Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra Dẫn đến sự Khuyến cáo của giới Học thuật Úc

22/12/202123:22(Xem: 3383)
Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra Dẫn đến sự Khuyến cáo của giới Học thuật Úc

Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra 4

Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thả
o của Gandhāra
Dẫn đến sự Khuyến cáo của giới Học thuật Úc
(Ethics Complaint about Gandhāra Manuscripts
Leads to Admonishment of Australian Academic)

Giáo sư Tiến sĩ Mark Allo, giảng viên chính kiêm Trưởng khoa Phật học tại Đại học Sydney đã bị người tuyển dụng nhắc nhở bởi đã mang những cuộn sách Phật giáo cổ đại mỏng manh vào Úc, với xuất xứ không rõ ràng và tài liệu lưu trữ không hợp pháp. Trong một tuyên bố của Đại học Sydney nói rằng Giáo sư Tiến sĩ Mark Allo đã phạm phải sai lầm trong nhận định khi đưa hai bản thảo được viết trong vỏ cây vào Úc, lại sử dụng nền tảng huy động vốn cộng đồng của trường Đại học để gây quỹ tài trợ cho nghiên cứu bảo thảo Phật giáo cổ đại này. 


Các bản viết tay từ Thánh địa Phật giáo Gandhāra, một khu vực cổ đại ở các khu vực Kabul, Peshawar, Swat và Taxila thuộc vùng ngày nay là tây bắc Pakistan và đông Afghanistan, được cho là một trong những tài liệu cổ đại quý hiếm nhất còn tồn tại từ thời đạo Phật sơ khai, có thể nắm giữ những manh mối có giá trị về sự phát triển buổi đầu bình minh của đạo Phật. Sau khi quyên được 26.000 đô la Úc (20.580 đô la Mỹ), chiến dịch gây quỹ cộng đồng để giúp trang trải chi phí cho các cuộn sách đạo Phật cổ đại đã bị Đại học Đại học Sydney từ chối.


 Giáo sư Tiến sĩ Mark Allo đã lên tiếng bảo vệ việc mang các cổ vật Phật giáo đến Úc, nói: "Nếu tôi không hành động, tài liệu quý giá này sẽ bị phá hủy." (The Sydney Morning Herald)


Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra 5Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra 3Khiếu nại Đạo đức bởi các bản thảo của Gandhāra 1

Sự hiện diện của các văn bản đã được công khai vào tháng 5 năm 2019 bởi Giáo sư Mark Allo, vào thời điểm đó ông đang khởi động chiến dịch gây quỹ nhằm tập hợp các học giả hàng đầu để nghiên cứu và dịch các văn bản để cung cấp miễn phí cho công chúng. Vào thời điểm đó, ông tuyên bố đã có một thỏa thuận trong quá trình chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan và một tổ chức công tại Pakistan liên quan đến văn bản. 


Tuy nhiên, một học giả giấu tên quen thuộc với công việc của Giáo sư Mark Allo, đã viết một lá thư khiếu nại đến Đại học Đại học Sydney, bày tỏ lo ngại về đạo đức và tính hợp pháp của các bản thảo. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2019, sau khi không nhận được phản hồi từ các trường đại học, học giả đã liên hệ với Michaela Boland, một nhà báo của The Sydney Morning Herald để chia sẻ những lo lắng. 


Trong một bức thư gửi phóng viên Michaela Boland, học giả biết: "Việc nghiên cứu các hiện vật không được kiểm chứng có liên quan đến việc tăng giá trị thị trường của chúng, kéo dài quá trình khai quật bất hợp pháp và phá hủy bối cảnh khảo cổ và di sản văn hóa, cũng như hỗ trợ mạng lưới tội phạm quốc tế." Michaela Boland tiếp tục: "Nếu văn bản Phật giáo cổ đại đó đến từ Pakistan, không có cách nào chúng có thể được xuất khẩu hợp pháp". (The Sydney Morning Herald)


Trưởng khoa Lịch sử và Khảo cổ học Đại học Macquarie, Giáo sư Malcolm Choat cho biết: "Đặc biệt ở khắp các khu vực xung đột cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, nạn cướp bóc các địa điểm khảo cổ diễn ra tràn lan. Cần có một chứng minh bằng giấy trắng mực đen về việc xuất xứ của hiện vật được xuất khẩu của quốc gia sở tại. Đó là trách nhiệm của những người trong chúng tôi làm việc với loại tài liệu này để cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt về hoàn cảnh mà nó đến Úc." (The Sydney Morning Herald)


Tiến sĩ Neil Brodie từ trường khảo cổ học tại Đại học Oxford đã bày tỏ lo ngại: "Giả thiết chỉ có thể là (rằng) các bản thảo đã bị đánh cắp hoặc cướp bóc và buôn bán trái với luật pháp quốc tế vì lợi ích của các mạng lưới tội phạm," Tiến sĩ Neil Brodie tiếp tục nói thêm: "Thật là tai tiếng khi thấy công chúng Úc đã được yêu cầu hỗ trợ nghiên cứu như vậy. Không có tài khoản nào về thương mại và quyền sở hữu hợp pháp được cung cấp". (The Sydney Morning Herald)


Trường Đại học lưu ý rằng, ngoài việc đình chỉ hoạt động gây quỹ, trường đã xem xét lại chính sách của mình về việc sử dụng nền tảng gây quỹ của mình. Các dự án trong tương lai sẽ đòi hỏi nhiều giám sát và tổng quan hơn để đảm bảo rằng, các dự án tuân thủ quy tắc ứng xử nghiên cứu của trường đại học. 


Thánh địa Phật giáo Gandhāra, nơi ngự trị của một số triều đại minh quân Đế chúa Phật tử hộ pháp từ thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch, đến thế kỷ thứ tư sau Tây lịch. Khu vực khảo cổ này tọa lạc ở ngã tư nối Ân Độ, Trung Hoa, Trung Á, Hy Lạp và các nền văn minh, dân tộc khác. Các pho tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan, Agghanistan nổi tiếng và nhiều pho tượng Phật, các nhân vật Phật giáo chịu ảnh hưởng của Hy Lạp, cho thấy Thánh địa Phật giáo Gandhāra đóng vai trò như một trung tâm sôi động của đạo Phật. Công việc khảo cổ trong khu vực đang diễn ra và tiếp tục hé lộ những khía cạnh mới của lịch sử đạo Phật. 


Tác giả Justin Whitaker

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3425)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 3482)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7098)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5013)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4005)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4396)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 7942)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
10/04/2013(Xem: 4961)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5129)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 4288)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567