Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hơn 50,000 người cùng đinh từ bỏ Ấn giáo quy y tam Bảo tại thủ đô Ấn Độ

10/04/201312:23(Xem: 4977)
Hơn 50,000 người cùng đinh từ bỏ Ấn giáo quy y tam Bảo tại thủ đô Ấn Độ

Hơn 50,000 người cùng đinh từ bỏ Ấn giáo
quy y tam Bảo tại thủ đô Ấn Độ, 4-11-2001

Phỏng vấn Thích Nhật Từ

Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.

Hỏi: Vài ngày trước đại lễ quy y, các hãng thông tấn xã trên thế giới loan báo có trên 1 triệu dân Ấn giáo thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ sẽ trở về thủ đô Delhi, Ấn Độ, quy y Tam Bảo. Xin thầy cho biết con số chính thức khoảng bao nhiêu?

TNT: Chúng tôi có mặt vào lúc 4 giờ chiều ngày 3-11-2001, tại Văn Phòng của Câu Lạc Bộ Đức Phật, một trong hai hiệp hội đứng ra tổ chức đại lễ quy y. Hiệp hội quan trọng còn lại là Liên đoàn của các tổ chức giai cấp thấp và bộ tộc toàn Ấn Độ có tên là ỨAll India Confederation of SC/ST OrganisationsƯ (AICSCSTO). Chúng tôi được cư sĩ Sudhir Hilsayan, tổng biên tập của tạp chí ỨTiếng Nói của Đức PhậtƯ (The Voice of Buddha), cho biết có khoảng 1 triệu người ghi danh đổi đạo. Đại lễ quy y dự định tổ chức tại khuông viên Ramlila Maiden, đối diện với Thành Đỏ (Red Fort) nơi tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập của Ấn Độ năm 1947 và nơi tổ chức các lễ quốc khánh hằng năm. Ramlila Maiden không thể chứa nổi con số 1 triệu người tham dự. Chiều 3-11, chúng tôi nói chuyện với anh Ram Raj, 43 tuổi, nguyên là phó phòng thuế lợi tức, Delhi, và chủ tịch Hiệp hội AICSCSTO và là trưởng ban vận động và tổ chức đại lễ quy y. Anh cho biết toàn bộ giới tử sẽ có mặt tại viện Ambedkar Bhawan vào lúc 9 giờ sáng. Sau một buổi lễ Tam Bảo ngắn, toàn bộ chư tôn đức và giới tử sẽ đi diễu hành và tới Ramlila Maiden vào lúc 11 giời trưa. Sau khi ổn định chỗ ngồi, lễ quy y sẽ được diễn ra vào lúc 12 giờ trưa. Chương trình đã phải thay đổi do áp lực của chính quyền Ấn Độ. Chính quyền rút lại giấp phép tổ chức đại lễ quy y và hăm doạ rằng ai đến dự sẽ có thể bị bắt. Ban tổ chức vẫn kiên quyết làm theo chương trình quy định. Tối ngày 3-11 và trọn ngày 4-11, lực lượng cảnh sát thuộc quận trung tâm Delhi đã phải tăng cường và nhờ 7 công ty cảnh sát ở các quận lân cận đến giúp. Cảnh sát được trang bị các vũ khí chấn áp đám đông ở các ngã đường đến viện Ambedkar Bhawan, Ramlila Maiden và 3 sân ga tại Delhi. Trước tình hình căng thẳng đó, ban tổ chức đã thỉnh kiến HT. Buddha Priya Rahul, vị đệ nhất giới sư của đại lễ quy y. Cuối cùng cuộc diễu hành đã bị huỷ bỏ, để tránh bạo động có thể xảy ra.

