Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Phong trào quốc gia

06/01/201206:49(Xem: 7003)
5. Phong trào quốc gia

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IX

ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO

V. PHONG TRÀO QUỐC GIA

Các sinh viên Âu hoá – Thần linh hoàn tục – Quốc dân hội nghị

Năm 1923 có trên ngàn người Ấn du học ở Anh; có thể đoán phỏng chừng rằng ở Mĩ số sinh viên Ấn cũng xấp xỉ như vậy, và rải rác khắp các nước khác cũng có một số tương đương. Họ lấy làm ngạc nhiên rằng công dân mạt hạng ở Tây Âu và Mĩ cũng có được đủ các quyền lợi; họ học về các cuộc cách mạng Pháp và Mĩ, vùi đầu đọc các sách viết về các cuộc cải cách và cả các cuộc nổi loạn nữa; họ say mê nghiên cứu bản Tuyên ngôn nhân quyền, bản Tuyên ngôn độc lập của Huê kì và Hiến pháp Huê kì; họ trở về nước truyền bá những ý tưởng dân chủ và tự do mà họ quí như lời trong Thánh kinh. Những ý tưởng đó được hoan nghênh nhiệt liệt nhờ những tấn bộ của phương Tây về kĩ nghệ và khoa học, nhờ sự thắng trân của Đồng minh trong thế chiến [thứ nhất]; chẳng bao lâu mỗi sinh viên ở ngoại quốc về đó đều cho tiếng “tự do” là lời hô hào xung phong. Người Ấn hấp thụ tinh thần tự do trong các trường học Anh và Mĩ.

Những sinh viên phương Đông sống ở phương Tây đó chẳng phải chỉ chấp nhận một lí tưởng chính trị nào đó mà thôi, họ còn mất cả tín ngưỡng tôn giáo nữa. Trong đời sống một cá nhân cũng như trong lịch sử một dân tộc, hai sự tiến hoá đó thường đi đôi với nhau. Bọn thanh niên đó, khi mới đặt chân lên châu Âu còn rất kính tín, còn thờ phụng các thần Krishna, Shiva, Vichnou, Kali, Rama…, nhưng rồi tiếp xúc với khoa học, các tín ngưỡng cổ truyền của họ sụp đổ hết ráo. Tín ngưỡng tôn giáo đó là linh hồn của dân tộc, bọn người Ấn Âu hoá không còn tín ngưỡng nữa, nay trở về nước, vừa buồn rầu vừa mất hết ảo tưởng: đối với họ thì các thần linh đã chết và rớt từ trên trời xuống[26]. Như vậy thì làm sao một thế giới không tưởng chẳng thay thế giới thần linh, quan niệm dân chủ chẳng thay quan niệm Niết Bàn, thần Tự Do chẳng tiếm ngôi Thượng Đế? Phong trào tư tưởng mới đã xảy ra ở châu Âu giữa thế kỉ XVIII, bây giờ đang diễn lại ở phương Đông.

Tuy nhiên các tư tưởng mới đó truyền bá không lấy gì làm mau. Năm 1855 vài người Ấn trong giai cấp lãnh đạo họp nhau ở Bombay, thành lập “Quốc dân hội nghị Ấn”, nhưng lúc đó có lẽ họ chưa nghĩ tới cái chuyện đòi độc lập. Vì Huân tước Curfon dùng chính sách chia xứ Bengale (nghĩa là phá sự thống nhất mà làm suy nhược miền tấn bộ nhất của Ấn về phương diện chính trị), nên các nhà ái quốc nổi dây và phong trào của họ có tính cách gây loạn. Trong cuộc hội nghị năm 1905, Tilak cương quyết, không chịu nhượng bộ đòi được chính thể Swaraj. Ông ta dùng những ngữ căn sancrit tạo ra từ ngữ mới đó mà người Anh dịch là “seft rule” (tự trị). Cũng trong năm có nhiều biến cố đó, Nhật thắng Nga và phương Đông từ một thế kỉ rồi, sống sợ sệt dưới cái ách của phương Tây, bây giờ bắt đầu nghĩ tới sự giải phóng châu Á. Sau đó, Trung Hoa đứng sau Tôn Dật Tiên cầm khí giới, bắt tay với Nhật[27]. Ấn Độ không có khí giới, quân đội, bầu một nhân vật kì dị nhất trong lịch sử làm thủ lãnh, và thế giới được mục kích một cảnh chưa từng xảy ra, cảnh một cuộc cách mạng do một vị thánh lãnh đạo, chẳng cần súng ống gì cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12471)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9247)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 5223)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3877)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 3981)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7661)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5557)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4516)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4809)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 8810)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]