Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ lược về sự phát triển của PGVN ở Hải Ngoại

07/04/201200:12(Xem: 6451)
Sơ lược về sự phát triển của PGVN ở Hải Ngoại

 Phat Thich Ca 2

 



SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI 

Thích Giác Lượng


 

                                                                        

     Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.

 

      Thắm thoát mà đã trên bốn thập niên trôi qua. Sau hơn 40 năm thăng trầm. Lịch sử người tỵ nạn CSVN, dưới mắt người ngoại quốc đã trở thành một hình thái lịch sử, nhất là lịch sử Hoa Kỳ. Đó là một vấn đề của người viết sử tự đặt cho mình. Đó cũng là những khó khăn, như một số quan niệm đã hướng dẫn chúng tôi trong công việc khó khăn là lựa chọn các biến cố cần ghi chép, cũng như trong việc soạn thảo một bài viết cực ngắn, lại có thể gói ghém, bao hàm được hết, dù chỉ là đối với tín đồ Phật Giáo tại hải ngoại. Nhưng khi đã nói đến Phật Giáo không thể không nhắc lại quá khứ, dù là hời hợt. Đối với Phật Giáo Việt Nam, vận mệnh của Dân tộc dường như gắn liền với vận mệnh của Phật Giáo. Phật Giáo hòa quyện vào xương máu của Dân tộc. Thật khó có thể tách rời trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam gần Năm  Ngàn năm Văn Hiến.

 

       Do vậy, nên không phải ngẫu nhiên mà có những lời thơ phản ảnh sự nhiệt thành bởi niềm tin của người Phật tử Việt nam:

 

              “Mái chùa che chở hồn Dân tộc

                Nếp sống muôn đời của Tổ Tông.”

                                                             (Huyền Không)

 

       Về phương diện lịch sử, Phật Giáo hưng thịnh, suy vong theo vận nước. Chỉ cần đọc lại một đoạn sử và nhìn lại Phật Giáo đời Lý, Trần, chúng ta sẽ thấy rõ vai trò Phật Giáo đối với Dân tộc. Phật Giáo đã có nhiều thời từng là

 

 

       - 2 -

 

Quốc giáo, đóng góp trong công cuộc dựng nước và giữ nước, cũng như rất nhiều cho gia tài văn hoá và sự phồn vinh của Dân tộc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi: “Toàn dân là tín đồ Phật Tử và hơn một nửa là Sư Sãi. Nơi nào cũng có Chùa Tháp.” Phật Giáo làm say mê từ Vua Quan, quý tộc đến nhân dân thời Lý, Trần. Đặc biệt là ba nhà vua lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ, đều là những vị Thánh Tăng đắc đạo. Họ đã thắng kẻ thù Dân tộc, thắng gian khổ và sợ hãi vì trách nhiệm trao vào tay họ, lôi cuốn họ vào cuộc kháng chiến vệ quốc anh hùng. Họ thắng tất cả mà không lấy gì làm kiêu ngạo. Họ sùng đạo, nhưng không mê muội, mù quáng. Họ được giải thoát khỏi “cái tôi” của họ. Hạnh phúc tuyệt vời của con người. Trong tranh đấu họ vẫn thanh thản, trầm tĩnh và chân thật. Họ là sự hài hòa thống nhất. Tự đào luyện mình, tự thanh lọc trong bình an, là một hình thức tối cao của đạo Phật” (*)

 

       Từ những sự kiện nguyên ủy đó, dù người ta khởi hành từ đâu, theo Tôn giáo nào, học thuyết, lý tưởng nào chăng nữa, và người ta có thể tha hồ suy luận về những biến cố lịch sử đối với Phật Giáo. Và dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, Phật Giáo Việt Nam vẫn mãi mãi nằm trong lòng Dân tộc.

 

       Sau biến cố bi thảm ngày 30.4.75 hàng triệu đồng bào từ Nam ra Bắc liều chết chạy trốn Cộng sản. Đối với các tín đồ Tôn giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ. Một vấn đề đức tin và lương tâm được đặt ra cho các tín đồ. Họ ở trong tình trạng bất hợp pháp, vì nhà cầm quyền CSVN không thừa nhận GHPGVNTN do Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang xử lý Viện Tăng Thống và Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo cùng một số Thượng toạ lãnh đạo Giáo hội. Chẳng những họ không thừa nhận mà còn bắt giam các vị lãnh đạo và nhiều Tăng Sĩ .

