Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi một cựu chiến binh trở thành Thiền sư

03/01/202215:32(Xem: 4471)
Khi một cựu chiến binh trở thành Thiền sư

Khi một cựu chiến binh trở thành Thiền sư 2
Khi một cựu chiến binh trở thành Thiền sư
Nguyên tác: Karen Tong và Meredith Lake 
Việt dịch: Nguyên Giác

Lời Giới Thiệu

Bài viết “How a Vietnam War veteran became a Zen Buddhist monk” (Tiến trình một cựu chiến binh Hoa Kỳ thời Cuộc Chiến VN trở thành một Thiền sư Phật giáo) trên đài ABC Radio National là của hai tác giả Karen Tong và Meredith Lake viết cho mục Soul Search trên đài ABC Radio National. Bản dịch ra tiếng Việt do Nguyên Giác thực hiện như sau.

 

Claude AnShin Thomas đã bước từ chiến tranh tới Hòa Bình. Khi còn là một vị thành niên, thầy gia nhập quân đội Hoa Kỳ và được gửi vào tham dự Cuộc Chiến Việt Nam. Bây giờ, Claude là một nhà sư Phật Giáo và là một vị thầy nổi tiếng về Thiền tọa. 

Thầy nói với chương trình Soul Search trên làn sóng phát thanh RN của Úc châu, “Một mặt, tôi là một người như tôi là, vì những gì tôi đã làm, và những nơi tôi đã tới. Cùng lúc, đời tôi bây giờ gắn bó với nỗ lực kết thúc tất cả các cuộc chiến, tất cả các bạo lực --- và tôi tin điều đó có thể thực hiện.”

Từ khi bước sâu vào truyền thống Thiền Phật Giáo, Claude đã thấy gốc rễ chiến tranh, bạo lực và đau khổ là từ nội tâm, không phải từ bên ngoài. Thầy nói, “Chúng hiện hữu trong mỗi người chúng ta một cách riêng tư, và trách nhiệm chúng ta là tỉnh thức thấy như thế.” 

 

Một con đường tất yếu tới chiến tranh

Thân phụ của Claude đã tham dự Thế Chiến thứ hai, và ông nội đã tham dự Thế Chiến thứ nhất, do vậy như dường tất nhiên là Claude đăng lính vào Lục quân Hoa Kỳ -- và thầy làm như thế năm 17 tuổi. 

Thầy nói, “Thân phụ tôi khuyên là tôi nên vào lính bởi vì quân đội sẽ làm tôi thành người tốt, giúp học kỷ luật.” Thân phụ của Claude không bao giờ nói về thời kỳ chính ông trong quân đội, chỉ trừ “vài chuyện lãng mạn, vô hại” và không bao giờ xác nhận về ảnh hưởng chiến tranh trên con người ông.

Nhưng Claude đã thấy những nỗi hỗn loạn nội tâm – và đã không biết cần đối phó thế nào --  đã tác hại vào đời sống thân phụ. Claude nhớ lại, “Bố tôi phải dùng tới rượu, thuốc lá – ông hút từ 50 tới 60 điếu thuốc mỗi ngày – và ông đã có một thói quen ẩm thực kinh hoàng.” 

Sau khi vào quân đội Hoa Kỳ, Claude giữ vị trí xạ thủ từ trực thăng và rồi cơ trưởng tại Việt Nam. Claude bị bắn rớt 5 lần, và được giải ngũ vì chiến thương khi mới 20 tuổi; Claude lãnh nhiều huy chương và một Huân Chương Purple Heart. Claude nói, “Tôi tình nguyện tham chiến bởi vì tôi có ấn tượng rằng đó là trách nhiệm của tôi.” 

Nhưng đó không phải là động cơ duy nhất của thầy. Claude nói, “Tôi đã nghĩ là nếu tôi tham chiến, phục vụ một cách vinh dự, khi tôi về lại quê nhà, việc làm sẽ có sẵn, các thiếu nữ sẽ yêu tôi và sẽ phủ phục nơi bàn chân tôi. Mọi thứ sẽ trao cho tôi vì tôi sẽ là 1 anh hùng quốc gia.

 
Khi một cựu chiến binh trở thành Thiền sư 1

Một năm tại Việt Nam

Claude chưa từng bao giờ nhìn thấy một chiếc trực thăng trước ngày đầu tiên đặt chân tại Việt Nam, khi được bổ nhiệm làm xạ thủ ngồi bắn xuống từ cửa trực thăng. Thầy nhớ lại, “Tôi hoàn toàn thơ ngây, thực sự chưa chuẩn bị gì cho trách nhiệm tôi được trao cho. Tôi tìm kiếm các chiến đấu cơ sẽ tấn công chúng tôi. Nhưng quân Việt Nam phía bên kia không có chiến đấu cơ nào, và tôi trước đó đã không biết như thế.” 

