Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Thụy Điển.

22/05/201318:16(Xem: 14576)
Phật giáo tại Thụy Điển.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Phật Giáo tại Thụy Điển

Thụy Điển (Sweden), một quốc gia lập hiến nằm trên bán đảo Scandinavie, diện tích 450.000km2, dân số 8,3 triệu người, thủ đô Stockholm. Nền kinh tế chính là công-nông nghiệp phát triển cao. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thụy Điển là luyện kim, sản xuất thép có chất lượng, chế tạo máy, dệt, công nghiệp rừng và công nghiệp phẩm.

Cũng như các quốc gia ở châu Âu khác, Phật giáo được truyền đến Thụy Điển vào đầu thế kỷ 20 nhờ có phong trào học hỏi và nghiên cứu tâm linh của Hiệp hội Thông thiên học (Theosophical Society) của ông Henry Steel Olcott và bà Blavastky ở Hoa Kỳ. Lúc ấy (1910), tại Thụy Điển có một văn phòng chi nhánh của Hội Thông thiên học, do đó mà người Thụy Điển mới có cơ hội biết đến Phật giáo. Tiếp đó, kiến thức về Đức Phật và giáo pháp của Ngài được người Thụy Điển biết rộng rãi là nhờ vào bản dịch tiếnh Thụy Điển quyển "Ánh sáng Á Châu" (The Light of Asia) của Edwin Arnold (1832-1904), một tác phẩm thi ca nổi tiếng viết về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo thống kê mới đây của các hội Phật giáo tại Thụy Điển cho thấy tín đồ Phật giáo tại đất nước này có khoảng 20.000 người, trong khi tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm đến 90% dân số trong cả nước. Lý do đơn giản là vì Thiên Chúa giáo đã có mặt ở đây hơn một thiên niên kỷ qua, còn Phật giáo chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ này.

Người Thụy Điển đầu tiên tự nhận mình là Phật tử là một nhà hoạt động xã hội, bà Kata Dalstrom, người đã thành lập một nhóm Phật tử vào năm 1920, để cùng giúp đỡ nhau trong việc tu học và học tập giáo lý. Tuy nhiên, nhóm này chỉ hoạt động đến năm 1950 thì ngưng. Tiếp đó, có hai nhóm Phật tử khác hoạt động ở thủ đô Stockholm và ở thành phố Gothenburgn. Riêng ở Gothenburgn nhóm này hoạt động mạnh hơn nhờ có ông Marcel Cerutti Sirander, một ngườ Pháp đến lập nghiệp tại Thụy Điển. Ông đã theo học Phật với một Thiền sư ngưòi Trung Hoa và sau đó thành lập tổ chức để giúp người Thụy Điển đến với Phật giáo.

Tại thủ đô Stockholm, một tổ chức Phật giáo khác do một Phật tử người Thụy Điển, bà Amita Nisatta làm chủ tịch. Bà đã theo học cả truyền thống Phật giáo Theravada lẫn Mahayana. Sau đó bà đã xuất gia và trở thành nữ tu người Thụy Điển đầu tiên theo Phật giáo Trung Hoa.

Từ năm 1970 trở đi, số lượng Phật tử ở Thụy Điển dần dần gia tăng và đến nay. Số lượng đó được đúc kết là 20.000 người. Cũn như các quốc gia láng giêng khác, ở Thụy Điển xưa nay vẫn mong có một tổ chức Phật giáo trung ương để điều hành Phật sự trong cả nước; nhưng đến nay vẫn chưa thành tựu, vẫn là những tổ chức riêng lẽ, hoạt động theo ý muốn của mỗi vùng. Tại thủ đô Stockholm, một tu viện thuộc Phật giáo Tây Tạng được xây dựng năm 1974, tu viện này đến nay vẫn hoạt động mạnh. Một ngôi chùa khác thuộc Phật giáo Thái Lan cũng được tạo dựng vào năm 1984, một thiền viện khác của người Tích Lan được khánh thành năm 1985, cả hai ngôi chùa Theravada này đến nay vẫn sinh hoạt bình thường và thu hút nhiều người Thụy Điển đến chiêm ngưỡng và tu học. Ngoài ra trên khắp đất nước Thụy Điển còn có nhiều nhóm tu thiền khác nhau theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan ...

Và người Á châu ở Thụy Điển có người Việt và người Nhật. Cả hai sắc dân này đều có xây dựng chùa riêng và hoạt động Phật pháp theo truyền thống văn hóa của mình. Người Việt hiện có hai chùa ở Thụy Điển, họ có tổ chức Gia đình Phật tử, tu Bát quan trai... Còn Phật giáo Nhật Bản nổi bật có tổ chức Phật giáo Soka Gakkai; trong những năm gần đây, năm nào họ cũng tổ chức đại lễ Phật Đản ở thủ đô Stockholm, gây được sự chú ý và ảnh hưởng trong các cộng đồng ở Thụy Điển. Tóm lại, so với các nước ở châu Âu, Phật giáo Thụy Điển chỉ mới bắt đầu, Phật giáo Thụy Điển cần có sự đoàn kết và thống nhất giữa các hội đoàn Phật giáo để có cơ hội giúp đỡ người bản xứ nhiều hơn trong công cuộc hoằng dương chánh pháp. Người Phật tử Thụy Điển từng tự hào rằng họ đã có một nhà văn, nhà thơ vĩ đại là ông Harry Martinson, người đã đoạt giải Nobel về văn chương vào năm 1974 và chính ông đã từng khẳng định : "Tôi viết được như thế, bởi vì tôi là một Phật tử". Người Thụy Điển ngày nay cũng mong muốn truyền thống tốt đẹp này ngày càng được phát huy nhiều hơn nữa trên đất nước của họ.

