Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn

15/10/202122:08(Xem: 2661)
Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn
Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn 2
Triển lãm Bản th
ảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn
(National museum marks Hangul Day with exhibit of Buddhist manuscripts)

Triều đại Joseon (1392-1910), một Vương quốc Nho giáo cực thịnh. Các quan chức, học giả Nho giáo đã đàn áp nghiêm trọng các tôn giáo khác như Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Vào thời kỳ ấy, nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu Trầm Thị (소헌왕후 심씨, 昭憲王后 沈氏, 1395-1446), Hoàng hậu của vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại (조선세종대왕, trị vì: 1418-1450) đều hộ trì chính pháp Phật đà, phát huy ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng trong việc quốc sách an dân. 

Nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu là mẹ ruột của Triều Tiên Văn Tông và Triều Tiên Thế Tổ.

Ngày chữ Hàn, còn gọi là Ngày Hangeul (한글날, 韓文日) ở Đại Hàn Dân Quốc và Ngày Chosŏn'gŭl (조선글, 朝鲜文日), ở Cộng Hòa Nhân dân Triều Tiên, là một ngày tưởng niệm quốc gia cả bán đảo Triều Tiên đã phát minh và công bố Hangul (한글; 조선글), bảng chữ cái của tiếng Triều Tiên, bởi Hoàng gia Triều Tiên Thế Tông vào thế kỷ 15. Nó được tổ chức vào ngày 9 tháng 10 ở Hàn Quốc và 15 tháng 1 ở Triều Tiên. Vào năm 2013, Ngày Hangeul trở thành ngày lễ quốc gia ở Hàn Quốc. 

Năm 2009, dịp lễ kỷ niệm 563 năm Ngày Hangeul, pho tượng vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại đúc bằng đồng nặng 20 tấn, cao 6,2 m ở Quang Hóa môn (광화문; 光化門), cổng lớn nhất của Cảnh Phúc cung, nằm ở giao lộ cuối đường Sejong, quận Jongno, Seoul, Hàn Quốc, một biểu tượng của lịch sử Seoul đã được khánh thành.

Năm nay, để đánh dấu kỷ niệm Ngày Hangeul vào ngày 9 tháng 10, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã quyết định trưng bày Tập 20 và 21 của "Thích Phả Tường Tiết" (석보상절, 釋譜詳節), là một phần trong bộ sưu tập của Đại Hộ pháp Phật giáo Won Hàn Quốc, cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun Hee (이건희, 李健熙, 1942-2020).

Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn 1

Tác phẩm Phật giáo được cho là đã xuất bản tổng cộng 24 tập, tuy nhiên nhiều tập trong số đó đã bị thất lạc. Hiện tại, các tập 6, 9, 13 và 19 của tác phẩm "Thích Phả Tường Tiết" đang lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Hàn Quốc, tọa lạc phía nam Seoul, trong khi tập 23 và 24 đang lưu trữ tại Trung tâm Đại học Dongguk, Seoul. 

 

Theo Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, trước đây chưa từng tiết lộ cho công chúng các tập 20 và 21. Hiện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã triển lãm trưng bày tác phẩm "Thích Phả Tường Tiết", bộ sưu tập này do Đại Hộ pháp Phật giáo Won Hàn Quốc, cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun Hee tặng cho Bảo tàng, được trưng bày triển lãm nhưng chúng là phiên bản tái bản được làm bằng mộc bản, phải phiên bản gốc được khắc bản kim loại. 


Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn 4

Từ thế kỷ 15, 152 kiểu kim loại được cho là kiểu "Giáp Dần tự" (갑인자, 甲寅字), lần đầu tiên cũng đã được trưng bày. Các khối kim loại có thể di chuyển được là những di vật bất ngờ được phát hiện bên trong một cái chum vào tháng 6 vừa qua, trong một dự  án khai quật ở phía tây Công viên Tháp (탑골공원, 塔公園), quận Jongno, thủ đô Seoul. Những thứ này đã được lưu trữ tại Bảo tàng, sau khi được Bảo tàng của Chính phủ Hàn Quốc mua vào năm 1931 từ một nhà sưu tập Nhật Bản. 

