Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vượt qua mọi Tôn giáo

19/01/201105:56(Xem: 10440)
Vượt qua mọi Tôn giáo

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543
 
VƯỢTQUA MỌI TÔN GIÁO*

Sựkiện những tín đồ của mọi tín ngưỡng có thể gặp gỡnhau đối với tôi là một điềm tốt lành. Mỗi tôn giáođược đặt nền trên một hệ thống tư tưởng riêng vànhư thế đôi khi có thể bất đồng với những tôn giáo khácở vài điểm. Những Phật tử không hình dung ý niệm vềmột Đấng Sáng Tạo, ngược với những người Thiên Chúagiáo. Chắc chắn, quan điểm của chúng ta khác nhau, nhưng tôikính trọng sâu xa niềm tin Thiên Chúa giáo, chẳng phải bởivì những lý do chính trị hay lịch sự, mà bởi vì đó làtình cảm chân thành của tôi.

Từnhiều thế kỷ, giáo hội Thiên Chúa giáo đã làm nhiều điềucho nhân loại ; những người tỵ nạn Tây Tạng đã đượcthọ hưởng rộng rãi sự giúp đỡ của nó nhờ những tổchức cứu trợ quốc tế, như Hội đồng thế giới các GiáoHội, và nhiều tổ chức khác với sự cứu giúp quý giá chonhững đồng bào của tôi đang ly hương trong những thời kỳkhó khăn của chúng tôi đã trải qua. Những người bạn ThiênChúa giáo của chúng tôi hiện diện khắp cả thế giới, traotặng cho chúng tôi không chỉ là thiện cảm, mà còn là mộtsự giúp đỡ vật chất thiết yếu, và tôi sung sướng códịp để cám ơn họ.

Mọicộng đồng tôn giáo đều chấp nhận sự hiện hữu củamột sức mạnh vượt khỏi sự hiểu biết thông thường.Khi chúng ta cùng cầu nguyện chung, tôi cảm thấy một cáigì mà tôi không thể định nghĩa xác đáng : sự ban ơn, ânđiển, chữ nghĩa không quan trọng, nhưng đấy là một kinhnghiệm chắc chắn. Khi người ta đã quen, nó gợi ra một sứcmạnh bên trong : nó tạo ra một tâm thái đặc biệt làm chochúng ta nhạy cảm với tình anh em trong đó chúng ta cảm thấycàng gần gũi nhau hơn. Thế nên tôi nồng nhiệt tán dươngnhững cuộc gặp gỡ toàn cầu.

Mặcdù những khác biệt về siêu hình học, tất cả tôn giáocó cùng một định hướng. Chúng cùng chú trọng vào sự tiếnbộ của nhân loại, vào tình thương, vào sự kính trọng tấtcả, vào sự liên đới với những người đau khổ. Trong nhữngđường nét lớn, những quan điểm và cứu cánh của chúngkhá giống nhau.

Nhữngtôn giáo chủ yếu hướng về một Thượng Đế toàn năngvà đặt niềm tin và sự sùng mộ của chúng vào đó đềunhiệt thành thực hiện ý ngài ; thấy nơi chúng ta là nhữngtạo vật, những đứa con của một Thượng Đế duy nhất,chúng khuyến khích chúng ta thương yêu nhau và giúp đỡ lẫnnhau. Trung thành với Thượng Đế, không phải là trước hếtnghiêng mình trước những mong muốn của Ngài sao ? Và, mộtcách căn bản, Ngài chờ đợi gì từ chúng ta, nếu không phảilà sự tôn trọng, tình thương, sự giúp đỡ mà chúng ta nêncó đối với người bên cạnh ?

Thấynhững tôn giáo khác khuyến khích những tình cảm và tháiđộ giống nhau, tôi đã tin tưởng rằng về mặt này nhữngchỉ dạy triết lý của chúng cũng tràn đầy trong cùng mộtchiều hướng. Những tín đồ của các tôn giáo đó đã chứngminh điều này bởi một hạnh kiểm tốt lành với những đồngloại – những anh em, những chị em của chúng ta. Tấm lòngsống động bởi những ý định trong sạch, họ tiến bộbằng cách hiến mình cho những người khác. Lịch sử đầydẫy những gương mẫu các thánh tử đạo Thiên Chúa giáođã hy sinh đời mình để phụng sự nhân loại. Đấy là hànhvi của lòng bi mẫn tuyệt vời.

