Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Thụy Điển.

22/05/201318:16(Xem: 13049)
Phật giáo tại Thụy Điển.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Phật Giáo tại Thụy Điển

Thụy Điển (Sweden), một quốc gia lập hiến nằm trên bán đảo Scandinavie, diện tích 450.000km2, dân số 8,3 triệu người, thủ đô Stockholm. Nền kinh tế chính là công-nông nghiệp phát triển cao. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thụy Điển là luyện kim, sản xuất thép có chất lượng, chế tạo máy, dệt, công nghiệp rừng và công nghiệp phẩm.

Cũng như các quốc gia ở châu Âu khác, Phật giáo được truyền đến Thụy Điển vào đầu thế kỷ 20 nhờ có phong trào học hỏi và nghiên cứu tâm linh của Hiệp hội Thông thiên học (Theosophical Society) của ông Henry Steel Olcott và bà Blavastky ở Hoa Kỳ. Lúc ấy (1910), tại Thụy Điển có một văn phòng chi nhánh của Hội Thông thiên học, do đó mà người Thụy Điển mới có cơ hội biết đến Phật giáo. Tiếp đó, kiến thức về Đức Phật và giáo pháp của Ngài được người Thụy Điển biết rộng rãi là nhờ vào bản dịch tiếnh Thụy Điển quyển "Ánh sáng Á Châu" (The Light of Asia) của Edwin Arnold (1832-1904), một tác phẩm thi ca nổi tiếng viết về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo thống kê mới đây của các hội Phật giáo tại Thụy Điển cho thấy tín đồ Phật giáo tại đất nước này có khoảng 20.000 người, trong khi tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm đến 90% dân số trong cả nước. Lý do đơn giản là vì Thiên Chúa giáo đã có mặt ở đây hơn một thiên niên kỷ qua, còn Phật giáo chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ này.

Người Thụy Điển đầu tiên tự nhận mình là Phật tử là một nhà hoạt động xã hội, bà Kata Dalstrom, người đã thành lập một nhóm Phật tử vào năm 1920, để cùng giúp đỡ nhau trong việc tu học và học tập giáo lý. Tuy nhiên, nhóm này chỉ hoạt động đến năm 1950 thì ngưng. Tiếp đó, có hai nhóm Phật tử khác hoạt động ở thủ đô Stockholm và ở thành phố Gothenburgn. Riêng ở Gothenburgn nhóm này hoạt động mạnh hơn nhờ có ông Marcel Cerutti Sirander, một ngườ Pháp đến lập nghiệp tại Thụy Điển. Ông đã theo học Phật với một Thiền sư ngưòi Trung Hoa và sau đó thành lập tổ chức để giúp người Thụy Điển đến với Phật giáo.

Tại thủ đô Stockholm, một tổ chức Phật giáo khác do một Phật tử người Thụy Điển, bà Amita Nisatta làm chủ tịch. Bà đã theo học cả truyền thống Phật giáo Theravada lẫn Mahayana. Sau đó bà đã xuất gia và trở thành nữ tu người Thụy Điển đầu tiên theo Phật giáo Trung Hoa.

Từ năm 1970 trở đi, số lượng Phật tử ở Thụy Điển dần dần gia tăng và đến nay. Số lượng đó được đúc kết là 20.000 người. Cũn như các quốc gia láng giêng khác, ở Thụy Điển xưa nay vẫn mong có một tổ chức Phật giáo trung ương để điều hành Phật sự trong cả nước; nhưng đến nay vẫn chưa thành tựu, vẫn là những tổ chức riêng lẽ, hoạt động theo ý muốn của mỗi vùng. Tại thủ đô Stockholm, một tu viện thuộc Phật giáo Tây Tạng được xây dựng năm 1974, tu viện này đến nay vẫn hoạt động mạnh. Một ngôi chùa khác thuộc Phật giáo Thái Lan cũng được tạo dựng vào năm 1984, một thiền viện khác của người Tích Lan được khánh thành năm 1985, cả hai ngôi chùa Theravada này đến nay vẫn sinh hoạt bình thường và thu hút nhiều người Thụy Điển đến chiêm ngưỡng và tu học. Ngoài ra trên khắp đất nước Thụy Điển còn có nhiều nhóm tu thiền khác nhau theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan ...

