Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dân sự: Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính trị

11/08/202117:12(Xem: 4534)
Dân sự: Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính trị

Dân sự: Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính  trị
(Residents: Myanmar leaders use pandemic as political weapon)

ANGKOK (AP) - Với số ca tử vong do đại dịch virus corona đang gia tăng ở quốc gia Phật giáo Myanmar, ngày càng thêm nhiều người dân và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc rằng, Chính quyền quân sự Myanmar, đã nắm quyền kiểm soát vào tháng 2 vừa qua, đang sử dụng đại dịch Civid-19 để củng cố quyền lực, và đè bẹp phe đối lập.

Dân sự Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính  trị 1

Hình 1: Một vị tăng sĩ Phật giáo đeo khẩu trang, cầm một bình oxy để nạp thêm bên ngoài nhà máy oxy Naing, tại khu công nghiệp Nam Dagon, Yangon, Myanmar. 28/7/2021. Ảnh: AP)

Vào ngày 27 tháng 7 vừa qua, con số ca tử vong do Covid-19 ở quốc gia Phật giáo Myanmar vượt qua Indonesia và Malaysia, trở thành ổ dịch tồi tệ nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này bị tê liệt, đã nhanh chóng trở nên choáng ngợp với những bệnh nhân mới mắc Covid-19. 


Dân sự Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính  trị 2

Hình 2: Những người đeo mặt nạ chờ đợi khi quan tài với các thi thể người chết do măc Covid-19, được xếp hàng bên ngoài một lò hỏa táng tại nghĩa trang Yay Way, Yangon, Myanmar. Ngày 27/7/2021. Ảnh: Yakima Herald

Nguồn cung cấp máy thở oxy đang cạn kiệt, và Chính quyền quân sự Myanmar đã hạn chế vệc bán riêng nhiều nơi, đồng thời cho biết họ đang cố gắng ngăn chặn tình trạng tích trữ máy thở, bình khí oxy. Những trang thiết bị y tế này đã dẫn đến cáo buộc rộng rãi rằng, những thứ này đang được chuyển đến những người ủng hộ Chính quyền quân sự, và các bệnh viện do quân đội điều hành. 


Dân sự Chính quyền quân sự myanmar Sử dụng Đại dịch làm Vũ khí Chính  trị 3

Hình 3: Một người đàn ông mang theo bình oxy, khi đang ngang qua đám đông người đang chờ nạp thêm bình oxy bên ngoài nhà máy oxy oxy Naing, tại khu công nghiệp Nam Dagon, Yangon, Myanmar. 28/7/2021. Ảnh: AP)

Đồng thời, các nhân viên y tế đã bị nhắm đến sau khi dẫn đầu phong trào bất tuân dân sự, họ đã đồng tâm hợp lực kêu gọi các giới chuyên gia và công chức không hợp tác với Chính quyền quân sự, được gọi là Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) do Tư lệnh Lực lượng vũ trang, Thống tướng Min Aung Hlaing, làm Chủ tịch. 

Bà Yanghee Lee, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar cho biết: "Họ đã lệnh cho ngừng phân phối thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và mặt nạ, và họ sẽ không để những thường dân mà họ nghi ngờ, đang ủng hộ phong trào Dân chủ được điều trị trong bệnh viện, và họ đang bắt giữ các y bác sĩ ủng hộ phong trào bất tuân dân sự,"   "Với máy thở, bình khí oxy, họ chính quyền quân sự đã cấm bán cho thường dân, hoặc SAC không cho phép những người không được sự hỗ trợ dùng, vì vậy họ đang sử dụng thứ gì đó có thể cứu người dân chống lại người dân", Bà Yanghee Lee nói. "Chính quyền quân sự đang vũ khí hóa Covid".

 

Thứ trưởng Bộ Thông tin Myanmar Thiếu tướng Zaw Min Tun đã không trả lời câu hỏi về các cáo buộc, nhưng với áp lực bên trong và bên ngoài, ngày càng tăng thêm để kiểm soát dịch, giới lãnh đạo đã có một cuộc tấn công quan hệ công chúng.

 Vào cuối tháng 7, trên tờ Global New Light of Myanmar, một số bài báo đã nêu bật những nỗ lực của Chính quyền quân sự, bao gồm những gì là thúc đẩy tiếp tục tiêm chủng vaccine và tăng cường cung cấp máy thở, bình khí oxy.

Trích dẫn lời của Thống tướng Min Aung Hlaing, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) nói rằng, các nỗ lực cũng đang được thực hiện để tìm kiếm từ các Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á và không xác định "các quốc gia thân thiện". 

