Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Thư

30/12/201012:08(Xem: 3449)
Tứ Thư

 


Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
Tứ Thư (bốn sách) gồm có Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.
1/ Đại học là sách của bực "đại học" cốt dạy cái đạo của người quân tử. Sách chia làm hai phần:
a/ Phần đầu gọi là Kinh, chép lời đức Khổng Tử có 1 chương.
b/ Phần cuối gọi là Truyện, lời giảng giải của Tăng Tử là môn đệ của Khổng Tử có 10 chương.
Mục đích bực đại học hay tôn chỉ của người quân tử, đã tóm tắt ở câu đầu sách là: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện". Nghĩa là: "Cái đạo của người theo bực đại học là cốt làm sáng cái đức sáng (đức tốt) của mình, cốt làm mới (ý nói cải hóa) người dân, cốt dừng lại ở cõi chí thiện". Vậy người quân tử trước phải sửa sang đức mình cho hay, rồi lo dạy người khác nên hay, và lấy sự chí thiện làm cứu cánh.
Mục đích đã vậy, phương pháp phải thế nào? Con người phải sửa mình trước (tu thân), rồi mới chỉnh đốn việc nhà (tề gia), cai trị việc nước (bình thiên hạ). Phương pháp này phải tuần tự tiến hành là tự mình đến người ngoài, mà điều cốt yếu nhứt là việc sửa mình. Vì vậy trong Đại Học có câu: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bản". (Từ vua đến thường dân, ai ai cũng đều lấy việc sửa mình làm gốc).
Vậy muốn sửa mình phải thực hành cách nào? Trước hết phải cách vật (thấu lẽ mọi sự vật), rồi phải trí tri (biết cho đến cùng), thành ý (phải thành thực), chánh tâm (lòng phải ngay thẳng). Thực hành bốn điều này thì sẽ tu được thân, rồi tề được nhà, trị được nước và bình được thiên hạ, mà làm tròn được cái đạo của người quân tử.
2/ Trung Dung là sách gồm những lời tâm pháp của đức Khổng Tử do học trò ngài truyền lại, rồi sau thầy Tử Tư là cháu của ngài chép thành sách, gồm có 33 chương.
Thầy Tử Tư dẫn những lời nói của Khổng Phu Tử đã giảng về đạo trung dung, có cho rằng: Trung hòa là tính tình tự nhiên của trời đất mà trung dung là đức hạnh của con người. Trung là giữa, không lệch về bên nào; dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Muốn theo đạo này cốt phải có cái đạo đức: trí, nhân và dũng. Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều lành mà làm, dũng là có cái khí cường kiện mà thực hành theo điều lành đến cùng.
Đạo người là phải cố gắng để đạt đến bực chí thánh. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng. Nếu ai làm được như thế thì ngu thành sáng, yếu thành mạnh, tức là dần lên đến bực chí thánh. Trong thiên hạ chỉ có bực chí thánh mới hiểu rõ cái tính của Trời. Biết rõ cái tính của Trời thì biết được cái tính của người. Biết rõ cái tính của người thì biết được cái tính của vạn vật. Biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy.
Sách Trung Dung nói về đạo của thánh hiền vốn căn bản của Trời, rồi giải diễn ra hết mọi lẽ, khiến cho con người phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi im lặng một mình.
Tóm lại, Trung Dung thuộc về loại sách triết lý rất cao.
3/ Luận Ngữ là quyển sách chép những lời nói của đức Khổng Tử khuyên dạy học trò, hoặc những câu chuyện của ngài nói với những người đương thời về nhiều vấn đề (luân lý, triết lý, chính trị, học thuật) do các môn đệ của ngài sưu tập lại.
Sách chia làm hai quyển (thượng, hạ) gồm có 20 thiên (mỗi thiên lấy 2 chữ đầu đặt tên). Các chương không có liên lạc, hệ thống gì nhau.
Sách Luận Ngữ có thể cho là quyển sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễn và mô tả tính tình, cử chỉ, đức độ của đức Khổng Tử, như phác họa một mẫu mực hoạt động cho người đời sau noi theo.
Sách này cho ta biết được nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử. Còn cho ta nhận thấy phẩm cách cao thượng (hồn hậu, thành thực, khiêm cung, khoái hoạt) của đức Khổng Tử biểu lộ qua những chuyện ngài nói với học trò. Sách này chẳng những cho ta thấy được cảm tình phong phú và lòng ái mỹ mà còn là khoa sư phạm của Khổng Tử. Trong những lời khuyên dạy chuyện trò với học trò, ngài tỏ ra là một ông thầy hiểu thấu tâm lý học trò và khéo làm cho lời dạy bảo của mình thích hợp với trình độ, cảnh ngộ của mỗi người. Có khi cùng là một câu hỏi mà ngài trả lời khác, tùy theo tư chất và chí hướng của từng người.
4/ Mạnh Tử là tên bộ sách do Mạnh Tử viết. Sách gồm có 7 thiên. Các chương trong mỗi thiên thường có liên lạc với nhau và cùng bàn một vấn đề.
Sách này cho ta nhận thức được tư tưởng của Mạnh Tử về các vấn đề:
Về luân lý, ông xướng lên thuyết tính thiện để đánh đổ cái thuyết của người đương thời (như Cáo Tử) cho rằng tính người không thiện không ác. Theo ý ông, thiên tính con người vốn thiện, ví như tính nước vốn chảy xuống chỗ thấp; sỡ dĩ thành ác là vì làm trái thiên tánh, ví như ngăn nước cho nó chảy lên chỗ cao.