Khinhững người Tây Tạng gặp khó khăn, những cộng đồng ThiênChúa giáo ở khắp thế giới đã biểu lộ sự liên đới.Họ chia phần với sự đau khổ của chúng tôi, vội vã cứutrợ chúng tôi. Bất kể sự khác biệt chủng tộc, văn hóa,tôn giáo hay triết học, chỉ thấy nơi chúng tôi là ngườiđồng loại, họ đã giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi đã rútra ở đấy một niềm cảm hứng chân thực. Chúng tôi đãnhận ra tình thương thì vô giá.

Tìnhthương và lòng tốt là những nòng cốt của xã hội. Nếuchúng thiếu đi, chúng ta sẽ gặp những khó khăn tệ hại,và chính sự sống còn của nhân loại sẽ gặp nguy hiểm.Để chúng ta có thể hưởng thụ hòa bình, ở trong lòng chúngta cũng như ở trong thế giới, cần thiết sự phát triểntâm linh không thụt lui sau sự phát triển vật chất. Rấtkhó duy trì hòa bình trong thế giới nếu nó không hiện hữutrong chúng ta. Trong lãnh vực này cũng như đối với mọi thứliên quan đến đời sống bên trong, tôn giáo có thể là mộtsự giúp đỡ lớn lao cho chúng ta.

Nhữngtruyền thống đề nghị những quan điểm khác nhau và tốtthay khi chúng đồng ý nhau trên điều quan trọng nhất : tìnhthương, lòng bi mẫn. Nhưng những lý thuyết siêu hình khôngphải là một cứu cánh. Đó không phải là một lý do chứngminh cho sự trung tín của chúng ta. Mục đích là làm vơi bớtsự thống khổ, cứu giúp những người khác. Về phần siêuhình học, nó chỉ có giá trị trong mức độ nó phụng sựcho mục đích này. Nếu chúng ta mở đầu một cuộc tranh luậnvề những khác biệt trong quan điểm, chúng ta sẽ đọ sứcvới nhau, phê phán lẫn nhau, và điều ấy sẽ chẳng đưachúng ta đến đâu cả. Chúng ta có thể tranh luận mênh môngvề chuyện ấy mà không có kết quả nào hơn là cãi lộnnhau và không hoàn thành được cái gì hết. Tốt hơn hếtlà đi thẳng tới mục đích chung cho mọi hệ thống khác biệtvà ở trạng thái nối kết chúng ta : tình thương, lòng bimẫn, sự tôn kính một sức mạnh cao siêu. Không có tôn giáonào tin rằng chỉ riêng sự tiến bộ vật chất có thể tựnó tạo được hạnh phúc cho nhân loại. Mọi tôn giáo đềuđồng ý trong đức tin của chúng vào những sức mạnh vượtqua mục tiêu này và đều nhấn mạnh vào những cố gắngphải làm trong lãnh vực xã hội.

Nhưngđiều đó chỉ xảy ra nếu như một đồng lòng cộng thôngbao trùm lên chúng. Ngày xưa, những xung đột đôi khi chia cắtnhững nhóm tôn giáo. Sự chật hẹp của trí óc và nhữngyếu tố bất hòa khác là những nguyên nhân. Điều đó phảikhông xảy ra trở lại. Nếu chúng ta thấu hiểu trọn vẹnmột tôn giáo có ý nghĩa gì trong bối cảnh thế giới hiệnđại, chúng ta sẽ vượt qua không khó khăn những tranh cãitai hại. Chúng ta không thiếu những điểm chung để đếngần nhau và đồng ý với nhau. Chúng ta hãy cùng nhau trong mộttrận tuyến, sát cánh bên nhau trong sự tôn trọng, tương thân,hòa hợp và nhân lên những cố gắng của chúng ta để giúpđỡ nhân loại. Mục đích của chúng ta chắc chắn sẽ đạtđược bởi sự nở bừng lòng bi ở nơi tất cả.