 

Theo Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, các nghiên cứu về các khối kim loại trông hơi khác biệt có thể là kiểu "Giáp Dần tự" của Bảo tàng đã được tạm hoãn bởi không có loại tương tự nào khác được phát hiện để so sánh chúng. 

Nhưng kể từ khi phát hiện ra khoảng 1.600 mảnh kim loại có thể di chuyển được vào tháng 6 vừa qua, trong đó có một số trong tương tự như tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng bắt đầu nghiên cứu các kiểu kim loại một cách nghiêm túc. Mặc dù họ vẫn chưa đưa ra câu trả lời chắc chắn nào vì nghiên cứu đang diễn ra, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định rằng, cả hai đều thuộc là kiểu "Giáp Dần tự" (갑인자, 甲寅字).


Nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc Kim Đông Vũ (김동우, 金東宇) cho biết: "Chúng tôi có thể so sánh các thành phần của kiểu kim loại được phát hiện gần đây và loại chúng tôi có, cả hai đều có cùng thời kỳ, chúng tôi đã kiểm tra phông chữ và kích cỡ với cuốn sách được in kiểu "Giáp Dần tự", cũng do Đại Hộ pháp Phật giáo Won Hàn Quốc, cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun Hee hiến tặng".

Bản khắc in kiểu "Giáp Dần tự" (갑인자, 甲寅字) là khối kim loại có thể di chuyển được bằng tiếng Hán, được cho là đã tạo ra vào năm 1434 dưới thời đại vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại. Theo Lý Thừa Triết (이승철, 李承哲), nhà nghiên cứu tại Trung tâm di sản tư liệu quốc tế Hàn - UNESCO nhận định rằng, kiểu "Giáp Dần tự" (갑인자, 甲寅字) được coi là có ý nghĩa quan trọng bởi nó được cho là loại có hình thức hoàn hảo nhất. 

Lý Thừa Triết cho biết: "Đây là một di tích quan trọng, thể hiện sự phát triển của công nghệ đúc kim loại của Hàn Quốc có thể di chuyển được, tiếp tục được phát triển kể từ sự ra đời của tác phẩm "Phật Tổ Trực Chỉ Tâm Thể Yếu Tiết" (불조직지심체요절, 佛祖直指心體要節) là tài liệu bằng chữ Hán cổ nhất của thế giới được in bằng khuôn chì, có từ khoảng 70 năm trước khi cuốn Kinh thánh Gutenberg (còn được gọi là Kinh thánh 42 dòng) của Đức được một thợ kim hoàn, nhà phát minh, người in ấn và nhà xuất bản người Đức Johannes Gutenberg xuất bản vào năm 1455. "Phật Tổ Trực Chỉ Tâm Thể Yếu Tiết" gồm tuyển tập các luận thuyết và bài giảng về đạo Phật được biên soạn bởi một hòa thượng có tên là Hòa thượng Bạch Vân (백운화상, 白雲和尙) ngụ tại chùa Hưng Đức Tự (흥덕사, 興德寺) ở Cheongju, phía bắc tỉnh Chungcheong, Hàn Quốc vào năm 1377. Nguyên bản gồm có hai tập, nhưng chỉ còn lưu giữ được tập hai. Tài liệu hiện đang thuộc quyền sở hữu của Thư viện Quốc gia Pháp ở thủ đô Paris. Tác phẩm "Phật Tổ Trực Chỉ Tâm Thể Yếu Tiết" đã được ghi vào danh sách Ký ức Thế giới (Memory of the World Register) vào tháng 9 năm 2001, trong một nỗ lực nhằm bảo tồn di sản mang tính chất tư liệu của sách thành một di sản chung của nhân loại.

