Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Các sự kì quặc về tôn giáo

06/01/201206:49(Xem: 6218)
4. Các sự kì quặc về tôn giáo

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG V

THIÊN ĐƯỜNG CỦA THẦN LINH

IV. CÁC SỰ KÌ QUẶC VỀ TÔN GIÁO

Mê tín – Thuật chiêm tinh – Thờ dương vật – Nghi thức – Giết vật tế thần – Tẩy uế - Các nước thánh.

Ở một xứ mà môn thần học có chủ trương như vậy: sống là sợ mọi thứ, là đau khổ, thì tất nhiên lòng mê tín nảy nở mạnh vô cùng, và gặp cảnh bất như ý nào trong đời, người ta cũng cầu nguyện thần linh phù hộ cho qua khỏi tai nạn. Cúng bái, bùa phép trừ tà, chiêm tinh, cúng sao giải hạn, đọc thần chú, cầu nguyện, coi tướng, coi chỉ tay đoán cát hung, bói toán, 2.728.812 thầy tu, thầy cúng, một triệu thầy số, thầy bói, một trăm ngàn người dụ rắn, làm bùa phép, một triệu fakir(cũng như phù thuỷ), yogi(Du già) và vô số các vị “thánh” khác nữa; tất cả những kì quặc đó đều phải kể tới trong lịch sử Ấn Độ. Trong một ngàn hai trăm năm, người Ấn đã có biết bao nhiêu là Tantra(sách) thần bí về phù thuỷ, bói toàn, chỉ những cách làm bùa phép mantra, để tín đồ cầu gì được nấy. Các tu sĩ Bà La Môn khinh những trò ma thuật đó, nhưng mặc cho dân chúng theo vì nghĩ rằng dân chúng tin nhảm như vậy thì uy tín của chính họ mới vững, và có lẽ cũng vì họ cho rằng óc mê tín của dân không sao gột được, trừ được mê tín này thì lại nảy ra mê tín khác. Con người nào có chút lương tri thì dại gì mà tấn công một sức mạnh có thể tái sinh dễ dàng như vậy.

Người Ấn ngây thơ – mà nhiều người Âu có học thức thì cũng vậy – tin khoa chiêm tinh, cho rằng mỗi người có một ngôi sao chiếu mạng, cuộc đời sẽ sung sướng hay khổ sở tuỳ ngôi sao đó hết, nhất định như vậy. Đàn bà có tháng thì không được ra ngoài trời vì ánh nắng mặt trời có thể làm cho mang thai. Sách Upanishad Kaushitakibảo cứ cúng vái trăng non thì làm ăn sẽ phát đạt, tiền của dồi dào. Bọn thầy pháp, thầy số, thầy bói, cứ tặng họ một chén cơm là họ kể vanh vách dĩ vãng cùng tương lai của mình cho mà nghe sau khi coi chỉ tay, phân, hoặc những lỗ chuột cắn trong quần áo của mình; họ lại đoán điềm giải mộng; coi sao trên trời mà chỉ cách xu cát tị hung. Lẩm nhẩm đọc một số câu thần chú nào đó mà chỉ riêng họ thuộc lòng, họ làm cho ma quỉ xuất hiện, rắn và chim mê man bất tỉnh và có thể bắt các thần linh xuống giúp những người tới cầu họ. Nếu chịu nộp cho họ một số tiền lớn thì họ có thể làm cho quỉ thần nhập vào thân thể kẻ thù của ta hoặc trừ tà trừ ma cho ta, có thể làm cho kẻ thù của ta chết thình lình hoặc đau nặng. Chính các tu sĩ Bà La Môn mỗi khi ngáp, cũng phải búng ngón tay “tách, tách” ở bên phải bên trái để đuổi tà đi, kẻo nó chui vào miệng. Cũng như một số nông dân châu Âu, người Ấn lúc nào cũng đề phòng, lo sợ bị ma quỉ dòm ngó, bị kẻ thù dùng bùa phép hãm hại. Nhưng bọn phù thuỷ còn có khả năng này mới quí: làm cho tráng dương, làm cho người đàn bà nào đó mê mình, hoặc làm cho một người đàn bà hiếm hoi có con được.