Nhữngnhà chính trị, những nguyên thủ quốc gia làm hết sức mìnhđể đi đến một sự kiểm soát vũ khí và cho tất cả nhữnggì thuộc về phần họ. Rất đáng khen ngợi điều này. Nhưngnhững người như chúng ta đang sống động bởi đức tin cũngmột bổn phận, một trách nhiệm : kiểm soát những tư tưởngthù nghịch của chúng ta. Đó là sự giải giới thật sự.Nó xảy ra trong sự kiểm soát những vũ khí riêng của chúngta. Khi chúng ta nắm giữ sự hòa bình nội tâm và khi ngườita khắc phục được những tư tưởng tiêu cực của mình,an ninh trật tự ở bên ngoài mất đi nhiều ý nghĩa của nó.Không có sự kiểm soát này, dầu người ta dùng phương cáchnào, cũng sẽ nhọc công vô ích.

Thếnên trong những điều kiện hiện thời, những cộng đồngtôn giáo có một trách nhiệm nặng nề đối với nhân loại– một trách nhiệm vũ trụ. Tình hình thế giới hiện naytạo ra cho những châu lục tùy thuộc vào nhau một cách kinhkhủng : vậy thì một sự liên đới thật sự đang ngự trị.Sự liên đới đó tùy thuộc vào những thiện ý của chúngta. Đó là trách nhiệm vũ trụ của chúng ta.

Câuhỏi : Là nhà lãnh đạo tôn giáo, ngài có muốn khuyến khíchnhững người khác quay về với đức tin của ngài hay chỉlàm cho đức tin ấy có thể hiểu được cho những ngườimuốn được học hỏi ?

Trảlời : Đó là một câu hỏi quan trọng. Tôi không muốn cảihóa những người khác theo đạo Phật, mà làm cho họ thamdự theo cách mà những người Phật tử chúng tôi có thểđem lại phần đóng góp của mình cho nhân loại, theo quan niệmcủa mình về thế giới. Và tôi tin rằng chính trong cùng mộttinh thần đó mà những đức tin tôn giáo khác chấp thuậntham dự vào mục đích chung.

Ngàyxưa, thay vì tập trung vào mục tiêu này, những tôn giáo khácnhau tranh cãi lẫn nhau. Thế nên, trong hai mươi năm trở lạiđây ở Ấn Độ, tôi đã nắm lấy mọi cơ hội để tiếpxúc với những tín đồ Thiên Chúa – Công giáo và Tin Lành– Hồi giáo, Do Thái giáo và Ấn giáo. Trong những lần gặpgỡ này, chúng tôi cầu nguyện, thiền định chung, nói vềnhững quan điểm triết học, về sự tiếp cận, về nhữngkỹ thuật của chúng tôi. Tôi lưu tâm nhiều đến những thựchành Thiên Chúa giáo, đấy là một hệ thống tư tưởng phongphú những lời dạy, mà người ta có thể có cảm hứng từđó. Cũng thế Giáo hội Thiên Chúa giáo đã đưa vào trongsự thực hành của mình một vài yếu tố của giáo lý Phậtgiáo, như những kỹ thuật thiền định.

Rấtgiống như đức Phật, biểu lộ gương mẫu của lòng khoandung và sự hài lòng, hiến mình cho việc phụng sự nhữngngười khác một cách hoàn toàn vô tư, đức Kitô cũng làmnhư vậy. Phần đông những vị thầy vĩ đại đã theo mộtcuộc sống thánh thiện, thích một cuộc đời công ích hơnlà cuộc sống tầm thường. Sức mạnh nội tâm của các ngàithật phi thường, nguồn cảm hứng của các ngài thì vô kể.Bên ngoài, các ngài bằng lòng có ít và sống đơn giản.

Câuhỏi : Người ta có thể thực hiện một tổng hợp Phật giáo,Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn giáo và những tôn giáo khácđể làm thành một tôn giáo có tính chất vũ trụ hơn ?