Các giới tử đến quy y tập thể đến từ nhiều bang khác nhau ở Ấn Độ, nhiều nhất là các bang Maharashtra, Kerala, Tamil Nadu, Bihar và Utta Pradesh. Phần lớn họ sanh ra và lớn lên trong cộng đồng Ấn giáo và được xem là những người được thượng đế sanh ra để làm một thiên chức duy nhất là làm nô lệ cho các giai cấp khác của Ấn giáo. Cảnh sát đã làm các biểu ngữ giả ở Ramlila Maiden và khuông viên của Thành Đỏ, nhân danh Ram Raj trưởng ban tổ chức, tuyên bố huỷ bỏ đại lễ quy y, để buộc các giới tử phải bỏ về. Hàng ngàn giới tử khác trên đường xe lữa đến Delhi từ các bang Haryana và Panjab để quy y đã bị chận lại ở giữa đường và nhiều người trong đó có vài vị Tăng hướng dẫn các đoàn giới tử đã bị giữ ở sân ga. Cảnh sát làm việc tích cực, giải tán các giới tử khỏi Ramlila Maiden. Đây có thể là lý do làm hàng ngàn giới tử bỏ cuộc. Khuông viên của viện Ambedkar Bhawan không thể dung chứa trên 50,000 người. Kết quả là con số giới tử quy y khoảng trên dưới 50,000 mà thôi. Do khuông viên viện đã đầy, những giới tử đến trễ đã phải đứng ngoài khuông viên viện trong nhiều tiếng đồng hồ.

Ban tổ chức trình cho giới báo chí một biểu ngữ mạo danh anh Ram Raj tuyên bố huỷ bỏ đại lễ quy y một ngày trước khi đại lễ diễn ra tại Ramlila Maiden

Hỏi: Xin thầy cho biết có bao nhiêu Tăng Ni Ấn Độ và ngoại quốc tham dự lễ đại quy y trên?

TNT: Chỉ có khoảng 40 Tăng Ni tham dự đại lễ quy y: 35 vị tăng Ấn Độ, trong đó chỉ có 1 vị tỳ-kheo-ni duy nhất, 1 vị tăng Miến Điện, 2 vị tăng và 1 vị ni Triều Tiên và một vị tăng Việt Nam là chúng tôi.

Chư tăng hướng dẫn các đoàn người quy y từ các bang bị buộc ngồi bẹp xuống đất, nhường chỗ cho những vị khách không mời mà đến

Hỏi: Nghĩa là không có đức Dalai Lama? Tại sao đại lễ quy y lớn và tầm vóc lịch sử như vậy là có quá ít tu sĩ Phật giáo tham dự?

TNT: Chiều ngày 3-11 chúng tôi có nói chuyện riêng anh Ram Raj, trưởng ban tổ chức cuộc lễ, thì được biết đức Dalai Lama không được mời. Nhiều vị tôn túc Phật giáo Ấn Độ và đại diện các nước Phật giáo hiện có mặt tại Ấn Độ cũng không được mời. Ngay cả vài vị Tăng Ấn Độ có mặt ngày hôm đó cũng không có thơ mời. Họ đến để ủng hộ những người phát tâm quy y, sống theo chánh pháp. Nguyên nhân đơn giản là ban tổ chức đại lễ quy y tu học theo tông chỉ của ỨPhật giáo Ambaker.Ư Họ không thích Phật giáo Tây Tạng. Họ cũng không có các quan hệ hợp tác giữa các tổ chức Phật giáo quan trọng trong Ấn Độ và dĩ nhiên không có quan hệ với các tổ chức Phật giáo nước ngoài tại Ấn Độ. Theo chúng tôi đây là một điều làm cho Phật giáo thiếu sức mạnh của đoàn kết và hợp tác trong các Phật sự trọng đại này.

Hỏi: Có đại hiện các tôn giáo tới dự không?