(Theo tài liệu: Gunnar Gallmo, Swedish Buddhist Newsletter 6/97)

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2021(Xem: 3126)
Hôm Chủ nhật, ngày 17 tháng 10 vừa qua, tượng Phật nhập Niết bàn 1300 tuổi tại ngôi già lam cổ tự Wat Dhammachakra Sema Ram, ở Công viên lịch sử Muang Sema, quận Sung Noen bị nhấn chìm trong nước lũ tràn từ trên núi xuống.
17/10/2021(Xem: 2732)
Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã giành được sự tán dương, ca ngợi từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã một lần nữa cho thấy khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
17/10/2021(Xem: 2839)
Các cộng đồng Phật giáo còn sót lại tại Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang trên nguy cơ diệt vong do thiếu cơ sở tự viện, chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử, sự hỗ của Chính phủ, theo một phái đoàn Phật tử gồm 5 thành viên từ huyện Naushahro Feroze, tỉnh Sindh, họ đã đến viếng thăm triển lãm Gandhara "Nguồn gốc và tuyến trình: Khám phá lịch sử đạo Phật và Kỳ Na giáo của Pakistan" (Roots or Routes: Exploring Pakistan’s Buddhist and Jain Histories) tại Bảo tàng Taxila gần Islamabad vào tuần trước; Bảo tàng Taxila, nơi lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật Gandharan có ý nghĩa và toàn diện từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
15/10/2021(Xem: 2696)
Triều đại Joseon (1392-1910), một Vương quốc Nho giáo cực thịnh. Các quan chức, học giả Nho giáo đã đàn áp nghiêm trọng các tôn giáo khác như Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Vào thời kỳ ấy, nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu Trầm Thị (소헌왕후 심씨, 昭憲王后 沈氏, 1395-1446), Hoàng hậu của vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại (조선세종대왕, trị vì: 1418-1450) đều hộ trì chính pháp Phật đà, phát huy ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng trong việc quốc sách an dân.
15/10/2021(Xem: 3008)
Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원, 霜月禪院) Vạn Hạnh Kết Xã (만행결사, 萬行結社), Thiền sư Từ Thừa (자승선사, 慈乘禪師), nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì Hòa bình (ACRP) đã chủ trì và tổ chức một cuộc họp báo cuộc "Hành hương Từ bi" (자비순례, 慈悲巡禮) tại tầng 5 của tòa hành chính, Đại học Dongguk vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.
11/10/2021(Xem: 3192)
Hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 10 vừa qua, một số ngôi già lam cổ tự ở thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan, Di sản Văn hóa Thế giới đã chìm trong biển nước, do mưa lớn làm ngập lụt diện rộng trên khắp Vương quốc Phật giáo này.
09/10/2021(Xem: 2833)
Theo sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng 'Rough Guides', trong một cuộc thăm dò trực tuyến của quý độc giả đã bình chọn Vương quốc Phật giáo Campuchia là "đất nước thân thiện nhất thế giới".
09/10/2021(Xem: 3135)
Cư sĩ Shakti Sinha, một nhân vật cốt cán trong tổ chức Phật giáo lớn nhất của Ấn Độ đã thanh thản trút hơi thở về cõi Phật vào hôm thứ Hai, ngày 4/10/2021, hưởng thọ 64 tuổi. Cư sĩ Shakti Sinha là Tổng giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (International Buddhist Confederation, IBC).
08/10/2021(Xem: 2819)
Trong buổi lễ ký kết long trọng được tổ chức tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), Preah Sisowath Quay, Phnom Penh, Campuchia; Giáo sư Preah Tepsattha Khy Sovanratana (MA), quyền Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, đã ký biên bản ghi nhớ để thành lập Trung tâm CNTT tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), cũng như cho Chi nhánh Tỉnh Battambang.
01/10/2021(Xem: 2449)
Nữ Phật tử, cô giáo Lý Phụng Khuê (이봉규), một cố vấn chuyên nghiệp tại trường Trung học Cơ sở Gwang-dong, thành phố Namyangju, Gyeonggi, Hàn Quốc, đã sử dụng "Tin nhắn gửi Cảm ơn" (감사노트) do báo Korean Buddhist News (불교신문) sản xuất và phân phối để thực hiện "Liệu pháp Tri ân" (감사테라피) 'Tâm lý học Tích cực' với một số cố vấn địa phương, nói rằng, nữ Phật tử Lý Phụng Khuê cảm thấy "Lòng biết ơn khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc" và quyết định thử nó với các học sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]