Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 1: Phật giáo nguyên thỉ

05/01/201202:25(Xem: 4771)
Tiết 1: Phật giáo nguyên thỉ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG III

NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁO VÀ TAM TẠNG KINH ĐIỂN

TIẾT I - II: PHẬT GIÁO NGUYÊN THỈ

Cách Phân Kỳ của Lịch Sử Phật Giáo

Sau khi Phật nhập Niết bàn, Ngài trở thành nhân vật lịch sử. Đối với cách phân kỳ của lịch sử Phật giáo Ấn Độ, các học giả cận đại vẫn chưa đồng ý và chấp nhận lấy “thuyết” nào làm chuẩn mực, hiện tại xin đơn cử năm thuyết để tham khảo.

I. THUYẾT TAM KỲ CỦA ĐẠI SƯ THÁI HƯ - NGƯỜI TRUNG HOA.

a) Thời sơ kỳ, năm trăm năm là thời “Tiểu chương Đại ẩn” (Tiểu thừa sáng lộ, Đại thừa tiềm ẩn).

b) Thời kỳ năm trăm năm thứ hai là thời “Đại chủ Tiểu tùng” (Đại thừa là chủ yếu, Tiểu thừa nương theo).

c) Thời kỳ năm trăm năm thứ ba là thời “Mật chủ Hiển tùng” (Mật giáo là chủ yếu, Hiển giáo nương theo)(1). Nhưng, lúc về già đại sư Thái Hư cải đổi cách phân kỳ trên thành; Tiểu hành Đại ẩn, Đại chủ Tiểu tùng, Đại hành Tiểu ẩn, Mật chủ Hiển cùng(2). Cách phân kỳ này tuy có giá trị, nhưng quá sơ lược.

II. CŨNG CÓ THUYẾT PHÂN LÀM BA KỲ.

a) Từ đức Thích Tôn đến Bồ tát Long Thọ là thời kỳ Phật giáo phát triển một cách căn bản.

b) Từ Bồ tát Long Thọ đến đại luận sư Pháp Xứng là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Đại thừa.

c) Từ Pháp Xứng đến thời Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, khoảng năm trăm năm sau đó là thời kỳ Phật giáo suy đồi. Cách phân kỳ giáo pháp theo lối này, căn bản chỉ khái quát Phật giáo từ khi Phật còn tại thế là thời Phật giáo nguyên thỉ cho đến lấy thời Bộ phái Phật giáo sau Phật nhập diệt ước khoảng một trăm năm. Cách phân kỳ này còn ẩn tàng sự lẫn lộn.

III. CÓ MỘT THUYẾT TAM PHÂN KỲ KHÁC.

a) Từ đức Thích Tôn đến Bồ tát Long Thọ là thời kỳ Phật giáo phát triển một cách căn bản.

b) Từ Bồ tát Long Thọ đến đại luận sư Pháp Xứng, là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Đại thừa.

c) Từ Pháp Xứng đến thời Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, khoảng trăm năm sau đó là thời kỳ Phật giáo suy đồi. Cách phân kỳ giáo pháp theo lối này, căn bản chỉ khái quát Phật giáo từ khi Phật còn tại thế là thời Phật giáo nguyên thỉ cho đến lấy thời Bộ phái Phật giáo sau Phật nhập diệt ước khoảng một trăm năm. Cách phân kỳ này còn ẩn tàng sự lẫn lộn.

III. CÓ MỘT THUYẾT TAM PHÂN KỲ KHÁC.

a) Từ đức Thích Tôn thành đạo cho đến một trăm năm sau khi Phật nhập diệt là thời kỳ Phật giáo Nguyên thỉ.

b) Từ sau Phật nhập diệt, ước khoảng một trăm năm, đến ngài Long Thọ là thời kỳ Tiểu thừa Phật giáo phát triển.

c) Từ Long thọ cho đến đệ nhị Pháp Xứng là thời kỳ Đại thừa Phật giáo hưng thịnh. Thuyết này với thuyết của Kimura Taiken, và thuyết của Vũ Tỉnh Bá Thọ đại loại giống nhau.