 

       Nhiều chiến dịch trấn áp đã được nhà cầm quyền Cộng sản áp dụng trên toàn miền Nam. Họ  thực hành chính sách triệt hạ Phật Giáo công khai tại các làng xã, các thị trấn lớn nhỏ toàn miền Nam, cũng như ở miền Bắc trước kia: “Chùa chiền bị tịch thu, nhiều tượng Phật bị đập phá, các sinh hoạt tín ngưỡng bị cấm cản, Tăng Ni bị bắt hoặc bị buộc phải hoàn tục, Giáo Hội bị làm nhục! hoặc có còn thì họ thẳng tay khống chế.”

 

      Trước chính sách đàn áp đó. Ngày 12,11.75 Đại đức Huệ Hiền và toàn thể Tăng Ni 12 vị của chùa Dược Sư ở Cần Thơ đã quyết định tự thiêu tập

 

      - 3 -

 

 

thể để cảnh tỉnh nhà cầm quyền. Sau đó nhiều vị Tăng Ni bị bắt và tra tấn đến chết như Hoà Thượng Thích Thiện Minh và nhiều người khác trở thành

đối tượng truy nã. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, nhiều tín đồ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo chấp nhận hy sinh tính mệnh để bảo tồn đức tin Tôn giáo. Đó là nguyên nhân đưa đến cuộc vượt biển vĩ đại, cuộc vượt biên bằng đường bộ qua ngả Campuchia, Lào và sang Thái.

 

      Vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 làn sóng của hàng triệu người tỵ nạn CSVN đã làm cho thế giới phương Tây bàng hoàng. Các trại tỵ nạn được Liên Hiệp Quốc lập nên ở Nam Dương, Indonesia, cũng như các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á là nơi dừng chân của phần lớn thuyền nhân Việt Nam vượt biển, trong những năm cao điểm của làn sóng người tỵ nạn, trong số hàng triệu người đủ mọi thành phần xã hội, tư sản, trí thức, nông dân, ngư phủ, tu hành, cứ có phương tiện là họ ra đi. Một đặc điểm nổi bậc của người Phật tử Việt Nam là đến bất cứ nơi đâu, dù chỉ là những chỗ chờ đợi (ở trại tỵ nạn) làm thủ tục đi định cư. Họ cũng nổ lực, tổ chức các Gia Đình Phật Tử, giúp đỡ đồng bào, xây chùa như ở đảo Pulair Bidong Galang có chùa Quán Âm. Ở Phi Luật Tân là một quần đảo nằm trong Thái Bình Dương  ở về Đông Nam Á Phi có các trại như Palawan có chùa Vạn Đức, ở Bataan có chùa Vạn Hạnh v.v…Trong khi đó những người vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan cũng có các trại như: Trại Sikiêu, trại Pahnat Nikhom trại longiai. Bất cứ trại tỵ nạn nào. ở đâu,  Phật tử cũng thành lập được chùa hoặc Niệm Phật Đường cho đồng bào hướng về cầu nguyện cho sự bình an trong  cuộc sống ly hương.

 

      Thời gian qua mấy thập niên, từ khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, người vượt biên tỵ nạn tràn khắp năm châu bốn biển, vì thế mà Chùa Tháp, Thiền Viện, Tu Viện, Niệm Phật Đường, Tịnh Xá v.v… được tạo lập, con số không thể biết là bao nhiêu, chỉ biết chỗ nào có người Việt Nam cư trú là nơi đó có tạo dựng Chùa Tháp để làm nơi tu tập, nơi hổ trợ tinh thần, nơi an trú tịnh tâm, trao dồi phước hạnh, trang bị cho cuộc sống mới nơi xứ người.