Ngày đầu tiên của Claude trong đơn vị trên nguyên tắc sẽ là giới thiệu nhẹ nhàng – một chuyến bay không tác chiến để nhận và phân phối thư tín, và vận chuyển người. Nhưng khi họ trở về doanh trại, cơ trưởng của Claude chạy tới, nói, “Chúng ta phải đi.”

Claude nhớ lại, “Tôi quá sợ hãi, tôi tràn ngập nỗi sợ. Tôi nhớ hình ảnh bước ra khỏi chuyến bay và nhìn thấy người ta làm sạch máu trên trực thăng từ những người bị bắn trúng, bị thương hay đã chết.”

 

Cuộc hồi hương không anh hùng

Claude mô tả hình ảnh trở về đời thường tại Mỹ của thầy như là hỗn loạn. Nó không anh hùng tí nào như thầy từng nghĩ trước đó. Claude trải qua nhiều năm thất nghiệp, cô lập xã hội, bạo lực và nghiện. Claude nói, “Tôi cảm thấy dơ bẩn, hư hỏng. Tôi cảm thấy xương cốt tôi bị kẽm gai quấn lấy, và cứ mỗi lần tôi xoay hướng nào thì kẽm gai cứa vào người tôi.” 

Claude nói rằng thầy đã mang, và vẫn còn mang, trách nhiệm về nhiều cái chết và tàn phá, và gánh nặng của vết thương đạo đức và căng thẳng hậu-chấn-thương. Claude nói, “Tôi không hoảng loạn. Quan hệ của tôi với thế giới trong đó tôi sống làm ra ý nghĩa tuyệt đối dựa vào sự thật của đời tôi và vào quá khứ chiến trường của tôi. Chúng tôi, những người đã tham chiến đều bị thương tích về mặt đạo đức, chúng tôi bị thương, bởi vì những gì chúng tôi bị yêu cầu làm là phản bội đối với tất cả những gì chúng tôi bị điều kiện hóa để tin là đúng và chính xác. Tôi không phải là một người tốt hay xấu vì những gì tôi đã làm, nhưng tôi chịu trách nhiệm.”

 

Con đường bất ngờ tới bình an

Claude dứt nghiện từ năm 1983, và bắt đầu bước vào đường Phật giáo từ năm 1990. Một nhân viên xã hội đã chỉ Claude tới một kỳ thiền thất. Ban đầu Claude nghi ngờ, nhưng khi tham dự thiền thất thì thấy có điều thích hợp. 

Claude kể lại, “Họ chỉ yêu cầu tôi ngồi xuống và để thân tâm bình lặng, để rồi mang như thế vào đời tôi và để thấy những gì tự nó hiển lộ ra cho tôi. Tôi không thể nhớ chính xác những gì được nói lên [trong thiền thất], nhưng tôi có thể nhớ những gì tôi nghe là một sự thật tôi trước dó đã biết từ khi tôi 10 tuổi. Chúng ta không phải người xấu muốn tìm cách làm tốt, chúng ta là những người bị thương tích đang tìm sự chữa lành.

Sau khi gắn bó với thiền tập, Claude tu học với vị Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh, rồi sau đó với vị Thiền sư hoạt động hòa bình Bernie Glassman. Rồi năm 1995, Claude thọ giới cụ túc để trở thành một Thiền sư trong dòng tu Thiền Tào Động Nhật Bản (Japanese Soto Zen).

Ngồi thiền bây giờ là một kỷ luật chủ yếu với Claude, người hồi 40 năm trước, hễ bước đi bên ngoài nhà tù là mang theo trong người một khẩu súng. Claude nói, “Tôi đã không làm những gì đặc biệt, ngoại trừ giữ kỷ luật là khi ngồi thì chỉ ngồi thôi, là khi bước đi thì chỉ bước đi thôi, là khi ăn thì chỉ ăn thôi, là khi làm thì chỉ làm thôi.”

Pháp này cũng giúp Claude hóa giải những tác động của chiến tranh trên thân. Claude nói rằng không hề ngủ được hơn 2 giờ đồng hồ liền kể từ năm 1967. Claude không còn xem việc “chữa lành” như là có thể ngủ ngon, ngủ không ác mộng, nhưng là học cách chấp nhận rằng “cách tôi ngủ thế nào thì chỉ là cách tôi ngủ. Chữa lành không phải là vắng mặt của đau khổ. Đó là học để sống trong một quan hệ tích cực và tỉnh thức với đau khổ đó.”

 

Giúp người khác bình an

Xuyên qua tổ chức Zaltho Foundation, Claude dạy zazen (ngồi thiền) cho thường dân và các cựu chiến binh, và phổ biến thông điệp của bất bạo động tích cực, chuyển hóa và thay đổi. 

