Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Nhẫn nhục

14/03/201105:45(Xem: 8875)
3. Nhẫn nhục

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV.SÁU BA-LA-MẬT

3. Nhẫn nhục

Đức nhẫn nhục, cũng như đức bố thí và đức trì giới, rất cần cho nhà đạo. Lắm người cũng nhờ nhẫn nhục mà mau thành Phật. Trong khi người tu thực hành bố thí đặng trừ tánh tham lam bỏn sẻn, thực hành trì giới đặng trừ tánh tà ác, thì người thực hành nhẫn nhục trừ được tánh nóng nảy, sân hận. Sự nhẫn nhục cũng tiếp tay mà giúp cho người được thanh tịnh, yên ổn, khoái lạc, giúp cho người mau thành tựu trên đường huệ. Sự nóng nảy bất cập làm cho con người xa nẻo phải; sự giận hờn làm cho con người phải thô lỗ; sự xao xuyến, oán thù làm cho con người bối rối, chẳng yên và tâm trí bấn loạn, ngu mê. Ấy là một thứ lửa độc đốt cháy mất các tánh tốt của ta. Sự nhẫn nhục làm cho con người an hòa, tỉnh táo, giữ được mức vừa phải, trung bình. Sự nhẫn nhục làm cho con người nhã nhặn, trầm tỉnh mà đối phó với hoàn cảnh. Sự nhẫn nhục làm cho con người hòa hoãn, mực thước, tự nhiên, minh mẫn mà nhìn rõ sự vật. Ấy là một thứ nước lành, tưới tắt ngọn lửa độc. Biết bao sự việc bởi nóng nảy, gấp rút mà chẳng thành; bởi sự giận hờn ganh ghét mà ngưng dứt; bởi sự bối rối phiền não mà hư hại!

Biết bao việc nhờ nhẫn nại mà hoàn thành, nhờ nhịn nhục mà sống còn, và nhờ trầmtỉnh, nhu hòa mà kết quả tốt đẹp! Những nhà tu hành mà có nhẫn thì bao nhiêu việc khó đều hóa ra dễ, bao nhiêu việc nghịch đều hóa ra thuận, bao nhiêu việc nguy đều hóa ra an.

Từ xưa đến nay, các nhà đạo đều để gương nhẫn nhục thành tựu lại cho đời. Cái gương cao viễn hơn hết là đức Thích-ca Mâu-ni. Chư độc giả hãy tưởng tượng một người ngồi giữa trời trong cơn lạnh lẽo, mưa gió, nhằm tiết đông giá buốt. Ngồi ngày này đến ngày kia, tháng kia qua tháng nọ. Trong khi ngồi yên chẳng động, thì chim câu bay xuống mổ hết cơm để trong bình bát, bầy trẻ lấy đá, lấy đất mà ném vào mình, và muỗi mòng chích cắn tứ tung. Ở đời có ai chịu nỗi cảnh ngộ như vậy không? Đức Thích Tôn vì quá sức lướt các nỗi khổ, cái thân của ngài sắp chịu không nổi, thì sức thần của ngài phải xông ra mà phụ trợ, bấy giờ thần rắn mới hiện ra mà bao phủ, chở che cho ngài. Nhờ sự nhẫn nhục quá thể đó, ngài thành Phật Như Lai, Thầy chung của thánh, tiên, thần, người.

Chẳng những ở một một đời thành Phật, ngài nêu gương nhẫn nhục, mà trong bao đời đã qua, ngài đã từng tu hạnh nhẫn nhục và đắc nhẫn nhục Ba-la-mật. Trong những khi ấy, chẳng những ngài không oán hờn kẻ ác tâm cố ý hại mình, ngài lại còn đem lòng từ bi mà độ họ nữa! Như thuở xưa, trước khi thành Phật đến năm trăm đời, ngài làm một vị tu sĩ trên núi cao, nhân thành tựu đức nhẫn nhục, mà người đời gọi là nhẫn nhục tiên. Thuở ấy, ngài ngồi thiền nơi một cội cây trong rừng. Vua Ca-lỵ, một vị vua hung bạo và say mê ngũ dục, dắt đoàn cung phi ra khỏi hoàng thành mà du ngoạn. Trong khi vua đương hưởng sự vui thích, nhiều cô thể nữ tách vua mà đi dạo, đến cội cây và gặp vị tiên nhân. Các cô làm lễ ngài, ngài bèn thuyết pháp cho các cô nghe. Chợt vua hiện lại, sanh lòng sân hận, vấn nạn vị tiên nhân, rồi dùng dao bén mà cắt tai ngài, cắt mũi ngài, chặt tay chân ngài. Lúc ấy, Bồ-tát vẫn thản nhiên, chẳng hề biến sắc, không một mảy may sợ sệt, oán hờn. Bấy giờ, quần thần chứng kiến sự tàn bạo của vua, họ ngăn cản chẳng được, thảy đều rơi nước mắt. Các cô thể nữ cũng ôm mặt mà khóc, chẳng dám nhìn! Từ trên không trung, chư thiên ném xuống những cát, gạch, đá như mưa trút, để tỏ lòng phẫn uất của các ngài.

