học siêu việt của mình. Ngoài ra, việc Triết gia Edmund Husserl gọi Phật giáo là một "cuộc phiêu lưu lớn" (petualangan besar) là rất quan trọng, bởi vì ông đã đề cập đến triết học của chính mình theo cách tương tự, cụ thể là như một phương pháp luận làm thay đổi mỗi người với cách nhìn nhận thực tại cũng mang lại sự chuyển hóa của cá nhân. 


Triết gia Edmund Husserl cũng viết về triết học Phật giáo, bản thảo chưa xuất bản với tựa đề "Sokrates - Buddha". Ở đây, ông so sánh lập trường triết học Phật giáo với truyền thống phương Tây, mà đại diện là Sokrates (470–399 trước Tây lịch), một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), một trong những người đã khai sáng nền triết học phương Tây, và nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây. 


Triết gia Edmund Husserl đã nhìn thấy những điểm tương đồng giữa lối sống triết gia người Hy Lạp cổ đại Sokrates dựa trên câu ngạn ngữ "Hãy phản quan tự kỷ" (Kenali diri sendiri) và triết học Phật giáo. Ông cho rằng cả hai đều có cùng một lập trường, đây là sự kết hợp giữa bản chất của lý thuyết thuần túy khoa học và thái độ thực dụng hàng ngày. 


Lập trường thứ ba này dựa trên "một phương pháp thực dụng nhằm nâng cao con người, thông qua lý trí khoa học phổ quát. Triết gia Edmund Husserl cũng nhận thấy những điểm tương đồng giữa phân tích kinh nghiệm của Phật giáo và phương pháp phương pháp épochè (ngưng hãm) của riêng ông, đó là việc đình chỉ các phán đoán về các giả định siêu hình và các giả định về thế giới 'bên ngoài'" (các giả định mà ông gọi là 'thái độ tự nhiên')


Mặt khác, Triết gia Edmund Husserl cũng cho rằng, Phật giáo đã không phát triển thành một khoa học thống nhất, có thể thống nhất mọi tri thức bởi vì nó là một hệ thống đạo đức - tôn giáo và do đó không thể đủ tiêu chuẩn là một hiện tượng học siêu việt hoàn toàn. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine)



facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2011(Xem: 4031)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 5917)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 3997)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4279)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 3645)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 3757)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 14764)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 3671)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 6699)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
01/01/2011(Xem: 3164)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567