Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi

29/05/201215:17(Xem: 17183)
Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi
lich_su_UC Dai Loi

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ÚC ĐẠI LỢI

(History of Buddhism in Australia)

Nguyên tác: Paul Croucher
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Mục Lục

Lời người dịch. TT Thích Nguyên Tạng
Lời giới thiệu. HT Thích Huyền Tôn
Lời giới thiệu.HT Thích Như Điển
Lời giới thiệu. TT Khantipalo Thera
Chương 1: Những chiếc bình trống
Chương 2: Cứ như là từ một xứ khác: 1910-1952
Chương 3: Lối thoát độc nhất: 1952-1956
Chương 4: Trồng sen trên tảng đá: 1956-1971
Chương 5: Những Người Đánh Trống Pháp 1971-1975
Chương 6: Bờ bên kia: 1975-1988

Phụ lục:

- Phật Giáo tại Úc
- Đại Hội Khoáng Đại Kỳ IV...
- Tu Viện Quảng Đức trên đất Úc
- Đôi nét về tác giả và dịch giả

Lời thưa của người dịch


TT Thích Nguyên Tạng

Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc. Cuốn sách này theo dõi quá trình hình thành của Phật Giáo từ giai đoạn sơ khai vào thế kỷ 19, đến khi những Hội Phật Giáo đầu tiên được thành lập vào đầu thập niên năm mươi của thế kỷ 20;các phong trào học Phật của người Úc và sau đó là những người tị nạn đến từ châu Á. Giống như một bức tranh lịch sử, không chỉ nói về những người Phật tử bình thường tại xứ sở Nam Bán Cầu này, cuốn sách đã hấp dẫn hơn với những nhân vật lập dị, những kẻ giả danh, những người nổi tiếng và các bậc thánh thiện.

Paul Croucher, tác giả tập sách, sinh năm 1961, sinh trưởng ở Sydney, lần đầu tiên tiếp xúc với sách Phật Giáo và Lão Giáo trong thời gian làm việc ở một tiệm sách vào năm 1979. Tuy chú tâm vào Thiền học nhưng các vị Thầy đầu tiên của ông lại là Lạt Ma Tây Tạng, đó là Lạt Ma Geshe Nyawang Leyden và Lạt Ma Yeshe. Năm 1983, ông viếng thăm Nhật Bản, Thái Lan, và những nơi có người Tây Tạng lưu vong ở miền Bắc Ấn Độ. Từ năm 1984, ông nghiên cứu lịch sử Á Châu và học tiếng Nhật ở đại học Monash (Melbourne). Những quan tâm khác của ông là chơi bóng squash, đi dã ngoại và đọc sách của Henry David Thoreau (1817-1862), một nhà văn Mỹ thuộc phái tự nhiên. Hiện tại ông đang sống tại Melbourne và viết luận án tiến sĩ về lịch sử Thiền Tông.

“Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi” được xuất bản tại Sydney vào năm 1989, với gần 150 trang, bao gồm sáu chương: chương 1: Những chiếc bình trống; chương 2: Cứ như là từ một xứ khác: 1910-1952; chương 3: Lối thoát độc nhất: 1952-1956; chương 4: Trồng sen trên tảng đá: 1956-1971; chương 5: Những người đánh trống Pháp 1971-1975; và chương 6: Bờ bên kia: 1975-1988.

Như vậy, tập sách “Lịch sử Phật Giáo Úc” chỉ giới hạn trong khoảng thời giantừ lúc khởi nguyên đến năm 1988, tất nhiên từ năm 1981, Phật Giáo Việt Nam đã có mặt tại xứ sở này, và ít nhiều, Paul Croucher đã ghi lại những gì mà ông biết được, cảm nhận được về Phật Giáo Việt Nam, kể ra cũng rất lý thú. Nhưng thôi, đó là chuyện sẽ được đề cập ở chương cuối của tập sách.