Ông nói: "Cần phải nỗ lực để đảm bảo sức khỏe của Nhà nước và nhân dân tốt hơn".

Theo báo cáo ngày 29 tháng 7,  Myanmar đã có 342 ca tử vong do mắc Covid-19, và 5.234 ca nhiễm mới. Tỷ lệ tử vong trên 1 triệu người trung bình trong 7 ngày của quốc gia Phật giáo này đã tăng lên đến 6,29 - cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 3,04 ở Ấn Độ vào thời đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng hồi tháng 5 vừa qua. Các số liệu ở Myanmar được cho là quá thấp do thiếu kiểm tra và báo cáo. 

"Theo Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC), có một sự khác biệt lớn giữa số người chết do Covid-19 so với thực tế", một bác sĩ từ Bệnh viện Đa khoa Mawlamyine ở thành phố lớn của Myanmar nói với hãng tin AP, với điều kiện dấu tên vì sợ chính phủ bắt giam. "Có rất nhiều người trong cộng đồng đã chết vì căn bệnh hiểm ác này và không thể đếm hết được"

Các video phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy các những nạn nhân mắc Covid-19, rõ ràng đã chết tại tư gia của họ bởi không được chăm sóc điều trị, và thiếu nguồn cung cấp máy trợ thở oxy. 

Chính quyền quân sự Myanmar nhận thông tin cho rằng, các nghĩa trang công cộng tại Yangon đã quá tải, nhưng hôm thứ ba, ngày 27 tháng 7, thông báo họ đang xây dựng các cơ sở mới để có thể phục vụ hỏa táng tăng công suất lên đến 3.000 thi thể mỗi ngày. 

Clip:

Lò Hỏa táng tại Yangon tràn ngập xác chết khi làn sóng Coronavirus thứ ba tấn công Myanamr

https://www.youtube.com/watch?v=Y2JwtabTIU0

Ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Á Châu cho hay: "Bằng cách để đại dịch Covid-19 vượt khỏi tầm kiểm soát, Chính quyền quân sự Myanmar đang làm thất bại người dân Myanmar, cũng như khu vực và thế giới rộng lớn hơn, vốn có thể bị đe dọa bởi các loại virus biến thể mới, do sự lây lan không kiểm soát hết được như Myanmar". ông Phil Robertson cho biết thêm: "Vấn đề là Chính quyền Quân sự lại rất quan tâm đến việc nắm giữ quyền lực hơn là ngăn chặn đại dịch".

Myamar là một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực, và đã ở vào một vị trí dễ bị tổn thương, khi quân đội Myanmar cướp chính quyền, gây ra một cuộc đấu tranh chính trị bạo lực. Dưới thời lãnh đạo của Lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Myanmar, cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, năm ngoái, Myamar đã vượt qua đợt bùng phát virus corona, bằng cách hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại và phong tỏa thành phố Yagon. Vaccine được bảo đảm từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Chính phủ dân sự của nữ Cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi đã bị quân đội đảo chính lật đổ chưa đầy một tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên. Khi tình hình bất tuân dân sự gia tăng sau khi Chính phủ dân sự của nữ Cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi bị truất phế, về cơ bản các bệnh viện công đều đã bị đóng cửa, do các y bác sĩ và nhân viên y tế từ chối làm việc dưới Chính quyền quân sự mới, thay vào đó việc điều hành các phòng khám tạm thời mà họ phải đối mặt với sự bắt giữ, nếu đã bị bắt.

Một số đã quay trở lại bệnh viện công, nhưng Bác sĩ Mawlamyine được The Associated Press (AP) phỏng vấn rằng điều đó quá nguy hiểm. 

"Tôi có thể bị Chính quyền quân sự bắt bất cứ lúc nào nếu tôi trở lại bệnh viện," Bác sĩ, người tham gia Phong trào chống Chính quyền mới, và đang điều trị cho bệnh nhân bằng những vật dụng mà anh ta đã mua được. 

Theo ông Tom Andrews, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình nhân quyền ở Myanmar, các lực lượng Chính quyền quân sự đã tham gia ít nhất 260 vụ tấn công vào nhân viên và cơ sở y tế, đã giết chết 10 mạng người. Ít nhất 67 chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã bị bắt giữ, và 600 người khác đang bị truy bắt. 

