Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về bản dịch tiếng Pháp của Kinh Pháp Hoa .

23/05/201311:15(Xem: 13842)
Về bản dịch tiếng Pháp của Kinh Pháp Hoa .


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Lại có thêm một bản dịch tiếng Pháp về Kinh Pháp Hoa

Tháng chín vừa qua, Nhà xuất bản Fayard, thủ đô Paris,Pháp quốc, đã cho ấn hành bộ Kinh Pháp Hoa (Le Sutra Du Lotus).Đây là bộ Kinh Pháp Hoa (KPH) bằng tiếng Pháp thứ hai được giáo sư người Pháp Jean - Noel Robert chuyển ngữ từ bộ KPH chữ Hán của ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Mặc dù, vào năm 1840, nhà ngôn ngữ học người Pháp Eugène Burnouf đã phiên dịch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Le Lotus De La Bonne Loi/The Lotus of the Good Law) này ra tiếng Pháp từ bản Kinh Sankrit được tìm thấy ở Tây Tạng.Tuy nhiên, bản dịch đầu tiên đó không được phổ biến vì lối văn cổ khó đọc, nên hành giả Pháp Hoa phần đông tại Pháp khó lòng lĩnh hội được ý nghĩa của Kinh.

Đứng trên tinh thần đó, GS Jean Noel Robert (hiện là hiệu trưởng một Trường Cao Đẳng. Trước đây, từng là tác giả quyển sách "Giáo lý của tông phái Thiên Thai Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 19" (Les Doctrines de I’ecole Japonaise Tendai au début du IXe siècle) đã phát tâm chuyển ngữ bộ kinh này ra một loại tiếng Pháp hiện đại để đáp ứng nhu cầu trên.Tạp chí PG Dharma World (Nhật Bản) đã phỏng vấn dịch giả bộ KPH mới này để tìm hiểu về công tác dịch thuật của ông. 

Image39

Giáo sư Jean Noel Robert

Ông biết Phật giáo khi nào và điều gì khiến cho ông làm công tác nghiên cứu và dịch thuật kinh điển PG ?

  • Tôi biết PG từ lúc còn là sinh viên đại học. Nhờ người thầy của tôi, giáo sư Bernard Frank (1927-1996) mà tôi để tâm đến việc học ngoại ngữ và nghiên cứu kinh điển PG. Trong thời gian đó tôi đọc được quyển sách "Con mắt thứ ba" (The Third Eyes) của Lobrang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng PG Tây Tạng. Cuốn sách nói rõ chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được túc nghiệp quá khứ và vị lai. Từ lúc ấy, trở đi tôi muốn đọc và muốn biết rõ về giáo lý của Đạo Phật càng sớm càng tốt. Như là một thanh niên,tôi bị quyến rũ bởi ngôn ngữ và muốn học nhiều thứ tiếng khác nhau trong cùng một lúc. Tuy nhiên, giờ đây tôi khuyên học trò của tôi nên học chuyên sâu vào một ngôn ngữ nào đó mà mình có kế hoạch nghiên cứu sau này. Để biết thực sự một ngôn ngữ, điều chính yếu là biết rõ nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Điều này buộc tôi nghĩ rằng hai hay ba ngôn ngữ là tối đa để một người có thể học và thực sự hiểu rõ về chúng. Từ đó tôi bắt đầu học tiếng Trung Hoa và Nhật Bản, đồng thời, tôi cũng nghiên cứu giáo lý của tông phái Thiên Thai Nhật Bản. Và trong quá trình nghiên cứu ,tôi nhận ra rằng KPH là một bộ kinh giá trị của PG Đại Thừa. Cho nên tôi quyết định bắt tay thực hiện công việc phiên dịch bộ kinh này ra Pháp ngữ để đem lại sự lợi lạc cho dân chúng Pháp.

Bây giờ cảm giác của ông như thế nào khi bản dịch Kinh Pháp Hoa đã hoàn thành?

  • Khi tôi bắt đầu dịch bài kệ đầu tiên của Kinh, tôi có cảm giác rất sung sướng từ công việc này và điều đó làm cho tôi có cảm giác rằng mình đã từng thâm nhập vào thế giới của Pháp Hoa. Bước đầu tôi dịch nhiều phần khác nhau, sau đó tôi mới tập hợp lại. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cảm thấy có một cái gì đó không bằng lòng, và tôi nghĩ rằng tôi phải giải quyết toàn bộ bản dịch vào một ngày nào đó. Giờ đây, tôi có cảm thấy rất hạnh phúc là tôi đã hoàn thành bản dịch mà tôi có thể được đánh giá cao là một bản dịch chính xác và gần gũi với lời Phật dạy. Tôi cũng chú ý đến lối văn tao nhã chữ Hán của Ngài Cưu Ma La Thập và cố gắng chuyển ngữ làm sao cho khớp với âm vận của bản kinh gốc.

Ông đặc biệt quan tâm đến điều gì khi hoàn tất xong bản dịch Kinh Pháp Hoa ?

  • Người Pháp rất ghét sự sao chép. Như những học sinh, chúng ta được dạy rằng không được lập đi lập lại những từ giống nhau trong một đoạn văn. Trong khi đó, nhiều từ giống nhau lại xuất hiện thường xuyên trong KPH đã tạo ra một số vấn đề cho tôi. Cố nhiên, tôi đã chuyển ngữ những đoạn giống nhau như vậy theo lối cũ, nhưng tôi cố gắng tránh dùng những từ trùng lập trong những đoạn trên. Tôi đặc biệt quan tâm đến lối dùng từ bình dân trong tiếng Pháp để cho người đọc dễ dàng lĩnh hội được ý nghĩa của Kinh. Tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể đọc và hiểu được Kinh Pháp Hoa mà trước đó người đọc không hẳn là những nhà nghiên cứu Phật Học.