 

 

 

 

 

     - 4 -

 

   Tại các nước:

 

      Úc Đại Lợi nhiều Tiểu Bang như: Sydney Chùa Pháp Bảo, Thiền Viện Minh Quang, Phước Huệ Tòng Lâm v.v. Melbounrne, Victoria, Brisbane, Chùa Pháp Hoa Adelaide, Chùa Phổ Quang Perth, Vạn Hạnh Monastery v.v… Gia Đình Phật Tử được thành lập và chùa chiền được xây dựng ở   nhiều thành phố khắp các tiểu bang Úc Châu và Tân Tây Lan v.v…

 

       Khởi điểm tại các quốc gia Âu châu, Đức, Thuỵ sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Anh quốc v.v…là xứ sương mù lạnh lẽo quanh năm, Chùa Tháp cũng được mọc lên. Cũng như tại Na Uy Chùa Khuông Việt đã có mặt từ năm 1984 do Thượng toạ Thích Trí Minh lãnh đạo.

 

       Đặc biệt là ở Pháp Quốc, Chùa Khánh Anh cũng được lập từ thuở ban đầu do Hòa thượng Thích Minh Tâm lãnh đạo. Và có nhiều Chùa khác như Chùa Pháp Hoa, Chùa Thiện Minh v.v…

      Tùng lâm Linh Sơn của Hòa Thượng Thích Huyền Vi thành lập và có nhiều cơ sở ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí, đến một xứ sở tận cùng cơ cực cũng lại có Chùa  như ở Châu Phi có Chùa Kinshasa và ở Conggo.          Hệ thống Linh Sơn vừa thâm nhập vừa truyền bá sâu rộng Giáo lý Phật đến khắp quần chúng mọi nơi, và Linh Sơn giữ một sắc thái đặc biệt.      

       Nhưng, Làng Mai của Hoà Thuợng Nhất Hạnh lại còn đặc biệt hơn nữa là mang tính chất quốc tế, mở ra một hướng đi mới, sự hành đạo mới trong việc hoằng truyền Phật Pháp, để phù hợp với thời đại mới trên khắp Thế giới, mà nhất là đối với người Tây phương (đó là sự tùy nghi mà Hòa thượng Nhất Hạnh áp dụng đường lối mới để dễ dàng tiếp độ người Phương Tây).

 

 

     Tại  Hoa Kỳ.

 

      Làn sóng người tỵ nạn định cư ở Hoà Kỳ đã đánh dấu một biến chuyển lớn về mọi mặt trong cuộc sống mới ở hải ngoại. Xã hội, nền tảng giáo dục gia đình, kinh tế và đặc biệt là tín ngưỡng.

       Trong thời gian đầu ai cũng gặp khó khăn, gian nan, và tâm tư hoang mang, chồng chất những ưu tư vì đã bỏ lại sau lưng tất cả!  Chỉ vỏn vẹn còn lại sự tự do tín ngưỡng mà thôi.

 

   

      - 5 -

 

 

       Ở điểm nầy, người của các Tôn Giáo Việt nam tỵ nạn, gặp những người Hoa Kỳ đầu tiên nơi miền đất hứa. Theo lịch sử Hoa kỳ nhóm dân Anh đầu tiên tới Tiểu Bang Massachusetts vào năm 1607 họ đổ bộ vào bờ biển miền

Virginia là nhóm di dân trốn tránh sự bắt bớ vì Tôn giáo.  Người ta gọi họ là  “Ly Giáo Đồ” Ly Giáo Đồ là một trong hai nhóm Thệ Phản của phe Thánh giáo. Nhóm thứ hai gọi “Phi Quốc Giáo”. Cả hai đều chống đối Quốc giáo. Giáo Hội Anh, vì cho rằng giáo phái nầy gần gũi với Thiên Chúa Giáo La Mã mà họ ly khai (ghét), vì thế các tín đồ bị truy nã. Một số trốn sang Hoà Lan vào cuối Thế kỷ thứ 16. Nhưng nhiều tín đồ vẫn cố bám vào Anh Cát Lợi, mảnh đất sinh ra họ, khổ đau! vì không tìm được sự bình an nội tâm tại

quê hương yêu dấu của họ, vì Giáo Hội Anh muốn thanh lọc,  nên những nạn nhân bị kỳ thị Tôn giáo lại đã phải vượt trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm

(cũng như đồng bào Việt Nam ta dưới thời Cộng sản vậy). Họ đến Hoa Kỳ thành lập tổ ấm mới, họ hy vọng là có thể sống theo lương tâm và khát vọng riêng tư của họ.