Và người Á châu ở Thụy Điển có người Việt và người Nhật. Cả hai sắc dân này đều có xây dựng chùa riêng và hoạt động Phật pháp theo truyền thống văn hóa của mình. Người Việt hiện có hai chùa ở Thụy Điển, họ có tổ chức Gia đình Phật tử, tu Bát quan trai... Còn Phật giáo Nhật Bản nổi bật có tổ chức Phật giáo Soka Gakkai; trong những năm gần đây, năm nào họ cũng tổ chức đại lễ Phật Đản ở thủ đô Stockholm, gây được sự chú ý và ảnh hưởng trong các cộng đồng ở Thụy Điển. Tóm lại, so với các nước ở châu Âu, Phật giáo Thụy Điển chỉ mới bắt đầu, Phật giáo Thụy Điển cần có sự đoàn kết và thống nhất giữa các hội đoàn Phật giáo để có cơ hội giúp đỡ người bản xứ nhiều hơn trong công cuộc hoằng dương chánh pháp. Người Phật tử Thụy Điển từng tự hào rằng họ đã có một nhà văn, nhà thơ vĩ đại là ông Harry Martinson, người đã đoạt giải Nobel về văn chương vào năm 1974 và chính ông đã từng khẳng định : "Tôi viết được như thế, bởi vì tôi là một Phật tử". Người Thụy Điển ngày nay cũng mong muốn truyền thống tốt đẹp này ngày càng được phát huy nhiều hơn nữa trên đất nước của họ.

(Theo tài liệu: Gunnar Gallmo, Swedish Buddhist Newsletter 6/97)

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2022(Xem: 3761)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
19/05/2022(Xem: 2148)
Phật giáo Indinesia đã công bố kế hoạch tổ chức Quốc lễ Phật đản PL. 2566 (2022) vào các ngày 14-15 tháng 5 vừa qua, sự kiện được diễn ra tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Thế giới, Trung Java.
27/04/2022(Xem: 2742)
Hai ngày: 23/4 và 24/4/2022 tại Trường Trung học James Lick, số 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tổ chức: Chánh Hạnh Foundation cùng một số Phật tử thiện nguyện. Khóa tu được quý Thầy hướng dẫn: Thượng tọa Thích Tánh Tuệ, Viện chủ Chùa Vạn Phước, San Diego, California. Thượng tọa Thích Viên Ngộ, Viện chủ Tu viện Đạo Tâm, Maryland. Đại đức Thích Tâm Nguyên, Trú trì Tu viện Hạnh Phúc, Florida. Đại đức Thích Quảng Hiếu, trú xứ Chùa Bát Nhã, Santa Ana, California. Đại đức Thích Tâm Tiến, trú xứ Chùa Việt Nam, Massachusetts. Đại đức Thích Đức Khánh, trú xứ Chùa Lâm Tì Ni, Massachusetts.
22/04/2022(Xem: 2256)
Tôi đã học khóa đào tạo Sư phạm giáo viên từ trường Rudolf Steiner College gần thành phố Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ và khi ở đây, tôi đã sống trong trang trại sinh học của trường. Tôi đã học rất nhiều về các dạng dòng chảy, những đàn vịt được thả vào vườn nó tung tăng chạy nhảy và cách chuẩn bị cải tạo đất từ phân động vật và các chất kỳ diệu khác
21/04/2022(Xem: 2291)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng, ngoại trừ đáng quan tâm là đạo Phật, những tôn giáo được dự báo sẽ giảm trong vài thập kỷ tới. Do đó các bạn có thể tìm thấy, thật khó hiểu khi tôi sẽ đặt tên cho Phật giáo là tôn giáo trong tương lai khi Trung tâm nghiên cứu Pew đang dự đoán về sự suy tàn của tôn giáo.
20/04/2022(Xem: 1998)
Khi tôi bày tỏ sự nghi ngờ, cậu ta nhấn vào lập luận của mình, kết nối nó với đề tài Phật học mà chúng tôi đã đọc: "Như bạn đã nói, mọi người đều tập trung vào sở thích của riêng họ, phải không? Mong muốn của một nhà sư là đạt đến sự giác ngộ và của tôi là kiếm tiền. Có gì là khác biệt?"
20/04/2022(Xem: 2192)
Khoa ngữ văn Pali và Nghiên cứu Phật học tại Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) ở Pune, Ấn Độ đã xuất bản Từ điển Thuật ngữ Phật học, một từ điển đa ngôn ngữ với tiêu đề ngôn ngữ Pali làm cơ sở. Từ điển cung cấp dịch sang các thứ tiếng, Anh văn, Phạn ngữ và tiếng Tây Tạng, tất cả đều bằng chữ viết bằng co chữ Roman, cùng với các chứng thực văn bản tương ứng của họ cho các học giả Nghiên cứu Phật học So sánh.
19/04/2022(Xem: 2208)
Thật may mắn là Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol cũng đang cân nhắc điều này. Tân tổng Thống phát biểu nói: "Nếu tôi chuẩn bị cho một Chính phủ mới từ vị trí được bầu và chính thức đảm nhận chức vụ Tổng thống, tôi sẽ tôn trọng tinh thần của Hiến pháp, tôn trọng Quốc hội và phục vụ tốt người dân trong khi hợp tác với đảng đối lập".
19/04/2022(Xem: 2125)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2218)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567