IV. LONG SƠN CHƯƠNG CHÂN V.V... ĐƯA RA THUYẾT BỐN KỲ.

a) Thời kỳ Phật giáo nguyên thỉ.

b) Thời đại Bộ phái Phật giáo.

c) Thời đại Phật giáo Đại thừa.

d) Thời đại Mật giáo.

Thuyết này lấy hậu kỳ của Phật giáo Đại thừa thiết đặt thành thời kỳ Mật giáo, và lấy thời đại Bộ phái Phật giáo thay cho thời Tiểu thừa Phật giáo. Về sau Phật giáo nguyên thỉ làm cơ sở chung cho sự phát triển của Phật giáo Tiểu thừa, và các phái Đại thừa. Do đó, thuyết này đáng gọi là có kiến giải hay.

V. THUYẾT NĂM KỲ CỦA PHÁP SƯ ẤN THUẬN.

a) Thời đại đức Phật lấy “Thanh văn làm gốc mà điểm đồng qui là giải thoát.

b) Lấy bốn trăm năm sau Phật diệt độ làm “Sự xẻ dòng của Thanh văn theo khuynh hướng Bồ tát”.

c) Sau Phật nhập diệt, từ bốn thế kỷ đến bảy thế kỷ là thời lấy “Bồ tát làm gốc, có sự pha trộn giữa Đại thừa và Tiểu thừa.

d) Sau Phật nhập diệt bảy trăm năm đến một nghìn năm, là thời “Bồ tát phân lưu về khuynh hướng Như Lai”.

e) Sau Phật nhập diệt một nghìn năm cho đến mãi về sau lấy “Như Lai làm gốc của thanh tịnh Phật nhất thể”. Đây là dựa vào diễn biến phát triển tư tưởng và giáo đoàn để khảo sát. Quan điểm này về đại thể tương đồng với quan điểm của đại sư Thái Hư, nhưng phân tích chân xác hơn.

Duy có điều cách phân kỳ tư tưởng này của pháp sư Ấn Thuận có tính độc lập xin đọc tác phẩm “Phật Giáo Ấn Độ” của ở chương một - trang 4 đến trang 8.

Bộ sách này trình bày cách phân kỳ của các nhà mà không có sự “lấy bỏ” nhà nào làm chuẩn, chỉ thuần lược thuật có tính tham khảo: vì vậy vấn đề chính là chương mục, chứ không hẳn là sự chia cắt.

- Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thỉ.

Nói đến Phật giáo nguyên thỉ là nói về “ngôn hành” của đức Phật khi Ngài còn tại thế, qua đó đức Phật đã tự thân ấn chứng về ngôn hành của các đệ tử Ngài. Những điều vừa nêu chỉ tìm thấy trong kinh A Hàm, và trong Luật bộ; nhưng kinh A Hàm so với Luật bộ, thì kinh A Hàm qua lần kết tập thứ nhất, thứ nhì là đã có sự thêm bớt. Thậm chí có thể nói nội dung của kinh A Hàm hiện tại không hoàn toàn còn giữ nguyên diện mạo nguyên thỉ của nó. Nhưng nếu không căn cứ vào những ghi chép trong kinh A Hàm thì không dựa vào đâu để tìm ra diện mạo đích thực của Phật giáo nguyên thỉ.

Giáo lý của Phật giáo nguyên thỉ quả thực là cực kỳ đơn giản. Đức Phật không bao giờ huyễn đàm về những gì mang tính “hình nhi thượng” (siêu hình, hoang đường, không tưởng), hoặc đàm thuyết về những kinh nghiệm lý tính. Ngài dạy con người đạo lý giải thoát một cách thực tiễn. Ngay thời bấy giờ, các đệ tử thỉnh cầu đức Phật giảng cho họ biết về cảnh giới Niết bàn, và Ngài giữ thái độ mặc nhiên không đáp. Bởi theo Ngài, người chưa chứng đắc Niết bàn lại cùng họ nói về Niết bàn ở cõi trời Tam Dạ Tam Thiên thì đó rõ ràng là chuyện nói nghe cho vui. Còn đối với người thực tế đã chứng đắc Niết bàn, thì có nói cũng chẳng giúp được tơ hào nào cả!

