Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Huệ và Đại Bi: Y khoa của đức Phật

19/01/201105:56(Xem: 11661)
Trí Huệ và Đại Bi: Y khoa của đức Phật

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

TRÍHUỆ VÀ ĐẠI BI :
YKHOA CỦA ĐỨC PHẬT
*

Buddhamsharanamgacchami
Dharmansharanamgacchami
Sanghamsharanamgacchami

“Tôiđitìm Phật, Pháp, Tăng”. Âm nhạc khác với Tây Tạng, nhưngý nghĩa thì đồng, và chứng tỏ rằng tất cả chúng ta làđệ tử của cùng một đạo sư là đức Phật. Có niềm tinvào những gì Phật thuyết không khiến tôi nói rằng Phậtgiáo là con đường tốt nhất cho mọi người. Tất cả mọingười không có cùng một thị hiếu, mỗi người có nhữngsở thích của họ và phải được cảm thấy tự do để chọnlựa giữa những tôn giáo khác nhau cái nào thích hợp vớimình. Người ta có thể nhờ vào những phương thuốc khácnhau để chữa lành bệnh tật. Một vài thứ thuốc có thểcho những kết quả tốt trong một trường hợp và tỏ ra vôhiệu trong một trường hợp khác. Sẽ là hơi đơn giản khinói rằng Phật giáo là phương thuốc trị muôn bệnh, nhưngthật sự là truyền thống này chứa đựng những giáo lýrộng rãi và sâu xa. Có những người nghĩ rằng đó khôngphải là một tôn giáo, mà một khoa học về tâm thức ; vớinhững người khác, Phật giáo là vô thần. Thật vậy, nólà một tiếp cận hợp lý, sâu xa, phức tạp về cuộc sốngcon người, nó nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân của sựphát triển bên trong hơn là vào ảnh hưởng của các hoàncảnh bên ngoài. Đức Phật đã nói : “Chính các con là vịthầy của mình, chính nơi con mà mọi sự tùy thuộc vào. Vớitư cách là thầy dạy, với danh hiệu là y sĩ, ta có thể đềra cho các con phương thuốc hiệu quả, nhưng chính các con phảidùng nó và tự chăm sóc mình.”

ĐứcPhật là ai ? Đó là một người đã đạt đến sự tịnhhóa hoàn toàn tâm thức, lời nói và thân thể. Theo một sốbản văn, tâm của Phật, Pháp thân hay thân của chân lý, cóthể được xem như chính đức Phật. Lời nói của ngài haynăng lực nội tại như là Pháp, giáo lý. Và thân thể ngàinhư là Tăng, cộng đồng tâm linh. Và toàn thể tạo thànhba viên ngọc quý : Phật, Pháp và Tăng.

Mộtvị Phật như vậy có hay không một nguyên nhân ? Có, vị ấycó một nguyên nhân. Vị ấy có thường hằng không ? ThíchCa Mâu Ni, đức Phật đã cá thể hóa, ngài có vĩnh cửu không? Không. Ban đầu, Phật Thích Ca chỉ là Tất Đạt Đa, mộtngười bình thường trong vòng những tư tưởng và hành độngtiêu cực – hoàn toàn như chúng ta. Tuy nhiên, nhờ những giáolý và những vị thầy, ngài đã thanh tịnh dần dần, và cuốicùng trở thành giác ngộ.

Khitheo cùng một tiến trình nhân quả, tất cả chúng ta cũngcó thể thành công như thế. Tâm thức có nhiều chiều kíchmà mức độ vi tế nhất là bản tánh của Phật, hạt giốngPhật tánh. Tất cả chúng sanh mang trong nó tâm thức vi tếnày mà sự thực hành thiền định sâu xa và những hành viđức hạnh chuyển hóa dần dần thành Phật tánh thanh tịnh.Hoàn cảnh chúng ta đầy hy vọng ; mầm mống giải thoát ởtrong chúng ta.

Lànhững đệ tử tốt của đức Phật, chính yếu là thực hànhlòng bi mẫn và ngay thẳng. Khi người ta cố gắng có lòngtốt với những người khác, người ta trở nên ít ích kỷvà sự chia xẻ với những đau khổ của họ khiến ta càngngày càng chú tâm tới hạnh phúc của mỗi người. Đó chínhlà nền tảng của giáo lý. Để chạm đến mục đích giáolý đề nghị với chúng ta, chúng ta phải thực hành thiềnđịnh sâu xa và trau dồi trí huệ. Khi người ta lớn lên trongtrí huệ, cảm giác đạo đức cũng tự nhiên phát triển.
ĐứcPhậtđã nhấn mạnh nhiều về một sự quân bình chân chínhgiữa thông tuệ và mẫn cảm – trí huệ và đại bi. Mộttrí óc tốt và một con tim tốt phải đi song đôi. Khi sựphát triển thông tuệ làm hao tổn trái tim, đó là một nguồngốc của các vấn đề, và khổ đau tăng thêm trong thế giới.Khi người ta ưu đãi trái tim hơn trí óc, biên giới phân cáchchúng ta và những bản năng loài vật bị mờ nhạt. Nhưngnếu người ta cho phép cả hai dòng chảy tuôn một cách hàihòa, người ta có được cùng lúc sự tiến bộ vật chấtvà sự nở rộ tâm linh. Mong rằng trái tim và trí óc hòa điệuvới nhau và chúng ta thực sự biết được bình an và tìnhbạn giữa gia đình và nhân loại.

Câuhỏi : Chữ dharma có nghĩa là gì ?

Trảlời : Dharma (pháp) là một tiếng Phạn. Nó nghĩa là “nắmgiữ”. Trong một nghĩa rất rộng, nó áp dụng cho mọi hiệntượng mà mỗi hiện tượng “duy trì” thực thể riêng củanó. Nhưng, trong văn mạch của dharma và của những tương quancủa nó với thế giới, từ này chỉ sự thực hành nó “duytrì, nâng đỡ” cá nhân, bảo vệ người đó khỏi sợ hãivì sợ hãi nằm trong dòng tư tưởng của y. Sự nâng đỡhay bảo vệ này, tác động trên những kết quả cũng nhưnhững nguyên nhân của khổ đau, nghĩa là vừa trên khổ đauvừa trên tham ái. Những phương tiện mà người ta dùng đểđạt đến sự kiểm soát của tâm thức và cho phép chúngta đạt được điều ấy là Dharma (Pháp). Nhất thời, nóđem những sợ hãi khỏi chúng ta, và về lâu về dài, nó canthiệp trong những tình huống đáng sợ và bi thảm, khi ấynhững tham ái độc hại lôi kéo chúng ta khi chúng ta nhườngbước cho ảnh hưởng của chúng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 21351)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
09/04/2013(Xem: 11671)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8678)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9001)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 17136)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4590)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 5280)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 8837)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5739)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]