Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Lối thoát độc nhất: 1952-1956

28/05/201311:30(Xem: 6562)
Chương 3: Lối thoát độc nhất: 1952-1956

77pgiaoucchau-cover

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ÚC ĐẠI LỢI

(History of Buddhism in Australia)

Nguyên tác: Paul Croucher
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

---o0o---

Chương 3

Lối thoát độc nhất: 1952-1956

Natasha Jackson, chủ bút tạp chí hai tháng một kỳ “Metta” (Bi), là tiếng nói hàng đầu trong Phật Giáo Úc Châu từ 1955 tới 1971. Sinh năm 1902 ở Moscow, thủ đô của nước Nga, bà Natasha Jackson được bà mẹ cấp tiến, chống Nga Hoàng của mình đưa tới Úc vào năm lên sáu tuổi, Bà học ngành y tá và làm giáo viên, và gia nhập Đảng Cộng Sản (Communist Party)một thời gian ngắn trong thập niên 1930. Cuộc hôn nhân của bà lâu dài nhưng không hạnh phúc, và có lẽ vì vậy mà bà chú ý rất nhiều tới lịch sử và triết học. Là người biết nói chuyện một cách quảng bác, nhưng theo con trai của bà và những người khác thì bà không có nhiều kinh nghiệm thực tế về thế giới hàng ngày. Ba là người trí thức về mặt triết học, và không chấp nhận những việc không nghiêm chỉnh. Natasha Jackson dễ gây bất hòa, và lối cư xử thẳng thừng của bà gây ra liên hệ xấu giữa bà và nhiều hội viên của Hội Phật Giáo New South Wales.

77pguc-natasha-jackson

Năm 1953, Natasha Jackson tham dự một số buổi diễn thuyết của Ni Sư Dhammadinna ở Centre Club, đường George. Dù chỉ gặp Ni Sư Dhammadinna trong vài lần này, qua thời gian vị nữ tu đã trở thành gần như một thần tượng trong tâm trí của bà: “Nếu có người nào hỏi rằng tôi coi ai là nhân vật đáng ghi nhớ nhất mà mình đã gặp tôi sẽ trả lời ngay đó là Ni Sư Dhammadinna. Từ ngữ “charisma” hay sức thu hút người khác đã bị lạm dụng tới mức nhàm chán, nhưng dù từ ngữ này hàm ý tính chất gì đi nữa thì Ni Sư cũng có tính chất đó. Sức thu hút này không tùy thuộc vào vẻ bên ngoài, đức hạnh, trí huệ, hay tính kiên định, mà là sự dễ cảm mến. Ni Sư dù đã cạo đầu và không mặc y phục hợp thời trang nào cả, vẫn có một vẻ đẹp siêu phàm với nước da trắng sáng gần như trong suốt, thêm vào là đôi mắt xám đem màu đá phiến. Dù là người thành tâm tu học Phật Giáo, Ni Sư vẫn cò một chút vẻ ‘Femme fatal’, (người đàn bà nguy hiểm), mà là hoàn toàn không ý thức tới”.

Ni Sư Dhammadinna là người hùng biện, và trên hết là một phụ nữ, vì vậy đây là một sự giới thiệu Phật Giáo mạnh mẽ đối với Natasha Jackson. Sau đó, vì những lý do mà chúng ta sẽ thấy, bà đã hạ giá vai trò tiên phong của Leo Berkeley và Marie Byles và đặt ra huyền thoại Ni Sư Dhammadinna đã một mình đưa Phật Giáo tới bờ biển Úc Châu.

77pguc-Dhammadina

Đối với Natasha Jackson thì một phần quan trọng trong huyền thoại Dhammadinna là vị nữ tu này nói rằng mình đã từ chối thừa hưỏng một gia tài lớn để đi tu. Sự thật về phần đầu cuộc đời của Ni Sư Dhammadinna là một bí mật. Sinh năm 1881, có lẽ ở San Francisco, và có lẽ tên là Pearce hay Van Stemn gì đó, bà đã làm cho người ta tin rằng mình là người thừa kế một đế quốc dầu hỏa. Người ta nghe nói bà học ở Thụy Sĩ và ở Đại Học Sorbonne ở Paris, và sau đó lấy một nam tước người Nga, nguyên là một viên tướng trong quân đội của Nga Hoàng. Họ đã đi du lịch khắp Á Châu, và sau khi ông ta qua đời hoặc ly dị gì đó, bà trở thành một Tì khưu ni ở Thượng Hải. Gần như chắc chắn đây là chuyện dã sử, vì thật ra bối cảnh của bà có lẽ rất “trung lưu”, và lần đầu tiên bà tiếp xúc với Phật Giáo là qua những khóa Thiền của Nyagen Senzaki ở San Francisco, bắt đầu vào năm 1922. Người ta được biết là bà thọ giới với một vị thầy người Âu ở Thượng Hải vào cuối thập niên 1920. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Argus” ở Melbourne năm 1952, bà nói rằng vị thầy này là người Đức, và bà gặp lần đầu tiên năm 1928. Vị này chỉ có thể là Ignatz Trebitsch, có sự nghiệp rất nhiều thăng trầm được Holmes Welch kể lại trong cuốn “Phật Giáo Phục Hồi Ở Trung Hoa" (The Buddhist Revival in China).

Trước kia Ignatz Trebitch đã lần lượt là giáo sĩ thuộc các giáo phái Lutheran, Presbyterian, và Anh Giáo, nhưng công việc cả đời thực sự của ông là gián điệp quốc tế, mà rốt cuộc vào năm 1916 đã đưa ông vào một nhà tù ở Anh Quốc, trong ba năm vì tội làm giấy tờ giả. Năm 1925 ông được làm lễ thọ giới ở Tích Lan, và từ năm 1926, ông truyền đạo trong hai năm ở San Francisco. Có lẽ ông đã gặp Ni Sư Dhammadinna ở đây. Sau đó là đi theo vị thầy đến Thượng Hải, nơi ông thành lập một “Niệm Phật Đường”(Buddha House) ở Tô Giới Pháp, làm cố vấn cho một số tướng lãnh Trung Hoa, và viết những cuốn sách về những vấn đề quốc tế. Lúc này ông tự gọi mình là Triệu Công (Chao-k’ung). Năm 1933, ông đi khắc Âu Châu để truyền đạo và trở về với tám nữ và bốn nam đệ tử. Nhưng nhóm tu sĩ này dần dần tan rã, khi hai người tự tử, một người qua đời, và những người còn lại bị Trebistch đuổi đi trong những cơn nổi giận của ông. Trong số những người này chắc chắn có Ni Sư Dhammadinna. (còn tiếp).

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 8097)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 9022)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 6735)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5250)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 52367)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 3810)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567