Ca-lỵ vương lấy làm sợ sệt và hối ngộ, bèn đến trước đức Bồ-tát, làm lễ cầu sám hối. Vị tiên nói rằng: “Đại vương! Ta chẳng có lòng giận, cũng chẳng có lòng tham.”

“Bạch Đại đức! làm sao tôi biết chắc rằng ngài chẳng có lòng giận hờn?”

Đại tiên liền phát nguyện rằng: “Nếu thật ta chẳng có lòng giận hờn, nguyện cho thân thể ta bình phục như cũ, đặng làm chứng cho lời của ta!”

Liền đó, thân của vị tiên bình phục và ngài thuyết pháp độ vua.

Lại còn gương nhẫn của đức Quán Thế Âm Bồ-tát. Vì muốn tiện độ đời, ngài thường giáng trần, nêu gương từ bi nhẫn nhục đặng cho chúng sanh hồi tâm hướng thiện. Hóa sanh làm bà công chúa Diệu Thiện, con vua Trang Vương, công chúa vì mộ đạo, chẳng thuận ý cha mà bị đày ải, hành hạ khổ sở. Thân ngọc ngà của công chúa phải đi tưới vườn, gánh nước, lang thang lướt thướt ngoài đồng, mà tâm của bà chẳng hề xa Phật. Từ bi, nhẫn nhục, bà đành cam các nỗi khổ để cầu cho cha bỏ tà theo chánh và đặng độ cho bá tánh nhân dân!

Hóa sanh làm Thị Kính, cam chịu hàm oan, ngài tách xa chồng mà nương mình nơi cửa Phật. Bấy giờ giả trai, tưởng đâu yên nơi mà tu niệm! Nào ngờ bị gái trắc nết phao vu rằng ngài tư tình với nó mà sanh con. Ngậm sầu nuốt thảm, ngài nhận lãnh đứa con của nó. Ngài phải bị làng xã chê bai, đánh đập, bị dân chúng ngạo báng, chửi bới, bị chư tăng ruồng rẫy, khinh khi. Đến chừng ngài tịch, chúng mới nhận ra ngài là phận đào thơ liễu yếu, đã chịu oan nỗi chồng khờ, lại thọ uổng nỗi gái dâm, mà không hề biện bạch! Cao thượng thay gương kiên nhẫn của đức Bồ-tát! Vậy có câu rằng:

“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,

Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu!”


Và đức Nhật Liên Bồ-tát, giáo tổ Pháp Hoa tông cũng là một gương nhẫn nhục vẹn toàn. Vì yêu đạo lý và muốn truyền pháp giúp đời, giáo tổ bị ngược đãi, bị phá khuấy, bị đánh chửi, nhục mạ. Ngài lại bị đày đến nơi hoang đảo, nơi chốn ma thiêng nước độc, bị tù tội mấy phen. Cho đến ngài bị đem ra pháp trường mà xử trảm. Song lòng nhẫn của ngài chẳng lung lay. Rốt cuộc ngươi ta phải phục tùng ngài và nhìn nhận giáo lý của ngài. Cho đến nay, ghi nhớ công đức ngài, mỗi năm dân tộc Nhât Bản đều có làm lễ kỷ niệm ngài.

Trong các Kinh Phật, đều có dạy người ta tu đức nhẫn nhục để độ mình và độ người. Đối với mọi sự khổ nơi thân và tâm, mà tự mình chẳng nhẫn chịu, còn sanh lòng buồn giận oán ghét, thì làm sao mà độ chúng sanh ra khỏi dòng sông phiền não?

Ở đời, hằng có ba cơ hội để rèn luyện, để chứng minh đức nhẫn nhục của mình. Ấy là: 1. Thân nhẫn, 2. Khẩu nhẫn, 3. Ý nhẫn.

1. Về thân nhẫn, như có ai đánh đập mình, phá hại mình thì mình an nhiên mà chịu đựng. Như những nhà thế lực dùng oai quyền mà thi thố với mình, mình chẳng một mảy giận hờn! Kìa, vua A-xà-thế nghe lời xúi giục của Đề-bà-đạt-đa, thả voi dữ ra để chà đạp Phật, thế mà Phật thuyết pháp độ vua phát tâm Bồ-đề! Lại chính Đề-bà-đạt-đa lăn đá hại Phật, làm cho Phật đổ máu nơi chân, thế mà Phật vẫn tha thứ cho!

2. Về khẩu nhẫn, như có kẻ đến chửi mắng mình, mình lặng thinh mà chẳng chửi mắng lại. Như có kẻ dùng lời phi lý mà chê trách mình, mình sẽ dùng lời nhu hòa mà giải lẽ phải cho họ nghe. Như có kẻ ngang ngược vu cáo mình, mình sẽ mặc nhiên. Kìa đức Phật khi xưa đang giảng kinh, có một cô gái vào pháp hội mà vu oan rằng ngài ăn ở với nó đến có thai. Ngài vẫn cười. Có nhiều người nơi ấy đòi đánh cô, nhưng Phật cản lại!