 

      Quả thực Hoa kỳ là vùng đất lý tưởng của tự do và bao dung. Thái độ bao dung đó được nhấn mạnh trong “sắc chỉ lịch sử” ngày 21.4.1649 của Tiểu Bang Maryland, nguyên văn như sau: “Xét rằng sự cưỡng chế lương tâm trong vấn đề Tôn giáo thường mang theo những hậu quả nguy hiểm tại những nơi nào có sự cưỡng chế đó. Nay qui định là từ nay trở đi trong vùng đất nầy những ai tin ở Jesus Kyto sẽ không bị quấy rầy, ức hiếp hoặc cản trở

trong Tôn giáo của họ dưới bất cứ một hình thức nào và không ai có quyền dùng bất cứ biện pháp nào để bắt họ theo một Tôn giáo khác, trái với ý muốn của họ” (dẫn lịch sử Hoa Kỳ).

 

      Ngay từ đầu, những nạn nhân bị kỳ thị Tôn giáo ở các nước đã bị thu hút vì sự bảo đảm tự do tín ngưỡng tại các thuộc địa như Pennsylvania, Carolina và thuộc địa Rhode Island… Di dân Anh Quốc khởi sự thi nhau tới đó, không những từ Anh Quốc trốn chạy sang, nhiều dân còn từ Ái Nhĩ Lan, Đức Quốc và Pháp v.v…họ là những nạn nhân Tôn giáo, tới ngày nay thì có  hàng trăm thứ dân khắp thế giới đến Hoa Kỳ vì lý do tín ngưỡng và xã hội.  Vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, trong một thời gian ngắn hàng triệu người tỵ nạn Cộng sản Việt Nam đã đến Hoa Kỳ.

 

      Đó là hoàn cảnh lịch sử, hay bối cảnh lịch sử của những người tỵ nạn

 

      - 6 -

 

Tôn giáo đến trước, có điểm tương đồng với người tỵ nạn Việt Nam. Và chúng ta tri ân nhân dân thế giới cũng như nhân dân Hoa Kỳ đã giúp đỡ đồng bào chúng ta trong những năm tháng đen tối nhất của  Việt nam.

 

     Một vài nét về vấn đề hội nhập của Phật Giáo Việt Nam vào những vùng đất mới. Đến xứ người không thể không nói đến vấn đề hội nhập vốn là truyền thống của Phật Giáo. Hoà thượng Thích Trí Thủ dạy: “ Phật Giáo Có ở đâu thì tỏa ngát hương thơm ở đó, Tăng Ni Phật tử sống tại đâu đều phải nổ lực thực hiện lời dạy của Đức Phật và chung sức kiện toàn tổ chức truyền bá Đạo Pháp ở đó”.

 

       Lại nữa, trong bức tâm thư của Hòa thượng Thích Đôn Hậu gửi cho các vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại trong tháng 9 năm 1991, có đoạn Ngài viết: “Trong lịch sử truyền bá Phật Giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng cũng có lúc vẻ vang

đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể Tăng Ni bị lu mờ, nội bộ Tăng Ni bị phân hoá, thành phần của Tăng Ni có nhiều điều dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội bộ Tăng chúng hoà hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp.

      Bởi vậy, từ quê hương và cũng chính từ kinh nghiệm bản thân, tôi luôn luôn nghĩ đến, nếu không muốn nói là luôn luôn lo âu và theo dõi những sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam đang tu học và hành đạo ở hải ngoại, những người con của Giáo hội “đem chuông đi đánh xứ người” một việc làm cao quí nhưng cũng đầy phức tạp.”

 

       Chư Tôn Đức Tăng Ni ở hải ngoại có suy nghĩ chăng qua những lời tâm huyết nầy? – Hơn nữa; Có tự xét lấy lương tâm của mỗi quí ngài tu sĩ, quí ngài lãnh đạo các tổ chức Phật giáo, các Giáo hội, các đoàn thể Phật giáo ở hải ngoại với hiện tình Phật giáo Việt Nam chúng ta hay không! ?