TNT: Ban tổ chức có gởi thơ mời hai lãnh tụ dân giai cấp thấp của Ky-tô giáo và hai vị Hồi giáo. Các vị này đều xuất thân từ giai cấp thấp và là những nhà lãnh đạo các giai cấp thấp của Ky-tô giáo và Hồi giáo. Cũng có những vị khách không mời mà đến. Đó là giám mục tiến sĩ M.A. Thomas và vị linh mục trợ lý của ông. Sự xuất hiện của những vị khách không mời mà đến này đã gây sự chú ý lớn của giới chính quyền và các đài báo nước ngoài. Cái đài và phóng viên nước ngoài đã không bỏ lỡ cơ hội hướng camera và máy chụp về họ. Dĩ nhiên sự có mặt của họ đã tạo ra một Ứván bài lật ngữaƯ với học thuyết ỨChristian conspiracyƯ mà nhà nước Ấn Độ đưa ra cách đây vài ngày, để cấm đổi đạo tập thể. Ban tổ chức bị rơi vào thế khó sử hơn. Không hiểu vì lý do gì mà họ đã mời những vị Ứkhách quýƯ đó vào dãi ghế của chư tôn đức chứng minh đại lễ quy y. Ngoài các vị giới sư, chư Tăng đến chứng minh phải ngồi bẹp xuống đất, trước khán đài khách quý! Đây là điểm thất bại lớn của ban tổ chức. Nó không chỉ thể hiện sự thiếu kính trọng Tăng bảo đến chứng minh lễ quy y mà còn rơi vào cái bẫy lý do của nhà nước cho rằng đại lễ quy y do Ky-tô giáo điều khiển.

Hỏi: Tại sao họ lại chọn ngày 4-11-2001 để làm đại lễ quy y mà không chọn ngày khác?

TNT: Lúc đầu họ dự định tổ chức đại lễ quy y vào ngày 14-11-2001, ngày mà cách đây 45 năm về trước, Bồ-tát cư sĩ Ambedkar đã tổ chức lễ quy lớn nhất thế giới với hơn 500,000 người từ bỏ Ấn giáo theo đạo Phật. Đảng lãnh đạo Ấn Độ hiện tại là đảng BJP, một đảng có chính sách bảo tồn và truyền bá văn hoá Ấn Độ giáo (Hinduism), đã không cho phép, vì sợ sự kiện quy y lớn thứ hai vào ngày lịch sử này sẽ kéo theo tình trạng dân chúng giai cấp thấp sẽ từ bỏ đạo Hindu theo đạo Phật trong tương lai. Sự tổn thất về phương diện tín ngưỡng này sẽ còn kéo theo sự mất mát trong các số phiếu bầu cử ở hiện tại và tương lai, ở cấp toàn quốc và địa phương. Thay vào đó, toà án tối cao tại thủ đô Delhi đã cho phép tổ chức đại lễ quy y vào ngày 4-11-2001 tại Ramlila Maiden. Nhưng trước đó 3 ngày họ đã rút lại giấy phép!

Hỏi: Theo các phương tiện thông tin đại chúng trên khắp thế giới, vào ngày 1-11-2001 chính quyền Ấn Độ đã rút lại giấy phép tổ chức đại lễ quy y. Hai lý do chính mà họ đưa ra là (i) có bàn tay của Ky-tô giáo Ấn Độ, và (ii) đại lễ quy y sẽ tạo nên nhiều mâu thuẫn cộng đồng và tôn giáo tại Ấn Độ. Theo thầy, các lý do trên có thuyết phục không?