Đức Phật là người loại bỏ tất cả mọi sự phiền tạp, và Ngài cũng là người cực kỳ khéo léo vận dụng thí dụ. Với chúng đệ tử, mỗi khi thuyết pháp đức Phật chỉ dạy những lời cần dạy, tuyệt nhiên không chút rườm lời.

Nội dung thuyết pháp được Ngài khai thị theo thứ lớp, và không vượt ra ngoài Tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên, và Bát chánh đạo. Các đề mục này đã lược giới thiệu chương II.

Chẳng hạn khi bạn chưa tiếp cận đạo Phật, lúc ấy bạn chưa hiểu thế nào là tu học Phật pháp, thì việc đầu tiên Phật giáo sẽ nói cho bạn rõ là nên giữ cho “thân, khẩu, ý, mệnh trong sạch, không ô uế, thì túc mạng chung được sinh về cõi người”. Còn nếu bạn biết “huệ thí, nhân ái, làm lợi ích cho người với nhiều điều tốt lành” thì khi “thân hoại mạng chung sẽ sinh về cõi trời Thiên xứ”(3). Đấy là trước hết dùng phép tu “nhân thiên” để giúp bạn hiểu nên như thế nào để được sinh cõi trời, cõi người, thứ đến giúp bạn tự điều chỉnh nhân cách sống sao cho mọi người kính trọng. Khi bạn đã qui y Tam Bảo và giữ năm giới cấm, lúc ấy căn lành của bạn sẽ trở nên lớn mạnh. Lúc ấy Phật giáo sẽ khai mở pháp môn giải thoát để bạn đi vào. Tu thiện pháp để sinh về cõi trời, cõi người là điều mà nhiều người tin theo và giữ gìn, nhưng pháp môn giải thoát thì duy nhất có đức Phật là người có kinh nghiệm tự thân chứng ngộ. Điều khẩn yếu là đức Phật không những không dùng “quyền uy” thông dụng của Thần giáo để bảo rằng bạn là kẻ có tội, rồi bảo bạn hãy chuộc tội, rửa tội. Đức Phật chỉ đưa ra phương pháp đơn giản, rõ ràng, rồi khuyên bạn y theo phương pháp thực tiễn đó mà tu tập thì sẽ đi đến kết quả tốt lành. Do đó, trong tinh thần của Phật giáo nguyên thỉ, tất cả mọi thần thoại và những điều mê tín hoàn toàn không có chỗ đứng.

- Thế Giới Quan của Phật Giáo Nguyên Thỉ

Chương trước có nói “nếu bỏ bản vị con người để chỉ thuần khảo sát thế giới, thì đó không phải là bản hoài của đức Phật”. Trong kinh Tiễn Dụ(4) Tôn giả Man Đồng Tử (Màlunkya Dutta) hỏi đức Phật: “đời là thường hay đời là vô thường? Đời là hữu chung (cùng tận) hay đời là vô chung? v.v... vị Tôn giả nêu lên cả thảy mười lăm vấn đề, tất cả đều là “bất quyết vấn đề”. Bằng một thái độ trong sáng phi thường, Phật dạy: “Ta thấy không cần thiết phải nói với ông về các vấn đề trên. Vì đó là pháp không đưa đến lợi ích gì, chúng không phải là gốc của phạm hạnh, chúng không đưa đến trí tuệ, không đưa đến giác ngộ, không đưa đến Niết bàn”. Sở dĩ vậy, là vì đức Phật thấy không cần thiết phải làm cho bạn hiểu đủ mọi thứ (bác loạn), mà Ngài thấy điều thiết yếu là giúp bạn phương pháp đạt đến giải thoát, chứng đắc Niết bàn, được vậy, tự nhiên bạn như người vén mây thấy được ánh sáng đích thực của nó.

