Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Uống Dòng Suối Núi

09/01/201106:03(Xem: 7843)
Uống Dòng Suối Núi

UỐNG DÒNG SUỐI NÚI

Những Bài Ca của vị Thánh được Mến Yêu của Tây Tạng, Milarepa
Nguyên tác: Drinking the Mountain Stream, Song of Tibet’s Beloved Saint, Milarepa
Translated by Lama Kunga Rinpoche & Brian Cutillo, Wisdom Publications, 1995
Việt dịch: Tha Nhân - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2002
Tất cả nước uống mà bạn đã dùng
Trải qua thời gian vô thủy cho đến hôm nay
Đã không thỏa mãn cơn khát hay làm bạn hài lòng.
Bởi thế hãy uống dòng suối này
Của tâm giác ngộ, hỡi những ai có phước.
– Milarepa


uongdongsuoinui_thientrithuc


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Dẫn nhập
Thế Giới của Milarepa
Hệ thống Phật giáo về Giải thoát
Dòng phái Kagyu của sự thực hành Phật giáo
Tính Cách Con Người Milarepa
Những Bài Ca
Về Những Bài Ca Uống Dòng Suối Núi
1. Milarepa kể câu chuyện của mình
2. Bài ca cho các thí chủ nghèo
3. Bài ca trong mưa của Mila
4. Mila gặp gỡ một thiền giả
5. Những biểu tượng cho kinh nghiệm Thiền
6. Bài ca về những người hướng dẫn con đường
7. Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang
8. Sự bối rối của Rechungpa
9. Sự gặp gỡ của Mila với Dampa Sangye
10. Bài ca Cây Gậy Sừng
11. Trừ sạch ham muốn
12. Mila thu nhận một nữ đệ tử trẻ tại buổi tiệc làng
13. Mila giải thoát cho một bà lão
14. Từ “Sáu Bài Ca Kim Cương”
15. Mila Thăm Viếng Một Trung Tâm Tôn Giáo
16. Đối mặt với một thầy tu đạo Bošn
17. Cuộc du hành của Mila do một Giấc Mộng Gợi Ý
18. Milarepa có chết không ?
Bài Kệ Kết Thúc
Chú thích
Thuật ngữ

uongdongsuoinui-01


Milarepa và những guru trong dòng của ngài :
Marpa, Tilopa và Naropa

Lời Nói Đầu
của LAMA KUNGA RINPOCHE
trước kia là Thartse Shabthung của Tu Viện Ngor, Tây Tạng

Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là một ngôi sao của Phật giáo sơ thời Tây Tạng, và là một ngôi sao sáng chói của Thiền, soi sáng con đường Phật pháp ngày nay. Chắc chắn ngài không phải là một người hoang tưởng bỏ xã hội và ẩn nơi những chỗ hiểm hóc động sâu. Thật ra, ngài là một người phiêu lưu đã đạt đến chót đỉnh của ngọn núi cao với một cái nhìn toàn cuộc về sanh tử. Ngài là một chiến sĩ đích thật đã thành công trong việc chiến thắng kẻ thù thật sự, như thế trở thành một người cứu độ cho chúng sanh.

Ngài là người có ba năng lực. Thân thể ngài tương đương với thân của Vajrapani (Bồ tát Kim Cương Thủ), lời nói của ngài là lời của Manjusri (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và cái nghe của ngài là cái nghe của Avalokitesvara (Bồ tát Quán Thế Âm). Milarepa là một con người khỏe mạnh, đầy sức sống với một sự kiên trì vô địch trong sự tìm kiếm giải thoát. Lời nói ngài đẹp đẽ và có thể diễn đạt bất cứ sự gì thành bài hát tự phát, với ngôn ngữ đó ngài đã phát biểu tinh túy của Phật pháp theo những cách có thể hiểu cho tất cả mọi loại người nghe. Cái nghe của ngài thông thấu như của Quán Thế Âm, vị Bồ tát đại bi mà người Tây Tạng gọi là Chenrezi, người nghe thấu tiếng nói của tất cả chúng sanh.

Người bình dân Tây Tạng có câu nói, “Trong rừng khỉ và vượn là nhanh nhẹn nhất. Trong trang trại bò và cừu thì đần độn nhất. Trong núi cao Milarepa là người thiện xảo nhất trong thiền định.” Như tôi đã nói, Milarepa là một thiền giả rất nổi tiếng ở Tây Tạng, và có lẽ là người được biết đến nhiều nhất ở phần còn lại của thế giới. Khi bổn sư của ngài là Marpa Lotsawa đến Ấn Độ để học với Naropa, Naropa đã nói với Marpa : “Con cần biết rằng trong tương lai con sẽ có một đệ tử còn vượt hơn cả thầy của con. Con thì lớn hơn cha, và cháu sẽ còn lớn hơn cả hai chúng ta.” Rồi ngài chắp hai tay trước ngực, đảnh lễ về hướng Tây Tạng, và chúc tụng vị thiền giả tương lai với bài kệ :

Xin đảnh lễ vị Phật kia
Có tên “Mila sung sướng lắng nghe”,
Sáng như mặt trời trên các đỉnh tuyết
Trong sự tối tăm của Xứ Tuyết.


