Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Thư

30/12/201012:08(Xem: 3457)
Tứ Thư

 


Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
Tứ Thư (bốn sách) gồm có Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.
1/ Đại học là sách của bực "đại học" cốt dạy cái đạo của người quân tử. Sách chia làm hai phần:
a/ Phần đầu gọi là Kinh, chép lời đức Khổng Tử có 1 chương.
b/ Phần cuối gọi là Truyện, lời giảng giải của Tăng Tử là môn đệ của Khổng Tử có 10 chương.
Mục đích bực đại học hay tôn chỉ của người quân tử, đã tóm tắt ở câu đầu sách là: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện". Nghĩa là: "Cái đạo của người theo bực đại học là cốt làm sáng cái đức sáng (đức tốt) của mình, cốt làm mới (ý nói cải hóa) người dân, cốt dừng lại ở cõi chí thiện". Vậy người quân tử trước phải sửa sang đức mình cho hay, rồi lo dạy người khác nên hay, và lấy sự chí thiện làm cứu cánh.
Mục đích đã vậy, phương pháp phải thế nào? Con người phải sửa mình trước (tu thân), rồi mới chỉnh đốn việc nhà (tề gia), cai trị việc nước (bình thiên hạ). Phương pháp này phải tuần tự tiến hành là tự mình đến người ngoài, mà điều cốt yếu nhứt là việc sửa mình. Vì vậy trong Đại Học có câu: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bản". (Từ vua đến thường dân, ai ai cũng đều lấy việc sửa mình làm gốc).
Vậy muốn sửa mình phải thực hành cách nào? Trước hết phải cách vật (thấu lẽ mọi sự vật), rồi phải trí tri (biết cho đến cùng), thành ý (phải thành thực), chánh tâm (lòng phải ngay thẳng). Thực hành bốn điều này thì sẽ tu được thân, rồi tề được nhà, trị được nước và bình được thiên hạ, mà làm tròn được cái đạo của người quân tử.
2/ Trung Dung là sách gồm những lời tâm pháp của đức Khổng Tử do học trò ngài truyền lại, rồi sau thầy Tử Tư là cháu của ngài chép thành sách, gồm có 33 chương.
Thầy Tử Tư dẫn những lời nói của Khổng Phu Tử đã giảng về đạo trung dung, có cho rằng: Trung hòa là tính tình tự nhiên của trời đất mà trung dung là đức hạnh của con người. Trung là giữa, không lệch về bên nào; dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Muốn theo đạo này cốt phải có cái đạo đức: trí, nhân và dũng. Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều lành mà làm, dũng là có cái khí cường kiện mà thực hành theo điều lành đến cùng.
Đạo người là phải cố gắng để đạt đến bực chí thánh. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng. Nếu ai làm được như thế thì ngu thành sáng, yếu thành mạnh, tức là dần lên đến bực chí thánh. Trong thiên hạ chỉ có bực chí thánh mới hiểu rõ cái tính của Trời. Biết rõ cái tính của Trời thì biết được cái tính của người. Biết rõ cái tính của người thì biết được cái tính của vạn vật. Biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy.
Sách Trung Dung nói về đạo của thánh hiền vốn căn bản của Trời, rồi giải diễn ra hết mọi lẽ, khiến cho con người phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi im lặng một mình.
Tóm lại, Trung Dung thuộc về loại sách triết lý rất cao.
3/ Luận Ngữ là quyển sách chép những lời nói của đức Khổng Tử khuyên dạy học trò, hoặc những câu chuyện của ngài nói với những người đương thời về nhiều vấn đề (luân lý, triết lý, chính trị, học thuật) do các môn đệ của ngài sưu tập lại.
Sách chia làm hai quyển (thượng, hạ) gồm có 20 thiên (mỗi thiên lấy 2 chữ đầu đặt tên). Các chương không có liên lạc, hệ thống gì nhau.