TNT: Sau khi Ấn Độ được độc lập khỏi đế chế Anh quốc vào năm 1947, đất nước Ấn Độ đi theo thể chế Dân chủ thế tục (secular democracy). Đảng Quốc Đại (Congress) của giòng họ Gandhi và Nehru đã nắm chính quyền nhiều nhiệm kỳ và đảng đối lập lớn thứ hai là BJP đều theo Ấn giáo. Do đó dù gọi là dân chủ thế tục, tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo, nhưng trên thực tế các đảng lãnh đạo thường thiên vị và ủng hộ Ấn Độ giáo nhiều hơn. Trong Hiến Pháp Ấn Độ, từ điều 25-28 cho phép mọi công dân tự do tín ngưỡng, được quyền đổi đạo và tiến hành các lễ thức tôn giáo tại những nơi công cộng. Lần này rõ ràng chính quyền Ấn đã không làm đúng theo hiến pháp. Họ đã rút lại giấy phép cho tổ chức đại lễ quy y, chỉ 3 ngày trước khi đại lễ được tổ chức, đã làm cho hàng ngàn người từ các bang xa xôi không dám đến dự lễ. Để viện lý do, họ không còn cách nào khác phải nói rằng đại lễ quy y của Phật giáo do Ky-tô giáo Ấn Độ điều khiển, để gây bất bình trong quần chúng Ấn giáo, bởi lẽ, các cuộc đổi đạo của Ky-tô giáo trong lịch sử Ấn Độ nếu không đi bằng đường Ứthực dânƯ thì cũng bằng kế sách Ứviện trợ kinh tếƯ để thu hút các tầng lớp cùng đinh trong xã hội Ấn Độ, những người bị kinh thánh Ấn giáo là Veda liệt vào hạng sanh ra từ chân của thượng đế để phục dịch vô điều kiện cho các giai cấp khác là vua chúa và bà-la-môn. Một khi đại lễ quy y của Phật giáo được hiểu méo mó do Ky-tô giáo điều khiển thì ý nghĩa của đại lễ quy y sẽ không còn nữa. Các báo chí có ý thức hệ Ấn giáo như tờ Hindustan Times và tờ The Hindu, còn viết không cần bằng cớ rằng tại đại lễ này giới Ky-tô giáo sẽ còn phân phát miễn phí kinh thánh của họ nữa. Tờ The Times of India với vị tổng biên tập là Kỳ-na giáo, ấn bản Chandigarh còn đưa các thông tin thuộc dạng ỨdisinformationƯ để lạc dẫn quần chúng. Tờ báo này ra ngày 3-11 ghi rằng anh Ram Raj đã đổi chương trình 180 độ, tự tuyên bố huỷ bỏ lễ quy y. Vài tờ nhật báo khác thì Ứim lặngƯ không đưa tin, như thể không có chuyện gì sẽ xảy ra.

Là người có trao đổi với anh Ram Raj chúng tôi được biết anh không hề tuyên bố huỷ bỏ đại lễ. Là một người nhân chứng, đại lễ quy y vẫn diễn ra trước sự đoe doạ của cảnh sát. Chúng tôi không thấy có một quyển thánh kinh nào được phân phối hôm đó. Chỉ có quyển ỨTinh Hoa Đạo PhậtƯ với hai ấn bản, tiếng Anh và quốc ngữ Hindi được ấn tống và gởi tặng đến các giới tử, như kim chỉ nam cho sự tu học của họ sau đại lễ quy y. Kinh sách Phật giáo bằng Hindi, hình tượng Phật và bồ-tát Ambedkar được bày bán dọc theo dãi tường của khuông viên viện Ambedkar với giá rất tượng trưng.

Chiều 3 giờ ngày 3-11-2001, chúng tôi có nói chuyện với tổng giám mục giáo phận Delhi, tiến sĩ Vincent M. Concessao, về cái học thuyết ỨChristain conspiracyƯ của Bộ nội vụ và chính quyền Ấn giáo, vị giám mục này đã không ngần ngại trả lời, Ứđó là chính sách của nhà nước. Cái gì họ không thích thì họ bảo có bàn tay của Ky-tô giáo nhún vào. Điều mà họ quan tâm sâu xa hơn là trong tương lai chính quyền sẽ khó từ chối Ky-tô giáo tổ chức đổi đạo tập thể, như họ đã không cho phép trong dịp đức giáo hoàng tham dự đại hội các giám mục châu Á vừa qua.Ư