Tuy là như thế, nhưng trong Phật điển vẫn có giới thiệu mối quan hệ về thế giới quan. Chẳng hạn kinh Thế Ký trong Trường A Hàm, từ quyển 18 đến quyển 22(5)có giới thiệu nhiều thứ loại tướng trạng của thế giới quốc độ và thế giới hữu tình.

Nhân đây, chúng ta không thể cho rằng đức Thích Tôn hoàn toàn giữ im lặng trước những vấn đề do tôn giả Man Đồng Tử đưa ra. Nhưng chúng ta khảo sát nguồn gốc của vấn đề sẽ thấy rằng, đại thể vấn đề được phát hiện là do từ thế giới quan Vệ Đà của Bà La Môn giáo và là sản vật của tư tưởng duy vật. Trong phương pháp giáo hóa của mình, đức Phật là người khéo vận dụng những tư tưởng duy vật, và thế giới quan Vệ Đà của Bà La Môn giáo để làm thí dụ. Bởi khi hướng về quần chúng ngoại đạo để thuyết pháp, thì hay nhất là sử dụng những truyền thuyết của họ để dẫn giải họ đi vào Phật pháp. Do vậy, mà những quan niệm về thế giới của hàng ngoại đạo được đức Phật dẫn giải một cách đích xác, nhưng đó không phải là chủ đề chính trong việc thuyết pháp độ sinh của đức Phật. Điều hiển nhiên là đức Phật hoàn toàn không đồng tình việc sử dụng truyền thuyết của ngoại đạo để công kích lại họ, và đức Phật cũng cho phép hàng đệ tử mình sử dụng phương thức này.

Đến như kinh Thế Ký là cả một hệ thống tự thuật dài dằng dặc, và không nghi ngờ gì, điều đó xuất phát từ sự biên tập tỉ mỉ của các nhà kết tập. Bởi kinh Thế Ký được hình thành sau thời vua A Dục, vì là trong Trường Bộ Kinh của kinh tạng Ba Lị không có kinh này. Do đó, nội dung kinh Thế Ký không phải là phát minh của đức Phật, mà nó là “tài sản chung” của nền văn hóa Ấn Độ đương thời. Đức Phật sở dĩ lợi dụng các quan niệm trên, đấy chẳng qua là sự gặp gỡ chứ hoàn toàn Ngài không biểu thị sự tiếp thụ. Thí dụ như các thần trong Vệ Đà, đặc biệt là thần Phạm thiên. Đức Phật phủ định thực thể của Phạm thiên, nhưng lại khéo sử dụng tín ngưỡng này. Nhưng sau khi Phật nhập diệt, các đệ tử Phật lại nối kết quan niệm về thực thể Phạm thiên để tiếp thụ. Đó là việc dùng núi Tu Di làm trung tâm của thế giới quan. Điều này đứng về phương điện địa lý học và thiên văn học hiện đại, thực khó có cách nào để xác định. Tuy đấy là thông thuyết có từ rất sớm của địa lý và thiên văn học Ấn Độ - nó có trước khi đức Phật xuất hiện.

Là những đệ tử Phật, chúng ta nên chú tâm coi trọng cách ứng hóa của đức Phật làm trọng tâm, đó là hướng dẫn việc tu tập của mọi người, giúp họ giải thoát vô minh, bất tất phải sử dụng tất cả những ứng hóa của đức Phật, vì là trợ giúp con người tu chứng giải thoát chứ không phải ở những học thuyết của Vệ Đà, của Lục sư ngoại đạo. Nếu chúng ta chỉ chú tâm phân tích, tìm hiểu các học thuyết trên mà không chuyên tâm tu tập, thì chẳng khác gì bỏ gốc chạy theo ngọn, và như thế là tự dẫn mình đến chỗ chết mà còn sợ bị mai táng. Quả là sai lầm!

