Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Giọt lệ Hồng sau sự Từ giã Trần gian của Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh

01/12/202122:42(Xem: 1987)
Những Giọt lệ Hồng sau sự Từ giã Trần gian của Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh

Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh trút hơi thở tại Pháp Ảnh AFP
Những Giọt lệ Hồng sau sự Từ giã Trần gian
của Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh
(Tributes flow following death of Cambodian prince)

Những lời tri ân và chia buồn sâu sắc, sau sự từ giã trần gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh là một cựu Thủ tướng chính phủ và là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Quốc vương Norodom Sihamoni.


Cư sĩ Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia và Đệ Nhất Phu nhân Campuchia Bun Rany rất đau lòng trước sư từ giã thế gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh, đồng thời Thủ tướng Hun Sen cho biết thêm: "Ngài là một vị 'Thân vương Hoàng gia xuất chúng', vị hoàng tử yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, Phật giáo và Đức Quốc vương". 


Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith ngày 28 tháng 11 thông báo, Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh qua đời tại thủ đô Paris (Pháp) vào 9 giờ 40 phút sáng 28-11 (tức 15 giờ 40 phút giờ Việt Nam) Hưởng thọ 77 tuổi. Ngài trong tình trạng sức khỏe suy yếu kể từ một vụ tai nạn ôtô cùng vợ ông, bà Ouk Phalla, 39 tuổi, tham gia chiến dịch vận động tranh cử tại vùng tây nam Campuchia ngày 17 tháng 6 năm 2018.


Các báo cáo cho biết, người nguyên lãnh đạo Đảng Bảo hoàng Campuchia (Funcinpec) đã nhập viện ở Pari vào cuối năm 2019, sau xét nghiệm kết quả đã bị gãy xương chậu. 


Con gái yêu quý của Hoàng tử Norodom Vatvani, Công chúa Hoàng gia Campuchia, Soma Serei Norodom, một nhà báo chuyên mục, nhà từ thiện đã viết một bài báo đăng trực tuyến: "Ngài là bào đệ yêu quý của Cha con. Bây giờ cả hai vị Hoàng tử đều bên nhau nơi cõi vĩnh hằng, và cuối cùng đã về với cõi Phật bình an". 


Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Campuchia Patrick Murphy đã gửi công điện chia buồn sâu sắc đến Hoàng gia, chính phủ và nhân dân Campuchia, lưu ý rằng các hoạt động công ích của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh bao gồm, với cương vị Thủ tướng chính phủ Campuchia đầu tiên từ những thập niên 1993-1997 khi cùng liên minh chính phủ với Hun Sen. 


Đại sứ Patrick Murphy chia sẻ rằng: "Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh cũng như tất cả các thành viên trong Hoàng tộc, luôn nỗ lực trong vai trò Hộ trì chính pháp đạo Phật, quảng bá giáo lý từ bi trí tuệ của Đức Phật, bảo vệ đạo Phật Quốc giáo"


Liên Hợp Quốc và các bên liên quan đã dàn xếp cho ra đời Chính phủ Hoàng gia Campuchia có hai Thủ tướng: Hoàng thân Norodom Ranariddh làm Thủ tướng và ông Hun Sen làm đồng Thủ tướng (trường hợp hi hữu trong lịch sử chính trị thế giới).


Liên minh giữa Hoàng thân Norodom Ranariddh và Hunsen Sen (lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, xu hướng chủ nghĩa xã hội) luôn mâu thuẫn xung đột với nhau. Đảng Bảo hoàng Campuchia (Funcinpec) và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) vẫn đang cầm quyền, đều duy trì quân đội của riêng mình và Hoàng thân Norodom Ranariddh bị Hun Sen lật đổ sau một cuộc đọ sức cuối cùng và đẫm máu. 


Sự củng cố quyền lực đó đã giúp Hun Sen mở một cuộc tấn công nhằm vào những dấu tích cuối cùng của Khmer Đỏ, và cuộc chiến 30 năm của Campuchia cuối cùng đã kế thúc vào cuối năm 1998. 


Xung đột 1997 tại Campuchia (phía chỉ trích Thủ tướng Hun Sen gọi là cuộc đảo chính 1997) là cuộc tranh chấp quyền lực giữa 2 phe của Đồng Thủ tướng Hun Sen và Đồng Thủ tướng Norodom Ranariddh, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1997. Kết quả là, Đồng Thủ tướng Hun Sen (lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, xu hướng chủ nghĩa xã hội) lật đổ thành công Đồng Thủ tướng Norodom Ranariddh (lãnh đạo Đảng FUNCINPEC, xu hướng quân chủ). Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này. Hun Sen trở thành thủ tướng duy nhất của Campuchia và nắm quyền đến ngày nay.


Hòa thượng Thung Thul, trụ trì chùa Phnom Del, tỉnh Kamphong Cham cho biết, việc từ giã trần thế của Hoàng thân Norodom Ranariddh là một mất mát lớn đối với Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Campuchia. 


