Ngôi già lam Cổ tự 23 Thế kỷ đã Phát hiện ở Pakistan
Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo. Thậm chí những tàn tích Phật giáo cổ đại này còn lâu đời hơn những tàn tích Phật giáo cổ đại ở phía Tây Bắc Pakistan, Taxila, một Thành phố cổ đại được xây dựng năm 518 trước Công nguyên bởi vua Persian. Năm 326, Taxila rơi vào tay Đại đế Alexander và trở thành một trong những Trung tâm Phật giáo quan trọng nhất. Taxila bị phá huỷ bởi người Huns vào thế kỷ thứ 5. (Hindustan Times)
Khám phá được thực hiện tại một khu vực được biết trong thế giới cổ đại và cổ điển là Bazira, tọa lạc tại Barikot ngày nay là Khyber Pakhtunkhwa, một tỉnh biên giới Tây Bắc Pakistan. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một tượng đài cao 4 mét được bảo tồn tốt, các nhà khảo cổ học gọi là "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực". Họ cũng tìm thấy một đại lộ hoặc đường phố chính dường như một phần của thành phố Bazira dẫn đến một cánh cổng, có lẽ là lối vào thành phố. (Dawn)
Di tích được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học từ Trường đại học Foscari Ca' Venezia và phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP), phối hợp với Viện khảo cổ và Viện Bảo tàng của tỉnh. Phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP) được thành lập bởi Cư sĩ Giuseppe Tucci, Học giả Phật giáo Tiên phong người Ý và đã khai quật tàn tích cổ đại tại thị trấn cổ Bazinra từ năm 1948. (Agenzia Giornalistica Italia), phái đoàn Khảo cổ học Ý tại Pakistan (MAIP) đã khởi động "mùa khai quật" vào tháng 11 năm 2021, sẽ tiếp tục cho đến tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2021. (Dawn) Giáo sư Luca M. Olivieri giám đốc MAIP, nói với tờ Dawn rằng, niên đại của các nền móng sớm nhất của địa điểm này khớp với thời kỳ Mauryan năm 322 TCN-185 TCN. Giáo sư Luca M. Olivieri nói: "Đây là một khám phá quan trọng đáng kinh ngạc vì nó chứng minh một hình dạng kiến trúc mới của công trình kiến trúc Phật giáo tại vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại. Chúng tôi chỉ có một ví dụ khác về "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực" trong một thành phố ở Sirkap, Taxila.Tuy nhiên, ngôi "Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực" Bazira cho đến nay là ví dụ sớm nhất về kiến trúc này ở Pakistan". (Dawn)
Tàn tích cổ đại này từng là một phần của vương quốc Phật giáo Gandhāra, nổi tiếng một thời bởi một vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng khắp Trung Á, cũng như sự ươm mầm của nghệ thuật và biểu tượng Phật giáo. Các di tích Phật giáo cổ đại không chỉ chứng minh rằng Bazira đã tiếp đón người Ấn Độ-Hy Lạp ít nhất là kể từ Menander I Soter (165/155 TCN – 130 TCN), người nổi tiếng nhất bởi ông là vị minh Phật tử hộ trì chính pháp, đã có ảnh hưởng tại đây từ thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch. Đây là thời kỳ Bazira bước vào thời kỳ hoàng kim của đạo Phật.
Một nhà khảo cổ học khác, Tiến sĩ Michele Minardi, cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện đồng tiền xu, trong đó có một mẫu vật bằng bạc do vị anh minh Hoàng đế Phật tử hộ pháp Menander I Soter ban hành, một Ấn triện được làm bằng mã não được trang trí với một intaglio Hy Lạp miêu tả hình ảnh một thanh niên trong trang phục Hy Lạp với dòng chữ Kharosthi, một chữ viết cổ của Ấn Độ được sử dụng bởi các dân tộc Khasa, Saka và Yuezhi, ở các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ và miền đông Afghanistan ngày nay, một tượng đài hoành tráng, nhiều dòng chữ Kharosthi khác trên các bình và các đồ gốm thuộc chân trời văn hóa Ấn Độ-Hy Lạp như đĩa cá, đồ gốm đen đánh bóng mô phỏng mô hình Gác mái". (Dawn)
Giáo sư Luca M. Olivieri nói: "Đây là một khám phá quan trọng đáng kinh ngạc vì nó chứng minh một hình dạng kiến trúc mới (sic) của cấu trúc nghệ thuật Phật giáo Gandhāra cổ đại. Chúng tôi chỉ có một ví dụ khác về 'Ngôi cổ tự hình trong toạ độ cực' Bazira là ví dụ sớm nhất về kiến trúc cổ đại này ở Pakistan". (Dawn)
Theo các nhà khảo cổ học, khu vực Bazira phát triển mạnh mẽ như một trung tâm Phật giáo cho đến thế kỷ thức 3 và thứ 4 của thời Vương triều Kushan, triều đại cổ đại ở Ấn Độ và Trung Á, cho đến khi nó bị bỏ hoang sau một trận động đất dưới thời trị vì của Vương triều Kushan (78 CN – 144 CN) và Huvishka (r. 150 CN – 180), những vị anh minh hoàng đế Phật tử nổi tiếng hộ trì chính pháp đạo Phật và vận dụng tinh hoa của đạo Phật trong quốc sách an dân.
Đại sứ Ý tại Pakistan, Andreas Ferrarese, cũng nói với Dawn rằng, ông rất vui mừng khi phát hiện mới cũng được thực hiện bởi một phái đoàn khảo cổ học người Ý và đoàn khai quật Pakistan. Ông nói: "Thật là ấn tượng khi tìm thấy điểm chung giữa khảo cổ học của Pakistan và Ý. Đây là một cái gì đó cho thấy rằng, ngay cả trong thời cổ đại chúng ta cũng thấy một kiểu toàn cầu hóa, điều đáng kinh ngạc, nơi mọi người đã trao đổi các kỹ thuật và ý tưởng nhất định về văn hóa và tôn giáo. Càng tìm kiếm quá khứ, tương lai chúng tôi càng thêm khắc khít bên nhau". (Dawn)
Thật không may, các cuộc khai quật bất hợp pháp đã cướp bóc những địa điểm khảo cổ từ những năm 2008-2010. Bất chấp những đồ đạc bị cướp phá, các nhà khảo cổ học như Tiến sĩ Tiến sĩ Abdul Samad Khan, trưởng nhóm các nhà khảo cổ học Pakistan, tin rằng chỉ có 5% địa điểm khảo cổ đã bị cướp phá. (Dawn) Phần lớn khu phức hợp phế tích Phật giáo Gandhāra vẫn còn đang tiếp tục khám phá và có khả năng thành phố Phật giáo cổ đại bị chôn vùi đã lưu giữ những tiết lộ quan trọng hơn về thời kỳ Ấn Độ-Hy Lạp ở Pakistan.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: 佛門網)