Sách Luận Ngữ có thể cho là quyển sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễn và mô tả tính tình, cử chỉ, đức độ của đức Khổng Tử, như phác họa một mẫu mực hoạt động cho người đời sau noi theo.
Sách này cho ta biết được nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử. Còn cho ta nhận thấy phẩm cách cao thượng (hồn hậu, thành thực, khiêm cung, khoái hoạt) của đức Khổng Tử biểu lộ qua những chuyện ngài nói với học trò. Sách này chẳng những cho ta thấy được cảm tình phong phú và lòng ái mỹ mà còn là khoa sư phạm của Khổng Tử. Trong những lời khuyên dạy chuyện trò với học trò, ngài tỏ ra là một ông thầy hiểu thấu tâm lý học trò và khéo làm cho lời dạy bảo của mình thích hợp với trình độ, cảnh ngộ của mỗi người. Có khi cùng là một câu hỏi mà ngài trả lời khác, tùy theo tư chất và chí hướng của từng người.
4/ Mạnh Tử là tên bộ sách do Mạnh Tử viết. Sách gồm có 7 thiên. Các chương trong mỗi thiên thường có liên lạc với nhau và cùng bàn một vấn đề.
Sách này cho ta nhận thức được tư tưởng của Mạnh Tử về các vấn đề:
Về luân lý, ông xướng lên thuyết tính thiện để đánh đổ cái thuyết của người đương thời (như Cáo Tử) cho rằng tính người không thiện không ác. Theo ý ông, thiên tính con người vốn thiện, ví như tính nước vốn chảy xuống chỗ thấp; sỡ dĩ thành ác là vì làm trái thiên tánh, ví như ngăn nước cho nó chảy lên chỗ cao.
Tính người vốn thiện nhưng vì tập quán, vì hoàn cảnh, vì vật dục làm sai lạc đi, hư hỏng đi, vậy cần phải có giáo dục để nuôi lấy lòng thiện, giữ lấy bản tính. Những điều cốt yếu trong việc giáo dục là: dưỡng tính (giữ lấy thiện tính), tồn tâm (giữ lấy lòng thành), trì chí (giữ chí hướng cho vững). Và, ông thường nói đến phẩm cách của người quân tử mà gọi là đại trượng phu hoặc đại nhân. Bực này phải có bốn điều là: nhân, nghĩa, lễ và trí.
Về chính trị, ông cho rằng bực làm vua trị dân phải trọng nhân nghĩa chớ đừng trọng tài lợi thì mới tránh được sự biến loạn và chiến tranh. Ông cũng lưu tâm đến vấn đề kinh tế. Ông cho rằng người có hằng sản rồi mới có hằng tâm, nghĩa là người ta có của cải đủ sống một cách sung túc thì mới sinh ra có lòng tốt muốn làm điều thiện, và có phương tiện để thực hiện điều thiện ấy. Vậy bổn phận kẻ bề trên là phải trù tính sao cho tài sản của dân được phong phú, rồi mới nghĩ đến điều dạy dân và bắt dân làm điều hay được. Ông lại chỉ cho các vua chúa những phương lược để làm cho việc canh nông, mục súc, công nghệ của dân được phát đạt.
Mạnh Tử không những là một nhà tư tưởng lỗi lạc mà còn là một văn gia đại tài. Văn của ông rất hùng hồn và khúc chiết. Ông biện luận điều gì cũng rạch ròi, sắc cạnh. Ông hay nói thí dụ. Muốn cho ai hiểu điều gì, muốn bắt ai chịu phục lẽ gì, ông thường dẫn những thí dụ mượn ở sự vật cho người ta dễ nhận xét. Ông lại thường dùng thể ngụ ngôn hoặc kể những câu chuyện ngắn để diễn đạt tư tưởng cho người nghe vui thích và dễ nhận cái hàm ý của ông.
Tóm lại, bộ Tứ Thư là bộ sách gồm những điều cốt yếu của Nho giáo. Ai muốn hiểu rõ đạo giáo ấy tất phải nghiên cứu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 8986)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 6713)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5235)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 52188)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 3802)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567