Tôi được đạo hữu Kerry Trembath và Swee Beng Toh, Thư Ký của Hội Phật Giáo New South Wales trao tặng cuốn sách "Buddhism in Australia 1048-1988”, nguyên tác Anh ngữ của tác giả Paul Croucher vào đầu tháng 4 năm 1998 ngay sau khi tôi đặt chân đến nước Úc. Trước đây, tôi từng liên lạc thư từ với đạo hữu Kerry Trembath từ đầu những năm 1990 khi nghiên cứu đề tài “Phật Giáo Thế Giới”, lúc ấy đạo hữu Kerry Trembath đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu về Phật Giáo Tây Phương và đặc biệt là Phật Giáo Úc Châu, chúng tôi đã viết một bài ngắn về Phật Giáo Úc Châu đăng trên Đặc San Giác Ngộ vào năm 1996 (xem bài này ở phần phụ lục cuối sách). Năm 1998, nhờ sự bảo lãnh của bào huynh là Thượng tọa Thích Tâm Phương, tôi đến Úc theo diện Minister of Religion (Nhà Truyền Giáo), được đạo hữu Kerry Trembath mời đến Sydney thăm trụ sở của Hội Phật Giáo New South Wales, tại đây tôi đã có dịp tiếp xúc và nói chuyện với đạo hữu Graeme Lyall, là một Phật tử lão thành người Úc và được xem là một chứng nhân sống của lịch sử Phật Giáo của xứ Úc này, ông là đệ tử quy y Tam Bảo của Ni Sư người Mỹ Dhammadina vào đầu thập niên 50. Giờ đây ông đã 80 tuổi, nhưng vẫn cống hiến hết sức mình cho Phật Giáo, ông hiện đang giúp Hòa Thượng Tịnh Không phổ biến kinh sách tiếng Anh miễn phí cho hệ thống thư viện cộng đồng trên toàn liên bang Úc Châu. Đạo hữu Graeme Lyall vốn là người sáng lập và là cựu Chủ tịch của Hội Phật Giáo New South Wales. Ông từng gieo duyên xuất gia làm Sa Di (Samanera) ngắn hạn với Hòa Thượng Dhammananda ở Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 1984. Hiện nay ông đang là Chủ tịch Hội Phật Đà New South Wales, Chủ tịch Quỹ Giáo dục Đại Học Phật Giáo và là một nhân viên Tuyên uý Phật Giáo làm việc thiện nguyện tại các trại giam ở tiểu bang New South Wales. Tôi rất vui mừng vì đã có duyên gặp những nhân vật có công trong việc đóng góp cho sự phát triển Phật Giáo tại Úc Đại Lợi. Trong cuộc gặp gỡ ông Graeme Lyall lần này, hai vị chánh phó thư ký Kerry Trembath và Swee Hin Toh đã gởi tặng tập sách “Buddhism in Australia 1048-1988” và yêu cầu tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt để giúp cho cộng đồng người Việt, vốn là một trong những cộng đồng sắc tộc đông đúc nhất tại Úc, hiểu biết thêm về quá trình hình thành và phát triển của Phật Giáo tại xứ sở này.

Tôi bắt đầu dịch tập sách này từ đầu năm 2000 nhưng mãi đến nay mới hoàn tất. Sở dĩ việc dịch tập sách này kéo dài hơn mười năm, vì trong khoảng thời gian đó tôi đã ưu tiên cho các tác phẩm khác như Phật Giáo Khắp Thế Giới, Chết và Tái Sanh, Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không, Sức Mạnh Của Lòng Từ...; Một lý do khác là vì tác phẩm lịch sử này có phần khô khan và cách viết của tác giả dễ bị hiểu lầm cũng như dễ làm mích lòng người đọc, nhất là những người không có cảm tình với Phật Giáo, khi đọc tác phẩm này sẽ có phần khó chịu khi tìm thấy những giai đoạn thăng trầm của Phật Giáo Úc, những phe nhóm, hội đoàn của người Úc da trắng xung đột, chống báng nhau. Âu cũng là thói thường của nhân thế. Dịch giả có lúc muốn bỏ ngang dịch phẩm này, nhưng bỏ thì thương, vương thì tội, cuối cùng đành phải cố gắng tiếp tục đi tới trang cuối của tác phẩm. Vì là một tác phẩm lịch sử nên phản ánh sự thật những giai đoạn khó khăn của lịch sử mà bất kỳ giáo hội nào, quốc gia nào cũng không thể tránh khỏi, mong độc giả hoan hỉ không chấp mắc, chỉ nên đọc lịch sử Phật Giáo Úc để soi chiếu bản thân và sinh hoạt hiện tại của mình, cố gắng không đi vào vết xe đổ của lịch sử. Đó là mục tiêu dịch phẩm này ra đời.

Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Kerry Trembath và Swee Beng Toh, Chánh Phó Thư ký Hội Phật Giáo New South Wales đã gởi tặng tập sách tiếng Anh này.
Chúng con chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thích Huyền Tôn,
Tăng Giáo Trưởng GHPGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL, người có công soạn thảo Hiến Chương và thành lập Giáo Hội PGVN Thống Nhất tại Úc Đại Lợi vào đầu thập niên tám mươi, và là một chứng nhân của những thăng trầm PGVN tại đất nước này, đã viết lời giới thiệu thứ nhấtcho tập sách. Chúng con cũng xin cảm tạ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, đã duyệt lại bản thảo và viết lời giới thiệu thứ hai cho tập sách trong thời gian Hòa Thượng về giảng dạy tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 tại Victoria. Người dịch cũng xin chân thành cảm tạ bào huynh, TT Thích Tâm Phương đã tạo mọi thuận duyên cho công việc nghiên cứu dịch thuật trong một thập niên qua.

Dịch giả cũngxin ghi lại nơi đây lời tán dương công đức của Quý Phật tử gần xa đã đóng góp tịnh tài để ấn tống tập sách này.

Xin chắp tay nguyện cầu cho Chánh Pháp được trường tồn, chúng sanh được an lạc. Nguyện cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ, Cha Mẹ nhiều đời của chúng ta sớm tái sinh về cõi giới an lành.

Melbourne, mùa Phật Đản 2636, Tây lịch 2012

Dịch giả cẩn chí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2011(Xem: 5087)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13686)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4591)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 6929)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4564)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4919)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4224)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4296)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16390)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 4277)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]