- Tâm của chúng ta.

Đức Phật thấy cần giúp con người giải thoát khỏi vô minh, chủ thể của con người là Tâm. Nhưng Tâm ấy không thể tự chủ, bởi đặc tính của Tâm là niệm niệm tương tục, hoạt động của Tâm là luôn luôn đổi khác (biến dị). Do đó cho nên Tâm là vô thường, đã là vô thường thì tìm đâu ra được chủ thể? Vì vậy, nên biết Tâm là vô ngã.

Biết rõ Tâm là vô thường, vô ngã để điều khiển Tâm không bị chao động trước những chuyển biến những đổi khác. Người làm chủ được Tâm mình, là người vượt lên trên phàm phu trở thành Thánh quả. Thực thì quả là khó.

Kỳ thực, đức Phật đặc biệt chú trọng đến việc khảo sát tâm phàm phu; dẫn dắt Tâm ấy vào đạo, bằng cách tu tập khiến Tâm nhiễm ô thành Tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là Tâm không dao động. Chỉ riêng có danh từ “Tâm”, nhưng lại có nhiều cách nói: Tâm nhiễm ô là Tâm biến dị không ngưng nghỉ, khảo sát tỉ mỉ trạng thái Tâm nhiễm ô cũng có nhiều dạng; theo tư liệu nguyên thỉ, Tâm nhiễm ô được phân loại và qui nạp thành mười hai khoảnh:

1. Ngũ cái(6): gồm có tham dục cái, sân nhuế cái, hôn trầm cái, kiến nghi, vô minh.

2. Thất kết (sử): gồm có dục tham, hữu tham, sân nhuế, mạn, kiến, nghi, vô minh.

3. Cửu kết (sử): lấy Thất kết làm cơ sở, lấy “hữu tham” đổi thành “thủ”, lại thêm vào tật, và xan.

4. Ngũ hạ phần kết: thân kiến, nghi giới cấm thủ, dục tham, sân.

5. Ngũ thượng phần kết: thân kiến, nghi giới cấm thủ, dục tham, sân.

6. Tứ bộc lưu: dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu.

7. Tứ lậu: dục lậu, hữu lậu, kiến lâu, vô minh lậu.

8. Tứ thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ.

9. Tứ hệ: tham hệ, sân hệ, giới cấm thủ hệ, thị chơn chấp hệ.

10. Tam cầu: dục cầu, hữu cầu, phạm hạnh cầu.

11. Thập lục tam cấu: bất pháp dục, sân, phẫn, hận, phú, não, tật, xan, siểm, cuống, can phức, báo phục tâm, mạn, quá mạn, kiêu, phóng dật.

12. Nhị thập nhất tâm uế: tà kiến, phi pháp dục, ố tham, tà pháp, tham, nhuế, tùy miên, trạo hối, nghi hoặc, sân triền, bất ngữ kết (phú tàng tội), xan, tật, khi cuống, du siểm, vô tàm, vô quí, mạn, đại mạn, mạn ngạo, phóng dật.

Tùy từng trường hợp, đức Phật dùng ngữ vựng thích hợp để giải rõ trạng thái “tâm bệnh”. Sắp theo thứ hàng, thì mười một khoảnh trước được trích từ “Ấn Độ Phật Giáo Sử” của Long Sơn Chơn Điền. Khoảnh thứ mười hai lấy từ kinh Trung A Hàm quyển 23, kinh thứ 93(7)

Nếu toát yếu lại mười hai khoảnh trên thì không ngoài tham - sân - si. Đức Phật gọi đó là tam độc, tam bất thiện căn, tam hỏa. Gần đây có người giải thích tam độc như vầy: “tâm là một thứ tham dục, hành vi và không thấy đủ của tâm cứ tương tục tiến hành một cách không ngừng nghỉ; do tham dục, hành vi và không thấy đủ của tâm, ba thứ này cấu thành như một sự tuần hoàn(8). Lối giải thích này không mấy chính xác, nhưng dễ lý giải.

