Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trước Thiên niên kỷ mới Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil "Giáo dục Tâm Trí Lực tại Brazil"

30/11/202111:43(Xem: 2463)
Trước Thiên niên kỷ mới Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil "Giáo dục Tâm Trí Lực tại Brazil"

Trước Thiên niên kỷ mới Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil "Giáo dục Tâm Trí Lực tại Brazil"
(達賴喇嘛尊者向巴西非政府發表新千禧年的心智教育為題的講話)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil  1

Hình: Giáo sư Leah Diskin cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm chia sẻ pháp thoại theo lời mời vào ngày 24/11/2021.
Ảnh: thầy Tenzin Jamphel/OHHDL


Tại Tịnh thất của Ngài, Dharamsala, Bắc Ấn Độ vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, đáp lời thỉnh cầu của Palas Athena, một tổ chức phi chính phủ Brazil, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề "Giáo dục Tâm Trí Lực vào thiên niên kỷ mới" (新千禧年的心智教育), sau đó là phần vấn đáp. 


Buổi sáng tinh sương vạn vật tươi tỉnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được Giáo sư Lia Diskin, một nhà báo người Argentina, người sáng lập Associação Palas Athena (PT), một tổ chức phi chính phủ từ thiện ở Palas Athena, Brazil cung nghinh và chào đón với niềm hoan hy vô biên. Mặc dù đây là buổi chia sẻ pháp thoại trực tuyến, nhưng nữ Cư sĩ Phật tử ấy nói rằng trên thực tế đây là chuyến viếng thăm lần thứ 5 của Ngài đối với Brazil một quốc gia thuộc Châu Mỹ.


Lạt Ma với khán thính giả, Giáo sư Lia Diskin đã đề cập đến tầm quan trọng mà Ngài đã đặt vào ngành giáo dục; Giáo sư Lia Diskin trích dẫn những nỗ lực mà Ngài đã thực hiện để kiến lập các học đường cho trẻ em Tây Tạng lưu vong. Bà đã ghi nhận sự nhiệt tình mà Ngài đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các khoa học gia hiện đại trong hơn ba thập kỷ. Bà đã nhận xét về mối quan tâm lâu dài của Ngài về việc biến đổi khí hậu và sự tàn phá đối với môi trường.


Đức Đạt Lai Lạt Ma nở nụ cười đầy hoan hỷ với lời chúc phúc cát tường đến với khán thính giả hiện diện, và "Tashi Delek" (lời chúc bằng tiếng Tây Tạng), đồng thời rằng, Ngài rất hoan hỷ khi có cơ hội được chia sẻ pháp thoại với họ. Năng lực trí tuệ của chúng ta là một phẩm chất đặc biệt của nhân loại. 


Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil  3Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ với tổ chức phi chính phủ Brazil  4

Ngài tươi cười chia sẻ rằng: "Có thể bộ não của những con đại tượng (voi to) có bộ não lớn hơn chúng ta, nhưng con người chúng ta thì thông minh hơn. Quá khứ hơn hai thiên niên kỷ qua, thế giới đã xuất hiện một số lượng lớn bậc Đạo sư và các tư tưởng gia, bao gồm cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những người đã thể hiện thần thông trí tuệ vô ngại biện tài tuyệt vời của nhân loại. 


Tuy nhiên, hạt giống trí tuệ này bị kết hợp với sự hận thù, sân hận và sợ hãi, thì nó có thể trở nên phá hoại khủng khiếp. Vì vậy, thay vào đó, chúng ta phải nên cẩn thận kết hợp nó với từ bi tâm và thiện tâm. Tự bản chất, trí tuệ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của chúng ta, nhưng khi nó được kết hợp với từ bi tâm và thiện tâm, thì nó sẽ mang lại sự an lạc nội tâm và cải thiện được thể chất được kiện khang. 


Việc bồi dưỡng thiện tâm không chỉ là một vấn đề mang tính tôn giáo, mà ngay cả các nhà khoa học ngày nay cũng đánh giá cao sự cống hiến của nó trong việc hòa bình thế giới và sự an lạc nội tâm. Là loài động vật có vú và sinh vật xã hội; khi còn bé, chúng ta được tắm mình trong suối nguồn từ ái của hiền mẫu, mà điều này thì chẳng liên quan gì đến tôn giáo cả. Đây là sự sinh tồn của chúng ta. Vì cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc vào cộng đồng mà chúng ta đang sinh sống, cho nên chúng ta cần tương trợ lẫn nhau. Và làm được điều này, thì trí tuệ thôi là chưa đủ, chúng ta còn cần thiện tâm và từ bi tâm nữa. 