Lý do thứ hai lại càng không thể chấp nhận được. Một khi điều lệ Hiến pháp cho phép người dân tự do đổi đạo, không dưới sự cưỡng bức hoặc viện trợ kinh tế, thì chính quyền Ấn giáo không thể viện cớ rằng đại lễ quy y sẽ gây ra làn sóng mâu thuẩn, trong các cộng đồng khác tín ngưỡng và tôn giáo. Trong lịch sử Ấn Độ và nhiều nước Phật giáo trên thế giới, người theo đạo Phật không hề bị cưỡng bức và cũng không hề nhận được các trợ cấp kinh tế nào cả, như trong trường hợp của những người đổi đạo theo Ky-tô giáo. Dân chúng giai cấp thấp của Ấn giáo từ bỏ Ấn giáo quy y Tam bảo ngày hôm đó đều phải tự sắp xếp nơi ăn chỗ ở cho bản thân và gia đình mình. Mọi chi phí xe cộ và ăn ở đều do họ tự chi trả cả. Ban tổ chức cũng là những người thuộc giai cấp thấp không thể xây sở cho họ nỗi, mà trên thực tế họ cũng không cần trả lại số tiền đó. Họ đến với đạo Phật do thấy được lời Phật dạy tôn trọng giá trị con người trên hành vi và tư cách đạo đức chứ không phải thân tộc và giai cấp.

Hỏi: Xin thầy cho biết vắn tắt nội dung của đại lễ quy y

TNT: Lễ quy y được tổ chức ở một nơi ngoài dự tính. Như đã nói, thay vì tổ chức quy y tại Ramlila Maiden, họ buộc phải tổ chức ở mặt sau khuông viên viện Ambedkar, một nơi có sức chứa nhỏ hơn nhiều so với nơi dự định. Cả giới sư và giới tử đều phải ngồi ngoài trời nắng nhiều tiếng đồng hồ, không có màn che chống nắng. Chỉ có một khán đài nhỏ, trước để một bàn Phật và di ảnh của Ambedkar. Ban tổ chức đại diện cho toàn thể giới tử tác bạch thỉnh quý giới sư truyền trao tam quy và ngũ giới. Nhìn chung, phương thức của đại lễ quy y hoàn toàn giống với cách mà bồ-tát cư sĩ Ambedkar tổ chức vào ngày 14-11-1956. Lễ truyền ba nương tựa (tam quy) và năm nguyên tắc đạo đức (ngũ giới) được đệ nhất giới sư, HT Buddha Priya Rahul, xướng đọc và truyền trao bằng quốc ngữ Hindi. Sau đó anh Ram Raj tuyên đọc 22 điều tuyên thệ Phật tử do Ambedkar chủ xướng, trong đó điều 13-17 là ngũ giới. Các giới tử theo tuyên thệ sẽ vâng giữ trọn đời. Bài pháp ngắn của Hoà thượng đệ nhất giới sư giới thiệu về các giáo nghĩa căn bản của đạo Phật, phương pháp hành trì, và tính thích ứng của đạo Phật trong mọi thời đại. Hoà thượng không quên khuyên các giới tử phải giữ vững lập trường tu học của người Phật tử, vì từ nay trở đi họ không còn là những kẻ nô lệ của Ấn giáo, họ đã góp phần phá huỷ hệ thống giai cấp của Ấn Độ trong thời hiện tại và họ là những người góp phần tạo nên một thiên sử mới của bình đẳng, giác ngộ và trí tuệ. Ban tổ chức và các lãnh tụ giai cấp thấp của các tôn giáo khác lần lượt phát biểu ý kiến và kêu gọi toàn thể giới giai cấp thấp nên đoàn kết hoà hợp để đấu tranh với chủ nghĩa giai cấp bất công của Ấn Giáo. Sau 5 tiếng đồng hồ, buổi lễ đã được kết thúc vào lúc 5 giờ chiều ngày 4-11, nhưng trọn đêm 11-4 các giới tử ở xa dường như đã thức trắng trong niềm hân hoan để chuẩn bị ra về vào ngày 5-11.

