Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháp Đại Giác là di sản của thế giới

10/04/201312:27(Xem: 5555)
Tháp Đại Giác là di sản của thế giới


THÁP ĐẠI GIÁC LÀ
DI SẢN CỦA THẾ GIỚI

Thích Lệ Thọ

Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.

Ngôi tháp Đại Giác hùng vĩ đứng sừng sững với chiều cao khoảng 52m (170 feet) mỗi cạnh vuông là 15m (50 feet), đã được xây dựng vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch. Nó được xây dựng trên nền tháp cũ của ngôi tháp A-dục vương và toà Kim Cang vẫn giữ đúng vị trí nguyên thỉ nơi đức Phật ngồi chứng đắc chân lý. Ngọn của tháp có hình chóp nhọn vươn cao. Mỗi 4 mặt của tháp được khắc chạm tinh xảo theo những kiến trúc của các triều đại Huvishka, sau vua Ca-nị-sắc-ca (Kanishka). Bên trong của Tháp được tôn trí một tượng Phật bằng đá mạ vàng với chiều cao khoảng 2m, tượng được tạc vào khoảng năm 380 sau Tây lịch. Tượng Phật với nét điêu khắc tài hoa mang vóc dáng đặc biệt giúp cho những người hành hương khi đến nơi này sẽ được gợi nhớ lại sự kiện giác ngộ vĩ đại của đức Phật.

Vào năm 600 sau Tây lịch vua Brahmin của xứ Bengal, người rất kỳ thị với Phật giáo nên đã đốt phá tháp và hủy hoại cội Bồ đề. Hai mươi năm sau RajaPurna Varma, một vị vua mộ đạo Phật đã cho phục sinh lại cây Bồ đề, kiến tạo lại tháp và cho xây một tường rào cao 7m (24 feet) để bảo vệ. Từ đó về sau, khu Thánh địa này đã trãi qua không biết bao nhiều lần bị phá hoại bởi người Hồi Giáo và Ấn Độ giáo, khi Phật giáo bị suy tàn vào thế kỷ thứ 13. Đến nỗi ông Edwin Arnorld, tác giả nổi tiếng trên thế giới với tác phẩm “Ánh Sáng Phương Đông” đã diễn tả sự thờ ơ và hoang phế Thánh địa: “Quả thật, Phật giáo thế giới đã quên đi Thánh địa này, và mọi người chỉ biết đến Mecca, Jerusalem…Khi tôi lưu lại Bồ-đề đạo tràng, tôi thật sự đau lòng khi thấy hàng ngàn những di sản cổ quí giá, những tảng đá có khắc chữ Sanskrit nằm ngổn ngang chồng chất quanh đây”

Do sự lãng quên nơi đức Phật giác ngộ, ngài Anagarika Dharmapala đã vận động lấy lại quyền điều hành từ người Ấn giáo. Ngài kiên quyết từng bước ngăn chặn những việc lấn chiếm, phá hoại…của ngoại đạo. Chính vì vậy, nơi này thường xãy ra các cuộc xung đột, Phật giáo luôn nhận sự thiệt thòi. Mãi đến khi Ấn Độ độc lập, chính phủ tại Bihar mới ban đạo luật quản lý khu vực Bồ-đề đạo tràng vào năm 1949 và 1952 chính phủ Ấn độ mới thành lập một ủy ban quản trị để điều hành và gìn giữ những di sản. Ủy ban này gồm có tám thành viên, 4 tăng sĩ Phật giáo và 4 vị Ấn giáo cộng với một quận trưởng Gaya làm chủ tịch. Mặc dù, ngày nay khu Thánh địa chưa thoát khỏi sự kiềm tỏa của người Ấn Giáo, nhưng tranh chấp không còn xãy ra như trước nữa, tạo nên một không khí trang nghiêm thanh tịnh cho nơi này, nên Tiến sĩ A.D.T.E. Perera nhận định: “Ngày nay, Buddhagaya là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagaya, một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhagaya đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagaya có triển vọng là một trung tâm của Phật giáo thế giới”

Với sự ủng hộ của Unesco lần này, toàn thể những người con Phật khi đến đây đều hoan hỷ, vì từ nay Phật giáo không còn đơn độc gìn giữ Thánh địa và cũng không còn lo lắng bị phá hoại. Họ đã phối hợp với ủy ban điều hành Bồ-đề đạo tràng và ngành khảo cổ học của tiểu bang Bihar để phục chế lại toàn bộ tháp Đại Giác bằng chất liệu truyền thống của Ấn Độ:

1/ Đất đỏ.

2/ Vỏ của cây bố.

3/ Trái Đào tiên

4/ Mật đường

5/ Vôi.

