Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á

28/10/202110:30(Xem: 2829)
Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 2
Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ
và các Quốc gia Đông Nam Á
(Buddhism, the strongest bridge connecting India
and SEA countries)

Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia cho biết, mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kết nối với nhau theo nhiều cách với chánh tín chánh kiến đạo Phật là cầu nối bền chặt nhất. Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cũng nhấn mạnh rằng, văn học và kinh điển Phật học từ các quốc gia khác nhau, đã ảnh hưởng như thế nào đến Văn hóa truyền thông Sống trong đạo Phật ở Đông Nam Á. 

Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cho biết điều này khi phát biểu tại Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC), Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề "Phật giáo trong văn học tại Đông Nam Á" (Buddhism in Literature in South East Asia) do Đại Sứ quán Ấn Độ tại Campuchia phối hợp với Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), đồng tổ chức vào hom thứ Hai, ngày 25 tháng 10 vừa qua. 

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 1

Hội thảo Khoa học Quốc tế được chủ trì bởi Thượng tọa Khy Sovanratana, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) và Hòa thượng Dhammapiya, Tổng Thư ký Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC).

Hội thảo Khoa học Quốc tế tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ảnh hưởng đến Phật giáo trong các tác phẩm văn học của các quốc gia Đông Nam Á, bên cạnh việc khảo sát các ngôn ngữ trong văn học của các nước này liên quan đến văn học hệ Pali và hệ Sankrit.

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề "Phật giáo trong văn học tại Đông Nam Á" đã được phát trực tiếp trên mạng xã hội, và có sự tham gia của các vị học giả và viện sĩ lỗi lạc từ nhiều Học viện Phật giáo trong khu vực như các quốc gia Phật giáo như Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Hội thảo Khoa học Quốc tế do Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) Venarable Yon Seng Yeath và Ven Sovanratana chủ trì, đã mở ra cho những người tham gia về các khía cạnh khác nhau của Phật giáo. 

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 3


Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cho biết, bà đánh giá cao việc duy trì các truyền thống, triết lý, giá trị và lý tưởng của Phật giáo, đồng thời kêu gọi các  diễn giả cống hiến công lao của Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC) cho người dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade hy vọng những nỗ lực như thế trong tương lai, có thể ở định dạng ngoại tuyến, một khi tình hình đại dịch Covid-19 được cải thiện. 

Thay mặt Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) có trụ sở tại Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ và Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ, Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia bày tỏ lòng tôn kính đối với Tam bảo (ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng), và tỏ lòng tri ân đối với chư tôn giáo phẩm Phật giáo Ven Sovanaratana, Ven Seng Yeath, và Ven Sam Art Oeun của Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), và tất cả chư tôn tịnh đức tăng già, giáo sư, diễn giả, và những người tham gia Hội thảo Khoa học Quốc tế.

Bày tổ niềm vui khi chủ trì buổi lễ bế mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế, Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia trân trọng cám ơn các diễn giả về phạm vi và chiều sâu của các bài tham luận, không chỉ thể hiện phạm vi địa lý của ảnh hưởng Phật giáo đến từ Ấn Độ trên toàn Đông Nam Á, mà còn là sự giao lưu đồng điệu của các Phật tử, các giá trị và truyền thống thông qua nền văn hóa hiện có của khu vực. 

Một số khía cạnh về Phật giáo được đề cập trong Hội thảo Khoa học Quốc tế bao gồm "Kinh Pháp Cú chú giải" (Dhammapadatthakatha, 法句經註解): Khái niệm ảnh hưởng đến lối sống và hòa bình của đạo Phật ở Đông Nam Á; Các nguồn chính của việc tái sinh cho các sinh vật liên quan đến Văn học Thái Lan: "Biên Tả Đích Tam Giới Luận" (Traibhumikatha, ไตรภูมิพระร่วง, 編寫的三界論); Đóng góp của Phật giáo trong Văn học Khmer; Ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hóa Lào; Nghiên cứu Phê bình về Lễ hội Phật giáo Pchum Ben (បុណ្យភ្ជុំបិណ្ឌ, 祖先節) của Campuchia với sự tham khảo đặc biệt của "Kinh Ngoài Bức Tường" (Tirokudda Sutta); Đóng góp của Văn học Pali ở Campuchia; và Chương trình Dịch thuật Văn bản Pala của "Chính pháp Phật giáo Cứu kính"  (Dhammavihari Buddhist Studies, 正法佛教研究).

