Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những tài sản của Phật giáo Tây Tạng

19/01/201105:56(Xem: 9631)
Những tài sản của Phật giáo Tây Tạng

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543
 
NHỮNGTÀI SẢN
CỦAPHẬT GIÁO TÂY TẠNG*

Đểđịnh nghĩa ngắn gọn Phật giáo Tây Tạng, tôi sẽ nói rằngnó là nơi ký thác toàn bộ những thực hành đã được truyềnbá bởi đạo Phật trong sự chính thống và toàn thể củachúng.

Nóbao gồm, như các bạn biết, cái mà người ta gọi là Tiểuthừa và Đại thừa, mà người ta cũng đặt tên là Thanh Vănthừa và Bồ Tát thừa. Bồ Tát thừa chia thành thừa củanhững Ba la mật và thừa của thần chú bí mật hay tantra.

Hìnhthức Phật giáo được thực hành ở Tích Lan, Miến Điệnvà Thái Lan là Theravada, một trong bốn nhánh lớn của trườngphái Đại Chú Giải (Vaibhashika), trường phái giáo thuyếtcủa Tiểu thừa. Mahasamghika, Sarvastivada, Sammitiya và Sthaviravadahay Theravada là tên của bốn nhánh này. Ở Tây Tạng, chúngtôi nhận sự truyền giới từ dòng của một trong bốn phái,là phái Sarvastivada nằm trong trường phái Đại Chú Giải.

Vìchia thành bốn phái, những nhà Theravada tuân thủ 227 giớiluật, trong khi chúng tôi là 253. Những hệ thống của chúngtôi đồng nhất với những sắc thái này, bởi vì cả haitheo những giáo huấn của Tiểu thừa. Thế nên chúng tôi cóthể nói rằng trong Phật giáo Tây Tạng, chúng tôi áp dụngnhững giới luật tu viện của Tiểu thừa đối với tấtcả những gì liên hệ đến những sinh hoạt giới luật, đếnnhững thệ nguyện giữ gìn giới luật qua những nghi thứcmà sự thi hành cho phép tôn trọng những thệ nguyện này.

Thêmnữa, chúng tôi thực hành những phương pháp thiền địnhdẫn đến đại định (samadhi), những cái mà Vasu-bandhu diễntả trong Những kho tàng của hiểu biết (A tỳ đạt ma CâuXá Luận) – chắc chắn thuộc về Tiểu thừa – cũng nhưba mươi bảy phẩm trợ đạo, điểm trung tâm quanh đó tạothành con đường Tiểu thừa : những thực hành người TâyTạng theo phù hợp với những gì các nhà Theravada thuyết giảng.

Nhữnggiáo lý của Đại thừa phổ biến rộng rãi, chinh phục TrungHoa, Nhật Bản, Triều Tiên và một vài vùng của Đông Dương.Chúng được xây dựng trên những kinh điển đặc biệt nhưTâm kinh hay kinh Pháp Hoa, là những bản văn của Bồ Tát thừa.Toàn thể kinh sách của Đại thừa đặt nền trên sự thứctỉnh về nguyện vọng vị tha nhắm đến Phật tánh và trênsự thực hành sáu hoàn thiện (sáu ba la mật) đi kèm.

Liênhệ đến cái nhìn về tánh Không, có hai trường phái tư tưởngtrong lòng Đại thừa : trường phái Duy Thức (Chit-tamatra) vàtrường phái Trung Đạo (Madhyamika), những phương pháp củachúng đặt nền tảng trên trí huệ và đại bi, cũng đượcáp dụng với hình thức đầy đủ của chúng trong Phật giáoTây Tạng.

VềMật Chú thừa – hay tantra thừa – quả là giáo lý của nóđã được truyền bá ở Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng bốnloại tạo thành toàn bộ phương pháp luận của nó, tức lànhững tantra hoạt động, tantra thực hiện, yoga tantra và tantrayoga tối thượng, thì chỉ có ba loại được truyền bá trongcác xứ ấy.

Tantrayoga tối thượng hình như không được truyền đến, mặcdù có thể có vài trường hợp riêng lẻ thực hành bí mật.Trong những cái được đem vào Tây Tạng, ngoài yoga hoạt động,yoga thực hiện và yoga tantra, còn có nhiều tantra thuộc loạitối thượng.

