Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự

27/09/202120:26(Xem: 2622)
Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự 1
Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự
(Myanmar Monks March against Military Junta)

Rất nhiều vị tăng sĩ Phật giáo ủng hộ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Hôm thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 vừa qua, chư tăng Phật giáo đã tập hợp xuống đường tại Mandalay là thành phố lớn thứ 2 tại Myanmar, phản đối chế độ độc tài quân sự, trong các cuộc biểu tình nhân dịp kỷ niệm 14 năm ngày nổi lên cuộc "Cách mạng áo Cà sa". Hồi năm 2007, giới tu sĩ Phật giáo đã biểu tình rầm rộ chống chính quyền quân sự Miến Điện và phong trào nổi dậy đã bị đàn áp đẫm máu. 

Quốc gia Phật giáo Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn, và nền kinh tế của nước này bị tê liệt kể từ tháng 2 khi khi quân đội tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi, chấm dứt cuộc thử nghiệm kéo dài 10 năm với nền dân chủ. 

Trên khắp đất nước, một cuộc kháng chiến chống quân phiệt đã bén rễ, khiến quân đội mở ra một cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến. Theo một nhóm giám sát địa phương, hơn 1.100 thường dân đã thiệt mạng và 8.400 người bị bắt.

Trong lịch sử Myanmar, chư tôn đức giáo phẩm tăng già Phật giáo được coi là những người có thẩm quyền đạo đức tối cao, tổ chức các cuộc cộng đồng, và đôi khi vận động phản đối chế độ độc tài quân sự. Nhưng cuộc đảo chính quân sự đã phơi bày một cuộc chia rẽ trong giới cộng đồng tăng lữ Phật giáo, với một số vị giáo phẩm nổi tiếng lại chúc phúc cát tường cho một số tướng lĩnh quân đội, và những người khác lại ủng hộ những người biểu tình. 

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự 2

Chiều hôm thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 vừa qua, hàng chục nhà sư đã xuống đường đòi tập đoàn quân sự trao trả quyền lực lại cho người dân. Cuộc tuần hành diễn ra nhân kỷ niệm 14 năm ngày nổi lên cuộc "Cách mạng áo Cà sa", cuộc tuần hành qua các đường phố Mandalay với cờ, biểu ngữ và ném những chiếc cột màu trắng trên không trung.

Một nhà lãnh đạo cuộc biểu tình nói với AFP: "Thực sự các nhà sư yêu quý kính mến đứng về phía người dân".

Đoàn biểu tình của tu sĩ Phật giáo đã hô hào đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả các thành viên đảng chính trị của nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, đảng này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. 

Một số nhà sư mang bát khất thực lộn ngược, trong một biểu tượng phản đối bác bỏ chế độ độc tài quân sự, tự xưng là Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar.

Vị tăng sĩ trẻ 35 tuổi nói với AFP: "Chúng tôi phải chấp nhận rủi ro . . . để phản đối chế độ độc tài quân sự, bởi chúng tôi có thể bị bắt hoặc bị bắn chết bất cứ lúc nào. Chúng tôi không còn an toàn để sống sót trong tu viện của mình nữa".

Năm 2007, “Cuộc cách mạng áo Cà sa” do Chư tôn đức tăng già Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳn tay đàn áp. 

Một cuộc đàn áp bạo lực vào tháng cuối cùng dập tắt cuộc nổi loạn, với hơn 100 người thiệt mạng. Con số chính thức của chính phủ vào thời điểm đó đưa nạn nhân đếm thấp hơn nhiều.

Trong vòng 20 năm dưới sự cầm quyền của quân phiệt Myanmar, hơn 2 triệu người Trung Quốc vào sống tại Myanmar. Trung Quốc vào Myanmar vì lợi nhuận kinh tế và dĩ nhiên, chuyện môi sinh ở Myanmar chẳng phải là điều Trung Quốc quan tâm đến. Trung Quốc dùng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc trong việc tìm một giải pháp thoả đáng cho dân tộc Myanmar. Điều này làm cho người dân Myanmar lẫn những người trong quân phiệt Myanmar vô cùng bất mãn bởi họ mất cơ hội để ngồi lại nhằm tìm một giải pháp tốt đẹp cho dân tộc Myanmar.

Một thí dụ điển hình là nhà máy Thủy điện Myitsone tổng cộng số vốn là 3.6 tỷ gồm có phần hùn của Trung Quốc và Myanmar. Tuy nhiên, 90% điện sản xuất từ nhà máy này sẽ đưa qua bên Trung Quốc. Ảnh hưởng của môi sinh không làm cho Trung Quốc lo lắng bởi không phải là đất nước của họ. Dự án này đã xóa bỏ sau khi tân chính phủ của Myanmar cũng như dân Myanmar thấy sự vô lý là 90% điện phải đưa qua Trung Quốc.

Phải chăng giới quân phiệt Myanmar thấy rằng nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc là giống như chơi với lửa và sẽ bị cháy bất cứ lúc nào? Điều này có lẽ đúng bởi vì thế mà nhà quân phiệt Myanmar chấp nhận thay đổi chính sách từ độc tài sang dân chủ để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Cuộc cách mạng áo Cà sa” đã đặt ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về tính hợp pháp đối với chế độ độc tài quân sự Myanamar đến nay đã 35 năm, nó đã đáp trả bằng những cuộc đàn áp tàn bạo, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng, và hàng trăm nhà sư bị tan xương nát thịt và bị bắt tù đày. 

Video

Monks Join Myanmar Anti-Coup Protests 27.2.2021

https://www.youtube.com/watch?v=rPgIrTaydck

Myanmar Buddhist group signals break with military, calls for end to violence against protesters 17.3.2021

https://www.youtube.com/watch?v=OmVbmryCYy4


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Barron's)


facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 6165)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9217)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10300)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7506)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5927)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 61366)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4312)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]