 

      Thông thường những khi Phật Giáo đi đến đâu đều hội nhập với văn hóa xứ ấy, làm phong phú và dần dần chuyển hoá. Cũng vậy, Phật Giáo Việt Nam muốn duy trì và phát triển, cần hội nhập vào văn hoá, xã hội Hoa Kỳ. Văn hóa là phương tiện thuận lợi nhất để khai triển và phát huy tinh thần Phật Giáo trong bối cảnh nước Mỹ. Kinh nghiệm cho thấy rằng:  “Các nhà

 

     - 7 -

 

tiền phong Phật Giáo dùng diễn đàn văn hoá của Đạo Phật vào Hoa Kỳ”.      Công việc nầy từ hơn một thế kỷ qua vẫn tiếp tục được phát huy đến ngày nay.

        Lãnh vực nghiên cứu bắt đầu từ William Jones khám phá gia tài văn học Sanscrit. Rhys Davids khai thác gia tài văn hoá Pali. Các học giả Pháp trong trường Viễn Đông Bát Cổ, và học giả Mỹ trong trường ngôn ngữ Á Đông đã bỏ công nghiên cứu Văn học Tôn giáo Á Đông.

 

       Từ đỉnh cao triết học đi vào đại chúng, trong vòng  chín thập niên trở lại đây, nhiều “Trung Tâm Phật Giáo” đã mọc lên khắp xứ Hoa Kỳ. Với nhiều phương thức hành trì Đạo Phật theo kiểu Mỹ. Họ không nặng về việc xây dựng Chùa Tháp như Phật Giáo Việt Nam. Nếu muốn nói đến việc phát triển Phật Giáo không thể chỉ tính đến số lượng chùa chiền, chùa chiền chỉ là những biểu tượng của Phật Giáo. Vấn đề cốt lõi của Phật Giáo ở hải ngoại là hành trì Giáo lý Phật, Giới luật nghiêm minh, hành đạo với bản sắc Phật giáo thuần túy, tùy theo hệ, môn phái Phật giáo, và nhất là vấn đề hội nhập,  đào tạo Tăng tài để truyền bá Đạo Pháp cho giới trẻ Việt Nam và cho người bản xứ.  Nhìn chung và nói một cách tổng quát, Phật Giáo Việt Nam vẫn còn

đóng khung trong cộng đồng Việt Nam, trong những tiểu bang, những thành phố có đông đảo người Việt định cư, xây xựng Chùa chiền, Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất v.v… đa số các cơ sở chỉ nương nhờ vào những thành phần lớn tuổi chưa hội nhập để tồn tại. Đây là một sự thật. Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại muốn duy trì và phát triển, chỉ có một con đường duy nhất là từng bước, từng bước chấn chỉnh đạo phong, giữ gìn cốt cách, hành trì luật giới, phạm hạnh Tăng Ni, chớ buông thả theo giòng nước tự do trôi lăn trên làn sóng trần tục, rồi trôi mãi phải đuối sức, sẽ bị chết chìm là cai chắc mà thôi!          Các bậc thầy chơn chánh, gương mẫu cho đời; các bậc Tăng Ni có học vị, được đào tạo căn bản, hãy hy sinh lăn mình nhập cuộc, làm bậc sứ giả Như Lai, dấn thân lên đường hoằng hóa, tiếp chúng độ sinh, nhất là cơ hội hướng dẫn tuổi trẻ hội nhập vào Phật Giáo trên đất nước Hoa Kỳ, hoặc những nơi có cộng đồng người Việt khắp thế giới. Đây là niềm mong ước cao độ và chân chánh lắm thay …

 

       Qua những ưu tư thao thức về tiền đồ Phật giáo trong hiện tại và tương lai, với bản năng hài hòa, dấn thân phục vụ Đạo pháp và xã hội, với tài hèn sức yếu, qua bát thập cổ lai hy (Giác Lượng). Hơn nữa, trước tình trạng xã

 

    