Tôi thường quan sát thấy rằng quá khứ mấy nghìn năm, sự phẫn nộ và tự cao tự đại đã làm nảy sinh rất nhiều điều rắc rối trên hành tinh này. Quá khứ đã có nhiều cuộc chiến đau thương. Ngay cả trong cuộc đời của mình, tôi đã nhận thức rõ ràng về hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, và trong Chiến tranh Lạnh sau đó - nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sắp tới. Những xung đột này đã diễn ra không phải bởi chúng ta thiếu trí tuệ, mà bởi trí tuệ của chúng ta chưa được cân bằng với từ bi tâm và thiện tâm". 

Ngài nói thêm: "Hiện tại, mọi người đều đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục, nhưng nền giáo dục bao gồm cả sự hướng dẫn về vai trò của từ bi tâm đối với sức khỏe của một cá nhân, cũng như sự hài hòa ấm êm trong gia đình, cộng đồng và thế giới đồng phát huy chuyển hóa nội kết khổ đau và cùng chung sống hòa bình. Tôi cam kết cùng chia sẻ với càng nhiều người càng tốt - rằng chúng ta đều là những con người như nhau. Bởi vì điều này giúp cho chúng ta trở thành anh chị em của nhau, chẳng có ích lợi gì khi tích lũy vũ khí và đánh nhau giữa chúng ta. Tôi tin rằng nếu quý vị thực sự vun bồi từ bi tâm, thì ngay cả có vũ khí trong tay, quý vị sẽ không muốn sử dụng đến nó. 


Khi tôi còn là một nhi đồng, tôi có một khẩu súng hơi nhưng tôi chỉ sử dụng để xua đuổi những con chim to hơn, hung tợn hơn chuyên bắt nạt những con chim nhỏ. Nhưng thời nay, khi tôi nghĩ về số tiền được chi cho vũ khí, quân đội và 'Quốc phòng', tôi nghĩ điều đó là một sự sai lầm và đã trở nên lỗi thời. Chúng ta cần làm cho thời đại ngày nay trở thành một thế kỷ hòa bình hơn, một kỷ nguyên phi quân sự hóa. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng lý do mà chúng ta sản xuất nhiều vũ khí là bởi chúng ta phẫn nộ và sợ hãi. Nếu chúng ta có thể công nhận toàn bộ đại gia đình nhân loại là một cộng đồng, thì chúng ta sẽ không cần đến những công cụ hủy diệt này nữa". 


Cuối cùng, Ngài tuyên bố: "Giáo dục nên bao gồm sự đào tạo về phương pháp đề được điềm tĩnh, và không sợ hãi. Bởi các nhà khoa học ngày nay đã nhận ra tầm quan trọng của từ bi tâm và sự an lạc nội tâm đối với hạnh phúc cá nhân và xã hội của chúng ta, cho nên đã đến lúc việc đào tạo để trau dồi những phẩm chất này nên được đưa vào hệ thống giáo dục phổ thông. 


Trên cơ sở tôi bồi dưỡng Từ bi tâm là bởi tất cả chúng ta đều là con người như nhau. Bất cứ nơi nào tôi đến, cho dù đó là Châu Âu, Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh, tôi đều nở nụ cười tươi đầy hoan hỷ. Từ bi tâm và thiện tâm là điều cốt yếu nếu chúng ta muốn biến thời đại ngày nay trở thành một thế kỷ hòa bình và một thế giới hòa bình. Đây là điểm mà tôi muốn chia sẻ với quý vị". 


Tiến sĩ Eliza Kozasa, người điều hành phần vấn đáp với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tự giới thiệu mình là một nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh, thành viên của Viện Tâm thức & Đời sống; Chủ tịch Tibet House tại Brazil. Bà hỏi câu đầu tiên, muốn biết về khoa học thần kinh có thể hỗ trợ cho việc bồi dưỡng giáo dục về lòng vị tha và từ bi tâm như thế nào. 


Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, mặc dù ý thức thường bị chiếm cứ trước sự kích thích của các cơ quan giác quan của chúng ta, nhưng việc bồi dưỡng thiện tâm và từ bi tâm thì được liên kết với ý thức. Chúng ta không tìm kiếm sự an lạc nội tâm ở mức độ cảm giác mà là ở mức độ tâm linh. Đây là lý do tại sao giáo dục nên tập trung vào những phương pháp để phát triển một tinh thần kiện khang, cũng như thân thể cường tráng để thiết lập một thế giới hòa bình hơn. 


Ngài giải thích rằng chúng ta cảm nhận được từ bi tâm thực sự chủ yếu đối với những người anh chị em con người của chúng ta. Cho dù bản sắc dân tộc khác nhau, mối quan hệ chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải bồi dưỡng từ bi tâm dựa trên cơ sở tính đồng nhất của nhân loại. Từ bi tâm là cội nguồn của sự an lạc nội tâm; và sự an lạc nội tâm là cội căn nguyên của hòa bình trên thế giới. 


Ngày chỉ rõ, ngày nay, mọi người có sự trải nghiệm rộng rãi hơn nhiều về tinh thần dân chủ và trách nhiệm xã hội, điều này phản ánh mối quan tâm của mọi người đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy được những xã hội dân chủ ổn định hơn, thì ta phải khuyến khich nhiều người hơn đối với việc bồi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn. 


Về mối quan hệ của chúng ta với Mẫu thân Địa cầu, Ngài đã nói rõ rằng thế giới này thuộc về tất cả những người đang sống trong đó. Thế nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai của chính chúng ta, bởi thế giới này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Các khoa học gia đã cho thấy rõ ràng ràng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng, và cùng với điều này là chúng ta đang chứng kiến nhiều hiện tượng khí hậu khắc nghiệt hơn - lũ lụt, hạn hán, và hỏa hoạn. Ngài nhắc lại rằng bảo hộ môi trường chính là chăm sóc cho chính ngôi nhà của chúng ta. 


Trở lại câu hỏi về cách ứng dụng thực tiễn từ bi tâm, Ngài thuyết rằng, việc bồi dưỡng từ bi tâm không phải là sự thực hành tôn giáo, chú trọng vào việc đảm bảo cho chúng ta được thiên đàng hay có được một cuộc sống tương lai thật tươi đẹp. Đây là vấn đề cuộc sống hoàn hảo thường nhật tại nơi đây và ngay bây giờ. Đó là vấn đề được trở thành một con người an lạc hạnh phúc ở trần gian. Thiện tâm là phẩm chất lương hảo cơ bản của con người. Chúng ta cần nó cho dù có tin vào Đức Chúa hay Đức Phật hay không. Ngài nhớ lại rằng ngay cả những đảng viên Cộng sản Trung Quốc phản đối tôn giáo một cách gay gắt thì họ vẫn thực sự cảm động đối với việc giúp đỡ những người bần cùng khốn khổ.  


Ngài được khán thính giả khác hỏi làm thế nào mà Ngài gọi là "giải trừ cảm xúc" (情緒繳械, emotional disarmament) có thể ảnh hưởng đến phản ứng chúng ta đối với "đại dịch Covid-19" (新冠病毒). Ngài trả lời rằng sức khỏe thể chất của chúng ta có liên quan đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta lo lắng và tâm thức của chúng ta phiền não, thì dễ bị bệnh hơn. Khi tâm thức hồn chúng ta thanh thản hồn nhiên, sức mạnh nội tâm đó sẽ mang lại kiện khang cho cơ thể hơn. Ngài nhận xét rằng Ngài bồi dưỡng từ bi tâm thường ngày, và nhận thấy rằng điều này thực sự rất ích lợi. 


Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận rằng, nếu chúng ta bớt chú ý đến sự khác biệt về chủng tộc, quốc tịch và tín ngưỡng; và nếu chúng ta nhìn nhận những người khác với khái niệm ít hơn về 'chúng ta' và 'bọn họ', thì có thể sáng tạo một thế giới hòa bình hơn. Công nhận tính nhất thể của con người, thực tế là chúng ta đều giống nhau trong việc làm người, là yếu tố quan trọng đối với điều này. Ngài gợi ý rằng nếu chúng ta thấy mình bơ vơ lạc lõng ở một nơi hẻo lánh xa xôi; và sau đó nhìn thấy có một người đang tiến về phía mình, thì chúng ta sẽ hớn hở vui mừng vì nơi đây còn có một con người khác - một nguồn trợ giúp. Chúng ta sẽ không quan tâm đến việc họ đến từ đâu hoặc tín ngưỡng tôn giáo nào. 


