Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

17/08/201412:00(Xem: 7693)
Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

1024px-Korea-Gyeongju-Landmarks-Montage-01Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

 

Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.

 

Tuy nhiên, thay vì được hưởng phúc, nhưng chẳng may cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) lại bị đột nhiên lìa đời. Ngay dịp này, hàng xóm trong làng, gia đình Tể tướng lại hạ sinh một công tử khôi ngô tuấn tú. Giờ khắc cậu công tử chào đời, trên hư không lại có âm vang những câu: “"Hãy để cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) tái sinh làm con nhà tể tướng. Nhờ gia đình chăm sóc đến nơi đến chốn". Điều kỳ lạ là khi lọt lòng mẹ, cậu công tử yêu quý của nhà Tể tướng có hai chữ: “Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城)”. Tin tưởng sự luân hồi nghiệp báo tái sinh, Tể tướng liền truyền lệnh mời mẹ ruột của cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) về nhà mình và cùng nuôi nấng công tử.

 

Sau này khi công tử khôn lớn trưởng thành, để báo đáp công ơn sinh thành của hai bên cha mẹ hiện tiền và cha mẹ kiếp trước, công tử đã xây dựng ngôi Già lam Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

Câu chuyện trên đã đi vào huyền thoại nhân gian Hàn Quốc mãi truyền tụng rằng: “cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) đã thác sinh vào nhà Tể tướng, một công tử ngoan hiền yêu quý, lại có tâm hiếu thảo với song thân. Công tử đã phát tâm kiến tạo ngôi Già lam Phật địa lấy danh hiệu là Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và xây dựng ngôi danh lam Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) để hồi hướng phúc báu đến song thân hiện tiền và song thân kiếp trước. Việc Phật sự của Công tử nhằm báo ân đức của song thân hiện tại và quá khứ cha mẹ tiền kiếp.

 

Người dân Tân La (Silla) tin rằng núi Thổ Hàm San (Tohamsan-토함산-吐含山) nơi Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) tọa lạc là một địa thế linh thiêng mầu nhiệm, vì vậy hai ngôi Danh lam Cổ Tự này bảo tồn gần như nguyên vẹn giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Điểm đặc trưng của hai công trình này là được kiến thiết và đẽo khắc hoàn toàn bằng đá hoa cương nhưng lại mềm mại và tự nhiên như được nặn bằng đất.

 

Thời tiết ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt bởi sự nóng bức khi hè về, người ta thường đào hang trong các vách núi để làm nơi sinh sống. Chùa Ajiṇṭhā ở huyện Aurangabad của Maharashtra, Ấn Độ và Chùa Vērūḷa, phía tây bắc của thành phố Aurangabad ở Ấn Độ là các chùa tiêu biểu cho văn hóa dựng chùa trong hang đá “Seokgulsawon”. Nét văn hóa kiến trúc Phật giáo này đã được du nhập vào Hàn Quốc thông qua Trung Quốc. Điều khác biệt là người Tân La (Silla) sử dụng đá hoa cương để dựng hang đá nhân tạo. Và pho tượng phật đá chính trong hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) được đánh giá có vẻ đẹp điêu khắc không kém gì những pho tượng danh tiếng trên thế giới. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) nổi tiếng với Bảo tháp Thích Ca (Seokgatap) hay còn gọi là Tháp Vô Ảnh (Muyeongtap) và Tháp Đa Bảo (Dabotap). Công lao của người thợ xây tháp Vô Ảnh được ghi nhận qua bản nhạc giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo.

 

Thời thanh niên học sinh thì người Hàn ai chả một lần cùng bạn bè trong trường trong lớp cùng nhau đi thực tế đến Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). Cảm giác lúc đó là thật thất vọng vì chỉ được ngắm nhìn di tích lịch sử này qua lớp kính bảo vệ và so với tiếng tăm lẫy lừng thì khu di tích này quá nhỏ bé. Nhưng tới khi trưởng thành, quay lại nơi này thì cảm giác của người tham quan sẽ khác hẳn, nhất là tới đây vào những lúc yên tĩnh vắng người. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) vốn dĩ không phải là khu du lịch, đây là Danh lam thánh tích, Già lam Phật địa, nơi con người tu tâm dưỡng tính, tự suy ngẫm và nhìn nhận lại bản thân mình cũng như những người xung quanh.

 

Hãy một lần đứng yên lặng trước ngôi Già lam và giao cảm với tấm chân tình của người thợ đẽo đá thời Tân La (Silla) nghìn năm trước, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được giá trị đích thực của ngôi Cổ tự. Đây là những nét đặc trưng của Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

* Ca khúc “Bulgeun Ggot Bulgeun Maeum” (Hoa đỏ tấm lòng son) / nhóm nhạc thiếu nhi “Những đứa trẻ ngoan” (Kim Seong-guk sáng tác) * Chương 4 nhạc phẩm Muyeongtap (Tháp Vô ảnh) giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo / Jeong Dae-seok sáng tác và biểu diễn

 

Chương 1 nhạc phẩm Chimhyangmu “Trầm Hương Vũ” / Hwang Byeong-gi (đàn tranh Gayageum.

 

Bulguksa hay Phật Quốc tự là một ngôi chùa ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Đây là nơi có 7 quốc bảo Triều Tiên, bao gồm các tháp đá Dabotap (Tháp Đa Bảo) và Seokgatap (Tháp Thích Ca), Cheongun-gyo (Thanh Vân kiều), và tượng Phật bằng đồng dát vàng. Ngôi chùa này được xếp loại danh lam thắng cảnh và lịch sử số 1 của Hàn Quốc.

 

Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암), hai ngôi Cổ tự này đều có sự hiện diện Trụ trì và góp phần gìn giữ di sản Văn hóa thế giới của Hậu duệ Thánh vương Lý Thái Tổ, đời thứ 30, đó là Thiền sư Nguyệt Nam hiệu Sương Hải đường (1920-1991).

 

 Năm 1995, Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngôi đại Già lam này được coi như là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo trong vương quốc Silla (Tân La).

 

Thích Vân Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2017(Xem: 5717)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
20/04/2017(Xem: 6759)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
26/12/2016(Xem: 5418)
Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là
26/12/2016(Xem: 8141)
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi. Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
09/11/2016(Xem: 8590)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
09/06/2016(Xem: 8244)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 27445)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
01/05/2016(Xem: 5142)
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron trở thành vị nữ tu sĩ Phật Giáo kể từ năm 1977. Lớn lên tại Los Angeles, ni trưởng tốt nghiệp với bằng danh dự trong ngành lịch sử từ Đại Học UCLA và tốt nghiệp ngành giáo dục tại Đại Học USC. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Phật Học tại Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ, ni trưởng trở thành người khai sơn và trú trì Tu Viện Sravasti Abbey tại Tiểu Bang Washington
27/12/2015(Xem: 4704)
Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng- 寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.
27/12/2015(Xem: 4388)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567