Người Ấn không thích gì bằng có con, dẫu cảnh Niết Bàn, họ cũng không ao ước bằng. Vì vậy một phần mà họ trọng cái khả năng tính dục, thờ những vật tượng trưng sự sinh sản, con cái đầy nhà. Nhiều dân tộc khác cũng đã có một thời thờ dương vật, duy ở Ấn là người ta thờ cái đó suốt từ thời Thượng cổ tới thế kỉ XX, không lúc nào gián đoạn. Shiva là thần, mà dương vật là hình ảnh, các Tantra(Chân ngôn) là kinh sách. Shakti, tức năng lực sinh hoá, sáng tạo của Shiva có khi qui cho nữ thần Kali (vợ Shiva), có khi là một âm bộ của Shiva, thế là Shiva có cả âm lẫn dương mà người ta tượng trưng bằng hai ngẫu tượng là lingayoni, tức dương vật và âm hộ. Ở Ấn Độ, nơi nào cũng thấy dấu vết của sự thờ phụng sinh thực khí đó: khi thì là những dương vật trong các đền ở Népal, ở Bénarères, vân vân, khi thì là những lingavĩ đại ở các đền thờ Shiva, rồi những đám rước dương vật long trọng, những hình dương vật người ta đeo ở cổ, ở cánh tay. Ngay hai bên đường, cũng dựng các linga, người Ấn cầm trái dừa đã lột vỏ, đập mạnh vào để tưới linga, đó là một cách dâng lễ vật cho linga. Ở đền Rameshvaram, mỗi ngày người ta lấy nước sông Gange chùi rửa lingarồi bán nước đó cho những người muốn cầu tự, như chúng ta bán nước Thánh vậy. Nghi thức thờ lingathường giản dị: chỉ cần lấy dầu hoặc một nước riêng nào đó tưới vào, rồi lấy lá cây trang hoàng.

Dĩ nhiên, những người tinh thần thấp kém có thể thấy một thú vui tục tĩu khi dự những đám rước dương vật và âm hộ, nhưng đại đa số dân chúng không cho sự cung nghênh lingayonicó một chút ý nghĩa dâm đãng gì cả, cũng như một tín đồ Kitô giáo nhìn hình Thánh Mẫu cho con bú vậy thôi; riết rồi người ta quen đi, đã chẳng thấy chướng mắt mà còn thấy thiêng liêng là khác. Hình như dân chúng từ lâu rồi không nghĩ tới tính cách tượng trưng sinh thực khí của các vật đó nữa, chỉ thấy đó là một cách thiêng liêng tổ tiên truyền lại để hình dung quyền năng của thần Shiva. Người Âu và người Ấn bất đồng về quan điểm đó thì nguyên do có lẽ tại họ bất đồng về tuổi kết hôn; vì kết hôn sớm thì khỏi phải đè nén nhục dục, do đó không có tà dục mà cũng không có ái tình lãng mạn. Xét chung thì ở Ấn, luân lí và phong tục về phương diện tính dục, cao hơn ở Âu hoặc ở Mĩ, dân chúng Ấn kín đáo hơn, bề ngoài đoan trang hơn. Trong mọi sự thờ phụng, sự thờ phụng thần Shiva là có tính cách nghiêm trang nhất, khắc khổ nhất, và phái thờ Lingalà phái nghiêm cách nhất ở Ấn Độ. Thánh Gandhi bảo: “Chính các du khách phương Tây tới thăm nước chúng tôi đã phát giác cho chúng tôi tính cách tục tĩu của nhiều tập quán từ trước chúng tôi vẫn theo mà chẳng thấy tục chỗ nào cả. Riêng tôi, nhờ đọc một cuốn của một nhà truyền giáo mà biết rằng cái lingacủa thần Shiva có ý nghĩa tục tĩu”.
Sự thờ lingayonichỉ là một trong số cả ngàn, cả ngàn lễ nghi mà một người ngoại quốc mới tới hoặc một du khách chỉ đi ngang qua Ấn Độ, cho là hình thức, hơn nữa, là một nửa cái tinh tuý của Ấn giáo. Mỗi hành động gì trong đời người, dù chỉ là tắm rửa hay thay áo, cũng có một nghi thức tôn giáo. Trong một gia đình ngoan đạo, ngày nào người ta cũng thờ cúng các thần riêng và tổ tiên, sự thực một người Ấn theo đạo thờ cúng ở nhà nhiều hơn là ở đền, chỉ những ngày tết, ngày hội họ mới tới đền. Nhưng những ngày đó, tháng nào cũng có, dân chúng vui vẻ tưng bừng, dự các đám rước lớn hoặc đi hành hương ở vô số đền chùa. Họ không hiểu được những kinh tụng trong các nơi đó vì kinh viết bằng tiếng sancrit, nhưng ít nhất họ cũng nhận ra được các ngẫu tượng. Họ trang hoàng các ngẫu tượng, tô xanh tô đỏ, nạm vàng nạm ngọc, có khi coi như một người sống vậy: đánh thức dậy, đem tắm rửa, rồi mặc áo, đút cơm cho, có khi lại rầy nữa, đến tối đưa đi ngủ.

