Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. An Tịnh Trong Ngục Tối

19/03/201407:46(Xem: 23634)
20. An Tịnh Trong Ngục Tối
blank

An Tịnh Trong Ngục Tối


Trong thời gian đức Phật nghỉ dưỡng thương, thánh y Jīvaka dâng cúng vật thực hằng ngày. Ông còn cho đức Phật biết tin là đức vua Bimbisāra đã bị ông vua con giam vào ngục tối; và các vị lão thần thân tín của đức vua đều bị thủ tiêu một cách bí mật. Thế là tội ác của Devadatta và Ajātasattu đã không còn thuốc chữa, càng ngày càng lún sâu vào địa ngục!

Do nhờ sự chỉ dẫn và mưu kế của thánh y Jīvaka, thái hậu Videhi đã hóa trang, ngồi trong chiếc xe bít bùng đến vườn xoài hội kiến đức Phật. Đôi mắt bà sưng húp do khóc nhiều và khuôn mặt xanh xao vàng võ chưng tỏ thiếu ăn, thiếu ngủ. Vừa thấy mặt đức Phật, thái hậu quỳ sụp xuống đất và khóc ròng rã.

Đức Phật cứ để yên cho thái hậu khóc, một hồi, ngài mới nói:

- Thái hậu đã quá thương cảm, điều ấy cũng đúng thôi! Nhưng hãy tỉnh táo, kể lại cho Như Lai nghe về tình trạng của đức vua ở trong ngục hiện giờ như thế nào?

Thái hậu lau ráo lệ.

- Bạch Thế Tôn! Tình trạng ngày càng tệ. Hắn đã nghe lời xúi giục của tên ác tăng Devadatta bắt vua cha giam vào ngục tối, lại còn cho quân ngục canh gác rất cẩn thận. Ba bốn hôm đầu, đệ tử còn được phép vào thăm và mang theo vật thực cho đức vua dùng, nhưng sau đó, hắn đã táng tận lương tâm, chỉ cho đệ tử vào thăm nhưng không được mang theo thức ăn nữa. Đệ tử bèn nghĩ cách là giấu thức ăn trong búi tóc rồi cột khăn quàng đầu lại trông rất tự nhiên nên chúng chẳng nghi ngờ gì. Được sáu bảy ngày, chúng thấy sao đức vua bị bỏ đói lâu ngày mà thần sắc vẫn tươi tỉnh nên chúng nghi ngờ, lục soát rất kỹ, bắt xõa tóc thì vắt cơm rơi ra. Và chúng còn bảo, đó là lệnh trên, chúng không dám không tuân, xin lệnh bà thứ tội!

- Vậy thì bệ hạ bị bỏ đói mấy hôm rồi?

- Thưa, đã ba hôm!

- Sau đó như thế nào nữa, thái hậu?

- Sau đó, đệ tử nghĩ kế khác. Đệ tử đã nấu cơm, tẩm thêm sữa, đề hồ, mật ong rồi nghiền chúng thật nhuyễn. Sau khi tắm rửa, kỳ cọ thân thể sạch sẽ, đệ tử phết chất nhuyễn hỗn hợp thứ ăn ấy lên người rồi mặc xiêm bào mới vào rồi tự nhiên đi đến ngục. Bọn quân ngục lại lục soát rất kỹ cũng không tìm thấy. Thế là với phương cách ấy, đệ tử cạo lột chất nhuyễn ấy cho đức vua dùng, và cũng chỉ mới được ba hôm thôi, bạch Thế Tôn!

- Cách này cũng không được lâu, khi chúng thấy đức vua nhịn đói hoài mà vẫn mạnh khoẻ, chúng sẽ không cho thái hậu vào thăm nữa!

Rồi đức Phật dịu dàng cất tiếng hỏi:

- Quan trọng nhất là tinh thần! Tình trạng tinh thần của bệ hạ ra sao, thưa thái hậu?

- Tinh thần của đức vua thì rất tốt. Khi đệ tử khóc vì không còn mang được thức ăn vào nữa thì đức vua mỉm cười, nói với đệ tử rằng: Không sao đâu bà, không ăn cũng có cái tốt của không ăn. Bây giờ, nhờ không ăn, thân tâm rỗng rang, ta đã hành thiền rất tốt đấy! Đức vua trấn an đệ tử như thế đó, bạch Thế Tôn!

- Điều đó là đáng mừng nhất, thưa thái hậu. Mỗi người ai cũng có nghiệp của mình, phải bị trả quả. Nhưng cái quả dữ bị giam vào ngục tối, bị bỏ đói mà tâm trí đức vua vẫn sáng suốt và an tịnh. Cái quả dữ kia đã được đức vua vô hiệu hóa rồi đó, thái hậu đừng quá sầu não nữa.