Kết thúc Hội thảo Khoa học Quốc tế, Thượng tọa Tiến sĩ Khy Sovanratana, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) cảm ơn Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, các học giả và viện sĩ đến từ các quốc gia Đông Nam Á, đã triển khai về triết lý và giá trị phong phú của Phật giáo, hy vọng sẽ có những tương tác hữu ích hơn trong tương lai, khi Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ là Chủ tịch ASEAN vào năm 2022. 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Khmer Times)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2022(Xem: 2947)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California đã tổ chức Đại lễ Trai đàn Giải oan Bạt độ; chư thai nhi sút sảo; chư hương linh bất phân tôn giáo chủng tộc; nạn nhân Covid 19; Trai Tăng cúng dường; phát quà từ thiện; chẩn tế cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thới.
20/07/2022(Xem: 3571)
Để rồi TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên cũng họa lại bài thơ ấy như sau: Nhiệm mầu thay Phật giáo Úc Châu Tứ chúng đồng tu dựng ban đầu Trải qua năm tháng bao thử thách Một lòng quyết chí vượt thương đau Đại hội kỳ này quá thành công Phật tử Tăng Ni quyết một lòng Chung tay thắp sáng nguồn đuốc tuệ Cùng nhau tự tại bước thong dong Sau đó TT Tổng Vụ Trưởng đã tóm tắt diễn tiến những buổi họp mặt vào ngày 17/6/22 - 25/6/22 để thu thập ý kiến của thành viên và sau đó gửi thành phần nhân sự và kế hoạch đến hội đồng điều hành GHPGVNTN Úc Châu và Tân Tây Lan thì đến ngày 1/7/2022 thì TT đã nhận được bức thư do Hội Chủ TT Thích Tâm Minh ấn ký và quyết định chuẩn y thành phần nhân sự.
19/07/2022(Xem: 5989)
Cũng như bao người con Phật đã từng đọc tụng kinh điển ghi chép lại những lời dạy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn và thường gặp trở ngại với các bản kinh Hán văn, thế cho nên khi nhận được thông báo từ văn phòng Chánh Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, cùng Hội Đồng Hoằng Pháp trên trang nhà Quảng Đức vài tuần trước khi các khoá lễ An Cư Kiết Đông diễn ra tại Úc Châu,
13/07/2022(Xem: 2737)
Trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, CHLB Đức. Giáo thụ: Tiến sĩ Cổ Ấn-độ học Đỗ Quốc-Bảo, Đại học Heidelberg, viện Nam Á (và những trợ giảng). Tài liệu học: Giáo Trình Phạn Văn của Thomas Lehmann và Đỗ Quốc-Bảo. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt, nhưng vì đặc tính của Phạn ngữ, nhiều thuật ngữ tiếng Anh hoặc Hán cũng được dùng (xem thêm phần Điều kiện tham dự bên dưới). Sách hiện tại có thể được mua tại VN. Học viên hải ngoại có thể nhờ người thân đặt mua, hoặc tự in từ bản PDF được cung cấp sau.
12/07/2022(Xem: 3190)
Vị trụ trì chùa Viên Giác phải là chư Tăng chứ không phải là chư Ni; về sở học và sở tu phải có bằng cấp Phật học hay các phân khoa khác tối thiểu phải tương đương với cấp Cử nhân… Khi còn sinh tiền Hòa Thượng là người công cử trụ trì và khi Hòa Thượng viên tịch thì lấy pháp lý là Chi Bộ để điều hành Phật sự. Người được ủy truyền trong việc liên hệ với các cơ quan chính quyền, nhà thương hay ngân hàng do ĐĐ Thích Hạnh Giới đảm nhiệm
29/06/2022(Xem: 7217)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
26/06/2022(Xem: 2858)
Trong khi văn hóa Phật giáo đang trăm hoa đua nở khoe sắc thắm trên khắp thế giới, thì tại Hoa Kỳ đang có một phong trào tích cực để quảng bá đạo Phật Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng. Đặc biệt, sau chiến tranh ở Đông Nam Á, hàng nghìn người tỵ nạn và di đân từ các quốc gia Phật giáo đến định cư tại Hoa Kỳ, họ đã tự thành lập trung tâm hoằng dương Diệu pháp Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]