Triển lãm Bản thảo Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nhân Ngày Chữ Hàn 3


Ngoài giá trị nghiên cứu về chữ Hàn, tác phẩm "Thích Phả Tường Tiết" (석보상절, 釋譜詳節) còn được đánh giá cao trong việc nghiên cứu văn hóa Phật giáo. Mặc dù Vương triều Triều Tiên thường được biết đến như một quốc gia đạo Khổng, nhưng truyền thống của triều đại Cao Ly (
고려, 918-13922) vẫn an trú trong hoàng gia, văn hóa Phật giáo vẫn tiếp tục và tác phẩm "Thích Phả Tường Tiết" chứng minh điều này. Trong hoàng gia có rất nhiều người là Phật tử Hộ trì chính pháp Phật đà vào đầu Vương triều Triều Tiên".

Theo Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, trước các khối kim loại đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Cheongju, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được trưng bày dưới dạng "Kiểu kim loại giả định của bản khắc in kiểu "Giáp Dần tự" (갑인자, 甲寅字).

Cư sĩ Trương Trấn Nguyên (장진원, 張鎭元), Giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Thế giới thuộc Đại học Dongguk, đã cho biết "tác phẩm "Thích Phả Tường Tiết" (석보상절, 釋譜詳節) rất quan trọng bởi "Đây là cuốn sách đầu tiên được khắc in sau khi sáng chế ra chữ Hàn để kiểm tra xem nó có được khắc đúng hay không và rà soát không thấy lỗi nào. 

Những lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật cũng được bao gồm, điều này khác với các tài liệu hiện có của Phật giáo. Nó cũng chứng minh rằng triều đình của Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại ảnh hưởng rất nhiều vào cộng đồng Phật giáo"

Triển lãm bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 năm 2021, diễn ra thường xuyên tại phòng triển lãm thường trực ở tầng 1 của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
 

Video:

 First Buddhist text written in Hangeul to be displayed at National Museum of Korea

https://www.youtube.com/watch?v=imKeqXFS65Y


 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Korea JoongAng Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5066)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5659)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
10/04/2013(Xem: 4995)
Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.
10/04/2013(Xem: 4509)
Các con số thống kê chính thức của viện Thống Kê Úc Đại Lợi cho thấy rằng trong 5 năm vừa qua, những người dân Úc Đại Lợi không tin vào Thượng Đế (vô tôn giáo) đã giảm đi. Điều không thể chối cãi là các tín đồ Ki-Tô tiếp tục giảm sút nhiều hơn đối với đạo Anh Cát Giáo và đạo Nhà Thờ Hợp Nhất (Uniting Church), còn đạo Thiên Chúa La Mã bị giảm tượng đối ít hơn. Trong khi đó số người tự coi là vô thần giảm đi hơn là con số của năm năm về truớc. Vào năm 2001 chỉ có hơn 15% dân số bị xếp loại vô tôn giáo, so với 16.5% vào năm 1996. Các tôn giáo có tín đồ gia tăng là đạo Hồi và đạo Ấn, vì lý do di dân.
10/04/2013(Xem: 5054)
Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
10/04/2013(Xem: 4973)
Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.
10/04/2013(Xem: 5380)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
10/04/2013(Xem: 4956)
Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của Vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào 2 bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới 2 góc độ tiêu biểu: 1). Giới hàn lâm, của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện Đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (Viết tắt "Bản Nikam") và 2).
10/04/2013(Xem: 4826)
Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa. Cho đến vào khoảng thập niên 70, nhà nước thực hành cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự viện lần lượt khôi phục sinh hoạt tôn giáo, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo lại quá hiếm hoi, không đủ người kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?
10/04/2013(Xem: 10252)
Nhằm mục đích giúp cho những bệnh nhân vào thời kỳ cuối của bệnh ung thư sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời một cách thanh thản, bình yên về mặt tinh thần cũng như tâm linh trên phương diện y tế được đón nhận sự chăm sóc một cách toàn diện về thân thể, tâm lý và xã hội. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1996 Bệnh Viện Đa Khoa Từ Tế Phật Giáo ở Hoa Liên Đài Loan đã thành lập "AN NINH LIỆU HỘ BỆNH PHÒNG"chuyên môn chăm sóc những bệnh nhân thời kỳ cuối của bệnh ung thư và được Ni Sư Chứng Nghiêm (người sáng lập Hội Từ Tế) đặt tên là "Tâm Liên Bệnh Phòng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]