Vậythì sự thực hành của Tây Tạng bao gồm mọi phương phápcủa cả ba thừa Phật giáo. Toàn bộ những kỹ thuật nàycho phép liên kết sự thực hành Kinh giáo và Mật giáo đểtruyền rộng từ Tây Tạng đến những vùng Mông Cổ, NộiMông và Ngoại Mông, những người kalmouk… Chúng cũng xâmchiếm những vùng Hy Mã Lạp Sơn của Népal, Sikkim và Bhutan.Sự thực hành của Tây Tạng như thế là một hình thức toànbộ của Phật giáo, tôi không nói thế để phô trương, màđể đem đến cho chủ đề những yếu tố cho phép đi vàosâu.

Phậtgiáo Tây Tạng gồm có bốn phái : Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelu,chúng còn phân thêm nhánh. Phái Nyingma giới thiệu cả chínthừa, sáu lập trên Kinh giáo và ba trên những tantra, thêmvào đó còn phải tính đến những hệ thống thoát thai từnhững bản văn được khám phá (terma).

Ngườita tìm thấy trong lòng bốn phái Phật giáo Tây Tạng một sựnẩy nở các “chuyên đề” ; tuy nhiên, mỗi phái đều nêura một hệ thống chặt chẽ những thực hành thống nhấtcả kinh giáo và tantra. Đó là do sự kiện, trong cuộc tìmkiếm thực tại như thực, chúng đều quy chiếu vào kiếngiải mà trường phái Hệ Quả của Trung Đạo (Prasangika-Madhyamika)bảo vệ. Và đối với động cơ và những hành động vịtha, chúng theo cùng phương pháp để lĩnh hội ý hướng vịtha nhắm đến giác ngộ và thực hành sáu hoàn thiện.

Đâulà bước đi của một người cầu đạo muốn làm việc trênkinh giáo và tantra để kết hợp chúng ? Trước tiên, về bênngoài hạnh kiểm của anh ta phải hợp với kỷ luật củaTiểu thừa. Ví dụ, những thiền giả cư sĩ Tây Tạng, dầucho họ thực hành những tantra, phải tôn trọng những lờithệ nguyện cư sĩ của Tiểu thừa và bên ngoài có một lốisống hợp với giới luật đó. Rồi ở bên trong, anh cầntu hành và phát triển tâm thức để đánh thức và làm tăngtrưởng nơi anh ý nguyện vị tha đạt được giác ngộ, màtừ bi là gốc rễ. Và cuối cùng, một cách bí mật, trongthực hành thiền định về thần bổn tôn, anh đi vào sựtập trung vào những kinh mạch, những giọt căn bản và nhữngkhí (năng lượng), để phát triển khả năng tiến bộ trêncon đường.

ỞTây Tạng, chúng tôi đánh giá tất cả những phương diệnthực hành này là tương hợp với nhau ; chúng tôi không thấycó một mâu thuẫn nào giữa kinh giáo và tantra, như nóng vớilạnh ; chúng tôi xem sự thực hành cái thấy tánh Không vàsự thực hành những hành động vị tha không có gì trái nghịchnhau. Bởi thế, chúng tôi hòa hợp hai hệ thống này để tạothành một thực hành thống nhất.

Tómlại, nguyện vọng vị tha đạt đến giác ngộ là nền tảngtừ đó khai triển tất cả một loạt thực hành đại bi ;và giáo lý tánh Không là cội nguồn từ đó lưu xuất nhữngphương pháp kinh nghiệm cái thấy sâu xa. Để dẫn dắt tâmthức mỗi lần càng gần hơn với cái thấy tánh Như củacác hiện tượng, thiền định là cần thiết.

Tronglãnh vực này, hành giả phải đạt đến chánh định (samadhi)và sử dụng một sức mạnh đáng kể để thông thạo nó; về mặt này, yoga về hóa thần tỏ ra là một dụng cụđặc biệt thích hợp, vì nhờ nó mà có được một chánhđịnh là sự thống nhất của chỉ và quán. Những kỹ thuậtnày phải đặt trên một sự duy trì gắt gao đạo đức.

Đểtóm tắt sơ đồ đầy đủ của thực hành theo Tây Tạng,bên ngoài cần giữ giới luật của Tiểu thừa, bên trong phảitrung thành với kinh giáo Đại thừa bằng sự đánh thức lòngvị tha, tình thương và đại bi và một cách bí mật duy trìsự thực hành Mật thừa.