Hỏi: Xin thầy cho biết 22 lời phát nguyện Phật tử của Ambekar?

TNT: Thông thường, một người được gọi là Phật tử chính thức ngay sau khi phát nguyện trở về sống nương tựa theo đức Phật, giáo pháp và Tăng đoàn của ngài, và tuyên thệ sống theo năm nguyên tác đạo đức. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài (The Buddha and His Dhamma, tr. 451), Ambedkar đã triễn khai thành 22 điều tuyên thệ Phật tử để giúp cho giới tử hiểu đại cương về đạo Phật, những gì theo và không theo. Vì phần lớn những người đổi đạo có đạo gốc là Ấn Độ giáo (Bà-la-môn giáo ngày xưa) nên nội dung của 22 lời tuyên thệ này nhắm vào việc từ bỏ một cách có ý thức hệ thống thần linh và tín ngưỡng của tôn giáo này, một khi trở thành Phật tử. 22 điều đó là:

1. Không thừa nhận (tam thể thượng đế) Brahma, Vishnu và Mahesh Siva là thượng đế hay các thần; không nên tôn thờ và tín ngưỡng họ.

2.Không thừa nhận Rama và Krishna là các thần; không nên tôn thờ và tín ngưỡng họ.

3. Không thừa nhận và tôn thờ các thần và nữ thần Ấn giáo.

4. Không tin vào học thuyết Thượng đế tái sanh (dưới nhiều hình thức của các vị tiên tri).

5. Không tin rằng đức Phật là tái sanh của thần Vishnu và hãy xem đây là lối tuyên truyền sai lầm phát xuất từ sự điên rồ.

6. Không tiến hành lễ Shraddha ([raddha) và không cúng cơm sữa trong chén đất sét (pindadana) (cho người chết). (Ghi chú: Shraddha là lễ cúng cơm sữa và nước liên tục 13 ngày kể từ khi một người thân qua đời).

7. Không mời các tu sĩ bà-la-môn tiến hành các nghi lễ Phật giáo.

8. Không làm các điều gì có hại đến đạo Phật.

9. Tin vào nguyên lý rằng mọi người đều bình đẳng

10. Khuyến khích và chủ xướng học thuyết bình đẳng (của đức Phật).

11. Sống theo bát chánh đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm và chánh định.

12. Thực hành mười ba-la-mật là bố thí.

13. Trang trải tình thương đến mọi loài.

14. Không trộm cắp.

15. Không nói sai sự thật.

16. Không ngoại tình.

17. Không uống rượu.

18. Phải sống phù hợp với đạo đức (giới), tình thương (từ) và trí tuệ (trí).

19. Từ bỏ tôn giáo cũ của mình là Ấn Độ giáo, một tôn giáo đi ngược lại với tiến hoá của nhân loại, dựa trên bất bình đẳng; và chấp nhận đạo Phật.

20. Xác tín rằng đạo Phật là giáo pháp cao thượng.

21. Tin tưởng học thuyết (nghiệp và) tái sanh.

22. Long trọng tuyên bố rằng từ nay cho đến trọn đời tôi sẽ sống theo lời Phật dạy.

Hỏi: Là người tới dự, thầy có tiếp xúc với các giới tử không? Họ có suy nghĩ gì trước và sau khi quy y?

