Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn "Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"

24/11/202121:35(Xem: 4515)
Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn "Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"

Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn
"Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"
 (Buddhist Economics: Toward a Happier Society)
 

Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là Kinh tế học đạo Phật(Buddhist economics). Có lẽ đây là lần đầu tiên một thuật ngữ như vậy xuất hiện trong tâm trí tôi; nó nghe có vẻ thâm sâu của triết lý bí truyền đối với tôi, thậm chí là phép nghịch hợp (oxymoronic), nhưng ngày nay chúng ta có thể tự tin nói rằng nó đã phát triển thành một ngành độc lập cùng với vật lý, toán học hoặc lịch sử. Sách đã được viết trên đó, các bài giảng đã được truyền tải như thế. Kinh tế học đạo Phật vẫn đang ở một giai đoạn cần được chúng ta chú ý nhiều hơn, nhưng với tiềm năng phát triển thành một khoa học xã hội phong phú hơn và hoàn thiện hơn, mang một trí tuệ sâu sắc hơn - một điều còn thiếu trong các mô hình kinh tế hiện đại. 


Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật 1

Đây là một chủ đề hấp dẫn, bởi vì nó tương đối mới lạ cũng như là sự hợp nhất giữa khoa học xã hội và truyền thống tâm linh. Kinh tế học đạo Phật đã được phát triển chủ yếu ở phương Tây, có nền văn hóa bắt nguồn từ các tôn giáo Thiên Chúa-Do Thái (Judeo - Christian), nhưng người dân ở phương Đông đang bắt đầu chú ý đến nó. Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Kinh tế Lao động và Quản lý Nguồn nhân lực, Công nghệ và xã hội tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ nói với tôi rằng bà đã nhận được lời mời từ những nước xa xôi như Sri Lanka đến nói chuyện về chủ đề này. Cá nhân tôi muốn thấy kinh tế học đạo Phật được nhiều người từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đón nhận: những người đứng trên bục giảng tại các cơ sở giáo dục đại học cũng như những người trong chính phủ, những người đưa ra các chính sách tác động đến xã hội ở cả cấp độ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.


Những thắc mắc được đặt ra là tại sao chúng ta có cần phát triển kinh tế học đạo Phật? Ngày nay, nhiều người trong chúng ta chỉ trích các thực hành kinh tế thông thường thiếu một số khía cạnh quan trọng: lòng vị tha vô điều kiện, chủ nghĩa vị tha, sự hào phóng thực sự, sự mãn nguyện và là con đường cao quý và là phương pháp đẳng cấp "sự hạnh phúc vô điều kiện" (unconditional happiness, 無條件的幸福). Rất cần có và khao khát một cái gì đó giống như kinh tế học đạo Phật bao hàm tất cả các nguyên tắc này, là những nguyên tắc không thể thiếu đối với sự thịnh trị phú cường của bất kỳ một quốc gia nào. Điều này không có nghĩa là kinh tế học đạo Phật phản đối hạnh phúc trần thế hay tiện nghi vật chất. Nó cũng không đề xuất một trạng thái tâm trí thần bí nào đó như là mục tiêu xứng đáng duy nhất để tìm kiếm. Nhiều Phật tử coi hạnh phúc của xã hội là thứ có thể được phát triển thông qua bốn giá trị tốt lành: Phật pháp, Phồn vinh, niềm Hỷ lạc và sự Giải thoát. Trong nhiều nghi lễ Phật giáo, có thể tìm thấy những câu kinh cầu nguyện cho các quốc gia và thế giới được phong phú bởi bốn giá trị phúc đức cát tường này. Có một buổi lễ phổ biến của người Tây Tạng được gọi là cầu cho sự Thịnh vượng (Yangbod) được tiến hành để từ hóa bốn giá trị này. Người dân ở Tây Tạng thường mời các vị Lạt Ma đến thực hiện nghi lễ này cho gia đình và đám cưới.


Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự mãn nguyện và đức hạnh bên trong, thậm chí Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Bhutan còn phát triển một mô hình khái niệm chính xác cho một xã hội tốt đẹp, được điều hành bởi các nhà lãnh đạo sáng suốt và nơi công dân được hưởng bốn giá trị phúc đức cát tường này. Cho đến ngày nay, nhìn xung quanh, thật khó để tìm thấy một quốc gia đáp ứng các tiêu chí này. Nhiều năm về trước khi đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rằng Hoa Kỳ có thể được chọn làm bằng chứng sống cho việc nhân loại có thể tạo ra một quốc gia lý tưởng trên trái đất, như Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Bhutan đề xuất. Nhìn bề ngoài, Mỹ có tự do tôn giáo, đa nguyên văn hóa, tài nguyên dồi dào và GDP ấn tượng trên giấy tờ. Sự ngây thơ ban đầu của tôi không kéo dài lâu khi tôi nhận thức được tất cả những mặt trái bởi những tai ương của đất nước này.