3. Về ý nhẫn, như có ai giận mình, ghét mình, oán mình, mình vẫn một lòng an lạc, ôn hòa. Như có ai cố ý khuấy rối mình, tâm mình chẳng hề tán loạn. Kìa đức Thích Tôn khi đi truyền đạo, sáu phái ngoại đạo bên Thiên Trúc hằng oán hận ngài, khuấy rối ngài, xúi giục dân chúng bỏ ngài. Thế mà ngài vẫn tha thứ cho họ, thường hay thuyết pháp độ họ nữa.

Vả lại, do đức nhẫn nhục, người ta mới biết phân biệt nhà tu hành sáng suốt với kẻ phàm tục mê muội. Kẻ ngu muội phàm tục, đối với sự đánh chửi, dầu đúng dầu sai, họ vẫn đem lòng hờn oán. Hạng tu hành, người nhân đức chẳng như vậy. Thoảng như mình có cớ để cho người ta đánh đập, chửi mắng, thì mình nên nhẫn chịu, dường như uống thuốc cam lộ! Đó là dịp để cho mình tu chỉnh lấy mình hầu có lìa khỏi sự lầm lỗi. Ví như mình vô can mà bị người ta đánh chửi một cách ngang trái, bị người ta phá hại một cách tàn bạo, thì mình nhẫn nại mà xét rằng: “Hiện nay mình vô tội. Nhưng có lẽ là nghiệp đời trước còn rơi lại, nên mới ra nông nỗi!” Hoặc là mình trầm ngâm nghĩ ngợi rằng: “Người ta vốn là tứ đại giả hiệp, vốn là ngũ uẩn vô thường. Thật chẳng có người. Như vậy, ai là kẻ đánh chửi? Ai là kẻ bị đánh, bị chửi?” Hay là mình hỷ xả mà xét rằng: “Kẻ ấy là người ngu dại, điên cuồng; và còn ở trong vòng tham lam, sân hận, si mê. Mình nên thương xót hạng người như vậy”.

Đức Phật có dạy rằng có ba phép nhẫn. Ấy là: 1. Sanh nhẫn, 2. Pháp nhẫn, 3. Vô sanh pháp nhẫn.

1. Về sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh, dầu nhỏ như con muỗi, con kiến, con rệp mà chích, cắn mình, mình cũng không đem lòng giận mà hại mạng chúng nó; dầu lớn như loài người mà đánh đập mình, mắng chửi mình, phá hại mình, mình cũng không oán ghét mà báo thù. Đó gọi là sanh nhẫn, hữu tình nhẫn, cũng gọi là nại oán hại nhẫn.

2. Về pháp nhẫn, đối với cảnh vô tình làm trở ngại, nghịch hại mình, như nắng, mưa, gió, lạnh, bão lụt, hỏa hoạn, v.v... mình đều chịu được mà không giận trách, không than phiền.

Đó kêu là pháp nhẫn, phi tình nhẫn, cũng gọi là an thọ khổ nhẫn.

3. Về vô sanh pháp nhẫn, đối với chúng sanh phá hại mình, đối với các pháp làm khổ mình, mình coi là chẳng có.

Ấy nhờ mình xét thấy cái thật tướng của chúng sanh và của các pháp, vốn không sanh, không diệt, khi có, khi không, chẳng có cái thể tánh bền vững. Như chúng sanh chỉ là tứ đại, ngũ uẩn giả hiệp mà thôi. Còn các pháp chỉ là những nhân duyên kết cấu mà thôi. Xét như vậy, nhà đạo không còn chấp mình, chấp người, chấp chúng sanh, chấp các pháp. Đạt đến mức nhẫn ấy là đạt địa vị bất thối Bồ-tát, trong lòng hết mọi mối buồn, giận, lo, sợ. Nhân đó, đắc các phép thần thông độ thế của Bồ-tát. Như vậy là nhẫn nhục Ba-la-mật. Đó gọi là vô sanh pháp nhẫn, cũng gọi là Đế sát pháp nhẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 4007)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
18/10/2017(Xem: 7501)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
08/06/2017(Xem: 6454)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
20/04/2017(Xem: 7497)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
26/12/2016(Xem: 5871)
Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là
26/12/2016(Xem: 8708)
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi. Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
09/11/2016(Xem: 9394)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
09/06/2016(Xem: 9383)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31233)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
01/05/2016(Xem: 5715)
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron trở thành vị nữ tu sĩ Phật Giáo kể từ năm 1977. Lớn lên tại Los Angeles, ni trưởng tốt nghiệp với bằng danh dự trong ngành lịch sử từ Đại Học UCLA và tốt nghiệp ngành giáo dục tại Đại Học USC. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Phật Học tại Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ, ni trưởng trở thành người khai sơn và trú trì Tu Viện Sravasti Abbey tại Tiểu Bang Washington
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]