Do tham, sân, si mà phân biệt thành nhiều trạng thái tâm lý với nhiều tên gọi khác nhau. Đồng thời để đối trị tham, sân, si lại cũng phần ra nhiều trạng thái tâm lý và tên gọi khác nhau. Những phân tích trên về các trạng thái tâm lý, kết quả được đời sau gọi một cách ngắn gọn là: tâm vương, tâm sở, tâm sở thiện và tâm sở bất thiện. Sự phân tích trạng thái tâm lý của Phật giáo không đơn thuần là sự phân tích của tâm lý học hiện đại, mà sự phân tích này là nhằm khai thông cách đối trị tâm phiền não nơi con người. Tâm lý học hiện đại là một môn học nằm giữa môn sinh lý học và xã hội học. Nếu biện biệt một cách gán ghép, thì có thể nói tâm lý học của Phật giáo là nhằm đưa con người trở về với căn bản nhân sinh và giải thoát. Trong khi tâm lý học hiện đại chỉ nhằm phân tích và giải thích hiện tượng tâm lý con người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2022(Xem: 3315)
Thế giới đang chứng kiến cuộc chiến khốc liệt tại Ukraine. Chiến tranh đã chính thức khởi động vào ngày thứ Năm, 24 tháng 2 năm 2022, khi quân đội Nga tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đã cùng nhân dân quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc khiến cho hầu hết các quốc gia và nhân dân trên thế giới cảm động và hết lòng ủng hộ. Chiến sự xảy ra suốt hơn 2 tuần qua khiến hơn 1 triệu dân Ukraine phải di tản qua các nước tự do láng giềng; hàng nghìn người dân vô tội đã bị tử vong hoặc thương vong dưới bom đạn từ quân đội Nga; nhiều thành phố, khu dân cư bị phá hủy nặng nề, và gần nhất, ngày 9 tháng 3 năm 2022, quân đội Nga đã ném bom vào một bệnh viện phụ sản ở thành phố cảng miền nam Mariupol của Ukraine khiến một số bệnh nhân phụ nữ, nhi đồng bị thiệt mạng hoặc bị thương.
11/03/2022(Xem: 2356)
Sự hiện diện của nền dân chủ tự do gắn liền với những tư tưởng tự do, bình đẳng có vẻ như là điều hiển nhiên và không thể đảo ngược. Nhưng những tư tưởng này còn mong manh hơn chúng ta nghĩ. Sự thành công của chúng trong thế kỷ 20 phụ thuộc vào những điều kiện công nghệ độc đáo có thể được chứng minh là không bền vững. Vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, chủ nghĩa tự do cá nhân bắt đầu mất đi sự tin cậy. Các câu hỏi về khả năng của nền dân chủ tự do cho tầng lớp trung lưu đã ngày thêm nhiều hơn; chính trị thì ngày thêm man rợ và càng ngày thêm có nhiều quốc gia có những lãnh đạo thể hiện xu hướng mị dân và độc tài. Nguyên nhân gây ra sự chuyển biến mang tính chính trị này thật phức tạp, nhưng chúng có vẻ như đan xen với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Công nghệ dành cho nền dân chủ thay đổi và cũng như trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển, thậm chí nó còn có thể đi xa hơn nữa.
10/03/2022(Xem: 2229)
Hôm thứ Hai, ngày 07 tháng 03 vừa qua, người phát ngôn của Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Cư sĩ Seng Somuny xác nhận rằng, tính đến ngày 05 tháng 03 vừa qua, có đến 1.751 người đã mắc Covid-19 hầu hết là các chức sắc tôn giáo. Cư sĩ Seng Somuny cho biết, trong số những người bị nhiễm Covid-19 có 23 trường hợp tử vong và 1.264 người đã được chữa khỏi. Trong số những người bị nhiễm Covid-19, có 315 người Hồi giáo, 06 người tử vong và 305 người đã được chữa khỏi. Thiên Chúa giáo có 23 trường hợp bị mắc Covi-19, một người tử vong và 116 người đã được chữa khỏi. Trong số những người tôn giáo khác, có tổng cộng 38 nhà sư Phật giáo bị mắc Covid-19 và tất cả những người khác đều đã bình phục.