Hòa thượng Thung Thul chia sẻ rằng: "Hoàng thân Norodom Ranariddh và tất cả thành viên Hoàng gia đều là những vị Hộ pháp, luôn nỗ lực thúc đẩy truyền bá chính pháp Phật đà, và bảo vệ đạo Phật Quốc giáo. 


Giới Phật giáo đồ chúng tôi rất đau buồn trước sự từ giã thế gian của Hoàng thân Norodom Ranariddh. Thắp nén tâm hương nguyện cầu hương linh Ngài tiêu dao Phật cảnh". 


Hòa thượng Thung Thul nói tiếp, trong khi đó ông Sam Rainsy, người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể và hiện sống lưu vong ở nước ngoài, Hoàng thân Norodom Ranariddh là "một nhà lãnh đạo kháng chiến đáng kính của nhân dân Campuchia từ cuối những thập niên 1980 cho đến trong bối cảnh bầu cử kéo dài do Liên Hợp Quốc tổ chức vào tháng 5 năm 1993".


Năm 2008, Hoàng thân Norodom Ranariddh rời khỏi chính trường sau khi nhận được lệnh ân xá của Hoàng gia về tội gian lận trong Đảng Bảo hoàng Campuchia (Funcinpec). Sau đó, Ngài quay trở lại chính trường vào tháng 12 năm 2010 và một lần nữa rời chính trường năm 2012 do những bất hòa trong đảng.


Giới phân tích cho rằng với những gì đã làm trong quá khứ, Hoàng thân xem ra rất khó để có thể khôi phục được uy tín của mình cho dù có thành lập một đảng chính trị mới.


Đảng Bảo hoàng Campuchia (Funcinpec) đã cố gắng tổ chức lại vào đầu năm 2021 trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2023 và Hoàng thân Norodom Ranariddh sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng này. Tuy nhiên, những nghi ngờ vẫn tồn tại đối với sức khỏe của Ngài. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Union of Catholic Asian News)


 ***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4547)
Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.
10/04/2013(Xem: 4012)
Các con số thống kê chính thức của viện Thống Kê Úc Đại Lợi cho thấy rằng trong 5 năm vừa qua, những người dân Úc Đại Lợi không tin vào Thượng Đế (vô tôn giáo) đã giảm đi. Điều không thể chối cãi là các tín đồ Ki-Tô tiếp tục giảm sút nhiều hơn đối với đạo Anh Cát Giáo và đạo Nhà Thờ Hợp Nhất (Uniting Church), còn đạo Thiên Chúa La Mã bị giảm tượng đối ít hơn. Trong khi đó số người tự coi là vô thần giảm đi hơn là con số của năm năm về truớc. Vào năm 2001 chỉ có hơn 15% dân số bị xếp loại vô tôn giáo, so với 16.5% vào năm 1996. Các tôn giáo có tín đồ gia tăng là đạo Hồi và đạo Ấn, vì lý do di dân.
10/04/2013(Xem: 4398)
Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
10/04/2013(Xem: 4478)
Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.
10/04/2013(Xem: 4794)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
10/04/2013(Xem: 4435)
Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của Vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào 2 bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới 2 góc độ tiêu biểu: 1). Giới hàn lâm, của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện Đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (Viết tắt "Bản Nikam") và 2).
10/04/2013(Xem: 4241)
Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa. Cho đến vào khoảng thập niên 70, nhà nước thực hành cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự viện lần lượt khôi phục sinh hoạt tôn giáo, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo lại quá hiếm hoi, không đủ người kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?
10/04/2013(Xem: 9484)
Nhằm mục đích giúp cho những bệnh nhân vào thời kỳ cuối của bệnh ung thư sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời một cách thanh thản, bình yên về mặt tinh thần cũng như tâm linh trên phương diện y tế được đón nhận sự chăm sóc một cách toàn diện về thân thể, tâm lý và xã hội. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1996 Bệnh Viện Đa Khoa Từ Tế Phật Giáo ở Hoa Liên Đài Loan đã thành lập "AN NINH LIỆU HỘ BỆNH PHÒNG"chuyên môn chăm sóc những bệnh nhân thời kỳ cuối của bệnh ung thư và được Ni Sư Chứng Nghiêm (người sáng lập Hội Từ Tế) đặt tên là "Tâm Liên Bệnh Phòng".
10/04/2013(Xem: 8036)
Ngài Huyền Trang là Cao Tăng đời nhà Đường. Ngài phụng mệnh Đường Thái Tông sang Ấn Độ thỉnh Kinh. Hành trình trên 10 năm thỉnh về hơn 650 bộ Kinh. Sau đó, Ngài đã cùng đệ tử dịch ra Hán Văn được 75 bộ gồm 1335 quyển. Đối với sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài là một người có công rất lớn.
10/04/2013(Xem: 3827)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567