Kinh tế hiện đại đã phát triển mạnh mẽ thông qua hệ thống thị trường tự do trong một thời gian khá dài, và đây là điều may mắn cho nhiều người. Nhưng nhiều người nữa đã bị bỏ rơi và sa lầy vào một vòng luẩn quẩn bởi đói nghèo, phẩm giá cơ bản con người của họ đang bị đe dọa. Tình trạng này không được cải thiện và trong nhiều trường hợp còn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, có một đạo lý nhất định rằng cho phép thị trường tự do phát triển, được thúc đẩy bởi không tiết chế được lòng tham không đáy và cái gọi là sẽ mang đến lợi ích cho toàn bộ Chủ nghĩa Tư lợi (Self-Interest, 利己主義) liên quan đến các hành động khơi gợi lợi ích cá nhân. Lý thuyết này có nhiều lỗ hổng. Những “bàn tay vô hình” khét tiếng không chia sẻ miếng bánh kinh tế màu mỡ nhất, ngon ngọt nhất đến với tất cả mọi người, mà chỉ để tồn tại lại những miếng bánh kinh tế nhỏ lẻ, vụn vặt cho hầu hết mọi người. Đây là lý do tại sao nhiều người cho rằng đã đến lúc phải đưa ra một mô hình kinh tế mới hợp lý và công bằng. Đây là nơi kinh tế học đạo Phật có thể đưa ra một giải pháp thay thế tuyệt vời, làm sáng tỏ bản chất cua con người cao đẹp hơn, mối quan hệ giữa sự an lạc hạnh phúc và thực hành các giá trị nội tâm, mạng lưới tương tác phụ thuộc lẫn nhau của thiên nhiên và cộng đồng chúng sinh. 


Thế giới sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng trong vòng luẩn quẩn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa từng có do tiêu thụ quá mức và biến đổi khí hậu. Có thể chúng ta không còn tiếp tục “Kinh doanh như thường lệ" (business as usual, BAU). Thực tế cay đắng đang diễn ra này, trở nên rõ ràng hơn mỗi năm đến mức chi tiêu của "sự thoải mái" (comfort) không thể phù hợp với túi tiền nữa. Hiện tại, hầu hết các nơi trên thế giới đang chìm trong giấc mơ không ngừng tăng trưởng kinh tế, với các nước đang phát triển trên lộ trình nhanh chóng vươn tới câu lạc bộ nhà giàu của các quốc gia thịnh trị phú cường. Mọi người đều hình dung Mỹ đã dẫn đầu hệ thống tổ chức an sinh xã hội. Trong thực tế, thậm chí điều này có thể không thực hiện được, nơi đó trừ khi tôi đang thiếu thứ gì đó. Hành tinh xinh đẹp nhưng mỏng manh này sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ từ gói hỗ trợ 7,8 tỷ đô la Mỹ.


Kinh tế học đạo Phật giáo không phủ nhận mối quan hệ giữa hạnh phúc của con người và tăng trưởng kinh tế. Sẽ khó có thể tạo ra một xã hội dân chủ thực sự, trong đó công dân thuộc mọi tầng lớp xã hội được hưởng mức sống cao nếu đói nghèo chiếm ưu thế hơn thịnh vượng. Bhutan, một quốc gia Phật giáo nhỏ trên dãy Himalaya sử dụng Tổng Hạnh phúc Nội địa làm thước đo cho sự phát triển bền vững thay vì chỉ tập trung vào hoạt động kinh tế. Điều này nghe có vẻ khá dễ hiểu trên giấy tờ, nhưng nó hoạt động khá kém trên một số chỉ số hạnh phúc quốc tế. Nó không phải là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất, ngược lại các quốc gia thuộc Scandinavia (*) thường xuyên chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc.


(*)Thuật ngữ Scandinavia trong cách sử dụng địa phương bao gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Đa số các ngôn ngữ quốc gia của ba ngôn ngữ này thuộc về phương ngữ Scandinavie liên tục, và là các ngôn ngữ Bắc Đức có thể hiểu được lẫn nhau.)


Một xã hội hạnh phúc là kết quả của việc có các nguyên tắc tinh thần làm giá trị cốt lõi, được tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt, với tất cả các giới và các nhóm xã hội được trao quyền. Đây không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Chúng ta chỉ cần mở rộng sự quan tâm của mình đối với mọi người và sẵn sàng thực hiện các bước cần thiết. Chúng ta có thể không nhìn thấy một thế giới hoàn hảo, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy một thế giới mà ở đó mọi người được ăn no, mãn nguyện và được hưởng các quyền và phẩm giá cá nhân. Kinh tế học đạo Phật có thể hướng dẫn chúng ta đến một mục tiêu như vậy với sự sẵn sàng áp dụng nó như là hướng dẫn trí tuệ để xác định các giá trị cơ bản của chúng ta. 


Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật 2

Tác  giả Anam Thubten Rinpoche trưởng thành tại Tây Tạng, từ khi còn bé Ngài đã bắt đầu tu học trong chốn thiền môn, thuộc truyền thống Ninh Mã Phật giáo Tây Tạng. Trong số nhiều bậc đạo sư hướng dẫn tu học cho Ngài, như Lama Tsurlo, Khenpo Chopel, và Lama Garwang.

Ngài là người sáng lập và cố vấn tinh thần của tổ chức Dharmata Foundation (如是基金會), vân du đó đây hoằng dương chính pháp Phật đà khắp nước Mỹ và quốc tế. Ngài cũng là tác giả của nhiều bài báo, và sách bằng các ngôn ngữ Tây Tạng và tiếng Anh. Các tác phẩm bằng tiếng Ang của Ngài như "The Magic of Awareness and No Self, No Problem". . .


Tác giả Anam Thubten Rinpoche 

Dịch giả Thích Vân Phong

(Nguồn: 中文版佛門網)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 8824)
Ngài Huyền Trang là Cao Tăng đời nhà Đường. Ngài phụng mệnh Đường Thái Tông sang Ấn Độ thỉnh Kinh. Hành trình trên 10 năm thỉnh về hơn 650 bộ Kinh. Sau đó, Ngài đã cùng đệ tử dịch ra Hán Văn được 75 bộ gồm 1335 quyển. Đối với sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài là một người có công rất lớn.
10/04/2013(Xem: 4454)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
10/04/2013(Xem: 4668)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 5565)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4834)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9902)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4967)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 23003)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 18744)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 21552)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]