Milarepa đã hát nhiều bài ca trong suốt cuộc đời ngài. Người ta nói rằng phần nhiều chúng đã bị những dakini lấy mất. Hình như Milarepa cũng là một vị thầy được cả loài phi nhân quý chuộng ! Tuyển tập những bài ca chúng tôi dịch ra trong cuốn sách này chưa bao giờ được chuyển dịch thành ngôn ngữ Tây phương trước đây. Chúng tôi rất may mắn tình cờ gặp được cuốn sách hiếm quý này và đã có thể dịch nó với sự bảo trợ của Trung Tâm Lotsawa và Ewam Chošden.

Nếu độc giả chờ đợi một cái gì như một phần thưởng thần kỳ và tức thời từ cuốn sách này, tôi cho là khá khó khăn, nhưng hãy làm cái gì khác. Cuốn sách này không phải là một hợp tuyển những câu chuyện giải trí ngắn. Nó cần được đọc như một bản đồ chỉ đường khi du hành qua những con đường nội tâm không quen thuộc để tiến đến thung lũng trung tâm của tâm thức giác hoàn toàn, nơi nó bạn có thể cắm trại một cách an bình. Nó không giống như nhử dụ một đứa trẻ bằng những đồ chơi plastic ở ngoài tầm tay với. Đây là một sự việc thật, như một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ tốt. Thế nên hãy đọc cuốn sách này cẩn thận với một sự chú tâm tỉnh táo của một người du hành. Tuy nhiên, mọi sự sẽ không hiểu ngay liền được. Khi du hành bằng bản đồ và đến một thành phố không quen biết, người ta phải dừng lại và lấy thêm thông tin chi tiết của địa phương nó không rõ ràng ở trên bản đồ. Tương tự, người đọc cuốn sách này nên tìm sự giúp đỡ để hiểu ý nghĩa của những bài ca này từ một vị thầy chuyên môn, thông thạo trong chủ đề đặc biệt này. Cuốn sách, người đọc, và vị thầy sẽ cùng nhau tạo ra một cái gì có giá trị, hữu dụng. Thật tốt khi đọc loại sách này, nhưng nghiên cứu nó thì tốt hơn. Và tốt hơn nữa là rút ra ý nghĩa của nó để đưa vào thực hành.

Tôi rất biết ơn người đồng dịch của tôi Brian Cutillo, sự hiểu biết của anh về Tây Tạng và những chủ đề Phật giáo và kinh nghiệm trong việc dịch những tác phẩm Phật giáo đã làm cho việc hợp tác này thành công. Tôi cũng biết ơn những người đã trợ giúp vào cuốn sách này, đặc biệt là Vivian Sinder và James Wallace trong sự hình thành và ấn hành cuốn sách Uống Dòng Suối Núi, Acarya Losang Jamspal đã làm sáng tỏ một số điểm khi tôi vắng mặt, và Nathan Swin đã cung cấp mộc bản Tây Tạng.

Tôi thành thật mong muốn mọi người đọc những bài ca của Milarepa này sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng để thực hành và cuối cùng thực hiện được ý nghĩa chân thật của đời người. Như thế cuốn sách này được hồi hướng cho công trình của Ewam Chošden và cho mọi hành giả ở bất cứ nơi đâu.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5441)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
10/04/2013(Xem: 4995)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5627)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
10/04/2013(Xem: 4968)
Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.
10/04/2013(Xem: 4477)
Các con số thống kê chính thức của viện Thống Kê Úc Đại Lợi cho thấy rằng trong 5 năm vừa qua, những người dân Úc Đại Lợi không tin vào Thượng Đế (vô tôn giáo) đã giảm đi. Điều không thể chối cãi là các tín đồ Ki-Tô tiếp tục giảm sút nhiều hơn đối với đạo Anh Cát Giáo và đạo Nhà Thờ Hợp Nhất (Uniting Church), còn đạo Thiên Chúa La Mã bị giảm tượng đối ít hơn. Trong khi đó số người tự coi là vô thần giảm đi hơn là con số của năm năm về truớc. Vào năm 2001 chỉ có hơn 15% dân số bị xếp loại vô tôn giáo, so với 16.5% vào năm 1996. Các tôn giáo có tín đồ gia tăng là đạo Hồi và đạo Ấn, vì lý do di dân.
10/04/2013(Xem: 4978)
Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
10/04/2013(Xem: 4936)
Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.
10/04/2013(Xem: 5345)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
10/04/2013(Xem: 4918)
Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của Vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào 2 bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới 2 góc độ tiêu biểu: 1). Giới hàn lâm, của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện Đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (Viết tắt "Bản Nikam") và 2).
10/04/2013(Xem: 4753)
Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa. Cho đến vào khoảng thập niên 70, nhà nước thực hành cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự viện lần lượt khôi phục sinh hoạt tôn giáo, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo lại quá hiếm hoi, không đủ người kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]