Tính người vốn thiện nhưng vì tập quán, vì hoàn cảnh, vì vật dục làm sai lạc đi, hư hỏng đi, vậy cần phải có giáo dục để nuôi lấy lòng thiện, giữ lấy bản tính. Những điều cốt yếu trong việc giáo dục là: dưỡng tính (giữ lấy thiện tính), tồn tâm (giữ lấy lòng thành), trì chí (giữ chí hướng cho vững). Và, ông thường nói đến phẩm cách của người quân tử mà gọi là đại trượng phu hoặc đại nhân. Bực này phải có bốn điều là: nhân, nghĩa, lễ và trí.
Về chính trị, ông cho rằng bực làm vua trị dân phải trọng nhân nghĩa chớ đừng trọng tài lợi thì mới tránh được sự biến loạn và chiến tranh. Ông cũng lưu tâm đến vấn đề kinh tế. Ông cho rằng người có hằng sản rồi mới có hằng tâm, nghĩa là người ta có của cải đủ sống một cách sung túc thì mới sinh ra có lòng tốt muốn làm điều thiện, và có phương tiện để thực hiện điều thiện ấy. Vậy bổn phận kẻ bề trên là phải trù tính sao cho tài sản của dân được phong phú, rồi mới nghĩ đến điều dạy dân và bắt dân làm điều hay được. Ông lại chỉ cho các vua chúa những phương lược để làm cho việc canh nông, mục súc, công nghệ của dân được phát đạt.
Mạnh Tử không những là một nhà tư tưởng lỗi lạc mà còn là một văn gia đại tài. Văn của ông rất hùng hồn và khúc chiết. Ông biện luận điều gì cũng rạch ròi, sắc cạnh. Ông hay nói thí dụ. Muốn cho ai hiểu điều gì, muốn bắt ai chịu phục lẽ gì, ông thường dẫn những thí dụ mượn ở sự vật cho người ta dễ nhận xét. Ông lại thường dùng thể ngụ ngôn hoặc kể những câu chuyện ngắn để diễn đạt tư tưởng cho người nghe vui thích và dễ nhận cái hàm ý của ông.
Tóm lại, bộ Tứ Thư là bộ sách gồm những điều cốt yếu của Nho giáo. Ai muốn hiểu rõ đạo giáo ấy tất phải nghiên cứu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2022(Xem: 3328)
Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hoà Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
08/10/2022(Xem: 2730)
Kính bạch Hòa Thượng Như Điển, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !
29/09/2022(Xem: 2655)
Trước khi bàn vào nội dung của đề tài này, chúng ta thử tìm hiểu xem thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay như thế nào. Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cái xấu mỗi lúc mỗi gia tăng thì chắc chắn xã hội đó có vấn đề. Sau đây là một số mặt không tốt của xã hội Việt Nam bây giờ: -Nạn đổ vỡ gia đình:
03/09/2022(Xem: 5058)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
26/08/2022(Xem: 3925)
Vào lúc 11 giờ 55 phút trưa, ngày thứ năm 25/8/2022, chúng con đang dùng cơm trưa thì nghe tiếng bấm chuông liên tục, cấp bách… ra coi thì 1 người chạy xe ngoài đường, dừng xe lại, đến bấm chuông báo tin và chỉ lên nóc chùa, thấy khói bóc ra, con liền kêu ngay cứu hoả… khoảng 10 phút sau thì đội cứu hoả đến, trong thời gian đó chùa cũng tận dụng những bình chữa lửa tại chùa đang có, kéo nước xịt nhưng không thấm thía vào đâu vì lửa bóc từ trong mái ngói mà ra…
22/08/2022(Xem: 2291)
Mình đã vừa mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo. Sách này được dịch Việt từ tiếng Anh do tác giả John Powers biên tập từ nhiều bài viết của các chuyên gia Phật học trên thế giới. Cảm ơn Thái Hà Books đã mời dịch giả và xuất bản cuốn này.
05/08/2022(Xem: 2650)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ & NEPAL Nov 2022 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 16 ngày Từ Tuesday, 01 November đến ngày Thursday, 17 November-2022 GHI DANH: 22 July 2022 Hạn chót là ngày 01-Oct- 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng.
02/08/2022(Xem: 2563)
Sam Lim, MP Australia Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
23/07/2022(Xem: 2241)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California đã tổ chức Đại lễ Trai đàn Giải oan Bạt độ; chư thai nhi sút sảo; chư hương linh bất phân tôn giáo chủng tộc; nạn nhân Covid 19; Trai Tăng cúng dường; phát quà từ thiện; chẩn tế cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thới.
20/07/2022(Xem: 2801)
Để rồi TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên cũng họa lại bài thơ ấy như sau: Nhiệm mầu thay Phật giáo Úc Châu Tứ chúng đồng tu dựng ban đầu Trải qua năm tháng bao thử thách Một lòng quyết chí vượt thương đau Đại hội kỳ này quá thành công Phật tử Tăng Ni quyết một lòng Chung tay thắp sáng nguồn đuốc tuệ Cùng nhau tự tại bước thong dong Sau đó TT Tổng Vụ Trưởng đã tóm tắt diễn tiến những buổi họp mặt vào ngày 17/6/22 - 25/6/22 để thu thập ý kiến của thành viên và sau đó gửi thành phần nhân sự và kế hoạch đến hội đồng điều hành GHPGVNTN Úc Châu và Tân Tây Lan thì đến ngày 1/7/2022 thì TT đã nhận được bức thư do Hội Chủ TT Thích Tâm Minh ấn ký và quyết định chuẩn y thành phần nhân sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567