Claude nói, “Tôi khuyến khích người ta rằng khi ngồi thì chỉ là ngồi thôi. Nếu chúng ta muốn kiếm gì từ đó, thì điều thực sự hiển lộ cho chúng ta qua tiến trình đó, chúng ta sẽ không thấy nó, chúng ta sẽ lạc mất nó. Tiến trình này không phải là tìm kiếm những gì tốt đẹp, mà chỉ là tỉnh thức.”

Và chính là qua thiền tập này, người cựu chiến binh từ chiến trường Việt Nam này đã hiểu thêm về hòa bình. Claude nói, “Với thân tâm lặng lẽ, tập trung vào nền tảng của đời sống – tức là, một hơi thở này theo sau một hơi thở khác – bình an có cơ hội để tự hiển lộ chính nó ra với tôi, khi nó sẽ hiển lộ trong từng khoảnh khắc tiếp theo. Bình an không phải là một thực tại cố định.”

 

Hướng dẫn ngồi thiền cho người mới tập

Claude khuyên rằng bất kỳ ai muốn tập ngồi thiền hãy nên tìm một nhóm, để có sự hỗ trợ, và một vị thầy từ một truyền thống lâu dài đưa ra lời hướng dẫn. Dưới đây là một vài hướng dẫn căn bản Claude đưa ra bất cứ khi nào hướng dẫn một buổi ngồi thiền.

 

Ngồi

Claude nói, “Chẳng hề gì về nơi bạn ngồi trên đó. Dù là bạn ngồi trên ghế, hay trên giường, hay trên sàn nhà, trên tọa cụ hay một băng ghế, điều quan trọng là ‘hãy có bệ đỡ vững vàng – tức là ba điểm tiếp cận. Nếu bạn ngồi trên mép một chiếc ghế hay giường [thõng chân xuống], thì ba điểm tiếp cận [vững vàng] này là mông và hai bàn chân. Nếu bạn ngồi trên sàn nhà, hay trên tọa cụ hay một băng ghế, thì ba điểm tiếp cận [vững vàng] sẽ là mông và hai đầu gối.” 

Nhận biết về không gian và thân

Hãy giữ hông của bạn nghiêng về phía trước, và cằm thu vào trong. Hai tai nên thẳng với hai vai, mũi thẳng với rún. Đầu chớ nghiêng về trái hay phải, chớ nghiêng trước hay sau.

Giữ hai mắt gần như khép lại

Claude nói, “Nếu bạn muốn ngồi với mắt nhắm lại, coi chừng đừng ngủ gục.”

Claude nói về hai tay: “Lấy lưng bàn tay trái đặt trong lòng bàn tay phải, và chúng ta an nghỉ như thế trên hai đùi với hai đầu ngón cái gần chạm nhau. Nói gần chạm nhau bởi vì, khi chúng ta bị phân tâm ra khỏi điểm cốt tủy là ý thức về hơi thở, hai ngón cái sẽ chạm nhau. Đó là một nhắc nhở vi tế… để tỉnh thức trở lại với ý thức về hơi thở.”

Hơi thở

Hãy thở vào xuyên qua mũi và hãy thở ra xuyên qau miệng, và hãy thở sâu vào bụng. Khi thờ vào, Claude nói, “Chúng ta không theo hơi thở vào thân. Chúng ta nên chú tâm vào điểm chính xác nơi hơi thở vào thân.” Khi thở ra, “Chúng ta không theo hơi thở ra ngoài thân, nhưng chúng ta chú tâm vào điểm chính xác nơi hơi thở rời thân.”

Lặng lẽ

Chớ nên chuyển động. Claude nói, “Chớ cử động nhúc nhích, đừng dễ dàng nuông ý định là gãi đầu hay vuốt má hay làm gì.” Tuy nhiên, khi thấy cảm thọ bất an cứ tiếp tục hay tăng mạnh hơn, thì hãy cử động thân “với ý thức rằng nó ảnh hưởng tới không gian nơi bạn đang ngồi.”

 

Nguyên tác: https://www.abc.net.au/news/2022-01-02/vietnam-war-veteran-zen-buddhist-monk/100731206 
Việt dịch: Nguyên Giác


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2017(Xem: 7583)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
08/06/2017(Xem: 6517)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
20/04/2017(Xem: 7525)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
26/12/2016(Xem: 5886)
Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là
26/12/2016(Xem: 8774)
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi. Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
09/11/2016(Xem: 9442)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
09/06/2016(Xem: 9441)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31569)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
01/05/2016(Xem: 5786)
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron trở thành vị nữ tu sĩ Phật Giáo kể từ năm 1977. Lớn lên tại Los Angeles, ni trưởng tốt nghiệp với bằng danh dự trong ngành lịch sử từ Đại Học UCLA và tốt nghiệp ngành giáo dục tại Đại Học USC. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Phật Học tại Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ, ni trưởng trở thành người khai sơn và trú trì Tu Viện Sravasti Abbey tại Tiểu Bang Washington
27/12/2015(Xem: 5169)
Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng- 寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]