Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế

27/11/202116:31(Xem: 2750)
Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế

Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 6
Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự
và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 
(巴國最高專員訪東禪寺 誠邀出席國際佛教大會)

Ngày 24 tháng 11 vừa qua, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow đã đến ngôi già lam Phật Quang Sơn Đông Thiền Tự, Kuala Langat, Selangor Darul Ehsan, Malaysia, và được sự tiếp đón nồng hậu bởi Trụ trì Pháp sư Giác Thành, Tổng Giáo khu Phật Quang Sơn Singapore, Malaysia, Ấn Độ; hai bên rất hoan hỷ trong trao đổi về các vấn đề tôn giáo và văn hóa, nhất trí rằng chỉ thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, để tạo hòa bình, xã hội hài hòa. 


Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, hơn 95% công dân là tín đồ đạo Hồi, Phật giáo hiện diện tại Pakistan từ thời A-dục vương (Ashoka) cách đây hơn 2.300 năm và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước này và để lại nhiều di sản văn hóa Phật giáo. Những di tích Phật giáo cổ đại này chủ yếu tập trung ở trung tâm văn hoá nghệ thuật Phật giáo Gandhāra. Trong thế kỉ thứ 1, 2, Phật giáo Đại thừa cũng bắt đầu xuất hiện tại đây. Ngày nay, các đạo trường Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy trong thế kỉ thứ 5. Theo ký sự của Huyền Trang thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt trong khoảng thế kỉ thứ 7.


Tại buổi giao lưu, Cao ủy Pakistan tại Malaysia Anna Barlow mời lãnh đạo Phật giáo Phật Quang Sơn tại Malaysia cử nhân sự tham dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế vào tháng 3 năm sau, sự kiện sẽ được diễn ra tại thủ đô Islamabad, Pakistan, đồng thời hoan nghênh lãnh đạo Phật giáo Phật Quang Sơn tại Malaysia đã nhận lời tham dự hội nghị và diễn đàn quốc tế này. Hội nghị Phật giáo Quốc tế do Trung tâm dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa Pakistan và Viện Nghiên cứu Văn minh Á Châu thuộc Đại học Quaid-i-Azam University (QAU), Pakistan tài trợ, nhằm mục đích quảng bá khắp thế giới về kiến thức về di sản Nghệ thuật Phật giáo Gandhāra, Pakistan, và thiết lập mối quan hệ giữa Cộng hòa Hồi giáo Pakistan và các quốc gia khác trên thế giới. Thời gian ba ngày Hội nghị Phật giáo Quốc tế, ban tổ chức sẽ mời các chuyên gia và học giả từ khắp nơi trên thế giới xuất bản các báo cáo nghiên cứu về Phật giáo, đồng thời sẽ sắp xếp cho các đại biểu tham quan các di sản Nghệ thuật Phật giáo Gandhāra, Pakistan. 

Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 7Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 5Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 2
Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 4Cao ủy Pakistan tại Malaysia thăm Đông Thiền Tự và Trân trọng mời Tham dự Hội nghị PG Quốc tế 1


Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow nói rằng, Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan luôn cam kết thúc đẩy giao lưu đối thoại giữa các tôn giáo, ông tin rằng chỉ thông qua giao lưu đối thoại giữa các tôn giáo, sự hiểu biết và cảm thông nhau mới có thể thúc đẩy hòa bình trên thế giới. "Quốc gia chúng tôi có di sản rất quý giá qua Nghệ thuật Phật giáo Gandhāra, và Chính phủ Pakistan đã làm việc rất chăm chỉ trong việc bảo tồn những di sản trân quý này", Bà Anna Barlow nói rằng, Pakistan đã mở cửa biên giới cho phép du khách thập phương ngoại quốc nhập cảnh. Tất cả du khách chỉ cần trải qua thử nghiệm Covid-19 và không cần phải kiểm dịch. Các tổ chức của Chính phủ nước chủ nhà cũng sẽ thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo cổ đại này.


Pháp sư Giác Thành đã tích cực hưởng ứng lời mời này, và bày tỏ niềm hy vọng rằng, những người Phật tử Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Đài Loan, Thái Lan sẽ có cơ hội tham dự đại hội Phật giáo Quốc tế và hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo Gandhāra cổ đại. Ngài nói rằng Pakistan đã từng là một quốc gia Phật giáo cổ đại, mặc dù Pakistan ngày nay là một quốc gia Hồi giáo, nhưng việc bảo tồn và trân trọng đến các Thánh tích Phật giáo cổ đại của đất nước Hồi giáo này thật đáng kinh ngạc, thật đúng nghĩa "hài hòa là bạn" (和諧之旅).


Phát biểu về chuyến viếng thăm hôm nay, qua sự bày tỏ nhiệt tình trân trọng đón tiếp nồng hậu và thật cảm động của đại diện ngôi già lam Đông Thiền Tự Pháp sư Giác Thành, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow nói rằng "Mục đích của chuyến đi này, nhằm để hiểu và tôn trọng văn hóa, tôn giáo của người khác, hy vọng rằng tôi sẽ giữ liên lạc với nhau về việc giao lưu nhiều hơn giữa các tôn giáo".


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛光山人間通訊社)


 ***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 10636)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9902)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6100)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4443)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30717)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6659)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9571)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5628)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4194)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 8296)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]