Thái hậu như đã bình tĩnh trở lại:

- Có điều kỳ lạ là đức vua không tỏ vẻ một chút nào là thù hận Devadatta cũng như đứa con bất hiếu, ông còn thương cảm sự vô minh và si mê của chúng nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Vâng, đấy là tâm của bậc thánh giả!

- Đức vua còn nói rằng, ta có thể nhịn đói, an tịnh như thế này mà ra đi cũng được, bà đừng lo lắng và thương cảm cho ta. Nhờ ngục tối, nhờ cô đơn, ta chiêm nghiệm sâu xa về giáo pháp của đức Tôn Sư; và bây giờ ta mới thực sự hiểu thế nào là vô thường, vô ngã và rỗng không của thế gian pháp! Ông ta đã nói như thế đó, bạch Thế Tôn!

- Đức vua nói đúng sự thực đấy, thưa thái hậu! Và dường như đức vua chỉ lo lắng một điều...

- Vâng, phải, quả vậy, bạch Thế Tôn! Đức vua nói, ta chỉ lo lắng một điều, là đứa con ngu si lại gây ra nạn chiến tranh can qua với nước này, nước nọ - sinh ra cảnh đầu rơi, máu chảy của muôn dân vô tội mà thôi!

- Đúng vậy, đấy là sự lo lắng chính đáng! Nhưng xin thái hậu hãy nói với đức vua là ngài hãy yên tâm trong lúc này – tất cả hãy để cho nhân duyên và quả nó làm việc.

Chợt thái hậu có vẻ hốt hoảng:

- Nguy rồi, bạch Thế Tôn! Đệ tử đã mật truyền cho một vị quan trẻ thân tín về Sāvatthi, tâu trình sự việc lên đức vua Kosala, là nhờ ông vua anh trừng phạt thằng cháu bất hiếu! Ôi! Nguy rồi! Lệnh đi rồi làm sao rút lại được?

Đức Phật mỉm cười:

- Thái hậu an tâm! Vị quan trẻ ấy không thể có thần lực đi đến Sāvatthi nhanh hơn ông đệ nhị đại đệ tử của Như Lai đâu! Như Lai đã bảo Mahā Moggallāna nói với đức vua Kosala hãy cố gắng kềm chế cơn tức giận trong trường hợp như dầu sôi, lửa bỏng nầy! Thái hậu hãy tường trình lại với đức vua như vậy để cho ngài khỏi phải lo lắng nữa.

Thái hậu Videhi quỳ sụp xuống:

- Vô vàn tri ân đức Thế Tôn!

Sau hôm đó, đức Phật và chư vị trưởng lão trở lại Trúc Lâm được mấy hôm thì thánh y Jīvaka đến cho biết tin là đức vua Bimbisāra đã qua đời, trong tình trạng rất thanh thản và an bình.

Đức Phật hướng tâm một lát rồi tuyên bố với đại chúng :

- Đức vua Bimbisāra đã ra đi! Thế là ông hưởng thọ được sáu mươi bảy năm, trị vì quốc độ thanh bình và thịnh vượng năm mươi hai năm, là một vị minh quân hiếm có trên cuộc đời, là ân nhân của bá tánh và cũng là bậc hộ pháp cho giáo hội. Hiện giờ, ông đã hóa sanh lên cõi trời Tứ Đại thiên vương, là một vị thiện yakkha(1)nhiều thần lực, có tên là Janavasabha, làm người tùy tùng thân cận đức Vessavaṇa (Tỳ-sa-môn thiên vương)(2).

Chuyện đức vua hiền thiện Seniya Bimbisāra qua đời trong ngục tối, khi chư tăng biết thì toàn thể kinh đô đều biết. Muôn dân phẫn nộ và âm thầm nguyền rủa đứa con bất hiếu. Lại nữa, chuyện ác tăng Devadatta cho cung nỏ giết Phật, lăn đá hại Phật cũng đã được loan truyền đi khắp nơi. Như vậy, sự bất mãn, sự chống đối, sự căm ghét Ajātasattu và Devadatta như những cơn sóng ngầm lan tỏa trong lòng mọi người, nếu không có ai kiềm chế thì có thể biến thành trận lửa cháy nội loạn chăng?


(1)Yakkha: Dạ Xoa, nhưng là Dạ Xoa thiên, thiện, có thần lực.

(2)Theo Dictionary of Pāḷi Proper Names – Q.2, trang 287.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2012(Xem: 5502)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 6240)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 6336)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 15836)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 5762)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 6484)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 5701)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7036)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 6501)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 9680)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567