* Xin ông cho biết ý nghĩa về lần in ấn bộ Kinh Pháp Hoa này được chuyển ngữ từ tiếng Trung Hoa của Ngài Cưu Ma La Thập ?

    • - Bản dịch Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Sankrit của ông Burnouf là một tác phẩm có giá trị hàn lâm, nhưng vì một số lượng lớn từ ngữ chuyên môn và phức tạp khiến cho việc đọc và học khó hiểu cho những ai chưa có kiến thức về Phật Học. Có nhiều học trò và bạn bè của tôi ở Pháp tu theo Kinh Pháp Hoa, họ muốn hiểu sâu sắc về tinh nghĩa của KPH, nhưng đã gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ. Vì thế, điều này đã thúc giục tôi phải thực hiện cho kỳ được một bản dịch KPH trong tiếng Pháp hiện đại hoàn hảo để đáp ứng lại nhu cầu trên. Tôi cho rằng, ý nghĩa quan trọng nhất đối với tôi trong lần in ấn này là mong muốn của tôi đã được mãn nguyện thông qua việc hoàn thành bản dịch của tôi.Ý nghĩa thứ hai là về mặt văn hóa, tôi biết rằng đây có thể là lần đầu tiên người Pháp tiếp xúc với một bộ kinh mà phần lớn người châu Á tụng đọc một cách rộng rãi và có sự ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh thần ở nơi đó. Ý nghĩa cuối cùng, tôi cho rằng cũng là một điều thú vị, bởi vì phần lớn dân chúng Pháp điều học và tu theo Phật Giáo Tây Tạng mọi người chỉ biết rõ về hình thức cũng như nội dung về một Phật Giáo Tây Tạng mà thôi. Tôi rất sung sướng để nói rằng dịch phẩm KPH này sẽ cho phép mọi người biết rõ rằng có một thế giới Phật Giáo khác rất phong phú ngoài Phật Giáo Tây Tạng.

Xin chân thành cảm ơn ông

Theo tạp chí DHARMA WORLD, tháng 11 & 12 năm 1997

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2021(Xem: 1949)
Cư sĩ Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia tuyên bố tặng Việt Nam 200.000 liều Vaccine phòng Covid-19, góp phần quốc gia láng giềng thân hữu chống đại dịch hiểm ác coronavirus.
28/10/2021(Xem: 2147)
Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia cho biết, mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kết nối với nhau theo nhiều cách với chánh tín chánh kiến đạo Phật là cầu nối bền chặt nhất. Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cũng nhấn mạnh rằng, văn học và kinh điển Phật học từ các quốc gia khác nhau, đã ảnh hưởng như thế nào đến Văn hóa truyền thông Sống trong đạo Phật ở Đông Nam Á.
27/10/2021(Xem: 2221)
Trang Our World in Data chuyên về phân tích dữ liệu đã thống kê và xếp Vương quốc Phật giáo Campuchia vào một trong những vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất.
27/10/2021(Xem: 2178)
Từ quan điểm Phật giáo, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) dẫn đến một chuỗi điều tra mới thú vị. Có thể nói, Tin học đại diện cho đỉnh cao nhận thức của con người, nơi tụ hội các công nghệ tiên tiến trong triết học, logic, toán học, lập trình và kỹ thuật để đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công trình này không chỉ đại diện cho một ngành khoa học đúng nghĩa của nó, mà còn giúp tạo ra cơ sở và cơ sở hạ tầng quan trọng, cần thiết cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực tri thức khác của con người, bao gồm cả khoa học vật lý và vật liệu.
25/10/2021(Xem: 2152)
"Đại hội Phật Quang Sơn Thế hệ Thanh niên Tăng thân" (佛光體系青年大會師) lần thứ nhất do Tùng lâm Học viện Phật Quang Sơn, Thanh niên Phật Quang Sơn và Hướng Đạo Sinh Phật Quang Sơn phối hợp tổ chức. Từ các ngày 26-27 tháng 6 vừa qua, gần một nghìn thanh niên tăng thân từ 24 quốc gia, và khu vực trên năm châu lục đã vân tập trên hành trình với chủ đề "Niềm tin và Truyền thừa" (信仰與傳承), thảo luận về các chủ đề bằng bốn ngôn ngữ.
24/10/2021(Xem: 2429)
Ngày 27 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha và Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Lisbon đã tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Thế giới sau Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇), mời các nhà tư vấn Hoa kiều ở Bồ Đào Nha, tài chính xuyên quốc gia, công thương xí nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh, truyền thông và các lĩnh vực khác, và các Hoa kiều, các nhà lãnh đạo để thảo luận Các chủ đề cốt lõi cấp bách nhất mà thế giới đang phải đối mặt
23/10/2021(Xem: 2502)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã Khánh thành Sân bay Quốc tế Kushinagar (kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn) tọa lạc tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
23/10/2021(Xem: 1911)
Trong mấy này qua, Chuyến tàu mạng mạch Phật giáo của Tổng công ty Du lịch và Dịch vụ Đường sắt Ấn Độ (IRCTC) mới ra mắt đã chiếm được tình cảm của du khách thập phương hành hương và những hành khách.
22/10/2021(Xem: 2314)
Hôm Chủ nhật, ngày 17 tháng 10 vừa qua, tượng Phật nhập Niết bàn 1300 tuổi tại ngôi già lam cổ tự Wat Dhammachakra Sema Ram, ở Công viên lịch sử Muang Sema, quận Sung Noen bị nhấn chìm trong nước lũ tràn từ trên núi xuống.
17/10/2021(Xem: 2003)
Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã giành được sự tán dương, ca ngợi từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã một lần nữa cho thấy khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567