Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp

19/01/201105:47(Xem: 10803)
Nghiệp

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

NGHIỆP*

Sướngvàkhổ lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúngta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người tacó thể nói : hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt ; nếu làm xấu,tất cả sẽ xấu.

Karma,nghiệp có nghĩa là “hành động”. Nó hoạt động theo bamặt : thân, lời và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả :xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời : trướctiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành độngý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thànhmột hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.

Vídụ, trong lúc này ; khi phát biểu với một ý định nào đó,tôi hoàn thành một hành động thuộc về lời nói, vậy thìtôi cất chứa nghiệp. Với những cử chỉ của hai tay tôi,tôi làm sanh ra nghiệp về thân xác. Tính chất tích cực haytiêu cực của những hoạt động này tùy thuộc động lựckích động tôi. Nếu động lực là trong sạch, nghĩa là nếutôi nói với các bạn với sự thành thật, tôn trọng, trongmột tinh thần vị tha, thì những hành vi của tôi sẽ tốt.Nếu tôi bị thúc đẩy bởi kiêu căng, thù hận, nói ác…những hành động thân và lời của tôi sẽ trở nên khôngtốt.

Nhữnghành vi thường xuyên được sản sinh ra như vậy. Khi lờinói là sự biểu lộ của những động lực tốt đẹp, mộtkhông khí thân ái được thiết lập, nhưng vượt qua khỏikết quả tức thời này, hành động để lại một dấu vếttrong tâm thức diễn giả, dẫn khởi những hậu quả vui sướngtrongtương lai. Nếu những lời nói của diễn giả che dấu mộthậu ý gây tác hại, một không khí thù ngịch được thiếtlập tức thì, với những hậu quả buồn thảm mai sau.

Khiđức Phật dạy rằng người ta là chủ nhân của chính mình,rằng tất cả tùy thuộc vào mình, có nghĩa là sung sướngvà khổ sở đến từ những hành vi tốt và không tốt, rằngchúng hun đúc thành không phải từ bên ngoài mà ở nơi sâuxa nhất của chính mình. Cái nhìn này cho một cảnh trạngthực tiễn trong việc hàng ngày : khi tương quan giữa nhânvà quả được thiết lập, người ta không cần nữa mộtông cảnh sát nào để bắt buộc chúng ta phải cẩn trọng,lương tri sẽ thay thế chỗ ấy. Ví dụ, hãy giả thiết ởđây có một mớ tiền hay một viên ngọc quý và không cóai cả ở chung quanh, các bạn có thể dễ dàng chiếm lấynó. Nhưng nếu các bạn biết rằng toàn bộ trách nhiệm vềtương lai của các bạn đang nằm trong tay của các bạn, cácbạn sẽ không làm thế.

Trongxã hội hiện đại, mặc dù những hệ thống cảnh sát rấtphức tạp và kỹ thuật chúng ta rất cao, những hành vi khủngbố xảy ra cũng không kém. Một mặt, những người này dùngnhững phương tiện an ninh tối tân nhất để làm thất bạinhững kẻ mà ở mặt kia lại trở nên còn sáng tạo hơn trongviệc thực hiện những trọng tội của họ. Người gìn giữhòa bình thực sự duy nhất là nơi chính mình. Chính đó là“người canh đêm” ý thức về trách nhiệm của mình trongcái liên hệ đến tương lai của nó và nó quên chính mìnhcho hạnh phúc của tất cả.

Vềphương diện thực hành, sự kiểm soát tốt nhất tội phạmlà sự kiểm soát mà mỗi người thi hành trên chính mình.Sự thay đổi bên trong là cái có thể chấm dứt cho sự phạmtội và thiết lập hòa bình xã hội, nhưng nó đòi hỏi tựhiểu biết chính mình. Lý thuyết Phật giáo về sự tự tráchnhiệm là đặc biệt thích đáng ; nó dẫn đến tự hỏi vàtự chế phục đồng thời trong lợi ích của riêng mình vàtrong lợi ích của người khác.

Vềnhững hệ quả khác nhau của hành động, chúng cũng cần đượcnghiên cứu sâu. Một trong số đó được gọi là “quả củasự kết trái”. Giả thử, sau một hành vi xấu, một ngườinào đó chuyển đến trong một hóa thân xấu, dưới hình thứcthú vật chẳng hạn ; sự tái sanh này là một kết quả củasự kết trái mà nguyên nhân ngược về một đời nào trướcđó. Cũng có cái mà người ta gọi là “kinh nghiệm về quảtương tự với nhân”. Đây là một trường hợp : hãy tưởngtượng rằng, sau khi di chuyển vào một tái sanh không may mắnsau một tội lỗi, các bạn tái sanh làm người, cuộc đờicủa các bạn sẽ ngắn ngủi : quả (một cuộc đời ngắnngủi) với tư cách là cái được kinh nghiệm, tương tự vớinhân (sự kiện đã rút ngắn cuộc đời người khác). Cũngcó một hiện tượng gọi là “quả của sự hồi sinh bịđiều kiện hóa” để có thể làm sáng tỏ sự kiện tựnhiên có khuynh hướng làm lại cùng loại hành động xấunhư giết chẳng hạn.

Nhưngví dụ này cũng áp dụng – trong những hậu quả ngược lại– cho kết quả của những hành vi tốt. Còn phải kể nhữnghành động làm tập thể, mà những hệ quả của chúng đượcmọi thành viên kinh nghiệm. Trong trường hợp này, một toànbộ những cá nhân có thể cùng được chuyển sanh để chiaxẻ với nhau cùng một môi trường, cảnh giới nào đó.

Nhưng,tựu trung, mọi chỉ dẫn này về nhân quả của hành vi chỉcó ích lợi trong mức độ chúng góp phần vào việc cải thiệnđời sống xã hội. Dầu chúng ta là tín đồ hay không, tôihy vọng rằng chúng ta sẽ cố gắng nghiên cứu những vănhóa riêng khác của chúng ta để đem làm của chung cái gìtrong mỗi nền văn hóa có thể lợi lạc cho tất cả.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2012(Xem: 5806)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
01/12/2012(Xem: 13803)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 6293)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 7297)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 7130)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 17253)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 6788)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 7400)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 6317)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7880)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]