02/03/2022(Xem: 2557)
Đang bình yên vì đâu bom đạn nổ ? Do lòng tham hay cuồng vọng vô minh ? Được gì đây khi đánh mất thanh bình ! Nghiệp lực tạo đầy tang thương đổ vỡ !
02/03/2022(Xem: 2505)
Trắc nghiệm trong Nghiên cứu Chiến lược: Tại sao mã thông báo cho nữ Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ Indira Gāndhī về vụ Thử nghiệm hạt nhân Pokhran 1 thành công; Bài kiểm tra đầu tiên có tên mã là "Đức Phật mỉm cười" (Buddha is smiling), được tiến hành vào tháng 5 năm 1974, trong khi các bạn suy nghĩ về nó, hãy chuyển sang tình hình nóng bỏng ở Ukraine. Vào thời điểm các bạn đang đọc tin này, quân đội của Nga đã tấn công áp sát rất gần thủ đô Kyiv của Ukraine. Câu hỏi thường được thắc mắc trong vài ngày qua và sẽ tiếp tục vang vọng trong nhiều thập kỷ tới, liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có dễ dàng uy hiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nếu quốc gia này không từ bỏ kho dự trữ vũ khí hạt nhân sau Bản ghi nhớ Budapest 1994.
01/03/2022(Xem: 3852)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 3842)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
01/03/2022(Xem: 2901)
Tôi thật đau lòng như kim châm muối xát về cuộc xung đột đổ máu tại Ukraine. Thế giới của chúng ta luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau, đến mức xung đột bạo lực giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của nhân loại thế giới. Chiến tranh đã lỗi thời - bất bạo động là cách duy nhất. Chúng ta cần phát triển ý thức về tính hợp nhất của nhân loại, bằng cách coi những người khác đều là huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này. Đây là cách chúng ta sẽ xây dựng một thế giới hòa bình hơn. Các vấn đề và bất bạo động được giải quyết tốt nhất thông qua đối thoại. Thực sự hòa bình có được nhờ sự hiểu hiểu biết, cảm thông và tôn trọng hạnh phúc của nhau.
26/02/2022(Xem: 2389)
Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đầu tư kiến tạo Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Tanzania, TP.Dar es Salaam, khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe hơi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, một quốc gia ở bờ biển phía đông châu Phi và đã đi vào hoạt động cho lớp học đầu tiên. Gồm 60 sinh viên được thi tuyển từ khắp Tanzania, họ được lưu trú tại Ký túc xá trong khuôn viên trường từ tháng 2 năm 2016 và đã đưa ra những học kỳ đầu tiên.
26/02/2022(Xem: 2113)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan phải hứng chịu các cuộc nội chiến kéo dài liên miên, chiến tranh tàn phá khốc liệt, hiện người dân nơi đây đang sống trong cảnh mùa giá lạnh cay đắng. Nhiều người đang phải chịu cảnh đói và rét, khẩn cấp cứu hộ quốc tế là tối cần thiết. Với từ bi tâm cứu trợ nhân đạo, Pháp sư Giác Thành, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đặc trách vực Đông Nam Á, cùng đồng tâm hợp lực với tổ chức Hòa bình Thế giới Malaysia, Ngân hàng Đầu tư Kỹ thuật số Golden Horse, đã tiến hành thành lập Nhóm Sưởi ấm và Chăm sóc Nhân đạo để viện trợ nhân đạo cho nhân dân các địa phương Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567