Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc Kỷ Niệm 1000 năm Bộ Kinh Phật khắc gỗ Tripitaka.

01/05/201412:36(Xem: 4884)
Hàn Quốc Kỷ Niệm 1000 năm Bộ Kinh Phật khắc gỗ Tripitaka.

blankNổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.

Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các. (Ảnh bên trên: Lễ hội rước kinh Tripitaka Koreana về chùa Haeinsa (RFI / F.Ojardias)

blankTọa lạc trên miền cao dãy núi Gayasan, cách Seoul 350 cây số về phía Đông Nam, ngôi đền Haeinsa ngẫu nhiên trở thành một trong những ‘‘thư viện Phật giáo’’ lớn nhất hành tinh, với một đặc điểm mà không nơi nào có : đó là thư viện không được bao bọc che kín, mà lại rất thông thoáng, nhờ khí hậu khô ráo và gió lạnh cao nguyên mà bộ kinh Phật khắc gỗ mới được bảo tồn nguyên vẹn. Lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã bắt đầu kể từ cuối tuần qua. Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Frédéric Ojardias tường thuật về buổi lễ rước Kinh Phật về chùa Haeinsa.

"Lễ hội khai mạc trong tiếng trống tiếng kèn. Dưới ánh nắng chói chan, hàng trăm Phật tử tham gia buổi lễ rước kinh. Cùng nhau, họ tái tạo hoạt cảnh lịch sử thời xưa : thời mà các tấm bảng khắc gỗ được giao lại cho các chức sắc tôn giáo, đưa về chùa Haeinsea để cất giữ. Mỗi Phật tử mặc y phục truyền thống, đội trên đầu một tấm bảng khắc gỗ, bước chân chầm chậm theo tiếng trống nhịp nhàng, nhan khói lan toả, không khí trang nghiêm. Ngay trước cổng chùa, nơi mà người ta có thể nhìn tận mắt bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana, khách hành hương cũng như du khách nước ngoài nối bước một hướng dẫn viên Hàn Quốc, để nghe các lời giải thích.

blank

Một khi bước vào chùa Haeinsea, du khách ngoảnh mặt nhìn quanh một vòng để chiêm ngưỡng các tấm bảng khắc gỗ, xếp theo hàng dọc đặt theo trình tự trên các kệ tủ. Theo lời nhân viên hướng dẫn, cho đến giữa thế kỷ XV, người Triều Tiên chủ yếu dùng Hán tự (hanja). Mãi đến năm 1443, nhà vua Sejong mới sáng chế bảng mẫu tự Triều Tiên (hangeul), để thay thế cho chữ Hán. Điều đó giải thích vì sao toàn bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana của xứ Triều Tiên lại được viết bằng Hán tự.

Trong một thời gian dài, các vì vua Triều tiên đã cho khắc 81258 tấm bảng gỗ. Nếu xếp chồng các bảng gỗ lên nhau, bộ Kinh Phật sẽ đồ sộ như một đỉnh núi cao hơn 3 ngàn thước. Nếu xếp theo hàng dọc, chiều dài của nó lên đến khoảng 60 cây số. Cũng theo lời hướng dẫn viên, có tổng cộng 52 triệu Hán tự đã được ghi khắc trên bộ Kinh Phật, tức là còn cao hơn cả dân số Hàn Quốc hiện giờ.


blankTrước cảnh tượng độc đáo, du khách tha hồ mà chiêm ngưỡng nhưng tuyệt đối không được sờ mó vào các tấm bảng gỗ. Chỉ có các tăng lữ chuyên trách về việc bảo quản Tàng Kinh Các mới được quyền di chuyển, thay đổi chỗ sắp đặt các tập kinh. Không khí trang nghiêm tại ngôi đền khiến cho du khách trở nên rón rén, như thể họ không dám cử động, tránh gây tiếng ồn. Theo lời anh Adolpho de Concesao, một du khách ngoại quốc, bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được bầu không khí vô cùng trong lành, tuyệt đối yên tĩnh. Anh thật sự cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng trong tâm hồn. Đối với anh, chuyến đi thăm ngôi đền Haeinsa là một cuộc hành trình bất động, ngược dòng trong thời gian, trở về quá khứ.

Về phần mình, anh Chiangtai là một du khách đến từ Sri Lanka. Anh cho biết anh là một Phật tử sùng đạo, đến thăm ngôi chùa Haeinsa như một địa điểm hành hương. Theo anh, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana xứng đáng được bảo tồn kỹ lưỡng vì giá trị của bộ sưu tập này vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc. Còn tại Sri Lanka, nước này cũng có lưu trữ trong các ngôi chùa nhiều bộ Kinh Phật, nhưng chủ yếu viết bằng tiếng Phạn mà người Sri lanka gọi đó là Tipitaka thay vì Tripitaka.

blankĐa số các bộ Kinh Phật của Sri Lanka được in trên giấy, đóng thành sách. Trong khi bộ Kinh Phật của Triều Tiên do được khắc trên gỗ dùng để in ấn thành nhiều bản sao (xylography), cho nên trên các tấm bảng, các chữ Hán đều được khắc ngược. Để có thể đọc được các Hán tự, người ta buộc phải dùng bằng gỗ in lên vải hay in lên giấy. Nhưng các bộ Kinh Phật của Hàn Quốc hay của Sri Lanka đều có cùng một mục tiêu như nhau : truyền giáo, thuyết pháp và giảng đạo.

Vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt như lúc giữa trưa, không khí vô cùng yên lặng như thể bừng tỉnh với tiếng chuông ngân vang từ xa, vọng từ phía hành lang bên sân trong của ngôi chùa. Lúc đó, người ta mới nghe thấy tiếng động của giới tu hành, tăng lữ chuẩn bị cho giờ tụng kinh, niệm Phật. Hòa thượng Songhak, chủ trì ngôi chùa Haeinsa, cho biết ý nghĩa của bộ Tripitaka Koreana. Từ khi bộ Kinh Phật được rước về chùa, đền Haeinsa càng xứng đáng với mệnh danh Ngôi chùa của Mặt biển Thanh bình".

Bộ Kinh Phật Tripitaka đã được khắc trên gỗ để nguyện cầu Đức Phật che chở phù hộ cho đất nước Triều Tiên, đang bị quân Mông Cổ xâm chiếm bờ cõi. Các tấm bảng gỗ đều chứa đựng lời giảng dạy của Đức Phật, khuyên con người phải tích đức tu tâm. Cát lành hay hung dữ, mọi chuyện trên đời đều là cơ hội để cho ta nhìn lại cái tâm của chính mình. Sự hiện hữu của bộ Kinh Phật nhắc nhở là con người nếu muốn có sự thanh bình, phải nghiệm chữ bất bạo động. Hai điều này đi liền với nhau, không thể tách rời được. Mong rằng lời dạy của Đức Phật, sẽ sớm giúp cho con người giác ngộ, thoát khỏi sự hung hãn điên cuồng của chính mình.

Theo các chuyên gia về Phật giáo, Tripitaka có nghĩa là "Tam Tạng" gồm ba bộ : kinh, luật và luận (tiếng Phạn gọi là Tipitaka). Trên thế giới đã có nhiều bảng khắc gỗ, chẳng hạn như bộ kinh Phật khắc gỗ đầu tiên của Trung Quốc vào đời Tống, cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng phiên bản này lại không được bảo tồn nguyên vẹn. Cho nên Tripitaka của Triều Tiên dưới triều đại Goryeo được xem là bộ Kinh Phật viết bằng Hán tự, cổ xưa nhất và đầy đủ nhất đúng theo phong cách thư pháp và nghệ thuật điêu khắc.

blank

Ngoài giá trị tôn giáo, bộ Tripitaka còn có một tầm quan trọng đáng kể về mặt lịch sử. Đó là bằng chứng cho thấy các triều đại vua chúa ở Triều Tiên đã nâng đạo Phật lên hàng quốc giáo. Bộ kinh Phật đầu tiên được hoàn tất vào năm 1087. Rồi sau đó mới đến bộ khắc gỗ Tripitaka.

Công việc khắc gỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn các bản sao để dễ dàng phổ biến rộng rãi hơn qua việc phân phát cho các ngôi chùa trên khắp lãnh thổ. Điều đó giúp cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên đất nước Triều Tiên. Sự sùng đạo cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà trong mắt người dân thuộc vào hàng Bảo vật Linh thiêng.

Bất kể giao tranh với ngoại bang hay xung đột nội chiến, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã tồn tại trong vòng nhiều thế kỷ, phần lớn nhờ vào bàn tay sáng tạo của con người và kế đến nỗ lực bảo tồn. Trong phần sáng tạo, các tấm bảng khắc gỗ gồm nhiều công đoạn cầu kỳ. Gỗ được ngâm thuốc để tránh không cho thấm nước và ít bị mục ruỗng. Công phu hơn cả là công việc ghi khắc và tạc chữ, nhất là tất cả các cổ tự viết bằng chữ Hán đều được khắc ngược. Khắc chữ xong, các bảng gỗ lại được sơn dầu, để tránh cho côn trùng bọ mối làm hư gỗ.

Không có một sách sử nào cho biết để hoàn tất toàn bộ khắc gỗ này, những người thợ khắc đã lỡ tay làm hỏng bao nhiêu tấm hay viết sai bao nhiêu lần. Hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ, nhưng không có tấm nào bị ghi trật một chữ. Phi thường hơn thế nữa vì theo các chuyên gia về thư pháp, công việc khắc chữ là do nhiều thợ khắc làm ra nhưng khi nhìn một cách tổng thể, thì bút pháp sinh động đến nỗi người ta tưởng đây là sáng tác từ bàn tay của một con người duy nhất.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 5561)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 3839)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 28351)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 5696)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 8449)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 4825)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 3634)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 7301)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4004)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 5197)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567