Ở chỗ công cộng thì nghi thức chính là cúng dường tế lễ, còn ở chỗ riêng tư thì nghi thức chính là tẩy uế. Người Ấn không cho sự cúng thức ăn chỉ là chuyện bề ngoài đâu; họ thực tình tin rằng nếu không cúng thì các thần linh sẽ đói. Ở Ấn cũng như ở mọi xứ khác, khi loài người còn ăn thịt người, thì người ta giết người để tế thần. Nữ thần Kali đặc biệt khoái thịt người, nhưng các tu sĩ Bà La Môn giảng rằng nữ thần chỉ muốn ăn thịt bọn hạ tiện thôi[34]. Rồi quan niệm về luân lí tiến bộ, các thần linh đành bỏ cái món thịt người mà chịu ăn thịt các loài vật vậy mà được ăn hả hê, thịt loài vật ê hề hơn thịt người nhiều. Các ngài thích nhất là thịt dê, nên người ta cúng rất nhiều dê. Đạo Phật và đạo Jaïn bãi bỏ cái tục cúng thịt đó đi, nhưng khi Ấn giáo thịnh trở lại, chiếm địa vị của Phật giáo thì người ta lại cúng thịt. Ngày nay, tục đó vẫn còn, tuy mỗi ngày mỗi suy. Nhưng nói cho ngay, các tu sĩ Bà La Môn không chịu dự một cuộc lễ nào mà tín đồ thọc tiết loài vật để tế thần.

Người Ấn mỗi ngày bỏ ra mấy giờ để tẩy uế, vì về sự vệ sinh sạch sẽ, thì Ấn giáo không thua gì khoa vệ sinh học tân tiến nhất. Lúc nào người Ấn cũng sợ bị nhiễm uế - ăn nhằm một thức ăn không hợp với tôn giáo, đụng nhằm một đống rác hoặc một người Shudra, một kẻ ở ngoài các tập cấp, một thây ma, và có cả trăm cách khác nữa. Dĩ nhiên, đàn bà có tháng hoặc nằm chỗ, nhất định là ô uế rồi; vì vậy luật Bà La Môn bắt họ phải ở riêng một chỗ và phải theo những luật vệ sinh thật tỉ mỉ. Bị nhiễm uế - chúng ta gọi là bị nhiễm độc hay bị lây – người Ấn phải làm những nghi thức tẩy uế; nếu là trường hợp nhẹ thì cần tưới nước thánh; nếu nặng thì nghi thức rắc rối hơn, nếu cực nặng thì phải làm phép
Panchagaviarất đáng sợ. Phép này là một cách trừng phạt kẻ nào phạm phải những lỗi nặng, không theo luật của tập cấp (chẳng hạn tội rời bỏ Ấn Độ): kẻ phạm tội phải uống một thứ nước trộn “năm chất” của con bò cái linh thiêng: sửa lỏng, sửa đặc lại, bơ nước, nước tiểu và phân”[35].

Tôn giáo còn bắt mỗi ngày phải tắm một lần, điểm đó hợp với thói quen của chúng ta hơn: ở một xứ nhiệt đới, qui tắc vệ sinh thực là có lợi; người ta khoác cho nó một hình thức tôn giáo để chắc chắn được tín đồ giữ đúng. Họ đã xây những cái hồ “thiêng”, người ta cho nước những con sông nào đó là thiêng, và bảo tắm ở đó thì tẩy uế được cả cơ thể lẫn linh hồn. Ngay từ thời Huyền Trang, đã có cả triệu người Ấn mới sáng sớm nhảy xuống sông Hằng (Gange) tắm; từ hồi đó, không ngày nào là mặt trời mọc trên con sông đó mà không khí không vang lên những lời cầu nguyện của hằng hà sa số tín đồ muốn được tẩy uế và giải thoát; thấy vầng dương ló dạng là họ đưa hai tay về phía mặt trời, miệng niệm hoài huỷ mỗi một âm “Om, Om, Om”. Vì Bénarès ở gần chỗ con sông Jumna đổ vào con sông Gange, cả hai đều linh thiêng, nên châu thành đó thành một thánh địa, mỗi năm có mấy triệu tín đồ tới hành hương, có những ông già bà cả từ rất xa cũng lại đó tắm trên sông để mong khi chết được trong sạch, gột được hết tội lỗi. Người ta không thể không rùng mình khi nghĩ rằng từ hai ngàn năm nay, những tín đồ đó lại Bénarès để run lập cập nhúng mình xuống nước lạnh mùa đông và ngại ngùng hít cái mùi thịt cháy của các xác thiêu trên những giàn hoả gần đó, và suốt thế kỉ này qua thế kỉ khác, tụng niệm cũng những lời kinh đó, khấn vái cũng những thần linh im lặng đó. Thần không đáp, nhưng không vì vậy mà dân chúng không sùng bái, và người Ấn ngày nay còn tin hơn bao giờ hết những vị thần từ thời xửa thời xưa vẫn một mực thản nhiên nhìn cái cảnh đói rách bi thảm của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8399)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4911)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6165)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10355)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6196)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7720)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7334)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6040)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5921)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4710)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]