Trong cuộc sống bình thường, tất cả chúng ta đều chỉ là những con người khác và chúng ta cùng chung sống trong cộng đồng. Bị bận tâm với những suy nghĩ về nhóm của tôi, bộ tộc của tôi, quốc tịch của tôi một cách cục bộ là điều không cần thiết. Thay vào đó, chúng ta cần quan tâm đến nhân loại nói chung. 


Ngài hồi tưởng lại, "Khi tôi còn ở quê nhà Tây Tạng, hầu như tôi chỉ quan tâm đến Tổ quốc và dân tộc Tây Tạng. Tuy nhiên, sau khi trở thành người tỵ nạn và là chính khách của Chính phủ Ấn Độ, tôi nhận ra rằng có biết bao quốc tịch, tín ngưỡng và nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Và bởi vì tất cả những con người họ thuộc về - đều là những con người như nhau, và bởi vì chúng ta phụ thuộc vào nhau, cho nên ta có thể thực sự coi nhau như những anh chị em của mình"


Ngài nhắc lại tầm quan trọng của việc giáo dục mọi người về vấn đề bảo hộ môi trường. Ngài quan sát thấy những con sông lớn bắt nguồn từ trên cao nguyên Tây Tạng đã cung cấp nước ngọt cho người dân khắp châu Á. Chúng rất quan trọng đối với cuộc sống hàng triệu người. Ngài nói, với tư cách là Đức Đạt Lai Lạt Mam dù Ngài đã từ nhiệm khỏi các vấn đề chính trị, nhưng Ngài vẫn tận tâm cống hiến cho việc nâng cao sự nhận thức về việc cần thiết phải bảo hộ môi trường. 


Ngài đề cập đến một mộng tưởng của mình rằng, nơi vùng sa mạc như Bắc Phi, năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để khử muối trong nước biển, mang lại khả năng phủ xanh sa mạc và trồng hoa màu, cây ăn quả. Ngài suy đoán về việc liệu năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể giúp cho việc biến đổi các vùng sa mạc hóa giữa Tây Tạng và Mông Cổ hay không. 


Giáo sư Lia Diskin đã trân trọng tri ân Ngài về thông điệp hy vọng của Ngài. Bà bày tỏ mong muốn rằng những nỗ lực nhằm tăng cường giáo dục về thiện tâm, từ bi tâm và vị tha sẽ thành công và sự cần mẫn nỗ lực sẽ được đền đáp. 


Ngài trả lời: "Xin cảm ơn! Những gì tôi đã nói đều có liên quan đến cuộc sống thường nhật của chúng ta. Ta phải quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng thiện tâm, từ bi tâm và ý thức thực sự rằng đã là cùng đồng loại là anh chị em của chúng ta, hãy coi toàn bộ thể nhân loại là một cộng đồng. Xin cảm ơn quý vị".

 

Một đoạn video ngắn nhắc lại bốn chuyến viếng thăm trước đây của Đức Ngài đến Brazil.


Tiến sĩ Eliza Kozasa cảm ơn tất cả các khán thính giả tham gia buổi chia sẻ pháp thoại buổi sáng, cũng như tất cả những người đã góp phần làm cho buổi chia sẻ pháp thoại trở nên khả thi. Bà hỏi Ngài rằng Ngài có lời cuối cùng nào dành cho người dân Brazil không. 


Ngài nói: "Chủ đề tối hoan hỷ của tôi là thiện tâm và từ bi tâm, từ bi tâm và thiện tâm không phải chỉ giới hạn trong việc thực hành tôn giáo. Chúng ta đều là con người. Hiền mẫu của chúng ta đã sinh ra chúng ta; và chúng ta sống sót được là nhờ sự chăm sóc và từ ái tâm của hiền mẫu. Thiện tâm và từ bi tâm không chỉ là yếu tố then chốt cho sự sinh tồn của con người mà nó còn là cơ sở cho cuộc sống hòa bình, an lạc hạnh phúc". 


Clip video

達賴喇嘛尊者向巴西非政府發表新千禧年的心智教育為題的講話

https://www.youtube.com/watch?v=7PonG68PAsI

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 藏人行政中央官方中文網)



***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2012(Xem: 13785)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 6258)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 7241)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 7124)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 17195)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 6759)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 7380)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 6309)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7861)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 7533)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]