Sautổng quan về sự thực hành với những đường nét lớn,tôi sẽ đưa ra vài khái lược về những mặt đặc biệtcủa nó. Tất cả những hệ thống tư tưởng Phật giáo vàkhông Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ được thiết lậptrên nguyên lý tìm kiếm hạnh phúc và trên sự phân chia nhữnghiện tượng thành hai nhóm : các sự vật được sử dụngvà những người sử dụng sự vật. Những người Ấn Độkhông Phật giáo nhấn mạnh vào tự ngã sử dụng sự vật; xây dựng những lý thuyết của họ trên sự quan sát rằngtự ngã tự biểu hiện cho tâm thức như là người sử dụngtâm và thân, như là người nhận biết sướng và khổ –điều làm cho chúng hình như có khác biệt với tự ngã –họ kết luận rằng tự ngã có một hiện hữu riêng và xemnó như một thực thể khác biệt với thân và tâm, nó làyếu tố của tái sanh từ đời này sang đời khác.

Nhưngngười Phật giáo không chấp nhận nguyên lý một tự ngãhoàn toàn riêng biệt, một thực thể khác với tâm và thân; họ khước từ ý niệm một tự ngã thường hằng, độcnhất, độc lập. Tóm lại, bốn pháp ấn được tuyên bốđể chấp nhận một giáo lý chính thức là Phật giáo gồm:

1.Tất cả mọi sự có sanh là vô thường.
2.Tấtcả hiện tượng bị nhiễm ô đều là khổ.
3.Tấtcả là không có tự ngã.
4.NiếtBàn là an tĩnh.

Sựkhước từ một tự ngã riêng biệt với thân tâm là nguyênnhân cho sự xuất hiện những chủ đề về cách thức tìmkiếm tự ngã trong tương quan với tâm thức và các uẩn vậtlý trong tư tưởng Phật giáo.

PháiTrung Đạo tự chủ (Svatantrika-Madhyamika), phái Duy Thức (Chittamatra)và phái Đại Chú Giải (Vaibhashika) chủ trương rằng mộtyếu tố phát sinh từ năm uẩn thân tâm là nguyên lý củatự ngã. Nhưng theo phái được tán thành nhất là phái HệQuả của Trung Đạo, không có cái gì trong năm uẩn thân tâmmà người ta có thể chủ trương hay diễn tả như là tựngã.

Mọitrường phái này đều chủ trương vô ngã, nhưng thế khôngcó nghĩa là một sự phủ nhận tuyệt đối tự ngã. PháiHệ Quả của Trung Đạo xác nhận rằng tất cả mọi tìmkiếm một tự ngã như nó hiện diện một cách cụ thể vớitâm thức chúng ta chẳng đạt đến đâu cả. Theo cách ấy,nó không thể chỉ ra được bằng phân tích. Cái cần đượcsự phân tích chỉ ra là sự “tự hữu”, và chính sự khôngcó tự hữu này mà con đường Trung Đạo đề cập đến khinó nói về vô ngã : nhưng ngược lại, nó chủ trương mộttự ngã, một cái Tôi hay một người mà người ta đặt tênmột cách quy ước trong tương quan với tâm thức và thân thể.

Mọilý thuyết Phật giáo đều chủ trương pratitya samut-pada, duyênsanh, sự sanh khởi hỗ tương. Một trong những điểm giáolý của nguyên lý này là : sự xuất hiện của mọi hiệntượng vô thường là tùy thuộc vào một toàn bộ những nhânvà duyên, như vậy những sự vật hiện diện theo cách tùythuộc nhau. Duyên sanh còn nói lên một ý nghĩa khác : tấtcả mỗi hiện tượng đều được đặt tên – hay hiện diện– trong tương quan với toàn thể những phần tử của nó.

Khiđi vào những thí nghiệm cho các hạt va chạm nhau để chianhỏ vật chất, các nhà vật lý chứng minh nguyên lý này,theo đó những hiện tượng được đặt tên tùy theo toànbộ những phần tử của chúng, những phần tử ấy đượcgọi là những hạt căn bản.

Mộtđiểm thứ ba còn xác nhận lý thuyết duyên sanh : những hiệntượng chỉ hiện hữu một cách danh tướng. Điều đó cónghĩa là những sự vật không hiện hữu một cách khách quantrong tự chúng, bởi tự chúng, mà tùy thuộc vào một sựđặt tên chủ quan. Nói rằng những hiện tượng hiện diệnhay được đặt tên trong tương quan với một tâm thức ýniệm nó quy cho chúng tên này tên nọ không có nghĩa là khôngcó những vật thể bên ngoài các giác quan, như phái Duy Thứcchủ trương : theo phái này, những sự vật chỉ là nhữngtri giác của thức, nhưng mặc dầu từ chối thực tại ởbên ngoài của chúng, phái ấy không nói rằng ngay cả sắc,thọ… cũng không hiện hữu.