Đại đức Bodhipala, người chịu trách nhiệm giám sát công trình phục chế cho chúng tôi biết, với những chất liệu này thì hơn hẳn xi-măng, tuổi thọ của chất liệu này có thể tồn tại khoảng 300 năm, sau thời gian đó mới làm lại một lần nữa. Nên các nghệ nhân đang nhè nhàng tháo gỡ toàn bộ các hoa văn trước đây đã làm bằng xi-măng, để thay vào đó những chất liệu truyền thống. Sau khi hoàn tất, tháp Đại Giác sẽ có một màu đất nung, như các tháp của người Chàm, chắc chắn là sẽ đẹp hơn bây giờ! Công trình được dự kiến là khoảng 2 năm, cho công việc phục chế. Có tất là 35 người, 10 nhà điêu khắc và 20 người phụ việc đang cần mẫn đắp từng chút vật liệu đặc biệt thành các hoa văn, các đường cong cầu kỳ cổ kính của văn hoá Ấn Độ một cách nhẫn nại! Tổng chi phí dự tính cho công trình là 53 Lahks = 132500 USD. Sau khi hoàn tất, Unesco sẽ hoàn lại ủy ban điều hành Bồ-đề đạo tràng và ngành khảo cổ học của tiểu bang Bihar.

Nhìn tháp Đại Giác đang được “thay đổi làn da” sau hàng trăm thế kỷ như thể đang hồi sinh để mang lại một sức sống mới cho Thánh địa. Lòng tôi chợt dâng lên niềm kính tiếc, phải chi nhân loại sớm văn minh hơn bây giờ thì Trường đại học Nalanda ngày xưa và 2 tượng Phật được điêu khắc từ thế kỷ thứ 2 ở Afghanistan đâu có bị hủy diệt, làm mất đi của nhân loại những kiệt tác vô song!

Delhi, 04.08.2002

Lệ Thọ


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2022(Xem: 2943)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California đã tổ chức Đại lễ Trai đàn Giải oan Bạt độ; chư thai nhi sút sảo; chư hương linh bất phân tôn giáo chủng tộc; nạn nhân Covid 19; Trai Tăng cúng dường; phát quà từ thiện; chẩn tế cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thới.
20/07/2022(Xem: 3566)
Để rồi TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên cũng họa lại bài thơ ấy như sau: Nhiệm mầu thay Phật giáo Úc Châu Tứ chúng đồng tu dựng ban đầu Trải qua năm tháng bao thử thách Một lòng quyết chí vượt thương đau Đại hội kỳ này quá thành công Phật tử Tăng Ni quyết một lòng Chung tay thắp sáng nguồn đuốc tuệ Cùng nhau tự tại bước thong dong Sau đó TT Tổng Vụ Trưởng đã tóm tắt diễn tiến những buổi họp mặt vào ngày 17/6/22 - 25/6/22 để thu thập ý kiến của thành viên và sau đó gửi thành phần nhân sự và kế hoạch đến hội đồng điều hành GHPGVNTN Úc Châu và Tân Tây Lan thì đến ngày 1/7/2022 thì TT đã nhận được bức thư do Hội Chủ TT Thích Tâm Minh ấn ký và quyết định chuẩn y thành phần nhân sự.
19/07/2022(Xem: 5985)
Cũng như bao người con Phật đã từng đọc tụng kinh điển ghi chép lại những lời dạy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn và thường gặp trở ngại với các bản kinh Hán văn, thế cho nên khi nhận được thông báo từ văn phòng Chánh Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, cùng Hội Đồng Hoằng Pháp trên trang nhà Quảng Đức vài tuần trước khi các khoá lễ An Cư Kiết Đông diễn ra tại Úc Châu,
13/07/2022(Xem: 2737)
Trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, CHLB Đức. Giáo thụ: Tiến sĩ Cổ Ấn-độ học Đỗ Quốc-Bảo, Đại học Heidelberg, viện Nam Á (và những trợ giảng). Tài liệu học: Giáo Trình Phạn Văn của Thomas Lehmann và Đỗ Quốc-Bảo. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt, nhưng vì đặc tính của Phạn ngữ, nhiều thuật ngữ tiếng Anh hoặc Hán cũng được dùng (xem thêm phần Điều kiện tham dự bên dưới). Sách hiện tại có thể được mua tại VN. Học viên hải ngoại có thể nhờ người thân đặt mua, hoặc tự in từ bản PDF được cung cấp sau.
12/07/2022(Xem: 3187)
Vị trụ trì chùa Viên Giác phải là chư Tăng chứ không phải là chư Ni; về sở học và sở tu phải có bằng cấp Phật học hay các phân khoa khác tối thiểu phải tương đương với cấp Cử nhân… Khi còn sinh tiền Hòa Thượng là người công cử trụ trì và khi Hòa Thượng viên tịch thì lấy pháp lý là Chi Bộ để điều hành Phật sự. Người được ủy truyền trong việc liên hệ với các cơ quan chính quyền, nhà thương hay ngân hàng do ĐĐ Thích Hạnh Giới đảm nhiệm
29/06/2022(Xem: 7186)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
26/06/2022(Xem: 2856)
Trong khi văn hóa Phật giáo đang trăm hoa đua nở khoe sắc thắm trên khắp thế giới, thì tại Hoa Kỳ đang có một phong trào tích cực để quảng bá đạo Phật Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng. Đặc biệt, sau chiến tranh ở Đông Nam Á, hàng nghìn người tỵ nạn và di đân từ các quốc gia Phật giáo đến định cư tại Hoa Kỳ, họ đã tự thành lập trung tâm hoằng dương Diệu pháp Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]