      - 8 -

 

hội băng hoại về đạo đức, văn minh tiến bộ, vật chất thạnh hành, chúng sinh điên đảo, mà nhu cầu tinh thần đạo đức cho con người là con đường trở về

bản thể hiền lương, hòa bình cho nhân loại. Chúng tôi vốn thực hành đường lối Giáo lý của Chư Phật mười phương, theo hạnh nguyện của Đức Ngài Minh Đăng Quang, Vị Sư Tổ khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp, chúng tôi nguyện nối kết chư Tôn đức Tăng Ni, Nam Truyền và Bắc Truyền, thuộc các sắc dân, các Quốc gia trên Thế giới, các Hệ phái, Pháp phái, Tông môn, cùng hướng đến phép lục hòa Phật dạy trong cõi sống chung, học chung, tu và hành đạo chung. Do vậy, chúng tôi đã quyết tâm thành lập “Đoàn Du Tăng Thế Giới” từ năm 2006 đến nay. Đây là nguyện vọng chánh đáng, mà chư Tôn Đức Tăng Ni Việt nam và một số Chư Tăng các Quốc gia như Tháiland, Bangladed, Ấn Độ, Lào, Campuchia  v.v…đã hưởng ứng, và đã khởi đầu lên đường du hóa, mang lại niềm hưng phấn cho Tứ chúng Phật tử Việt Nam cùng các sắc dân, nhất là người Đông Nam Á và người Hoa Kỳ. 

      Xin cảm ơn quí Ngài, quí vị đã hoan hỷ lước qua mấy dòng tâm tư trên.

 

                                                     ***

                                                                            Sa môn Thích Giác Lượng

 

 

 

 Tham khảo:

-   Lịch sử Phật giáo Việt nam,  Lê Mạnh Thát   (xuất bản tại Sài gòn 2000)

-   Sách Quan Thánh,  Hoà Thượng Thích Thiện Minh (Văn Hoá xuất bản tại Hoa Kỳ 1983)

 Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế,  Trần Nhu  ( Nguồn Sống xuất bản 2005)

-   Lịch sử Hoa Kỳ.  (Net)