TNT: Ngày 3-11 chúng tôi có dịp đến Ramlila Maiden, nơi tổ chức đại lễ quy y theo dự kiến, và viện Ambedkar Bhawan. Chúng tôi có tiếp xúc nhiều đoàn Phật tử ở các bang khác tụ về. Tôi hỏi một đoàn Phật tử Ứcảnh sát không cho phép tiến hành lễ quy y thì quý vị sẽ phải làm gì?Ư Người trưởng đoàn trả lời, Ứnếu không cho phép chúng tôi sẽ quy y tam bảo tại ga xe lửa.Ư Một người trong một đoàn khác nói, Ứlễ quy y sẽ phải tiến hành, bằng bất cứ giá nào! Nếu cảnh sát nổ súng thì chúng tôi sẳn sàng chết với tư cách người Phật tử. Cái chết như vậy sẽ giúp cho chúng tôi tái sanh làm Phật tử ở đời sau.Ư Cư sĩ V.T. Raj Shekhar, chủ bút tờ Dalit Voice (tiếng nói của dân giai cấp bị áp bức), vững tin nói Ứđại lễ quy y này không ai có thể ngăn cản được. Đây là khởi đầu của phong trào xoá bỏ giai cấp ở Ấn Độ.Ư Sau đại lễ quy y, có người đã rơi nước mắt nói Ứtừ nay chúng tôi không còn là những kẻ nô lệ nữa. Giáo pháp đức Phật đã giải phóng chúng tôi khỏi đêm trường Ấn giáo suốt hơn 3000 năm.Ư v.v&

Hỏi: Phật giáo Việt Nam có thể rút được kinh nghiệm gì từ việc tổ chức cải đạo và quy y tập thể này?

TNT: Bài học lớn nhất là thiếu liên kết của các tổ chức Phật giáo đã làm cho đại lễ quy y giảm đi sức mạnh Phật giáo. Lời dạy của đức Phật người chủ xướng hoà hợp, đoàn kết và hợp tác cần phải được các vị lãnh đạo đạo Phật lưu tâm hơn nữa. Các nhà lãnh đạo Phật giáo nên ngồi lại với nhau, xoá bỏ đi các điểm dị biệt, cùng hợp tác và hỗ trợ nhau làm Phật sự. Lợi thế lớn nhất của đạo Phật là tính đạo đức, triết lý và thích ứng mọi thời đại của lời Phật dạy đã thu hút nhiều người Ứgiác ngộƯ từ bỏ tôn giáo cũ của mình để sống theo đạo Phật. Kinh sách đạo Phật là một biển rừng về đạo đức và tâm linh để nhân loại nương sống một cách an lạc và hạnh phúc. Nhưng điểm yếu nhất của Phật giáo là thiếu hẳn tổ chức quy mô và khoa học. Thành phần trí thức Phật tử trẻ và nam giới thường ít đi chùa. Đạo Phật qua sinh hoạt của các chùa viện và giáo hội trong thời gian qua đã gần như trở thành đạo của các cụ già và phụ nữ. Sức mạnh của đạo Phật do đó khó được phát huy đúng mức.

Bài học khác là giáo hội Phật giáo nên tổ chức các đại lễ quy y tập thể như vậy trong tương lai. Ở Việt Nam và nhiều nước Phật giáo trên thế giới, lễ truyền giới sa-di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na-ni và tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni thường được tổ chức tập thể. Nhiều giới đàn có trên 1000 giới tử thọ giới. Tiếc là không có các giới đàn tương tự cho người tại gia và nhất là những người yêu thích đạo Phật. Vào các ngày như mùng 1 tết, rằm tháng tư, tháng 7 và tháng 10, các lễ quy y tập thể nên được tổ chức ở cấp tỉnh / thành và toàn quốc. Các sách cẩm nang cho Phật tử như quyển là Phật tử của cố HT. Thiện Châu và Cây Thang Giáo Lý của cố HT. Thích Thiện Hoa và các kinh nhật tụng thuần Việt nên được ấn tống vào các dịp này để người quy y hiểu rõ lời Phật dạy hơn. Được như vậy thì mỗi người Phật tử là một ánh đuốc soi đường cho người khác sống đời giác ngộ, tình thương và trí tuệ của đức Phật, góp phần đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và tha nhân.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2012(Xem: 13870)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 6313)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 7371)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 7178)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 17401)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 6943)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 7487)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 6357)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7914)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 7586)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]