Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

27/12/201518:53(Xem: 5182)
Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang


Thien Dong Thien Tu (20)


Trung Quốc: Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

 

 

Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng-  寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.

 

Tương truyền, vào thời Tây Tấn có tăng nhân Nghĩa Hưng (義興禪師) vân du đến nơi này rồi Khai sơn Tạo tự Trụ trì Hoằng pháp lợi sinh. Lúc bấy giờ nơi núi rừng thanh vắng cách xa làng xóm ấy chỉ có Thiền sư Nghĩa Hưng vừa tu hành vừa dựng Am để ở thôi. Nhưng bỗng dưng không biết từ đâu lại có một Đồng tử mỗi ngày đều đem cơm nước tới cho người dùng. Đến khi Am vừa dựng xong, chú bé ấy từ giã Thiền sư rằng: "Tôi là Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Hoàng Đại Đế thấy Ngài tinh tiến tu hành, nên sai tôi biến thành một Đồng tử để hầu hạ Ngài. Nay Am đã xây thành rồi, tôi xin đi thôi." Nói xong chú bé ấy bèn cưỡi mây mà đi. Từ đó về sau người đời bèn đặt tên cho núi là Thái Bạch và gọi chùa là Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Triều đại nhà Minh, Sùng Trinh đế tứ niên (1631), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Sùng Trinh đế  năm thứ  8 (1638), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ trùng tu tổng thể Điện đường, Đại Phật điện Thiên Đồng Thiền Tự quy mô, Tăng chúng quy tụ hàng nghìn, thập phương du khách hành hương, đàn việt thí chủ thật đông, đánh dấu thời cực thịnh, Thiên Đồng trở thành Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Chính tông. 

 

Ngày nay Tự viện và điện đường của chùa Thiên Đồng cũng lại như các chùa trên núi khác, tức là thuận theo thế núi, phần dưới thấp và phần trên cao dần. Từ sáu ngôi Bảo tháp ở trước chùa đến điện Thiên Vương, điện Phật, Pháp đường và La Hán đường đều theo bố cục của các bậc tam cấp.

 

Những phần được xây sau cùng của ngôi Đại Già lam Cổ Tự là vào đời Thanh triều, Khang hy tứ niên (1644), Hàm Phong tam niên (1911) và đến năm 1936 là những lần trùng tu. Thiên Đồng Thiền Tự cũng được ngự bút của các vị Hoàng đế trong nhiều thời đại khác nhau; Tống, Nguyên, Minh và Thanh, số lượng có đến hơn 30 bảng.

 

Thanh triều, các đời Hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính đều có thảo Chiếu Thư, Ngọc Tỷ, Ngự Bút. . .

 

Thiên Đồng Thiền Tự có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản, bởi đây cũng là Tổ đình Lâm Tế tông Phật giáo Việt Nam, Tổ đình Tào Động tông của Thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản.

 

Năm 1983, Hội đồng nhà nước Trung Quốc công nhận Thiên Đồng Thiền Tự là một Tự viện Phật giáo trọng điểm của cả nước.

 

Năm 2006, Thiên Đồng Thiền Tự được Công nhận Di tích Đặc biệt cấp Quốc gia.

 

Cảnh trí của Thiên Đồng tự, bốn bề là núi nên chùa có khá nhiều cổ thụ. Có nhiều cây cao như chạm trời mà cũng có những cây thân uốn rất lạ, tạo thêm cảnh đẹp cho chùa. Có người tả rằng: "Những hàng tùng bên chùa chạy mãi không cùng tận, rừng xanh trên núi như đang giấu giữ một Phạm Vương cung" hay “Quần phong bão nhất tự, nhất tự trấn quần phong-群峰抱一寺,一寺鎮群峰”. Không biết chùa bây giờ có như lời miêu tả ấy không, nhưng những lời khen tương tự như thế vẫn vang đến tận Nhật Bổn và cả vùng Đông Nam Á, nơi đã hiện rõ nhiều nét ảnh hưởng từ Thiên Đồng tự này.

 

Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) (1566-1642), nối pháp dòng Lâm Tế Chính tông đời thứ 30, Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự. Ngài truyền Tâm pháp ân cho đệ tử xuất sắc là Thiền sư Đạo Mân Mộc Trần (xuất kệ pháp phái Thiên Đồng).

 

Đương thời, Thiền sư Đạo Mân diễn xuất bài kệ truyền pháp và hình thành nên Pháp phái Thiên Đồng thuộc dòng thiền Lâm Tế Chính tông:

 

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh như cảo nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chân đăng vạn cô huyền.

 

Chi phái này sau đó truyền đến ngài Thiền sư Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728), và Ngài đã truyền pháp đến đến Việt Nam, trở thành Thủy Tổ Chi phái Thiền Lâm Tế Chính tông miền Nam.

 

Clip Video: https://www.youtube.com/watch?v=1v_uYaxUtdA

 

Thích Vân Phong

(Nguồn: Forestlife)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2011(Xem: 7885)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
01/01/2011(Xem: 3751)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
30/12/2010(Xem: 4016)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 9646)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6408)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 6572)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 4169)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 5388)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 13725)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
22/10/2010(Xem: 7075)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]