Dướiánh sáng của ba giải thích này, ý nghĩa của duyên sanh mỗilúc một sâu xa hơn. Vì sự hiện hữu của tự ngã, ngườihiểu biết những đối tượng, tùy thuộc vào những yếutố khác, nó không độc lập mà tùy thuộc. Giả thiết vềsự độc lập của nó bị loại trừ, tự ngã tất yếu khôngcó tự thể. Vậy thì, thực tại của tự ngã, người ta biếtsướng và khổ, chính là sự không có tự thể độc lập,vô tự tánh. Khi lý thuyết này soi sáng, nó phản chiếu tứcthì trên cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta bắt đầucó thể chế ngự những phiền não.

Nhữngtình cảm tham đắm đến do chúng ta đánh giá quá cao hoặcquá thấp những hiện tượng bằng cách gán cho chúng nhữngphẩm chất hay khuyết điểm mà tự chúng không có. Sự tưởngtượng của chúng ta làm mạnh thêm đối tượng và làm bốccháy những xúc cảm của chúng ta, đến nỗi khi chúng ta mắcvào ham muốn hay thù hận một người nào, có khi chúng ta thấynó cùng cực hấp dẫn hay đáng ghét. Xúc cảm bắt buộc chúngta như là nó có thật một cách khách quan. Về sau, khi nó lùilại rồi, dù chỉ nghĩ đến chuyện đó thôi, người ta đãmuốn cười ; tình cảm xâm chiếm tâm thức chúng ta khôngcòn đó nữa. Đó là bằng chứng ham muốn và thù hận in vàovật gì đều làm phóng đại và hư hỏng thực tại. Sự thấuhiểu những tiến trình này giúp đỡ nhiều cho chúng ta đểchế phục những đam mê hàng ngày.

Sựkiểm soát tâm thức tùy thuộc vào khả năng thấy sự vậtnhư chúng thật sự là và không qua những vọng tưởng củachúng ta. Chánh kiến là một yếu tố của trí huệ, nhưngphải thêm vào đó một yếu tố phương pháp.

Trongý định nào chúng ta cố gắng đạt được trí huệ ? Nếuchúng ta chỉ nhìn thấy lợi ích cho riêng mình, trí huệ sẽbị giới hạn. Để tỏa sáng, nó cần được nâng lên caobởi tình thương, đại bi, sự ân cần chăm sóc người khác; nó trải rộng hiến mình phụng sự cho họ. Trí huệ vàphương pháp kết hợp với nhau như vậy. Khi những vọng tưởngkhông làm méo mó nó, tình thương thì tràn đầy lương trivà mẫn cảm.

Khisự ân cần và lòng bi mẫn thoát khỏi những tình cảm thamđắm được soi sáng bởi cái nhìn thấy thực tại rốt ráo,chúng thấu đến những kẻ thù của chúng ta. Đó là mộttình thương bao la hơn tất cả. Thông thường, tình thươngthì quá thiên vị, quá trộn lẫn với chấp thủ để có thểchỉ gởi đến cha mẹ, bạn bè… Nhưng khi người ta thấuhiểu bản chất rốt ráo của sự vật, yêu thương trở thànhmột vận động tự nhiên và thuần khiết. Để tiến bộvề phía giác ngộ, người cầu đạo phải hòa hợp trí huệvà phương pháp vào cái hàng ngày. Trong cách sống bên ngoài,nó có thể dùng giới luật của Tiểu thừa và tu hành trongsáu ba la mật của Đại thừa như kinh điển diễn tả ; nếu,hơn nữa, nó thực hành tantra trong yoga hóa thần, chánh địnhsẽ thiết lập và an trụ một cách nhanh chóng.

Đólà con đường mà người Tây Tạng dùng đến trong thực hànhhàng ngày của họ, thế nên tôi gọi chúng là “những củacải của Phật giáo Tây Tạng”.

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4752)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3425)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 3480)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7097)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5012)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4003)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4396)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 7942)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
10/04/2013(Xem: 4961)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5129)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567