Trảlời : Điều đó đối với tôi hình như khó khăn và khôngđặc biệt đáng mong ước. Tuy nhiên, tình thương là tinh túycủa mọi tôn giáo, nên người ta có thể nói đến một tôngiáo vũ trụ của tình thương. Nhưng về những phương phápđược dùng để phát triển tình thương, đạt đến cứuđộ, giải thoát, thì chúng có những khác biệt đáng ghi nhận.Bởi thế tôi không nghĩ rằng người ta có thể hoạch địnhchỉ một hệ thống tư tưởng hay một tôn giáo duy nhất.Trái lại, sự khác biệt trong lãnh vực này theo tôi là cólợi, những cách thức đa thù để chỉ đường này tạo ramột sự phong phú và một ích lợi cho nhân loại. Những đặcthù, những bẩm tính và những khuynh hướng riêng biệt củamỗi người như vậy là được tôn trọng. Dầu những dịbiệt, chẳng phải những tôn giáo trong sự thực hành củachúng đều được điều động bởi cùng một đà tiến hướngđến tình thương, sự thành thật, ngay thẳng sao ? Sự hàilòng khiêm tốn chẳng phải là nghệ thuật họ chẳng khuyênnhủ sự khoan dung, tình thương, bi mẫn sao ?

Từnền tảng, mục đích của chúng là đồng nhất, chúng hoạtđộng cho sự lợi lạc của loài người, mỗi tôn giáo cóhình thức đặc sáng và những phương tiện đặc biệt đểcho phép con người đạt đến sự trưởng thành chín muồicủa nó. Tỏ ra quá say mê vào triết học của nó, tôn giáocủa nó, lý thuyết của nó, thử đem nó bắt buộc cho nhữngngười khác với một sự nhấn mạnh đè nặng là nguồn gốcphát sinh những xáo trộn. Tất cả những bậc thầy vĩ đạinhư Phật Cồ Đàm, Jésus Christ hay Mahomet đã soi sáng cho thếgiới bằng những lời dạy trong ý định duy nhất là cứugiúp những đồng loại của các ngài, và không phải đểrút ra một phần được nào về cho chính các ngài, càng khôngphải để gieo rắc sự bất hòa và bất an trong thế giới.

Chúngta hãy chỉ chú tâm kính trọng lẫn nhau, hãy đặt thành củachung mọi cái tốt đẹp nhất của những kiến thức củachúng ta và mỗi người rút ra từ đó một sự làm giàu thêmcho sự thực hành của mình. Dù cho chúng vẫn được ngănriêng, chúng ta chỉ có thể được lợi lạc từ sự họchỏi lẫn nhau về các hệ thống, bởi vì chúng cùng tuôn chảyvề một hướng.

Câuhỏi : Người ta thường có khuynh hướng, khi so sánh nhữngtôn giáo Đông phương với văn hóa Tây phương, xem cái nàynhư duy vật chất hơn, kém giác ngộ hơn những cái kia. Đócó phải là ý kiến của ngài không ?

Trảlời : Có hai loại thức ăn : một làm dịu cơn đói tinh thần,cái kia cho cơn đói thể xác. Từ quan điểm thực tiễn, tốtnhất là để ý kiến mỗi cái của hai nhu cầu này bằng cáchhòa hợp tiến bộ vật chất và phát triển tâm linh. Vớitôi hình như một số lớn người Tây phương, nhất là trongthế hệ trẻ, đã hiểu rằng những thuận tiện vật chấtkhông đáp ứng hoàn toàn cho những gì mà họ chờ đợi từđời sống. Hiện nay, mọi nước Đông phương cố gắng bắtchước Tây phương và những kỹ thuật học hiện đại củanó. Mức sống của các bạn hình như rất đáng ao ước, đặcbiệt đối với chúng tôi, những người Tây Tạng. Chúng tôicó cảm tưởng rằng nếu chúng tôi đạt đến một mức độnhư thế trên bình diện vật chất, người dân chúng tôi sẽhưởng được một hạnh phúc bền vững. Nhưng từ khi tôidu hành qua Âu-Mỹ, tôi khám phá rằng sau tủ kính bày hàngcòn ẩn chứa sự thống khổ, lo âu, sự phiền muộn, khôngdễ chịu. Phải tin rằng những thuận lợi vật chất riêngchúng không thể lấp đầy cho hy vọng của con người.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12522)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9276)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 5240)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3884)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 3988)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7673)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5570)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4525)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4822)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 8831)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]