-   Đạo Phật và dòng lịch sử, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận  (xuất bản tại Sài Gòn 1998)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2022(Xem: 2054)
Islamabad: Hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Phật giáo Quốc tế, sự kiện với thời gian 02 ngày được tổ chức tại Pakistan với chủ đề "Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến trúc", đã hé lộ tiềm năng du lịch tâm linh tại Pakistan trong việc thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các tôn giáo. Giám đốc điều hành Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC), Aftab-ur-Rehman Rana đã chủ trì phiên hội thảo với chủ đề "Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan" tại Hội thảo kéo dài hai ngày.
17/03/2022(Xem: 2138)
Bộ Tôn giáo Indonesia và Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử tổ chức Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022. Nữ cư sĩ Phật tử S Hartati Murdaya, Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Indonesia (Walubi) cho biết, Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022 dành cho Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử thuộc Bộ Tôn giáo Chính phủ Cộng hòa Indonesia, là một động lực để tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các Phật tử. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, tại Jakarta, Chủ tịch Walubi phát biểu rằng: "Tôi hy vọng hoạt động này là động lực để tất cả các thành phần cùng làm việc vì sự tiến bộ của Phật tử Indonesia".
16/03/2022(Xem: 2150)
Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng, Right livelihood, 正命), một trong chi phần của Bát Chánh đạo (Eight Noble Paths, 八正道), là những con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát và an lạc mà Đức Phật đã dạy. Nhưng điều này rất có ý nghĩa với nhân dân Vương quốc Nepal và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển Nghề nghiệp chân chính? Những biến đổi đang diễn ra bên trong và xung quanh chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để soạn thảo một Hiến pháp mới và tác động lực của các quốc gia láng giềng trong việc hướng đến những cải cách kinh tế lớn hơn có thể làm cải thiện xã hội Nepal theo những cách thức chưa từng có và xác định lại Nghề nghiệp chân chính trong công chúng như thế nào.
16/03/2022(Xem: 2116)
Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan (Ministry of Federal Education and Professional Training) đã cho biết rằng Phật giáo và Hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được đưa vào Chương trình giảng dạy nghiên cứu của quốc gia, Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC). Năm tôn giáo khác cũng sẽ được đưa vào: Baha’i, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kalash và đạo Sikh. Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan cũng đã thông báo rằng chuyên gia về các tôn giáo này sẽ được tìm kiếm để hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình giảng dạy.
15/03/2022(Xem: 2140)
Gần đây do ca nhiễm coronavius tăng nhanh, tôi đã kiểm tra qua Máy sàng lọc nhiều tầng phòng thí nghiệm. Khai báo y tế bằng mã QR-code. Hướng dẫn mã QR đã được giải thích ngắn gọn, nhưng tôi có thể tiếp tục mà không gặp nhiều khó khăn. Nhìn xung quanh, những người cao tuổi và cư dân nước ngoài thường nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên y tế. Truy cập kỹ thuật số rất hiệu quả trong cách sử dụng mã QR, nhưng vẫn còn khó khăn đối với một số người.
14/03/2022(Xem: 2018)
Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập trang web BuddhaZine đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, từ giã trần gian vào ngày 03 tháng 03 năm 2019. Hưởng dương 38 xuân, lễ tang và an táng tại quê nhà, làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia. Cư sĩ Sutar Soemitro đã cống hiến cho các dịch vụ truyền thông, trong công việc truyền bá giáo lý Phật đà, góp phần phục hưng và phát triển Phật giáo tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập mạng lưới phương tiện truyền thông báo chí Phật giáo trực tuyến, gia đình, trang web BuddhaZine và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp tưởng niệm cố Cư sĩ Sutar Soemitro.
13/03/2022(Xem: 19090)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
12/03/2022(Xem: 2101)
"Sách văn hóa Thánh bảo Quốc gia Phật giáo Hàn Quốc" một danh mục toàn diện, giới thiệu tất cả các hiện vật lịch sử văn hóa Phật giáo, đã được chỉ định là Thánh bảo Quốc gia Phật giáo, đã được phát hành, theo Tổng hội Phật giáo Hàn Quốc. Tác phẩm được viết cả tiếng Hàn và Anh ngữ, cuốn sách cung cấp những lời chú thích về các đặc điểm chính của mỗi kho báu và đặt chúng vào bối cảnh bề dày lịch sử bởi sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.
12/03/2022(Xem: 2203)
Tổng thể kiến trúc của Hàn Sơn Cổ Tự theo phong cách Lâm viên Giang Nam, với tổng diện tích 12.000 mét vuông, diện tích xây dựng tòa nhà 3.400 mét vuông, kiến trúc xây dựng gồm Đại Hùng Bảo điện, Tàng Kinh lâu, Phong Giang lâu, La Hán đường, Chung lâu, Bia ký, Bảo tháp Phổ Minh.v.v "Đại Hùng Bảo điện, 大雄寶殿" là một công trình kiến trúc đặc sắc của triều đại nhà Thanh, gian chính giữa thờ các tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa vị, Tôn giả A Nan, Tôn giả Ca Diếp tả hữu đứng hầu, trong đại điện có tôn trí thờ Thập bát La Hán, tượng chạm khắc gỗ hương thếp vàng, hai pho thạch tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc và 12 bức chạm khắc đá đề vịnh lịch đại Thi nhân, ngoài ra còn có một quả chuông đồng biểu tượng tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Nhật; "La Hán đường, 羅漢堂" tôn trí phụng thờ ngũ bách La Hán (500 vị); "Bia lang," dựng các bia đá ghi công các triều đại Tống, Minh, ngoài ra còn có phổ danh tháp viện nổi tiếng với bia thạch đề thi của Thi nhân Trương Kế "
12/03/2022(Xem: 2105)
Cùng hòa nhịp với Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế thường niên ngày 8 tháng 3, Tổ chức Trung tâm Quốc tế Nữ giới tu thiền (International Women's Meditation Center Foundation, 國際女性禪修中心基金會, IWMCF) đã công bố giải thưởng xuất sắc thường niên cho nữ giới Phật giáo, trụ sở chính tọa lạc tại Rayong, một thành phố nằm ở bên bờ vịnh Thái Lan. Năm nay bình giải xuất sắc được trao cho 20 nữ giới Phật giáo, bao gồm cả nữ cư sĩ và nữ giới xuất gia từ khắp nơi trên thế giới, đã vinh danh với giải thưởng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567