Các bệnh viện quân đội tiếp tục hoạt động sau khi cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi bị lật đổ, nhưng bị nhiều người xa lánh, và chương trình tiêm chủng vaccine chậm lại, có vẻ như trước khi kết thúc hoàn toàn cho đến cuối tháng 7. Không có số liệu chắc chắn về tiêm chủng vaccine, nhưng người ta tin rằng, khoảng 3% dân số có thể đã được tiêm hai liều vaccine.

 Joy Singhal, trưởng phái đoàn Myanmar tại Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cho biết "Sự gia tăng nhanh chóng của các ca nhiễm Covid-19 là đáng lo ngại cực kỳ, đặc biệt là với sự hạn chế của các dịch vụ y tế và nguồn cung cấp máy thở oxy".

Ông Joy Singhal nói với hãng AP: "Có nhu cầu khẩn cấp về việc thử nghiệm nhiều hơn, theo dõi tiếp xúc và tiêm chủng Covid-19 đẻ giúp kiềm chế đại dịch. Sự gia tăng mới nhất này, là một đòn giáng mạnh vào hàng triệu người dân Myanmar, vốn đang phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế và xã hội ngày thêm tồi tệ".

Vào ngày 26 tháng 7 vừa qua, ông Tom Andrews, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình nhân quyền ở Myanmar đã thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên thúc đẩy "ngừng bắn toàn cầu trong bối cảnh dịch COVID-19"

Ông Tom Andrews nói: "Liên Hợp Quốc không thể tự mãn khi Chính quyền Quân sự tàn nhẫn, khi tấn công vào các nhân viên y tế khi đại dịch Covid-19 lan truyền mà không thể kiểm soát. Họ phải hành động để chấm dứt tình trạng bạo lực này, để các Bác sĩ và Y tá có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc cứu sinh, và các tổ chức quốc tế có thể giúp đỡ việc tiêm chủng và liên quan đến việc chăm sóc y tế".

Sau một thời gian dài tạm lắng trong hoạt động nhân đạo, gần đây Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp vaccine. Họ đã gửi 730.000 liều vaccine đến Yanyon vào tháng 7 vừa qua, liều đầu tiên trong số 2 triệu được tặng, và hơn 10.000 cho Quân đội Độc lập Kachin (KIA), một trong những lực lượng nổi dậy có vũ trang mạnh nhất Myanmar, lực lượng đã tấn công một doanh trại của quân đội Myanmar tại thị trấn Hkamti, vùng Sagaing, nằm ở phía Tây Bắc nước này, giáp với bang Nagaland của Ấn Độ, và họ đã tiến hành một cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập kỷ ở khu vực biên giới phía Bắc, nơi virus corona đã tràn vào Trung Quốc.
 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã từ chối bình luận trực tiếp vào ngày 26 tháng 7 vừa qua, về báo cáo được gửi cho Quân đội Độc lập Kachin (KIA), thay vào đó lưu ý rằng "Đại dịch Covid-19 là kẻ thù chung của nhân loại"

Global New Light đưa tin Myanmar đã nhận được 1 triệu liều thuốc khác được mua từ Trung Quốc. 

Các đợt bùng phát đại dịch hiểm ác Covid-19, đã được báo cáo là lan rộng trong các ngục tù của Myanmar. 

Ngày 28 tháng 7 vừa qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar (MRTV) do Chính quyền Quân  sự điều hành, đã trình chiếu những gì họ nói là 610 tù nhân từ Nhà tù Insein tại Yangon đang được tiêm chủng. Báo cáo đã vấp phải sự hoài nghi và bị chế nhạo trên mạng xã hội. 

Bà Yanghee Lee, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar cho biết, nếu Chính quyền Quân sự Myanmar đang cố gắng sử dụng vaccine, và các viện trợ khác để có lợi cho mình, bằng cách định vị mình là giải pháp cho đại dịch thì đã quá muộn. 

Bà Yanghee Lee noisL: "Mọi người biết bây giờ và đã quá muộn.Covid không phải do con người tạo ra nó, nhưng nó đã vượt quá tỷ lệ do sự đồng lõa, và cố ý ngăn chặn các dịch vụ chăm sóc y tế - sẽ không có đường lui".

Myanmar có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với bành trướng Bắc Kinh. Lợi ích của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Myanmar là cả về mặt kinh tế cũng như chiến lược.

clip

Covid-19 response goes underground in Myanmar

https://www.youtube.com/watch?v=SSdBz_QMrf8

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Associated Press)



facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2012(Xem: 13802)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 6292)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 7296)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 7130)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 17243)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 6786)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 7389)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 6316)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7879)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 7549)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]